Đến nội dung

Crystal

Crystal

Đăng ký: 25-05-2012
Offline Đăng nhập: 26-05-2023 - 13:22
****-

#270414 Tản mạn BĐT

Gửi bởi Crystal trong 01-08-2011 - 10:41

Bài 27:Cho $x, y, z$ là các số thực không âm và $x + y + z = 1$. Tìm GTLN của hàm số $f(x,y,z) = x^n y + y^n z + z^n x\,\,,\,n \in N$.

----------------

KHÔNG THỬ SAO BIẾT!!!



#270411 Tản mạn BĐT

Gửi bởi Crystal trong 01-08-2011 - 10:32

Bài tiếp theo nhé. Mọi người làm xong nhớ post thêm một bài Bất đẳng thức khác.
Nghiêm cấm việc rũ bỏ trách nhiệm, làm xong thì bỏ đi :D :D
Cảnh cáo '' dark_templar '' nhớ :D :D
Bài tiếp
Cho $x,y>0$
thỏa mãn$x+y=1$
Tìm Min của :
$P = \dfrac{{{x^3} + {y^3} + x + y + 3xy}}{{{x^3} + {y^3}}} + \dfrac{2}{{xy.{{(x + y)}^2}}}$

P/s: Tìm dấu ''='' nhé. Không quên post thêm bài :D


Ta có: $x + y = 1 \Rightarrow \left( {x + y} \right)^3 = 1 \Rightarrow x^3 + y^3 + 3xy\left( {x + y} \right) = 1 \Rightarrow x^3 + y^3 + 3xy = 1$

$\Rightarrow P = \dfrac{{2\left( {x^3 + y^3 } \right) + 6xy}}{{x^3 + y^3 }} + \dfrac{{2\left( {x^3 + y^3 + 3xy} \right)}}{{xy}}$

$= 8 + \dfrac{{6xy}}{{x^3 + y^3 }} + \dfrac{{2\left( {x^3 + y^3 } \right)}}{{xy}}\mathop \ge \limits^{C{\rm{\^o s}}i} 8 + 2\sqrt{\dfrac{{6xy}}{{x^3 + y^3 }}.\dfrac{{2\left( {x^3 + y^3 } \right)}}{{xy}}} = 8 + 4\sqrt 3 $

Dấu "=" xảy ra khi $\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{6xy}}{{x^3 + y^3 }} = \dfrac{{2\left( {x^3 + y^3 } \right)}}{{xy}} \\ x,\,y > 0,\,\,x + y = 1 \\ \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = \dfrac{1}{2}\left( {1 + \dfrac{{\sqrt {2\sqrt 3 } }}{{3 + \sqrt 3 }}} \right) \\ y = \dfrac{1}{2}\left( {1 - \dfrac{{\sqrt {2\sqrt 3 } }}{{3 + \sqrt 3 }}} \right) \\ \end{array} \right.$ hoặc $\left\{ \begin{array}{l}x = \dfrac{1}{2}\left( {1 - \dfrac{{\sqrt {2\sqrt 3 } }}{{3 + \sqrt 3 }}} \right) \\ y = \dfrac{1}{2}\left( {1 + \dfrac{{\sqrt {2\sqrt 3 } }}{{3 + \sqrt 3 }}} \right) \\ \end{array} \right.$.

Vậy $minP = 8 + 4\sqrt 3 $.

-------------------

KHÔNG THỬ SAO BIẾT!!!


#270388 phần nguyên

Gửi bởi Crystal trong 31-07-2011 - 22:30

Bài 1: Cho $\alpha $ là số thực. Chứng minh rằng $\left[ {\alpha + \dfrac{1}{2}} \right] = \left[ {2\alpha } \right] - \left[ \alpha \right]$.

Bài 2: Kí hiệu $\left[ x \right]$ là phần nguyên của số thực x. Giải phương trình sau:
$\left[ {\dfrac{{8x + 1}}{6}} \right] + \left[ {\dfrac{{4x - 1}}{3}} \right] = \dfrac{{16x - 7}}{9}$

-----------

KHÔNG THỬ SAO BIẾT!!!


#270348 Ai tìm min giỏi hãy vào đây?

