Đến nội dung

Hình ảnh

OE, BF và CM đồng quy


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
A4 Productions

A4 Productions

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 454 Bài viết

:icon12:  mọi người giúp mình với nha!  :icon12:

Cho đường tròn (O). Hai đường kính AB và CD vuông góc với nhau. E là điểm chính giữa của cung BC. AE cắt CO ở F, DE cắt AB ở M.

  1. CM: BEM là tam giác cân
  2. CM: FCBM là tứ giác nội tiếp được trong một đường tròn
  3. CM các đường thẳng OE, BF và CM đồng quy

:icon12:  :icon12:  :icon12:  :icon12:  :icon12:  :icon12:  :icon12:


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi sonesod: 02-05-2013 - 21:56

DSC02736_zps169907e0.jpg


#2
ForeverLoveYou

ForeverLoveYou

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 13 Bài viết

1) Ta có các cung AC=CB=BD=AD, cung CE=EB

Xét $\Delta EMB$ có $\widehat{EMB}$ bằng nửa tổng 2 cung AD và EB, $\widehat{EBM}$ bằng nửa tổng 2 cung AC và CE.

Do đó $\Delta EBM$ cân ở E.

2) Tứ giác AFMD có $\widehat{EAB}=\widehat{EDC}$ nên nội tiếp

$\Rightarrow \widehat{DFM}=\widehat{MAD}; \widehat{ADF}=\widehat{AMF}$.

$\Rightarrow \widehat{DFM}=\widehat{AMF}$

 $\Rightarrow$ $\Delta OMF$ vuông cân ở O nên $\widehat{OFM}=45^{\circ}$

 Tương tự cũng có $\widehat{OBC}=45^{\circ}$ do $\Delta OBC$ vuông cân ở O

Do đó tứ giác AFMD nội tiếp

3) Ta chứng minh $\Delta OBC$ có CM, BF, OE là 3 đường phân giác.

   Có $\widehat{COE}$ = $\widehat{BOE}$ nên OE là phân giác của $\widehat{COB}$

   Ta tính được $\widehat{BAF}=\widehat{FBO}=22.5^{\circ}$ , mà $\widehat{OBC}=45^{\circ}$

$\Rightarrow$ BF là phân giác của $\widehat{OBC}$

Chứng minh tương tự với góc OCB ta được CM là phân giác.

 Bạn tự vẽ hình nha. Cách của mình có thể chưa gọn lắm đâu. :))  :))  :)) 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 



#3
A4 Productions

A4 Productions

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 454 Bài viết

cảm ơn bạn nha. Hình đây mọi người

 

 

e07cdc27fb11e9e3ccae6a4c80073970_5531582


DSC02736_zps169907e0.jpg


#4
A4 Productions

A4 Productions

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 454 Bài viết

1) Ta có các cung AC=CB=BD=AD, cung CE=EB

Xét $\Delta EMB$ có $\widehat{EMB}$ bằng nửa tổng 2 cung AD và EB, $\widehat{EBM}$ bằng nửa tổng 2 cung AC và CE.

Do đó $\Delta EBM$ cân ở E.

2) Tứ giác AFMD có $\widehat{EAB}=\widehat{EDC}$ nên nội tiếp

$\Rightarrow \widehat{DFM}=\widehat{MAD}; \widehat{ADF}=\widehat{AMF}$.

$\Rightarrow \widehat{DFM}=\widehat{AMF}$

 $\Rightarrow$ $\Delta OMF$ vuông cân ở O nên $\widehat{OFM}=45^{\circ}$

 Tương tự cũng có $\widehat{OBC}=45^{\circ}$ do $\Delta OBC$ vuông cân ở O

Do đó tứ giác AFMD nội tiếp

3) Ta chứng minh $\Delta OBC$ có CM, BF, OE là 3 đường phân giác.

   Có $\widehat{COE}$ = $\widehat{BOE}$ nên OE là phân giác của $\widehat{COB}$

   Ta tính được $\widehat{BAF}=\widehat{FBO}=22.5^{\circ}$ , mà $\widehat{OBC}=45^{\circ}$

$\Rightarrow$ BF là phân giác của $\widehat{OBC}$

Chứng minh tương tự với góc OCB ta được CM là phân giác.

 Bạn tự vẽ hình nha. Cách của mình có thể chưa gọn lắm đâu. :))  :))  :)) 

 

 

 

 

  

ở phần 2. bạn giải thích giùm mình tại sao $\widehat{DFM} = \widehat{AMF}$ đc không?


DSC02736_zps169907e0.jpg


#5
ForeverLoveYou

ForeverLoveYou

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 13 Bài viết

Do góc MAD = góc ADF

 2 góc này bằng nhau là do chắn 2 cung bằng nhau



#6
A4 Productions

A4 Productions

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 454 Bài viết

Do góc MAD = góc ADF

 2 góc này bằng nhau là do chắn 2 cung bằng nhau

OK. đã hiểu vấn đề  :icon6:  :icon6:  :icon6:


DSC02736_zps169907e0.jpg





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh