Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi vào THPT chuyên Long An 2012 - 2013

chuyen long an

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 11 trả lời

#1
Ve Sau Lot Xac

Ve Sau Lot Xac

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO          KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 HỆ CHUYÊN

             LONG AN                                            Môn thi : TOÁN (Hệ chuyên)

                Ngày thi : 05-07-2012

       ĐỀ CHÍNH THỨC                                    Thời gian: 150 phút (không kể phát đề) ………………………………………………………………………………………….

Câu 1: (1,5 địểm )

Rút gọn biểu thức:A =$\frac{3x-11\sqrt{x}+3}{x-8\sqrt{x}+15} + \frac{\sqrt{x}+1}{5-\sqrt{x}} - \frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-3}$     
    
$(x\geq 0,x\neq 9,x\neq 25)$.

Câu 2: (2 điểm).

Cho phương trình: x2-(2m+3)x+m2+m+2=0 (m là tham số).

a)      Định m để phương trình có nghiệm.

b)      Định m để phương trình có hai nghiệm $x_{1}$,$x_{2}$ thỏa $x_{1}=2x_{2}$.

Câu 3: (1 điểm).

Giải phương trình: (x+3)(x-2)(x+1)(x+6)= - 56.

Câu 4: ( 2,5 điểm ).

Cho đường tròn (O) đường kính AB, trên cung AB lấy một điểm C ( C không trùng với A, B và AC < CB).Vẽ dây cung CD vuông góc với AB tại E ( E $\epsilon$ AB ). Qua điểm C vẽ một đường thẳng vuông góc với BD tại M ( M $\epsilon$ BD), đường thẳng này cắt đường tròn (O) tại G và cắt BE tại H.

a)   Chứng minh tứ giác BCEM nội tiếp.

b)   Chứng minh EH.MG = EA.HM.

c)       Gọi K là giao điểm của AG và ED. Chứng minh  AG.AK­ – AE.EB = AE2.

Câu 5:   ( 1điểm ).

Tìm các số nguyên $x$ để $\sqrt{199-x^{2}-2x} +2$ là một số chính phương chẵn.

Câu 6:  (1 điểm).

Cho a,b,c $\epsilon$ R; a,b,c > 0, a+b+c=1.

Chứng minh rằng:       $\frac{1}{2a+b}+\frac{1}{2b+c}+\frac{1}{2c+a} \geq 3$.

Câu 7:  (1 điểm).

 Cho hai tia Ax và Ay vuông góc với nhau, trên tia Ax lấy điểm B cố định, điểm C di chuyển trên tia Ay. Đường tròn nội tiếp tam giác ABC lần lượt tiếp xúc với AC, BC tại M và N. Chứng minh MN đi qua một điểm cố định. 

-----------------------------------------------------HẾT------------------------------------------------------

 

 

 

File gửi kèm



#2
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

 

Câu 5:   ( 1điểm ).

Tìm các số nguyên $x$ để $\sqrt{199-x^{2}-2x} +2$ là một số chính phương chẵn.

 

 

Bài 5 :

Đặt $M=\sqrt{199-x^{2}-2x}+2$ là một số chính phương chẵn thì ít nhất $199-x^{2}-2x$ phải là số chính phương chẵn

$\Rightarrow 199-x^{2}-2x=k^{2}\Rightarrow 200-(x+1)^{2}=k^{2}\leq 200\Rightarrow k\leq 14$                  (1)

M chính phương chẵn thì M chia 4 dư 0$\Rightarrow k+2\equiv 0(mod4)\Rightarrow k\equiv 2(mod4)$   (2) 

Ta có k là số nguyên dương chẵn nên từ (1) và (2) suy ra $k\in \left \{ 2;6;10;14 \right \}$

Suy ra $x\in \left \{ 13;9;1 \right \}$

Thử lại ta nhận $x\in \left \{ 13;1 \right \}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Juliel: 01-06-2013 - 22:36

Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#3
25 minutes

25 minutes

    Thành viên nổi bật 2015

  • Hiệp sỹ
  • 2795 Bài viết

Câu 6:  (1 điểm).

Cho a,b,c $\epsilon$ R; a,b,c > 0, a+b+c=1.

Chứng minh rằng:       $\frac{1}{2a+b}+\frac{1}{2b+c}+\frac{1}{2c+a} \geq 3$.

Áp dụng Cauchy-Schwarzt ta có ngay 

        $\frac{1}{2a+b}+\frac{1}{2b+c}+\frac{1}{2c+a}\geq \frac{9}{3(a+b+c)}=3$

Dấu = xảy ra khi $a=b=c=\frac{1}{3}$


Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.



Thảo luận BĐT ôn thi Đại học tại đây


#4
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

 

Câu 7:  (1 điểm).

 Cho hai tia Ax và Ay vuông góc với nhau, trên tia Ax lấy điểm B cố định, điểm C di chuyển trên tia Ay. Đường tròn nội tiếp tam giác ABC lần lượt tiếp xúc với AC, BC tại M và N. Chứng minh MN đi qua một điểm cố định. 

-----------------------------------------------------HẾT------------------------------------------------------

Đề chuyên dễ nhai thế nhỉ ??

Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC, tia AI cắt MN tại F. Ta chứng minh F cố định

$\widehat{AFM}=\widehat{FMC}-\widehat{FAM}=\frac{180^{\circ}-\widehat{C}}{2}-45^{\circ}=\frac{90^{\circ}-\widehat{C}}{2}=\frac{\widehat{B}}{2}=\widehat{IBN}$

Do đó BIFN là tứ giác nội tiếp 

$\Rightarrow \widehat{BFA}=\widehat{BNI}=90^{\circ}\Rightarrow$ BF vuông góc với AI tại F

Mà B,AI đều cố định suy ra F cố định

Vậy : MN luôn đi qua 1 điểm cố định


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Juliel: 02-06-2013 - 14:11

Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#5
Ve Sau Lot Xac

Ve Sau Lot Xac

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết

Đề chuyên dễ nhai thế nhỉ ??

:namtay học giỏi có khác  :D


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ve Sau Lot Xac: 01-06-2013 - 23:21


#6
phatthemkem

phatthemkem

    Trung úy

  • Thành viên
  • 910 Bài viết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO          KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 HỆ CHUYÊN

             LONG AN                                            Môn thi : TOÁN (Hệ chuyên)

                Ngày thi : 05-07-2012

       ĐỀ CHÍNH THỨC                                    Thời gian: 150 phút (không kể phát đề) ………………………………………………………………………………………….


Câu 3: (1 điểm).

Giải phương trình: (x+3)(x-2)(x+1)(x+6)= - 56.

Ta có $(x+3)(x-2)(x+1)(x+6)= - 56\Leftrightarrow (x^2+4x-4,5-7,5)(x^2+4x-4,5+7,5)=-56$

$\Leftrightarrow (x^2+4x-4,5)^2=0,25$

CONTINUE...


  Hầu hết mọi người đều chấp nhận thua cuộc ngay khi họ sắp thành công. Họ dừng lại

 

ngay trước vạch đích, cách chiến thắng chỉ một bàn chân” -H. Ross Perot

 

  “Tránh xa những kẻ coi nhẹ tham vọng của bạn. Những kẻ nhỏ nhen luôn như thế, còn

 

những người thực sự vĩ đại sẽ khiến bạn cảm thấy rằng bạn cũng có thể trở nên vĩ đại”

 

-Mark Twain

:botay :like :icon10: Huỳnh Tiến Phát ETP :icon10: :like :botay

$WELCOME$ $TO$ $MY$ $FACEBOOK$: https://www.facebook.com/phat.huynhtien.39


#7
phatthemkem

phatthemkem

    Trung úy

  • Thành viên
  • 910 Bài viết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO          KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 HỆ CHUYÊN

             LONG AN                                            Môn thi : TOÁN (Hệ chuyên)

                Ngày thi : 05-07-2012

       ĐỀ CHÍNH THỨC                                    Thời gian: 150 phút (không kể phát đề) ………………………………………………………………………………………….


