Đến nội dung

mrjackass

mrjackass

Đăng ký: 01-12-2012
Offline Đăng nhập: 18-09-2016 - 19:05
****-

#394796 Tính $a^2+b^9+c^{1945}$

Gửi bởi mrjackass trong 08-02-2013 - 12:50

$a^2+b^2+c^2=1 \iff |a|^2+|b|^2+|c|^2=1$
=>$0 \leq |a|^2,|b|^2,|c|^2 \leq 1 \iff 0 \leq |a|,|b|,|c| \leq 1$
Áp dụng tính chất của dấu giá trị tuyệt đối và đánh giá $0 \leq |a|,|b|,|c| \leq 1$
$1=a^3+b^3+c^3 \leq |a|^3+|b|^3+|c|^3 \leq |a|^2+|b|^2+|c|^2=1$
Do dấu đẳng thức xảy ra nên dấu $=$ trong các đánh giá trên cũng phải xảy ra, tức là $(a;b;c)$ là $(1;0;0)$ và các hoán vị.
Từ đó, dễ thấy $a^2+b^9+c^{1945}=1$


#394745 $\frac{2010x+2680}{x^{2}+1}$

Gửi bởi mrjackass trong 08-02-2013 - 09:56

có thể làm theo cách lớp 8 được không anh ?

Cách lớp 8 thì có người làm ở trên rồi đấy. Hoặc em có thể xét $A+355$ và $A-3015$. Bởi vì lớp 8 chưa học phương pháp tổng quát nên lời giải này hơi thiếu tự nhiên


#394623 $\frac{2010x+2680}{x^{2}+1}$

Gửi bởi mrjackass trong 07-02-2013 - 22:18

Tìm giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của biểu thức : $\frac{2010x+2680}{x^{2}+1}$

Bài này miền giá trị của hàm số cũng được mà


#394618 $\frac{a^{2}}{(b-c)^{2}}+...

Gửi bởi mrjackass trong 07-02-2013 - 22:10

***Lưu ý: lời giải này không phải của mình***
Đặt $x=\frac{a}{b-c};y=\frac{b}{c-a};z\frac{c}{a-b}$
Thế thì $xy+yz+zx=\frac{ab}{(b-c)(c-a)}+\frac{bc}{(c-a)(a-b)}+\frac{ca}{(a-b)(b-c)}=\frac{ab(a-b)+bc(b-c)+ca(c-a)}{(a-b)(b-c)(c-a)}=-1$ (Bạn có thể tích chéo để CM đẳng thức trên)
Mặt khác $(x+y+z)^2 \geq 0 \iff x^2+y^2+z^2 \geq -2(xy+yz+zx)=(-2)(-1)=2$
=> đpcm
  • Atu yêu thích


#394584 $$ (\frac{a}{a+b})^{n}+(\fr...

Gửi bởi mrjackass trong 07-02-2013 - 21:26

Cho a,b,c dương, n >1 (n nguyên)
Chứng minh rằng
$$ (\frac{a}{a+b})^{n}+(\frac{b}{b+c})^{n}+(\frac{c}{c+a})^{n}\geq \frac{3}{2^{n}}$$

Bạn tham khảo tại http://diendantoanho...bckgeq-frac32k/


#394573 $\sqrt[3]{x^2}+\sqrt[3]{y^2}=\sqrt[3]...

Gửi bởi mrjackass trong 07-02-2013 - 21:14

Chứng minh rằng nếu $\sqrt{x^2+\sqrt[3]{x^4y^2}}+\sqrt{y^2+\sqrt[3]{x^2y^4}}=a$ thì $\sqrt[3]{x^2}+\sqrt[3]{y^2}=\sqrt[3]{a^2}$.

Trước hết ta xét: $(x^{2}+\sqrt[3]{x^4y^2})(y^{2}+\sqrt[3]{x^2y^4})=x^2y^2+\sqrt[3]{x^4y^8}+\sqrt[3]{x^8y^4}+x^2y^2=(\sqrt[3]{x^4y^2})^2+(\sqrt[3]{x^2y^4})^2+2\sqrt[3]{x^8y^8}=(\sqrt[3]{x^4y^2}+\sqrt[3]{x^2y^4})^2$
Ta có: $\sqrt{x^2+\sqrt[3]{x^4y^2}}+\sqrt{y^2+\sqrt[3]{x^2y^4}}=a \iff x^2+y^2+\sqrt[3]{x^4y^2}+\sqrt[3]{x^2y^4}+2\sqrt{({x^2+\sqrt[3]{x^4y^2}})(y^2+\sqrt[3]{x^2y^4})}=a^2 \iff x^2 +y^2 +\sqrt[3]{x^4y^2}+\sqrt[3]{x^2y^4}+2(\sqrt[3]{x^4y^2}+\sqrt[3]{x^2y^4})=a^2 \iff x^2+y^2+3(\sqrt[3]{x^4y^2}+\sqrt[3]{x^2y^4})=a^2 \iff (\sqrt[3]{x^2}+\sqrt[3]{y^2})^3=(\sqrt[3]{a^2})^3 \iff \sqrt[3]{x^2}+\sqrt[3]{y^2}=\sqrt[3]{a^2}$
OK bạn nhé. Lúc làm mình quên không đặt $\sqrt[3]{x^2}=m$ và $\sqrt[3]{y^2}=n$ để lời giải đẹp hơn :biggrin: Mong bạn thông cảm :D


#394553 CMR: Với mọi số nguyên dương n, số $a^n$ viết được dưới dạng $...