Gửi bởi Crystal trong 31-07-2011 - 15:54

Cho a, b, c là độ dài 3 cạnh của một tam giác và $a + b + c = 3$. Tìm GTNN của $Q = 3\left( {a^2 + b^2 + c^2 } \right) + 4abc$.


Mình xin thử một cách khác luôn nhé.( sử dụng pp hàm số)

Không mất tính tổng quát, ta giả sử $0 < a \le b \le c$. Vì $a + b + c = 3$ nên $a + b = 3 - c$ và $c \ge 1$.

Mặt khác $a + b > c$ nên $3 - c > c \Leftrightarrow c < \dfrac{3}{2}$. Như vậy: $1 \le c < \dfrac{3}{2}$.

Ta có: $Q = 3\left( {a^2 + b^2 } \right) + 3c^2 + 4abc = 3\left( {a + b} \right)^2 - 6ab + 3c^2 + 4abc$

$= 3\left( {3 - c} \right)^2 + 3c^2 - 2\left( {3 - 2c} \right)ab$

Vì $c < \dfrac{3}{2}$ nên $3 - 2c > 0$. Mặt khác $\left( {\dfrac{{a + b}}{2}} \right)^2 \ge ab \Leftrightarrow \left( {\dfrac{{3 - c}}{2}} \right)^2 \ge ab$.

Do đó $Q \ge 3\left( {3 - c} \right)^2 + 3c^2 - 2\left( {3 - 2c} \right)\left( {\dfrac{{3 - c}}{2}} \right)^2 $

$\Leftrightarrow Q \ge c^3 - \dfrac{3}{2}c^2 + \dfrac{{27}}{2}$.

Xét hàm số: $f( c ) = c^3 - \dfrac{3}{2}c^2 + \dfrac{{27}}{2}$, với $1 \le c < \dfrac{3}{2}$.

Lập BBT của hàm $f( c )$ trên $\left[ {1;\dfrac{3}{2}} \right)$, ta được: $f© \ge f(1) = 13$ hay $Q \ge 13$.

Vậy $\min Q = 13$, đạt được khi $a = b = c = 1$.


------------------------

KHÔNG THỬ SAO BIẾT!!!


#270314 Tản mạn BĐT

Gửi bởi Crystal trong 31-07-2011 - 10:47

Mọi người thử sức với 2 bài này nhé.
Bài 23: Cho $a,b,c > 0$ và $a + b + c = 1$. Chứng minh rằng: $10\left( {a^3 + b^3 + c^3 } \right) - 9\left( {a^5 + b^5 + c^5 } \right) \ge 1$.

Bài 24: Cho a, b, c là các số thực dương. Chứng minh rằng:
$\dfrac{{a + b + c}}{3} - \sqrt[3]{{abc}} \le m{\rm{ax}}\left\{ {\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)^2 ,\left( {\sqrt b - \sqrt c } \right)^2 ,\left( {\sqrt c- \sqrt a } \right)^2 } \right\}$



--------------------

KHÔNG THỬ SAO BIẾT!!!




#270299 Tản mạn BĐT

Gửi bởi Crystal trong 31-07-2011 - 09:44

Thử sức với bài Bất đẳng thức này nữa (dùng AM-GM)
Cho $x,y,z>0$ thỏa mãn :$21ab + 2bc + 8ac \le 12$
Chứng minh rằng:
$\dfrac{1}{a} + \dfrac{2}{b} + \dfrac{3}{c} \ge \dfrac{{15}}{2}$


Sao lại cho x,y,z mà ở dưới là a,b,c. Bạn nhầm rồi. Mình làm theo a,b,c.

Đặt $x = \dfrac{1}{a},\,y = \dfrac{1}{b},\,z = \dfrac{1}{c}$ bài toán trở thành:
Cho các số thực dương x, y, z thỏa mãn $2x + 8y + 21z \le 12xyz$. Chứng minh rằng: $x + 2y + 3z \ge \dfrac{{15}}{2}\,\,\,\,(1)$

Từ giả thiết $z(12xy - 21) \ge 2x + 8y > 0$, từ đó $z \ge \dfrac{{2x + 8y}}{{12xy - 21}}$ với $x > \dfrac{7}{{4y}}\,\,\,(2)$.
Suy ra VT(1)$\ge x + 2y + \dfrac{{2x + 8y}}{{4xy - 7}}\,\,\,(3)$.