Câu 4: ( 2,5 điểm ).

Cho đường tròn (O) đường kính AB, trên cung AB lấy một điểm C ( C không trùng với A, B và AC < CB).Vẽ dây cung CD vuông góc với AB tại E ( E $\epsilon$ AB ). Qua điểm C vẽ một đường thẳng vuông góc với BD tại M ( M $\epsilon$ BD), đường thẳng này cắt đường tròn (O) tại G và cắt BE tại H.

                    a)   Chứng minh tứ giác BCEM nội tiếp.

b)   Chứng minh EH.MG = EA.HM

c)       Gọi K là giao điểm của AG và ED. Chứng minh  AG.AK­ – AE.EB = AE2.

 

1566_192655507556466_2037181215_n.jpg


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phatthemkem: 04-06-2013 - 22:54

  Hầu hết mọi người đều chấp nhận thua cuộc ngay khi họ sắp thành công. Họ dừng lại

 

ngay trước vạch đích, cách chiến thắng chỉ một bàn chân” -H. Ross Perot

 

  “Tránh xa những kẻ coi nhẹ tham vọng của bạn. Những kẻ nhỏ nhen luôn như thế, còn

 

những người thực sự vĩ đại sẽ khiến bạn cảm thấy rằng bạn cũng có thể trở nên vĩ đại”

 

-Mark Twain

:botay :like :icon10: Huỳnh Tiến Phát ETP :icon10: :like :botay

$WELCOME$ $TO$ $MY$ $FACEBOOK$: https://www.facebook.com/phat.huynhtien.39


#8
phatthemkem

phatthemkem

    Trung úy

  • Thành viên
  • 910 Bài viết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO          KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 HỆ CHUYÊN

             LONG AN                                            Môn thi : TOÁN (Hệ chuyên)

                Ngày thi : 05-07-2012

       ĐỀ CHÍNH THỨC                                    Thời gian: 150 phút (không kể phát đề) ………………………………………………………………………………………….


Câu 4: ( 2,5 điểm ).

Cho đường tròn (O) đường kính AB, trên cung AB lấy một điểm C ( C không trùng với A, B và AC < CB).Vẽ dây cung CD vuông góc với AB tại E ( E $\epsilon$ AB ). Qua điểm C vẽ một đường thẳng vuông góc với BD tại M ( M $\epsilon$ BD), đường thẳng này cắt đường tròn (O) tại G và cắt BE tại H.

a)   Chứng minh tứ giác BCEM nội tiếp.

b)   Chứng minh EH.MG = EA.HM.

c)       Gọi K là giao điểm của AG và ED. Chứng minh  AG.AK­ – AE.EB = AE2.

$a)$ Tứ giác $BECM$ có $\widehat{CEB}=\widehat{CMB}=90^0$ nên ta có $dpcm$

$b)$ Tứ giác $CGBD$ nội tiếp nên $\widehat{HGB}=\widehat{CDB}=\widehat{CAB}$

Mà tứ giác $BCEM$ nội tiếp nên $\widehat{CDB}=\widehat{CHE}$

$\Rightarrow \Delta CAH$ và $\Delta GBH$ cân tại $C$ và $B$

$\Rightarrow AE=EH,MG=MH$

$\Rightarrow dpcm$

$c)$ $\Delta AKE\sim \Delta ABG (g.g)$ nên $AG.AK=AB.AE=(AE+EB).AE\Leftrightarrow AG.AK­ - AE.EB = AE^2$


  Hầu hết mọi người đều chấp nhận thua cuộc ngay khi họ sắp thành công. Họ dừng lại

 

ngay trước vạch đích, cách chiến thắng chỉ một bàn chân” -H. Ross Perot

 

  “Tránh xa những kẻ coi nhẹ tham vọng của bạn. Những kẻ nhỏ nhen luôn như thế, còn