Gửi bởi mrjackass trong 07-02-2013 - 20:50

Cho $a= \sqrt{2}-1$
CMR: Với mọi số nguyên dương n, số $a^n$ viết được dưới dạng $\sqrt{m}-\sqrt{m-1}$

Nếu $n=1$ thì $a_1=\sqrt{2}-\sqrt{1}$
Giả sử, giả thiết đúng tới $n=k$, tức là $a^k=\sqrt{i}-\sqrt{i-1}$
Ta cần chứng minh $a^{k+1}$ có dạng $\sqrt{j}-\sqrt{j-1}$
Xét: $a^{k+1}=a^k.a=(\sqrt{i}-\sqrt{i-1})(\sqrt {2}-1)=\sqrt{2i}-\sqrt{2(i-1)}-\sqrt{i}+\sqrt{i-1}=(\sqrt{2i}+\sqrt{i-1})-(\sqrt{2(i-1)}+\sqrt{i})$
Đặt $\sqrt{j}=\sqrt{2i}+\sqrt{i-1} \iff j=3i-1+\sqrt{2i(i-1)} \iff j-1=3i-2+\sqrt{2i(i-1)}=2(i-1)+i+\sqrt{2(i-1)i}=(\sqrt{2(i-1)}+\sqrt{i})^2$
=>$\sqrt{2(i-1)}+\sqrt{i}=\sqrt{j-1}$ => $a^{k+1}=\sqrt{j}-\sqrt{j-1}$ => đpcm
Bài toán có thể được mở rộng như sau:
Cho $a=\sqrt{t+1}-\sqrt{t}$
Chứng minh rằng: với mọi n nguyên dương thì $a^n$ luôn viết được dưới dạng $\sqrt{x+1}-\sqrt{x}$
Cách làm tương tự

Trang ơi không có điều kiện gì của $m$ à ?

Chỉ cần căn thức có nghĩa là được thôi bạn


#394317 $\frac{a^2+b^2}{a+b}+\frac{b^2+c^2...

Gửi bởi mrjackass trong 07-02-2013 - 13:55

Cho $a,b,c \geq 0$. CMR:
$\frac{a^2+b^2}{a+b}+\frac{b^2+c^2}{b+c}+\frac{c^2+a^2}{c+a} \leq\frac{3(a^2+b^2+c^2)}{a+b+c}$


#394273 $\left\{\begin{matrix} a^{2}+b^...

Gửi bởi mrjackass trong 07-02-2013 - 12:05

Giải hệ phương trình sau trên tập $\mathbb{R}^{+}$:

$\left\{\begin{matrix} a^{2}+b^{2}+c^{2}\leq 3\\ \frac{a}{\sqrt{b+c}}+\frac{b}{\sqrt{c+a}}+\frac{c}{\sqrt{a+b}}\leq \frac{\sqrt{2}}{2}(a+b+c) \end{matrix}\right.$

Đề kiểu này dễ đoán hướng làm quá.
Đặt $P=\frac{a}{\sqrt{b+c}}+\frac{b}{\sqrt{c+a}}+\frac{c}{\sqrt{a+b}}$
Theo C-S: $a+b+c \leq \sqrt{3(a^2+b^2+c^2)} \leq 3$
Do vai trò $a;b;c$ tương đương nên giả sử $a \geq b \geq c$. Khi đó thì $\frac{1}{\sqrt{b+c}} \geq \frac{1}{\sqrt{c+a}} \geq \frac{1}{\sqrt{a+b}}$
Áp dụng BĐT Chebyshev, AM - GM và đánh giá $a+b+c \leq 3$:
$3P \geq (a+b+c)(\frac{1}{\sqrt{b+c}}+\frac{1}{\sqrt{c+a}}+\frac{1}{\sqrt{a+b}})\geq(a+b+c)(\frac{3}{\sqrt{\sqrt[3]{(a+b)(b+c)(c+a)}}})\geq (a+b+c)(\frac{3}{\sqrt{\frac{2(a+b+c)}{3}}})\geq (a+b+c)\frac{3}{\sqrt{2}} \iff P \geq \frac{\sqrt{2}}{2}(a+b+c)$
Tuy nhiên theo hệ phương trình: $ P \leq \frac{\sqrt{2}}{2}(a+b+c)$. Do đó $ P = \frac{\sqrt{2}}{2}(a+b+c)$
Dấu bằng phải xảy ra ở các đánh giá trên để thỏa mãn, tức là $a=b=c=1$
Kết luận: Hệ có nghiệm duy nhất $(a;b;c)$ là $(1;1;1)$


#394035 Cho a,b,c không âm thoả mãn ab+bc+ca=1. Tìm GTNN của biểu thức:

Gửi bởi mrjackass trong 06-02-2013 - 20:53

Phương pháp này gọi là cân bằng hệ số trong bất đẳng thức. việc tìm ra các hệ số trên cần giải một hệ các phương trình. :D Bạn thử làm xem thế nào.

Cách làm của mình như sau:
Thấy được vai trò của $b;c$ là tương đương, ta dự đoán dấu "=" xảy ra khi $\alpha a=b=c$, trong đó $\alpha$ là 1 hằng số dương mà ta sẽ đi tìm. Bây giờ ta cứ "hồn nhiên" AM-GM như sau:
$\alpha^2 a^2+b^2\geq 2\alpha ab$
$\alpha^2 a^2+c^2\geq 2\alpha ac$
$\alpha(b^2+c^2)\geq 2\alpha bc$
Cộng 3 vế các đánh giá trên: $\alpha^22a^2+(\alpha+1)(b^2+c^2)\geq2\alpha(ab+bc+ca)=2\alpha$
Ta thấy vế trái hệ số của $a^2$ và $b^2+c^2$ còn "lệch", chưa thể đưa về $2a^2+b^2+c^2$. Do đó ta sẽ "chỉnh" $ \alpha $ sao cho $ \alpha^2=\alpha+1 $
Giải phương trình trên, lấy nghiệm dương, ta được $\alpha=\frac{\sqrt{5}+1}{2}$. Lúc này thì thay vào các đánh giá trên và tìm dấu "=" thôi


#394025 Tìm $GTNN$ của $A=a^3+b^3+c^3$

Gửi bởi mrjackass trong 06-02-2013 - 20:35

Bài này trong cuốn "Nâng cao và phát triển Toán 9 tập một" của Vũ Hữu Bình. Mình xin được viết lại lời giải của tác giả (Chứ không phải lời giải của mình)
Ta có: $a^3+1=(a+1)(a^2-a+1=(a+1)(a^2-a+\frac{1}{4})+\frac{3}{4}(a+1)$
Do đó: $a^3-\frac{3}{4}a+\frac{1}{4}=(a+1)(a-\frac{1}{2})^2\geq0$ với $a \geq -1$
Lập các đánh giá tương tự với b và c
=> $(a^3+b^3+c^3)-\frac{3}{4}(a+b+c)+\frac{3}{4}\geq 0 \iff a^3+b^3+c^3 \geq -\frac {3}{4}$
Dấu "=" khi có 1 số bằng -1 và 2 số bằng $\frac{1}{2}$


#382416 BĐT kết thúc 2012, chào 2013

Gửi bởi mrjackass trong 31-12-2012 - 23:56

Mình xim được kết thúc năm 2012 của box BĐT và cực trị bằng bài toán sau:
Cho $a_1, a_2,..., a_n$ và $b_1, b_2,..., b_n$ là 2 bộ số thực dương; $m$ là 1 số nguyên dương thỏa mãn $a_1^{m}+a_2^{m}+...+a_n^{m}=b_1^{m}+b_2^{m}+...+b_n^{m}$. Chứng minh rằng:
$\frac{a_1^{2013+m}}{b_1^{m}}+\frac{a_2^{2013+m}}{b_2^{m}}+...+\frac{a_n^{2013+m}}{b_n^{m}}\geq a_1^{2013}+a_2^{2013}+...+a_n^{2013}$


#381963 $\frac{a^3b}{1+ab^2}+\frac{b^3c}...

Gửi bởi mrjackass trong 30-12-2012 - 13:19

Cho a,b,c là các số thực dương. CMR:
$\frac{a^3b}{1+ab^2}+\frac{b^3c}{1+bc^2}+\frac{c^3a}{1+ca^2}\geq \frac{abc(a+b+c)}{1+abc}$


#381960 $\frac{a}{7a^{2}+11}+\frac{...

Gửi bởi mrjackass trong 30-12-2012 - 13:10

Cho $a,b,c> 0$ và $a+b+c= 3$ Chứng minh rằng:
$\frac{a}{7a^{2}+11}+\frac{b}{7b^{2}+11}+\frac{c}{7c^{2}+11}\leq \frac{1}{6}$


#379088 CMR: $\sum \frac{a_1^{m}}{S(p)-a_1^...

Gửi bởi mrjackass trong 20-12-2012 - 16:54

Cho $a_1,a_2,...,a_n>0$ và m,p nguyên dương.
Kí hiệu $S(i)=a_1^{i}+a_2^{i}+...+a_n^{i}$
CMR: $\sum \frac{a_1^{m}}{S(p)-a_1^{p}}\geq \frac{n.[S(m)]}{(n-1).[S(p)]}$