Đến nội dung

Nguyen Quoc Thai

Nguyen Quoc Thai

Đăng ký: 28-04-2016
Offline Đăng nhập: 29-04-2016 - 06:31
-----

Trong chủ đề: Lịch sử số Bernoulli

29-04-2016 - 06:30

Chứng minh Hàm sinh số Bernoulli
 
Trong một số bài viết có sử dụng hàm sinh số Bernoulli tuy nhiên có vẻ không tự nhiên lắm!
Ở đâu ra hàm này?
Có chứng minh được không?
Mời các bạn bỏ chút thời gian đọc nhé.(phần chuỗi lỹ thừa hình thức hơi khó hiểu nhé.)
 
Ta đã xác định các số Bernoulli bởi một công thức truy hồi. Tuy nhiên, tìm số Bernoulli bằng cách sử dụng hàm sinh cũng là một cách thông dụng. Và dưới đây ta sẽ chứng minh một định lý với số Bernoulli có liên quan đến hàm sinh.
Định lý:
Cho $B_n \;(n=0,1,2,… )$ là các số Bernoulli. Ta có công thức sau trong $\mathbb{Q}((t))$:
\[\frac{t{{e}^{t}}}{{{e}^{t}}-1}=\sum\limits_{n=0}^{\infty }{{{B}_{n}}\frac{{{t}^{n}}}{n!}}\]
 
Chứng minh
 
 Ta chỉ ra rằng $(\sum\nolimits_{n=0}^{\infty}B_n\frac{t^n}{n!})(e^t-1)=te^t$. từ định nghĩa phép nhân trong chuỗi lũy thừa hình thức ta có:
 
$\left( {\sum\limits_{n = 0}^\infty  {{B_n}\displaystyle\frac{{{t^n}}}{{n!}}} } \right)({e^t} - 1)$
$= \left( {\sum\limits_{n = 0}^\infty  {\displaystyle\frac{{{B_n}}}{{n!}}{t^n}} } \right)\left( {\sum\limits_{n = 1}^\infty  {\displaystyle\frac{{{t^n}}}{{n!}}} } \right)$
$= \sum\limits_{n = 1}^\infty  {\left( {\sum\limits_{i = 0}^{n - 1} {\displaystyle\frac{{{B_i}}}{{i!}}\displaystyle\frac{1}{{(n - 1)!}}} } \right){t^n}} $
$= \sum\limits_{n = 1}^\infty  {\left( {\sum\limits_{i = 0}^{n - 1} {{n \choose i}{B_i}} } \right)\displaystyle\frac{{{t^n}}}{{n!}}}$
 
Từ công thức truy hồi (trong bài lịch sử số Bernoulli) ta có $\sum\nolimits_{i = 0}^{n - 1} {({^n_i}){B_i}}  = n\forall n \ge 1$. Do vậy: 
\[\sum\limits_{n = 1}^\infty  {\left( {\sum\limits_{i = 0}^{n - 1} {{n \choose i}{B_i}} } \right)\frac{{{t^n}}}{{n!}}}  = \sum\limits_{n = 1}^\infty  {\frac{{{t^n}}}{{(n - 1)!}} = t{e^t}} \]
Điều phải chứng minh.
 
Ghi chú:
Ngược lại, Nếu ta định nghĩa  $B_{n}$  bởi công thức trong định lý trên thì ta có:
\[\left( {\sum\limits_{n = 0}^\infty  {{B_n}\frac{{{t^n}}}{{n!}}} } \right)({e^t} - 1) = t{e^t}\]
Khai triển vế trái và so sánh với vế phải chúng ta có công thức trong bài lịch sử số Bernoulli. Điều này chứng tỏ là định nghĩa truy hồi của Bernoulli và định nghĩa sử dụng hàm sinh trong định lý trên là đồng nhất.
 
Bây giờ ta tính một vài số Bernoulli:
Viết chuỗi trên dưới dạng
$\displaystyle x = (e^x-1) \, \sum_{k=0}^\infty \frac{B_k}{k!}x^k$
$\displaystyle x = \left( x+\frac{1}{2!}x^2 + \frac{1}{3!} x^3+ \frac{1}{4!} x^4+\cdots \right) \cdot \left( B_0 +B_1 \, x+\frac{B_2}{2!}\,x^2 +\frac{B_3}{3!} x^3+ \cdots \right)$
$\displaystyle x = B_0 x + \left(B_1+\frac{B_0}{2!} \right)x^2 + \left(\frac{B_0}{3!}+ \frac{B_2}{2!}+\frac{B_1}{2!}\right)x^3 +\left( \frac{B_0}{4!}+\frac{B_1}{3!}+\frac{B_2}{2!\, 2!}+\frac{B_3}{3!}\right) x^4+ \cdots$
Đồng nhất hệ số ta được
$\displaystyle {B_0 = 1 \, , \, B_1 =-\frac{1}{2} \, + \, B_2 = \frac{1}{6} \, , \, B_3=0 \, , \, B_4 = -\frac{1}{30} , \cdots }$
 
Sử dụng hàm sinh ta dễ chứng minh được mệnh đề sau:
Mệnh đề
Nếu n là một số nguyên lẻ lớn hơn hoặc bằng 3 thì $B_{n}=0$
Chứng minh
 Ta chỉ cần chỉ ra là chuỗi lũy thừa hình thức $\frac{te^t}{e^t-1}-\frac{t}{2}$ không có số hạng bậc lẻ. Từ đó ta có
\[\frac{te^t}{e^t-1}-\frac{t}{2}=\frac{t(e^t-1+1)}{e^t-1}-\frac{t}{2}=\frac{t}{e^t-1}+\frac{t}{2}\]
và:
\[\frac{(-t)e^{-t}}{e^{-t}-1}-\frac{(-t)}{2}=\frac{-t}{1-e^t}+\frac{t}{2}=\frac{t}{e^t-1}+\frac{t}{2}\]
Như vậy $\frac{te^t}{e^t-1}-\frac{t}{2}$ không thay đổi khi ta thay $t$ bởi $-t$. Hay hệ số của số hạng có bậc lẻ là bằng 0.
Mệnh đề
\[(2n + 1){B_{2n}} =  - \sum\limits_{m = 1}^{n - 1} {{2n}\choose {2m}} {B_{2m}}{B_{2(n - m)}} (n \ge 2)\]
Chứng minh (xem tài liệu đính kèm)
...

Trong chủ đề: Jacob Bernoulli (27/12/1654 – 16/8/1705)

28-04-2016 - 08:48

mời xem bản nghiên cứu của Nguyễn Quốc Thái:http://diendantoanho...ử-số-bernoulli/