 

những người thực sự vĩ đại sẽ khiến bạn cảm thấy rằng bạn cũng có thể trở nên vĩ đại”

 

-Mark Twain

:botay :like :icon10: Huỳnh Tiến Phát ETP :icon10: :like :botay

$WELCOME$ $TO$ $MY$ $FACEBOOK$: https://www.facebook.com/phat.huynhtien.39


#9
phatthemkem

phatthemkem

    Trung úy

  • Thành viên
  • 910 Bài viết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO          KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 HỆ CHUYÊN

             LONG AN                                            Môn thi : TOÁN (Hệ chuyên)

                Ngày thi : 05-07-2012

       ĐỀ CHÍNH THỨC                                    Thời gian: 150 phút (không kể phát đề) ………………………………………………………………………………………….


Câu 2: (2 điểm).

Cho phương trình: x2-(2m+3)x+m2+m+2=0 (m là tham số).

a)      Định m để phương trình có nghiệm.

b)      Định m để phương trình có hai nghiệm $x_{1}$,$x_{2}$ thỏa $x_{1}=2x_{2}$.

$a)$ pt có nghiệm khi $\Delta \geq 0$ hay $m\geq \frac{-1}{8}$

$b)$ Theo Viète, ta có

$\left\{\begin{matrix} x_{1}+x_{2}=2m+3\\ x_{1}x_{2}=m^2+m+2 \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 3x_{2}=2m+3 & (1)\\ 2x_{2}^2=m^2+m+2& (2) \end{matrix}\right.$

Tới đây có thể làm theo $2$ cách

Cách 1: Bình phương $(1)$ rồi thay vào $(2)$

Cách 2: Thay cả $(1)$ và $(2)$ vào pt $x_{2}^2-(2m+3)x_{2}+m^2+m+2=0$


  Hầu hết mọi người đều chấp nhận thua cuộc ngay khi họ sắp thành công. Họ dừng lại

 

ngay trước vạch đích, cách chiến thắng chỉ một bàn chân” -H. Ross Perot

 

  “Tránh xa những kẻ coi nhẹ tham vọng của bạn. Những kẻ nhỏ nhen luôn như thế, còn

 

những người thực sự vĩ đại sẽ khiến bạn cảm thấy rằng bạn cũng có thể trở nên vĩ đại”

 

-Mark Twain

:botay :like :icon10: Huỳnh Tiến Phát ETP :icon10: :like :botay

$WELCOME$ $TO$ $MY$ $FACEBOOK$: https://www.facebook.com/phat.huynhtien.39


#10
phuongle998

phuongle998

    Lính mới

  • Thành viên
  • 7 Bài viết

Đề tỉnh Long An dễ thở nhỉ



#11
LocloveMATH

LocloveMATH

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết

Bài 5 :
Đặt $M=\sqrt{199-x^{2}-2x}+2$ là một số chính phương chẵn thì ít nhất $199-x^{2}-2x$ phải là số chính phương chẵn
$\Rightarrow 199-x^{2}-2x=k^{2}\Rightarrow 200-(x+1)^{2}=k^{2}\leq 200\Rightarrow k\leq 14$                  (1)
M chính phương chẵn thì M chia 4 dư 0$\Rightarrow k+2\equiv 0(mod4)\Rightarrow k\equiv 2(mod4)$   (2) 
Ta có k là số nguyên dương chẵn nên từ (1) và (2) suy ra $k\in \left \{ 2;6;10;14 \right \}$
Suy ra $x\in \left \{ 13;9;1 \right \}$
Thử lại ta nhận $x\in \left \{ 13;1 \right \}$

Cho em hỏi  k+2\equiv 0(mod4) thì phải là k\equiv -2(mod4)$ chứ ạ?còn nữa nếu chặn như vậy không lẽ lúc làm bài thi phải thử từng cái ạ?



#12
Love Math forever

Love Math forever

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 96 Bài viết

Đề + đáp án chi tiết: 

         

File gửi kèm






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh