Đến nội dung

khongghen

khongghen

Đăng ký: 14-09-2012
Offline Đăng nhập: 08-12-2014 - 08:28
-----

#427535 Bài toán bảy đường tròn

Gửi bởi khongghen trong 15-06-2013 - 16:27

Lời giải: (tiếp theo)

Nhận xét 2:  $X_1T_1,X_2T_2,X_3T_3$ đồng quy tại $Z$.

Chứng minh nhận xét 2:

Áp dụng bổ đề 1 cho chuỗi 4 đường tròn $(O),(A_2),(A_1),(A_3)$, suy ra $X_2,T_3,T_2,X_3 \in (\gamma_1)$.

Tương tự $X_1,T_1,X_2,T_2 \in (\gamma_3)$ và $X_1,T_1,X_3,T_3 \in (\gamma_2)$.

Do đó $X_1T_1,X_2T_2,X_3T_3$ là các trục đẳng phương của $(\gamma_1),(\gamma_2),(\gamma_3)$ nên chúng đồng quy tại $Z$.

==================================

Nhận xét 3: $X_2X_3,T_3T_2,A_3A_2,M_2M_3,I_1K_1$ đồng quy tại $L_1$.

Chứng minh nhận xét 3:

attachicon.gif7 circlesnx3.png

Vẽ $X_2X_3 \cap T_2T_3=L_1$. Trong nhận xét 2, ta đã có $X_2,X_3,T_2,T_3 \in (\gamma_1)$

Nên $ \Rightarrow \overline {L_1 X_2 } .\overline {L_1 X_3 }  = \overline {L_1 T_2 } .\overline {L_1 T_3 }  \Rightarrow P_{L_1 /\left( {A_1 } \right)}  = P_{L_1 /\left( O \right)}  \Rightarrow L_1  \in M_2 M_3 $

Áp dụng bổ đề 1 cho chuỗi 4 đường tròn $(O),(A_2),(B_1),(A_3)$ thì $X_2,K_1,I_1,X_3 \in (\gamma_4)$.

Trong nhận xét 1, ta đã chứng minh $I_1,K_1,T_3,T_2 \in (\omega_1)$.

Suy ra $X_3X_2,T_3T_2,I_1K_1$ là các trục đẳng phương của $(\gamma_1),(\gamma_4), (\omega_1)$ và do $L_1=X_2X_3 \cap T_2T_3 \Rightarrow L_1 \in I_1K_1$.

Áp dụng định lý Désargues cho 2 tam giác $A_1T_2T_3$ và $B_1I_1K_1$ có $A_1B_1,T_2I_1,T_3K_1$ đồng quy tại $M_2$ (do nhận xét 1) nên $A_2(=B_1K_1 \cap A_1T_3),A_3(=B_1I_1 \cap A_1T_2),L_1(=I_1K_1 \cap T_3T_2)$ thẳng hàng, tức $L_1 \in A_3A_2$.

Nhận xét 3 được chứng minh.

==================================

Tương tự, ta xác định các điểm $L_1,L_3$. Ta chứng minh các điểm $L_1,L_2,L_3$ thẳng hàng.

Thật vậy, trong $\triangle A_1A_2A_3$,  bằng định lý Céva, dễ dàng chứng minh $A_1T_1,A_2T_2,A_3T_3$ đồng quy.

Do đó, áp dụng định lý Désargues cho 2 tam giác $A_1A_2A_3,T_1T_2T_3$ thì ta có $L_1(=A_2A_3 \cap T_2T_3),L_2(=A_1A_3\cap T_1T_3),L_3(=A_1A_2 \cap T_1T_2)$ thẳng hàng.

attachicon.gif7 circlessol.png

Mặt khác, từ nhận xét 3 thì $L_1=X_2X_3 \cap T_2T_3,\,\,L_2=M_1X_2 \cap A_1T_2,\,\,L_3=M_1X_3\cap A_1T_3$.

Nên tiếp tục áp dụng định lý Désargues cho 2 tam giác $M_1X_2X_3,A_1T_3T_2$ thì ta có $A_1M_1,T_3X_3,T_2X_2$ đồng quy.

Vì $M_1,A_1,B_1$ thẳng hàng và từ nhận xét 2 nên $Z \in B_1A_1$.

Chứng minh tương tự, ta có $A_1B_1,A_2B_2,A_3B_3,X_1T_1,X_2T_2,X_3T_3$ đồng quy tại $Z$. Chứng minh hoàn tất.

==================================

Nhận xét thêm:

1, Có thể chứng minh trực tiếp $A_1B_1,A_2B_2,A_3B_3$ đồng quy mà không qua nhận xét 2 như sau:

Từ nhận xét 3 thì $L_1=M_2M_3 \cap A_2A_3,\,\, L_2=M_1M_3\cap A_1A_3,\,\, L_3=M_1M_2 \cap A_1A_2$. Nên tiếp tục áp dụng định lý Désargues cho 2 tam giác $A_1A_2A_3$ và $M_1M_2M_3$ thì ta có $A_1M_1,A_2M_2,A_3M_3$ đồng quy, hay $A_1B_1,A_2B_2,A_3B_3$ đồng quy.

2, $L_iH_i$ là tiếp tuyến của $(O) (i=\overline{1,3})$

3, Các bộ đường thẳng $(M_1A_1,M_3J_3,M_2J_2),(M_1K_1,M_2A_2,M_3K_3), (M_1I_1,M_2I_2,M_3A_3)$ thứ tự đồng quy tại $Z_1,Z_2,Z_3$. Và các đường thẳng $T_1Z_1,T_2Z_2,T_3Z_3$ đồng quy.

4, Các bộ đường thẳng $(X_1T_2,X_2T_1,OX_3),(X_1T_3,OX_2,X_3T_1), (OX_1,X_2T_3,X_3T_2)$ tương ứng đồng quy tại $Q_3,Q_2,Q_1$. Và các bộ điểm $(Q_1,Q_2,L_3),(Q_1,L_2,Q_3),(L_1,Q_2,Q_3)$ thẳng hàng.

Các nhận xét thêm 2,3,4 đều có thể dễ dàng chứng minh.

 

Trong bài toán trên cháu thấy chứng minh ba đường thẳng nối tâm của ba đường tròn đồng quy khó hay các tiếp điểm đối đỉnh nói lại đồng quy khó?




#427347 Đường tròn Euler tiếp xúc với đường tròn nội tiếp và các đường tròn bàng tiếp...

Gửi bởi khongghen trong 15-06-2013 - 06:41



Mình tìm được 1 lời giải bằng phép nghịch đảo và một lời giải sơ cấp hơn dùng tới 4 bổ đề, không biết có ai có cách giải nào đơn giản hơn cho định lý này hay không ? :)

 

Cháu có thể xem file ảnh chú đính kèm nhé: Sách này của ông Paul Yil

 

11121212.png

 

Chú có đính kèm luôn sách đó. Cháu có thể vào xem đi vừa nâng cao trình độ ngoại ngữ

File gửi kèm




#426789 Mời cộng tác nghiên cứu các bài toán sau

Gửi bởi khongghen trong 13-06-2013 - 14:53

M,N,P,Q,I,K are concyclic. MK=NP=IQ D,E,F are midpoint of MN,KI,QP. DF meet MK at A, DE meet NP at B, EF meet IQ at C. => A,B,C collinear

 

Untitled.gif




#426785 Bài toán bảy đường tròn

Gửi bởi khongghen trong 13-06-2013 - 14:48

Bài đó không phải bài này cháu ạ. Bài họ đề cập đến là bài toán Định Lý 7 đường tròn(seven circles theorem họ phát hiện năm 1974)-(tiếp điểm nối lại thì đồng quy) còn bài toán ở đây khác tâm lối lại thì đồng quy.(giả thuyết bài toán này mạnh hơn-nếu với giả thuyết bài toán kia sẽ không đúng cho kết luận của bài toán này.

 

http://en.wikipedia....circles_theorem




#426654 Chứng minh lục giác nội tiếp

Gửi bởi khongghen trong 13-06-2013 - 09:01

Thế các bài này là do bác sáng tác ạ? Vì cháu chưa thấy bao giờ!

 

Tất cả các bài chú viết trên diễn đàn này đều do chú sáng tạo ra hết. Chú đã gửi thư đến tổng biên tập một tạp chí hình học nước ngoài ông ý có nói cho chú biết là nếu chú chứng minh được thì ông ý sẽ giúp chú viết thành một bài báo ngắn.




#425883 Bài toán bảy đường tròn

Gửi bởi khongghen trong 10-06-2013 - 22:40

Ba đường tròn tâm A1,A2,A3(màu đỏ) tiếp xúc với nhau. Vẽ đường tròn tiếp xúc với cả ba đường tròn màu đỏ(đường tròn màu đen). Vẽ ba đường tròn tâm B1,B2,B3 mỗi đường tròn này tiếp xúc với hai đường tròn màu đỏ và một đường tròn màu trắng. Chứng minh rằng A1B1,A2B2,ẢB3 đồng quy.

 

8.GIF

 




#425593 Chứng minh lục giác nội tiếp

Gửi bởi khongghen trong 10-06-2013 - 01:24

MM'.NN',PP" là ba đường trung trực của tam giác ABC. Cho PP'=AC; NN'=BC; MM'=AB. Cho ba đường thẳng (d1)(d2),(d3) lần lượt đi qua M';N';P' và song song với các cạnh tương ứng của tam giác. (d1)⋂AC,BC = A1,A6; (d2)⋂BA,BC = A2,A3; (d3)⋂CB,CA = A4,A5;
 

Chứng minh: A1,A2,A3,A4,A5,A6 nội tiếp

 

Luc gia noi tiep.GIF


  • LNH yêu thích


#423142 Chứng minh ba điểm thẳng hàng và hai đường thẳng song song

Gửi bởi khongghen trong 02-06-2013 - 14:34

7 điểm trên một đường tròn.

 

Cho 3 điểm N,P,Q nằm trên một đường thẳng. M là điểm bất kỳ nằm ngoài đường thẳng. A,B,C là tâm ba đường tròn ngoại tiếp tap giác NPM, PQM, NQM . NA giao với QB tại C1. NC giao với BP tại A1. AP giao với QC tại B1.

 

1-Khi đó 7 điểm A,B,C,A1,B1,C1, M nằm trên một đường tròn.

2-Đường thẳng N,P,Q đi qua trực tâm tam giác ABC.

3. C1,A1,B1 lần lượt thuộc đường tròn tâm C,A,B.

 

7 POINTS ARE ON A CIRCLE.GIF

 

Đào Thanh Oai




#421964 Chứng minh ba điểm thẳng hàng và hai đường thẳng song song

Gửi bởi khongghen trong 29-05-2013 - 18:14

Các đường tròn ngoại tiếp các lục giác:

 

Ba đường tròn tâm A,tâm B,tâm C tiếp xúc với nhau. Dựng đường tròn tiếp xúc trong tâm I và tiếp xúc ngoài tâm K với ba đường tròn này. Từ đó dựng ba đường tròn, mỗi đường tròn tiếp xúc với hai trong ba đường tròn tâm A,B hoặc B,C hoặc C,A và đường tròn tâm K hoặc tâm I(Các đường tròn màu xanh lá cây).

 

M.GIF

 

Ta định nghĩa:

 

Ba đường tròn tiếp xúc với đường tròn tâm K hoặc tâm I với ba đường tròn tâm A,B,C ở bài 3 trên là đường tròn cấp phụ 1. Ba đường tròn phụ cấp n trong bài toán ở đây được định nghĩa là ba đường tròn tiếp xúc với đường tròn phụ cấp (n-1) và đồng thời tiếp xúc với hai trong ba đường tròn tâm A,B, hoặc tâm B,C hoặc tâm CA. Như vậy ta sẽ có sáu điểm tiếp xúc cấp n. Sáu điểm tiếp xúc cấp n này tạo thành một lục giác cấp n.

 

n.GIF

 

Khi đó  ta có hai kết luận sau:

 

Kết luận 1:

 

-  Lục giác cấp n là một lục giác nội tiếp một đường tròn.

 

Khái niệm: Đường tròn nội tiếp lục giác cấp n được gọi là đường tròn cấp n.

 

Kết luận 2:

 

- Tâm đường tròn cấp n đều nằm trên đường thẳng IK.




#420696 Chứng minh CD//EF và bài toán đảo

Gửi bởi khongghen trong 24-05-2013 - 15:52

Cho hai đường tròn, và một elip đồng quy tại hai điểm A,B như hình vẽ. Đường elip cắt đường tròn thứ nhất tại hai điểm C,D cắt đường tròn thứ hai tại hai điểm E,F.

 

1. Chứng minh CD song song EF

 

2. Bài toán đảo hai đường tròn giao nhau tại A và B. C,D thuộc đường tròn thứ nhất, EF thuộc đường tròn thứ hai. CD song song với EF. Trong sáu điểm trên có 5 điểm thuộc một elip chứng minh điểm còn lại cũng thuộc elip

Hình gửi kèm

  • A.GIF



#418839 Chứng minh ba điểm M,N,P thẳng hàng

Gửi bởi khongghen trong 16-05-2013 - 21:13

Hệ quả của bài toán trên(cũng là hệ quả của định lý Pascal) là:

 

Tiếp tuyến của đường tròn tâm O ngoại tiếp tam giác A,B,C cắt BC,CA,AB tại ba điểm M,N,P khi đó M,N,P thẳng hàng.

 

Chứng minh:

 

Gọi D,E,F lần lượt là trung điểm của OA,OB,OC. Vẽ ba đường tròn tâm D,E,F tiếp xúc với đường tròn tâm O. Khi đó tiếp tuyến của đường tròn tâm O tại A, B,C cũng là trục đẳng phương của ba đường tròn trên với đường tròn tâm O.

 

Theo bài toán mở đầu khi đó ba tiếp tuyến này cắt ba cạnh EF,FD,DE tạo thành ba điểm thẳng hàng. Do đó ba tiếp tuyến đó cắt BC,CA,AB tại ba điểm M,N,P khi đó M,N,P thẳng hàng.

 

=> ĐPCM

 

Điều này liên tưởng đến giả thiết: Liệu có một trường hợp suy biến(theo phương pháp dựng hình) của bài toán mở đầu về định lý Pascal???

 

Hình gửi kèm

  • HE QUA THU 2.GIF



#358815 Định lý Hình Thoi

Gửi bởi khongghen trong 04-10-2012 - 16:34

Hai đường tròn tâm A và tâm C giao nhau tại điểm O. Kẻ hai đoạn thẳng cát tuyến đi qua O và bằng nhau là MN và PQ như hình vẽ. Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác MOQ và NOP lần lượt là B và D. Khi đó tứ giác ABCD là hình thoi.

Trường hợp đặc biệt: MN,PQ vuông góc và bằng nhau khi đó tứ giác ABCD sẽ là hình vuông


#354373 Sáng tạo các bài toán hình từ thực nghiệm

Gửi bởi khongghen trong 15-09-2012 - 20:03

Bài 17: Về đường tròn Euler. Đường tròn Euler sẽ được bổ sung thêm ba điểm nữa thành đường tròn 12 điểm. Ba điểm mới này sẽ được xác định theo cách sau. Trung điểm cạnh AB, AC hạ vuông góc với cạnh AC và AB tại N và M. Đường tròn ngoại tiếp tam giác AMN cắt đường trung tuyến ứng với đỉnh A ta sẽ xác định được điểm thứ 10. Tương tự ta sẽ xác định được điểm thứ 11 và 12

Hình gửi kèm

  • 4.GIF



#354094 Dựng đường tròn tiếp xúc với một đường tròn và hai đường thẳng cho trước?

Gửi bởi khongghen trong 14-09-2012 - 17:47

Làm thế nào vẽ được đường tròn tiếp xúc với một đường tròn và hai đường thẳng cho trước?

http://en.wikipedia....t's_theorem


Đối với bài toán mà có giao điểm của đường thẳng nằm trên đường tròn và tiếp xúc trong có thể dựa vào định lý Lyness.

Bước 1. Giả sử hai đường thẳng giao nhau tại A thuộc đường tròn, hai đường thẳng cắt đường tròn tại B và C

Bước 2. Vẽ đường tròn tâm I nội tiếp tam giác

Bước 3. Vẽ đường thẳng vuông góc với đường AI cắt AB, AC tại M và N. Dựng đường thẳng vuông góc với AB, AC tại M và N. Hai đường thẳng này cắt nhau tại tâm đường tròn tiếp xúc với AB và AC và đường tròn ngoại tiếp tam giác.

(Hix hix. Hôm trước không hiểu sao nghĩ xiên sẹo đi bài nào mà lại viết như thế được)

Hình gửi kèm

  • 1.GIF



#354067 Sáng tạo các bài toán hình từ thực nghiệm

Gửi bởi khongghen trong 14-09-2012 - 14:46

Bài 15: Cho tam giác ABC và đường tròn tâm O. vẽ đường tròn tâm A, tâm B, tâm C bán kính AO, BO, CO. Trục đẳng phương của đường tròn tâm O và tâm A giao với BC tại P, trục đẳng phương của đường tròn tâm O tâm B giao với AC tại N, trục đẳng phương đường tròn tâm O tâm C giao với AB tại M. Chứng minh M, N,P thẳng hàng

Hình gửi kèm

  • 2.gif