Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi vào THPT ĐH KHTN 2012-2013( vòng 2)


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 18 trả lời

#1
phanducnhatminh

phanducnhatminh

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 54 Bài viết

Đề thi vào THPT ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN 2012-2013

MÔN THI: TOÁN (Vòng 2)

Thời gian làm bài: 150 phút

Câu I.          1)Giải hệ phương trình

$\left\{\begin{matrix} xy(x+y)=2\\ 9xy(3x-y)+6=26x^{3}-2y^{3} \end{matrix}\right.$

 2) Giải phương trình

                    $(\sqrt{x+4}-2)(\sqrt{4-x}+2)=2x$

Câu II.    1) Tìm tất hai chữ số cuối cùng của số

                                       $A=4^{106}+57^{2012}$

 2) Tìm giá trị lớn nhất của hàm số

      $y=3\sqrt{2x-1}+x\sqrt{5-4x^{2}}$ Với $\frac{1}{2}\leq x\leq \frac{\sqrt{5}}{2}$
Câu III.Cho tam giác nhọn ABC (AB>AC)  nội tiếp đường tròn tâm O .Giả sử M,N là hai điểm thuộc cung nhỏ BC sao cho MN song song với BC và tia AN nằm giữa hai tia AM,AB .Gọi P là hình chiếu của  vuông góc của điểm C trên AN va Q là hình chiếu vuông góc của điểm M trên AB.

1)Giả sử CP cắt  cắt QM tại điểm T.Chứng minh rằng T nằm trên đường tròn (O)

 2)Gọi giao điểm của NQ và (O) tại R khác N.Giả sử AM cắt PQ tại  S. Chứng minh 4 điểm A, R,Q,S cùng thuộc một đường tròn.

Câu IV.  Với mỗi số nguyên n  lớn hơn hoặc bằng 2 cố định xét các tập n số thực đôi một khác nhau $X={x_{1},x_{2},...,x_{n}}$ .Kí hiệu C(X) là số giá trị khác nhau của tổng $x_{i}+x_{j},(1\leq i\leq j\leq n)$.Tìm giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của C(X).

                                  

p/s: Các bạn được khoảng bao nhiêu điểm ?

 


 


#2
vutuanhien

vutuanhien

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 690 Bài viết

Đề thi vào THPT ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN 2012-2013

MÔN THI: TOÁN (Vòng 2)

Thời gian làm bài: 150 phút

Câu I.          1)Giải hệ phương trình

$\left\{\begin{matrix} xy(x+y)=2\\ 9xy(3x-y)+6=26x^{3}-2y^{3} \end{matrix}\right.$

 2) Giải phương trình

                    $(\sqrt{x+4}-2)(\sqrt{4-x}+2)=2x$

Câu II.    1) Tìm tất hai chữ số cuối cùng của số

                                       $A=4^{106}+57^{2012}$

 2) Tìm giá trị lớn nhất của hàm số

      $y=3\sqrt{2x-1}+x\sqrt{5-4x^{2}}$ Với $\frac{1}{2}\leq x\leq \frac{\sqrt{5}}{2}$
Câu III.Cho tam giác nhọn ABC (AB>AC)  nội tiếp đường tròn tâm O .Giả sử M,N là hai điểm thuộc cung nhỏ BC sao cho MN song song với BC và tia AN nằm giữa hai tia AM,AB .Gọi P là hình chiếu của  vuông góc của điểm C trên AN va Q là hình chiếu vuông góc của điểm M trên AB.

1)Giả sử CP cắt  cắt QM tại điểm T.Chứng minh rằng T nằm trên đường tròn (O)

 2)Gọi giao điểm của NQ và (O) tại R khác N.Giả sử AM cắt PQ tại  S. Chứng minh 4 điểm A, R,Q,S cùng thuộc một đường tròn.

Câu IV.  Với mỗi số nguyên n  lớn hơn hoặc bằng 2 cố định xét các tập n số thực đôi một khác nhau $X={x_{1},x_{2},...,x_{n}}$ .Kí hiệu C(X) là số giá trị khác nhau của tổng $x_{i}+x_{j},(1\leq i\leq j\leq n)$.Tìm giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của C(X).

                                  

p/s: Các bạn được khoảng bao nhiêu điểm ?

Câu I:Thay $6=3xy(x+y)$ vào pt thứ 2, lấy VT-VP rồi phân tích thành nhân tử ta đc $2(x-y)\left [ (3x-y)^2+(x-y)^2 \right ]=0$. Dễ thấy biểu thức trong ngoặc vuông không có nghiệm thỏa mãn đề bài, suy ra hpt có nghiệm duy nhất $x=y=1$

Câu II

1)Ta có $57^4\equiv 1 (mod 100)\Rightarrow 57^{2012}\equiv 1 (mod 100);41^5\equiv 1 (mod 100)\Rightarrow 41^{106}\equiv 41 (mod 100)$.

Vậy 2 chữ số tận cùng của A là $42$

2)Áp dụng BĐT AM-GM, ta có $3\sqrt{2x-1}=3\sqrt{(2x-1).1}\leq 3\frac{2x-1+1}{2}=3x;x\sqrt{5-4x^2}=\sqrt{x^2(5-4x^2)}\leq \frac{x^2+5-4x^2}{2}=\frac{5-3x^2}{2}$.

Cộng 2 BĐT này lại ta có $y\leq \frac{6x+5-3x^2}{2}=\frac{-3(x-1)^2+8}{2}\leq 4$. Vậy GTNN của y là $4$

Câu IV (phần GTLN). Số giá trị của tổng $x_{i}+x_{j}$ là $\frac{n(n-1)}{2}$. Suy ra $C(X)\leq \frac{n(n-1)}{2}$. Đẳng thức xảy ra khi tất cả các tổng $a_{i}+a_{j}$ khác nhau. Tồn tại 1 tập hợp như vậy, chẳng hạn ${3, 3^2, 3^3,...,3^{n}}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vutuanhien: 01-06-2013 - 14:28

"The first analogy that came to my mind is of immersing the nut in some softening liquid, and why not simply water? From time to time you rub so the liquid penetrates better, and otherwise you let time pass. The shell becomes more flexible through weeks and months—when the time is ripe, hand pressure is enough, the shell opens like a perfectly ripened avocado!" - Grothendieck


#3
minhduc3001

minhduc3001

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 76 Bài viết

Đây là thi thật à bạn?



#4
vutuanhien

vutuanhien

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 690 Bài viết

Đây là thi thật à bạn?

Đúng rồi đó. Đây là đề thi thật của trường chuyên ĐHKHTN năm vừa rồi


"The first analogy that came to my mind is of immersing the nut in some softening liquid, and why not simply water? From time to time you rub so the liquid penetrates better, and otherwise you let time pass. The shell becomes more flexible through weeks and months—when the time is ripe, hand pressure is enough, the shell opens like a perfectly ripened avocado!" - Grothendieck


#5
ongngua97

ongngua97

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 311 Bài viết

Đề thi vào THPT ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN 2012-2013

MÔN THI: TOÁN (Vòng 2)

 

 2) Giải phương trình

                    $(\sqrt{x+4}-2)(\sqrt{4-x}+2)=2x$

 

Dùng liên hợp, ta có:

 

PT $\Leftrightarrow \frac{(\sqrt{x+4}-2)(\sqrt{x+4}+2)(\sqrt{4-x}+2)}{\sqrt{x+4}+2}=2x\Leftrightarrow \frac{x(\sqrt{4-x}+2)}{\sqrt{x+4}+2}=2x\Leftrightarrow x=0\vee 2\sqrt{x+4}+2=\sqrt{4-x}$

(pt này vô nghiệm)

 

Vậy pt có nghiệm duy nhất x=0.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ongngua97: 01-06-2013 - 15:08

ONG NGỰA 97. :wub: 


#6
phanducnhatminh

phanducnhatminh

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 54 Bài viết

Dùng liên hợp, ta có:

 

PT $\Leftrightarrow \frac{(\sqrt{x+4}-2)(\sqrt{x+4}+2)(\sqrt{4-x}+2)}{\sqrt{x+4}+2}=2x\Leftrightarrow \frac{x(\sqrt{4-x}+2)}{\sqrt{x+4}+2}=2x\Leftrightarrow x=0\vee 2\sqrt{x+4}+2=\sqrt{4-x}$

(pt này vô nghiệm)

 

Vậy pt có nghiệm duy nhất x=0.

Phương trình $2\sqrt{x+4}+2=\sqrt{4-x}$có nghiệm là$\frac{-96}{25}$đấy!


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phanducnhatminh: 01-06-2013 - 18:33

 


#7
duaconcuachua98

duaconcuachua98

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 461 Bài viết


 

Câu III.Cho tam giác nhọn ABC (AB>AC)  nội tiếp đường tròn tâm O .Giả sử M,N là hai điểm thuộc cung nhỏ BC sao cho MN song song với BC và tia AN nằm giữa hai tia AM,AB .Gọi P là hình chiếu của  vuông góc của điểm C trên AN va Q là hình chiếu vuông góc của điểm M trên AB.

1)Giả sử CP cắt  cắt QM tại điểm T.Chứng minh rằng T nằm trên đường tròn (O)

 2)Gọi giao điểm của NQ và (O) tại R khác N.Giả sử AM cắt PQ tại  S. Chứng minh 4 điểm A, R,Q,S cùng thuộc một đường tròn.