Xét hàm số $f(x) = x + \dfrac{{2x + 8y}}{{4xy - 7}} = \dfrac{{4x^2 y - 5x + 8y}}{{4xy - 7}}$ với biến $x > \dfrac{7}{{4y}}$ và y là tham số thực dương
$\Rightarrow f'(x) = \dfrac{{16x^2 y^2 - 56xy - 32y^2 + 35}}{{\left( {4xy - 7} \right)^2 }}$

Trên $\left( {\dfrac{7}{{4y}}; + \infty } \right)$ thì $f'(x) = 0 \Leftrightarrow x = x_0 = \dfrac{7}{{4y}} + \dfrac{{\sqrt {32y^2 + 14}}}{{4y}}$ và qua $x_0 $ thì $f'(x)$ đổi dấu từ âm sang dương nên f(x) đạt cự tiểu tại $x_0 $.
Suy ra $f(x) \ge f(x_0 ) = 2x_0 - \dfrac{5}{{4y}} \Rightarrow VT(1) \ge f(x) + 2y \ge f(x_0 ) + 2y = g(y)\,\,\,\,(4)$.

Xét hàm số $g(y) = 2y + \dfrac{9}{{4y}} + \dfrac{1}{2}\sqrt {32y^2 + 14}$
$ \Rightarrow g'(y) = 0 \Leftrightarrow (8y^2 - 9)\sqrt {32y^2 + 14} - 28=0$.

Đặt $t = \sqrt {32y^2 + 14} > 0$ thì pt trên trở thành $t^3 - 50t - 112 = 0$. Phương trình này có duy nhất một nghiệm dương $t = 8 \Leftrightarrow y = y_0 = \dfrac{5}{4}$.
Vậy $g'\left( {\dfrac{5}{4}} \right) = 0$. Với y>0 và qua $y_0 $ thì $g'(y)$ đổi dấu từ âm sang dương nên g(y) đạt cực tiểu tại $y_0 $. Lúc đó $g(y_0 ) = g\left( {\dfrac{5}{4}} \right) = \dfrac{{15}}{2}$.

Từ đó kết hợp với (4) suy ra VT(1) $\ge g(y) \ge g(y_0 ) = \dfrac{{15}}{2}$. Dấu "=" xảy ra với $x = 3,\,y = \dfrac{5}{4},\,z = \dfrac{2}{3}$ hay $a = \dfrac{1}{3},\,\,b = \dfrac{4}{5},\,\,c = \dfrac{3}{2}$.


P/s: Bài này có thể sử dụng pp cân bằng hệ số nhưng mình nghĩ sử dụng pp hàm số là khá đơn giản.


---------------------


KHÔNG THỬ SAO BIẾT!!!




#270213 Cho mình hỏi bài hàm số ! Giúp mình nhá!

Gửi bởi Crystal trong 30-07-2011 - 17:16

Tìm m sao cho hàm số $y = x^4 - 4x^2 + m$ cắt trục hoành tại 4 điểm phân biệt sao cho diện tích hình phẳng giới hạn bởi © và trục hoành có phần trên bằng phần dưới.

(đây là bài toán của queo đăng trên diễn đàn. Mình xin đưa ra bài giải, mọi người xem giúp rồi cho ý kiến)

---------------------------------------------

Phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị (C ) và Ox: $x^4 - 4x^2 + m = 0\,\,\,(1)$
Đặt $t = x^2 \ge 0$. Lúc đó có phương trình: $t^2 - 4t + m = 0\,\,\,\,(2)$

Để (C ) cắt Ox tại 4 điểm phân biệt khi pt (1) có 4 nghiệm phân biệt khi (2) có 2 nghiệm phân biệt t>0.
$\Leftrightarrow 0 < m < 4$ (i)

Gọi $t_1 ;t_2 \,(0 < t_1 < t_2 )$ là 2 nghiệm của phương trình (2). Lúc đó pt(1) có 4 nghiệm phân biệt theo thứ tự tăng dần:
$x_1 = - \sqrt {t_2 } ;\,\,x_2 = - \sqrt {t_1 } ;\,\,x_3 = \sqrt {t_1 } ;\,\,x_4 = \sqrt {t_2 } $

Do tính đối xứng của đồ thị (C ) nên có:
$\int\limits_0^{x_3 } {\left( {x^4 - 4x^2 + m} \right)} \,dx = \int\limits_{x_3 }^{x_4 } {\left( { - x^4 + 4x^2 - m} \right)\,dx \Rightarrow \dfrac{{x_4^5 }}{5} - \dfrac{{4x_4^3 }}{3} + m} x_4 = 0 \Rightarrow 3x_4^4 - 20x_4^2 + 15m = 0$

Từ đó $x_4 $ là nghiệm của hpt: $\left\{ \begin{array}{l}x_4^4 - 4x_4^2 + m = 0\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(3) \\ 3x_4^4 - 20x_4^2 + 15m = 0\,\,\,\,\,\,\,(4) \\ \end{array} \right.$

Lấy $3.(3) - (4) \Rightarrow x_4^2 = \dfrac{{3m}}{2}$. Thay $x_4^2 = \dfrac{{3m}}{2}$ vào (3) có: $\dfrac{{9m^2 }}{4} - 5m = 0 \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 0 \\ m = \dfrac{{20}}{9} \\ \end{array} \right.$

Đối chiếu đk (i) có $m = \dfrac{{20}}{9}$ là giá trị cần tìm.


-----------------------------------------


KHÔNG THỬ SAO BIẾT!!!




#270203 một số bài dãy số

Gửi bởi Crystal trong 30-07-2011 - 15:52

Bài 1: Cho dãy số thực $\left\{ {u_n } \right\}$ xác định như sau:
$\left\{ \begin{array}{l}u_1 = 2,9 \\ u_{n + 1} = \sqrt 3 + \dfrac{{u_n }}{{\sqrt {u_n^2 - 1} }};\,n = 1,\,2,\,.... \\ \end{array} \right.$
Hãy tìm một số thực $\alpha $ sao cho thỏa mãn bất đẳng thức sau $u_{2k} < \alpha < u_{2k - 1} ;\,\forall k = 1,\,2,\,3,....$.

Bài 2: Cho n, k là hai số tự nhiên cho trước. Tính tổng sau:
$S = \sum\limits_{i = 1}^n {\sum\limits_{j = 1}^k {m{\rm{ax}}\left\{ {i.j} \right\}} } $

Bài 3: Cho dãy số $a_n = \left[ {n\sqrt 2 } \right],\,n = 1,\,2,\,....$. Chứng minh rằng có vô hạn số hạng của dãy số chính phương, ở đây $\left[ a \right]$ kí hiệu là phần nguyên của số a.

Bài 4: Cho dãy số $\left\{ {u_n } \right\},\,\,n = 1,\,2,\,....$ xác định như sau:
$\left\{ \begin{array}{l}u_1 = \dfrac{3}{4} \\ (2n + 1)u_n = 2^n + 2n.u_{n - 1} ;\,n = \,2,\,3,\,.... \\ \end{array} \right.$.
Chứng minh rằng:$u_n = \sum\limits_{k = 0}^n {\dfrac{{C_n^k }}{{2k + 1}}} \,\,,\,\,\,\,\,n = 1,\,2,...$


#270189 Bất đẳng thức hình học

Gửi bởi Crystal trong 30-07-2011 - 11:18

Nhờ các bạn ^^

3) Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O;R)$.Gọi $R_1,R_2,R_3$ tương ứng là bán kính đường tròn ngoại tiếp các tam giác $OBC,OCA,OAB$. CMR:
$R_1+R_2+R_3\ge3R$


Mình chém bài 3 luôn nhé!

Áp dụng định lý hàm số sin trong các tam giác ABC, BOC ta có:
$\begin{array}{l}R = \dfrac{a}{{2\sin A}} = \dfrac{b}{{2\sin B}} = \dfrac{c}{{2\sin C}} \\ R_1 = \dfrac{a}{{2\sin \widehat{BOC}}} = \dfrac{a}{{2\sin 2A}} \\ \end{array}$.

Tương tự, ta có: $R_2 = \dfrac{b}{{2\sin 2B}};\,\,\,\,\,\,R_3 = \dfrac{c}{{2\sin 2C}}$.

BĐT đã cho tương đương với:
$\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\dfrac{a}{{2\sin 2A}} + \dfrac{b}{{2\sin 2B}} + \dfrac{c}{{2\sin 2C}} \ge 3R \Leftrightarrow \dfrac{{2R\sin A}}{{2\sin2A}} + \dfrac{{2R\sin B}}{{2\sin 2A}} + \dfrac{{2R\sin C}}{{2\sin 2C}} \ge 3R \\ \Leftrightarrow \dfrac{1}{{\cos A}} + \dfrac{1}{{\cos B}} + \dfrac{1}{{\cos C}} \ge 6\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1) \\ \end{array}$.

Do ABC là tam giác nhọn nên cosA, cosB, cosC là các số dương. Vậy theo BĐT Cauchy ta có:
$\left( {\dfrac{1}{{\cos A}} + \dfrac{1}{{\cos B}} + \dfrac{1}{{\cos C}}} \right)\left( {\cos A + \cos B + \cos C} \right) \ge 9\,\,\,\,\,\,\,\,(2)$.
Mặt khác: $0 < \cos A + \cos B + \cos C \le \dfrac{3}{2}$
Vậy từ (2) suy ra $\dfrac{1}{{\cos A}} + \dfrac{1}{{\cos B}} + \dfrac{1}{{\cos C}} \ge 6$ $\Rightarrow $ đpcm.
Dấu "=" xảy ra khi ABC là tam giác đều.


-----------------------------------------

KHÔNG THỬ SAO BIẾT!!!





#270183 Bất đẳng thức hình học

Gửi bởi Crystal trong 30-07-2011 - 10:43

Nhờ các bạn ^^

2) Gọi $AA_1,BB_1,CC_1$ tương ứng là phân giác trong của tam giác $ABC$ cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác đó tại $A_2,B_2,C_2$. CMR:
$\dfrac{AA_1}{AA_2}+\dfrac{BB_1}{BB_2}+\dfrac{CC_1}{CC_2} \le \dfrac{9}{4}$


Mình xin làm bài 2 ( không có hình vẽ, các bạn thông cảm nhé!!)

Ta có ngay $ABA_1 \sim AA_2 C \Rightarrow \dfrac{{AB}}{{AA_2 }} = \dfrac{{AA_1 }}{{AC}} \Rightarrow AA_2 = \dfrac{{bc}}{{AA_1 }}$

$ \Rightarrow \dfrac{{AA_1 }}{{AA_2 }} = \dfrac{{AA_1 ^2 }}{{bc}} = \dfrac{{l_a^2 }}{{bc}} = \dfrac{{4b^2 c^2 c{\rm{os}}^2 \dfrac{A}{2}}}{{(b +c)^2 bc}} = \dfrac{{4bc}}{{(b + c)^2 }}.\dfrac{{1 + \cos A}}{2} \le \dfrac{{1 + c{\rm{osA}}}}{2}\,\,\,(1)$.
Dấu "=" trong (1) xảy ra $\Leftrightarrow b = c$.

Lý luận tương tự, ta có:
$\dfrac{{BB_1 }}{{BB_2 }} \le \dfrac{{1 + c{\rm{osB}}}}{2}\,\,\,\,\,\,(2)$
Dấu "=" trong (2) xảy ra $\Leftrightarrow c = a$.

$\dfrac{{CC_1 }}{{CC_2 }} \le \dfrac{{1 + c{\rm{osC}}}}{2}\,\,\,\,\,\,(3)$
Dấu "=" trong (3) xảy ra $\Leftrightarrow a = b$.

Từ (1), (2), (3) suy ra $\dfrac{{AA_1 }}{{AA_2 }} + \dfrac{{BB_1 }}{{BB_2 }} + \dfrac{{CC_1 }}{{CC_2 }} \le \dfrac{3}{2} + \dfrac{1}{2}\left({\cos A + \cos B + \cos C} \right)\,\,\,\,\,\,\,(4)$.
Ta dễ dàng chứng minh được: $\cos A + \cos B + \cos C \le \dfrac{3}{2}\,\,\,\,\,\,\,(5)$
Dấu "=" trong (5) xảy ra $\Leftrightarrow a = b = c$.
Từ (4) và (5) suy ra đpcm.
Dấu "=" xảy ra khi ABC là tam giác đều.

------------------------------------

KH�”NG THỬ SAO BIẾT!!!




#270178 CM bất đẳng thức

Gửi bởi Crystal trong 30-07-2011 - 09:42

Cho a,b,c là độ dài 3 cạnh của 1 tam giác. Chứng minh rằng
$P=\dfrac{a}{(b+c)}+\dfrac{b}{(c+a)}+\dfrac{c}{(a+b)}<2$


Bài này khá đơn giản!

Vì a, b, c là độ dài 3 cạnh của một tam giác nên ta có a, b, c>0 và a<b+c, b<a+c, c<a+b.
Từ đó suy ra $\dfrac{a}{{b + c}} < \dfrac{{a + a}}{{a + b + c}} = \dfrac{{2a}}{{a + b + c}}$.
Tương tự ta có: $\dfrac{b}{{c + a}} < \dfrac{{2b}}{{a + b + c}}\,,\,\,\,\dfrac{c}{{a + b}} < \dfrac{{2c}}{{a + b + c}}$.
Cộng các BĐT trên ta có đpcm.


-------------------------------------------------

KHÔNG THỬ SAO BIẾT!!!






#270074 Mỗi ngày một chút

Gửi bởi Crystal trong 29-07-2011 - 08:38

Bài 10 : Giải phương trình sau :
$ (x^2+x+4)^2+3x(x^2+x+4)+2x^2=0 $
Bài 11 : Giải hệ phương trình :
$ \left\{\begin{array}{l}{2x+x^2y=y}\\{2y+y^2z=z}\\{2z+z^2x=x}\end{array}\right. $


Mình chém bài 11
Nếu $x^2 = 1$ thì phương trình đầu ta được $\pm 2 = 0$ vô lí. Vậy $x^2 \ne 1$.
Tương tự ta cũng có $y^2 \ne 1\,\,;\,z^2 \ne 1$. Do đó
PT $\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}y = \dfrac{{2x}}{{1 - x^2 }} \\ z = \dfrac{{2y}}{{1 - y^2 }} \\ x = \dfrac{{2z}}{{1 - z^2 }} \\\end{array} \right.$ (1)
Đặt $x = \tan t\,,\,t \in \left( { - \dfrac{\pi }{2};\dfrac{\pi }{2}} \right)\backslash \left\{ { \pm \dfrac{\pi }{4}} \right\}$. Ta có
(1) $\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}y = \dfrac{{2\tan t}}{{1 - \tan ^2 t}} = \tan 2t \\ z = \dfrac{{2\tan 2t}}{{1 - \tan ^2 2t}} = \tan 4t \\ x = \dfrac{{2\tan 4t}}{{1 - \tan ^2 4t}} = \tan 8t \\ \end{array} \right.$ (2)
Từ $x = \tan t$ và (2) ta được
$\tan 8t = \tan t \Leftrightarrow 8t = t + k\pi \,(k \in ) \Leftrightarrow t = \dfrac{{k\pi }}{7}.$
Do $t \in \left( { - \dfrac{\pi }{2};\dfrac{\pi }{2}} \right)\backslash \left\{ { \pm \dfrac{\pi }{4}} \right\}$ , nên ta được $k \in \overline { - 3...3} $.
Vậy hệ đã cho có bảy nghiệm: $\left\{ \begin{array}{l}x = \tan \dfrac{{k\pi }}{7} \\ y = \tan \dfrac{{2k\pi }}{7} \\ z = \tan \dfrac{{4k\pi }}{7} \\\end{array} \right.$ với $k \in \overline { - 3...3} $.


#269603 Mỗi ngày một chút

Gửi bởi Crystal trong 24-07-2011 - 19:40

Mọi người cứ làm thoải mái . Hết sẽ có bài tiếp :D , bạn nào post bài vào Topic nhớ đánh số nhe :
Bài 4 :
tìm tất cả các số nguyên a,b,c thỏa mãn điều kiện $ 1 <a<b<c $ và $ abc-1 $ chia hết cho $ (a-1)(b-1)(c-1) $


Mình xin thử làm bài 4.

Đặt
$\begin{array}{l}d = \dfrac{{abc - 1}}{{(a - 1)(b - 1)(c - 1)}} = \dfrac{{((a - 1) + 1)((b - 1) + 1)(c - 1) + 1) - 1}}{{(a - 1)(b - 1)(c - 1)}} \\ \,\,\,\, = 1 + \dfrac{1}{{a - 1}} + \dfrac{1}{{b - 1}} + \dfrac{1}{{c - 1}} + \dfrac{1}{{(a - 1)(b - 1)}} + \,\dfrac{1}{{(b - 1)(c - 1)}} + \dfrac{1}{{(c - 1)(a - 1)}} \\\,\,\,\, \le 1 + 1 + \dfrac{1}{2} + \dfrac{1}{3} + \dfrac{1}{2} + \dfrac{1}{6} + \dfrac{1}{3} < 4 \\ \end{array}$
( vì $a \ge 2,\,\,b \ge 3,\,\,c \ge 4$)


Hơn nữa, d>1 và nếu $a \ge 4$ thì
$d \le 1 + \dfrac{1}{3} + \dfrac{1}{4} + \dfrac{1}{5} + \dfrac{1}{{12}} + \dfrac{1}{{20}} + \dfrac{1}{{15}} = \dfrac{{119}}{{60}} < 2$

Từ đó, d=2 hoặc d=3 và a=2 hoặc a=3.

Ta có 4 trường hợp:

TH1: a=2 và d=2. Ta có:
$\dfrac{{2bc - 1}}{{(b - 1)(c - 1)}} = 2 \Leftrightarrow 2bc - 1 = 2(b - 1)(c - 1)$
VT ở phương trình trên lẻ còn VP chẵn nên phương trình vô nghiệm.

TH2: a=2 và d=3. Ta có:
$\dfrac{{2bc - 1}}{{(b - 1)(c - 1)}} = 3 \Leftrightarrow (b - 3)(c - 3) = 5$
Vì $b < c\,\, \Rightarrow \,\left\{ \begin{array}{l}b - 3 = 1 \\ c - 3 = 5 \\\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 2 \\ b = 4 \\ c = 8 \\ \end{array} \right.$

TH3: a=3 và d=2. Ta có:
$\dfrac{{3bc - 1}}{{2(b - 1)(c - 1)}} = 2 \Leftrightarrow (b - 4)(c - 4) = 11$
Vì $b < c\,\, \Rightarrow\,\left\{ \begin{array}{l}b - 4 = 1 \\ c - 4 = 11 \\ \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 3 \\ b = 5 \\ c = 15 \\ \end{array} \right.$

TH4: a=3 và d=3. Ta có:
$\dfrac{{3bc - 1}}{{2(b - 1)(c - 1)}} = 3 \Leftrightarrow 3bc - 1 = 6(b - 1)(c - 1)$
Phương trình này vô nghiệm vì VP là bội của 3 còn VT thì không.

Vậy các nghiệm của bài toán là: a=2, b=4, c=8 và a=3, b=5, c=15



#269585 1 bài phương trình nghiệm nguyên

Gửi bởi Crystal trong 24-07-2011 - 17:23

Giải phương trình nghiệm nguyên: $x^2 + y^2 + z^2 = x^2 y^2 $


#269496 Bất đẳng thức

Gửi bởi Crystal trong 23-07-2011 - 21:03

Bài 1: Cho các số thực dương a, b, c thỏa mãn $a + b + c = abc$
CMR $\dfrac{{bc}}{{a^2 + 2bc}} + \dfrac{{ca}}{{b^2 + 2ca}} + \dfrac{{ab}}{{c^2 + 2ab}} \le 1$
Bài 2: Cho các số thực dương x, y, z. Chứng minh rằng
$\dfrac{{2\sqrt x }}{{x^3 + y^2 }} + \dfrac{{2\sqrt y }}{{y^3 + z^2 }} + \dfrac{{2\sqrt z }}{{z^3 + x^2 }} \le \dfrac{1}{{x^2 }} + \dfrac{1}{{y^2 }} + \dfrac{1}{{z^2 }}$