 

11111111111111.JPG

 

a) Hình thang BCNM nội tiếp (O) nên BCNM là hình thang cân

Tứ giác APQT nội tiếp nên $\widehat{QAP}=\widehat{QTP}$

Lại có: $\widehat{QAP}=\widehat{BAN}=\widehat{BMN}=\widehat{CNM}\Rightarrow \widehat{CTM}=\widehat{QTP}=\widehat{QAP}=\widehat{CNM}\Rightarrow dpcm$

b) Ta có: $\widehat{TPQ}=\widehat{TAQ}= \widehat{TAB}= \widehat{TCB}\Rightarrow PQ//BC\Rightarrow PS//MN\Rightarrow \widehat{ASP}=\widehat{AMN}\Rightarrow \widehat{ASQ}=\widehat{AMN}\Rightarrow \widehat{ASQ}+\widehat{ARQ}=\widehat{AMN}+\widehat{ARN}=180^{\circ}\Rightarrow dpcm$



#8
trananh2771998

trananh2771998

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 124 Bài viết

Không biết thi năm nay câu hình có dễ ntn không


:namtay :namtay :namtay :namtay :namtay :namtay :namtay :namtay :namtay


#9
ongngua97

ongngua97

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 311 Bài viết

Phương trình $2\sqrt{x+4}+2=\sqrt{4-x}$có nghiệm là$\frac{-96}{25}$đấy!

ừ đúng rồi, anh sót... :wacko:


ONG NGỰA 97. :wub: 


#10
phanducnhatminh

phanducnhatminh

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 54 Bài viết


Câu I:Thay $6=3xy(x+y)$ vào pt thứ 2, lấy VT-VP rồi phân tích thành nhân tử ta đc $2(x-y)\left [ (3x-y)^2+(x-y)^2 \right ]=0$. Dễ thấy biểu thức trong ngoặc vuông không có nghiệm thỏa mãn đề bài, suy ra hpt có nghiệm duy nhất $x=y=1$

Câu II

1)Ta có $57^4\equiv 1 (mod 100)\Rightarrow 57^{2012}\equiv 1 (mod 100);41^5\equiv 1 (mod 100)\Rightarrow 41^{106}\equiv 41 (mod 100)$.

Vậy 2 chữ số tận cùng của A là $42$

2)Áp dụng BĐT AM-GM, ta có $3\sqrt{2x-1}=3\sqrt{(2x-1).1}\leq 3\frac{2x-1+1}{2}=3x;x\sqrt{5-4x^2}=\sqrt{x^2(5-4x^2)}\leq \frac{x^2+5-4x^2}{2}=\frac{5-3x^2}{2}$.

Cộng 2 BĐT này lại ta có $y\leq \frac{6x+5-3x^2}{2}=\frac{-3(x-1)^2+8}{2}\leq 4$. Vậy GTNN của y là $4$

Câu IV (phần GTLN). Số giá trị của tổng $x_{i}+x_{j}$ là $\frac{n(n-1)}{2}$. Suy ra $C(X)\leq \frac{n(n-1)}{2}$. Đẳng thức xảy ra khi tất cả các tổng $a_{i}+a_{j}$ khác nhau. Tồn tại 1 tập hợp như vậy, chẳng hạn ${3, 3^2, 3^3,...,3^{n}}$

Đề là 4 chứ có phải 41 đâu bạn ?

Câu II

1)Ta có $57^4\equiv 1 (mod 100)\Rightarrow 57^{2012}\equiv 1 (mod 100)$

$4^{10}\equiv 76 (100)=>4^{100}\equiv 76(100);4^{6}\equiv 96(100)=>4^{106}\equiv 96(100)=>4^{106}+57^{2012}\equiv 97(100)$ 

                                       Vậy 2cs tc của A là 97


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phanducnhatminh: 01-06-2013 - 20:24

 


#11
phanducnhatminh

phanducnhatminh

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 54 Bài viết

attachicon.gif11111111111111.JPG

 

a) Hình thang BCNM nội tiếp (O) nên BCNM là hình thang cân

Tứ giác APQT nội tiếp nên $\widehat{QAP}=\widehat{QTP}$

Lại có: $\widehat{QAP}=\widehat{BAN}=\widehat{BMN}=\widehat{CNM}\Rightarrow \widehat{CTM}=\widehat{QTP}=\widehat{QAP}=\widehat{CNM}\Rightarrow dpcm$

b) Ta có: $\widehat{TPQ}=\widehat{TAQ}= \widehat{TAB}= \widehat{TCB}\Rightarrow PQ//BC\Rightarrow PS//MN\Rightarrow \widehat{ASP}=\widehat{AMN}\Rightarrow \widehat{ASQ}=\widehat{AMN}\Rightarrow \widehat{ASQ}+\widehat{ARQ}=\widehat{AMN}+\widehat{ARN}=180^{\circ}\Rightarrow dpcm$

Chú ý đề bài là AB>AC cơ mà. Bạn vẽ thành AB<AC rồi! Công nhận bài hình năm ngoái dễ thật.


 


#12
andymurray44

andymurray44

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 153 Bài viết

Câu hệ:

Từ phương trình đầu tiên $\Rightarrow 3xy(x+y)= 6$ sau đó thay vào phương trình sau được phương trình bậc 3 giải được.

 

Câu II:a)Đầu bài phải là 41 mà đâu phải 4.

Ta có $41^{106}= 41.41^{105}\equiv 41(mod 100)\Rightarrow 41^{106}$ có tận cùng là 41

$57^{2012}=57^{4^{503}}\equiv 1(mod 100)\Rightarrow 57^{2012}$ có tận cùng là 1.Suy ra tận cùng của 2 số cộng lại là 42.



#13
andymurray44

andymurray44

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 153 Bài viết

Đề là 4 chứ có phải 41 đâu bạn ?

Câu II

1)Ta có $57^4\equiv 1 (mod 100)\Rightarrow 57^{2012}\equiv 1 (mod 100)$

$4^{10}\equiv 76 (100)=>4^{100}\equiv 76(100);4^{6}\equiv 96(100)=>4^{106}\equiv 96(100)=>4^{106}+57^{2012}\equiv 97(100)$ 

                                       Vậy 2cs tc của A là 97

Đề thi thật là 41 mà,lên google mà tìm lại đề,nhiều lắm.



#14
phanducnhatminh

phanducnhatminh

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 54 Bài viết

Đề thi thật là 41 mà,lên google mà tìm lại đề,nhiều lắm.

À mình chép nhầm đề :( xin lỗi và cảm ơn!


 


#15
0132345

0132345

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 20 Bài viết

Ai làm luôn phần GTNN câu cuối đi



#16
andymurray44

andymurray44

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 153 Bài viết

GTNN này,giả sử $x_{1}< x_{2}<...<x_{n}$ .Ta xét n-1 tổng chứa $x_{1}$ là: $x_{1}+x_{2},x_{1}+x_{3},...,x_{1}+x_{n}$.Dễ thấy n-1 tổng này luôn khác nhau.Trong các tổng chứa $x_{2}$ chỉ có duy nhất chắc chắn $x_{2}+x_{n}$ là khác toàn bộ các tổng của $x_{1}$ nói trên.Tương tự $x_{3}+x_{n},x_{4}+x_{n},...,x_{n-1}+x_{n}$ cũng khác các tổng chứa $x_{1}$ và hiển nhiên là chúng khác nhau.Số tổng khác nhau ít nhất là: (n-1)+(n-2)=2n-3 tổng.Đây chỉ là giá trị nhỏ nhất vì các tổng được nêu ra ở trên trong bất kì trường hợp nào cũng luôn khác nhau.VD:1 dãy số tự nhiên liên tiếp bất kì



#17
vietquang1998

vietquang1998

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 52 Bài viết

attachicon.gif11111111111111.JPG

 

a) Hình thang BCNM nội tiếp (O) nên BCNM là hình thang cân

Tứ giác APQT nội tiếp nên $\widehat{QAP}=\widehat{QTP}$

Lại có: $\widehat{QAP}=\widehat{BAN}=\widehat{BMN}=\widehat{CNM}\Rightarrow \widehat{CTM}=\widehat{QTP}=\widehat{QAP}=\widehat{CNM}\Rightarrow dpcm$

b) Ta có: $\widehat{TPQ}=\widehat{TAQ}= \widehat{TAB}= \widehat{TCB}\Rightarrow PQ//BC\Rightarrow PS//MN\Rightarrow \widehat{ASP}=\widehat{AMN}\Rightarrow \widehat{ASQ}=\widehat{AMN}\Rightarrow \widehat{ASQ}+\widehat{ARQ}=\widehat{AMN}+\widehat{ARN}=180^{\circ}\Rightarrow dpcm$

Tại sao tứ giác APQT lại nội tiếp??


vietquang1998

 

Tự Hào Là Thành Viên VMF - Vietnam Mathematics Forum

 

Link Facebook của mình tại đây!!


#18
duaconcuachua98

duaconcuachua98

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 461 Bài viết

Tại sao tứ giác APQT lại nội tiếp??

Có 2 góc $AQT$ và $APT$ vuông đó



#19
vietquang1998

vietquang1998

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 52 Bài viết

Có 2 góc $AQT$ và $APT$ vuông đó

à ừ, tớ quên ko xem kĩ đề bài P, Q là hình chiếu :D


vietquang1998

 

Tự Hào Là Thành Viên VMF - Vietnam Mathematics Forum

 

Link Facebook của mình tại đây!!





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh