Đến nội dung

lamNMP01

lamNMP01

Đăng ký: 23-03-2017
Offline Đăng nhập: 17-03-2018 - 10:59
****-

#680360 Số ước số

Gửi bởi lamNMP01 trong 12-05-2017 - 06:59

Theo như em biết , số $4^n$ vẫn chưa gọi là tốt lắm , có bài toán chứng minh cho $2^{2^{n-1}}$. Bài toán này được chứng minh dựa trên đa thức cyclotomic ( đa thức chia đường tròn )




#680121 Đề thi HSG TOÁN 10,11 TỈNH VĨNH PHÚC (2017-2018)

Gửi bởi lamNMP01 trong 09-05-2017 - 21:33

theo mình nghĩ đối với khối 10 chưa nên dùng khảo sát hàm số, 

cách giải khác cx theo holder

https://diendantoanh...rtfracabcgeq-6/

 

theo mình nghĩ đối với khối 10 chưa nên dùng khảo sát hàm số, 

cách giải khác cx theo holder

https://diendantoanh...rtfracabcgeq-6/

 

Theo như hiểu biêt của mình , Holder hình như cũng bị cấm thì phải :(. Khảo sát chả qua nói cho vui chứ thực tế nó là Cauchy 2 số  :icon6:  :icon6:  :ukliam2:  :ukliam2:




#680078 Tại sao nhiều bài toán BĐT thế ?

Gửi bởi lamNMP01 trong 09-05-2017 - 15:55

Thực ra như em nghĩ là không nên loại bỏ nó đi. Hay phải chăng là mọi người không " còn " thích nó như thế hệ trước là vì thi VMO,TST, IMO, thậm chí thi trắc nghiệm đại học bây giờ chắc cũng chả còn.

Em cũng khá thích bất đẳng thức , không phải vì nó giống cờ hay trí tuệ gì cả ? Chỉ đơn giản người đầu tiên mà em cảm nhận được vẻ đẹp toán học là anh Cẩn ( Võ Quốc Bá Cẩn ). Em khi nói cho thầy em điều này thì ngay lập tức thầy ấy nói là " Sao con không quan tâm đến Gauss trước mà quan tâm mấy cái biến đổi " mệt mỏi " này làm gì ?.

 

Có 1 câu chuyện ( của em ) : Thưở lớp 9 , em học cấp 2 có em và thằng bạn giỏi ngang ngửa nhau nhưng chỉ vì nó giỏi tổ hợp hơn em nên được đánh giá cao hơn. Hay chỉ đơn giản là " Bất toàn trâu bò thôi, tổ hợp mới đúng là đỉnh cao trí tuệ ". Còn nếu nói về độ " trâu bò " : em nghĩ hình học bây giờ nó đông gấp 3 lần các thứ khác. Vậy tại sao có topic này mà không phải là " Tại sao hình học sơ cấp nó khoẻ thế , IMO càng ngày càng cho ít  mà vẫn ra " lò " kinh thế ? ". Phải chăng là do HHSC vẫn còn có " điểm " khi đi thi ? 

 

Trước khi em thi TST vài ngày. Thầy em có nói đến vấn đề là phải nghỉ bđt và tập trunng cày các thứ khac :))




#680070 Chứng minh f đơn ánh

Gửi bởi lamNMP01 trong 09-05-2017 - 14:14

Khi trên đó ( 2 dòng ) người ta đã chứng  minh f là hàm hằng . Khi đó f(x)=c với mọi x. Khi đó c=0 mẫu thuẫn với giả thuyết bài toán




#680055 Đề thi HSG TOÁN 10,11 TỈNH VĨNH PHÚC (2017-2018)

Gửi bởi lamNMP01 trong 09-05-2017 - 08:51

Ta chứng minh nhận định sau { em giải bằng Holder nhưng chắc có thể dễ hơn }. 

 

$\sqrt{\dfrac{a}{b+c}} + \sqrt{\dfrac{b}{c+a}} + \sqrt{\dfrac{c}{a+b}} \geq \sqrt{\dfrac{(a+b+c)^2}{ab+bc+ca}}$

 

 

Đặt $\sqrt{\dfrac{(a+b+c)^2}{ab+bc+ca}} =t$ Ta có thể cm là $t>= căn 3$

 

 

Khảo sát hàm số theo t khi đó ta có đpcm




#680048 $\mathrm{gcd}(m, n)$ divides $f(m) + f(n)$

Gửi bởi lamNMP01 trong 09-05-2017 - 01:19

Hừm em biết là nó khá cũ rồi nhưng thôi kệ.

 

 

Thay m,n bới p,1 với p nguyên tố lớn hơn bằng 3 và n=1. Ta có p là ước của f(p)+f(1). 

Thay m,n bởi p,p với p nguyên tố lớn hơn bằng 3 . Ts có p là ước của f(p).

 

Vậy p là ước của f(1).

. Cho p ra dương vô cùng , ta có f(1)=0. Đến đây ta xét thay x,y bởi n,1. Ta có n là ước của f(n). Ta có mọi hàm f(x) như trên đều thoả mãn yêu cầu bài toán




#680047 $p \in P$ và $p^2 | 2^p-2$

Gửi bởi lamNMP01 trong 09-05-2017 - 00:52

Xét q là ước nguyên tố lớn nhất của $2^p-1$. GỌi $q_j$ là ước của $2^p-1$ xét $q_j=1=pm_j$.

$2^p-1$ chia hết cho $q_j$. Nên $2^{p+1}-2$ chia hết cho $q_j$. Ta có $q_j$ đồng dư 1 hoặc 7 mod 8.

 

Mà do $p^2$ là ước của $2^{p-1}-1$ nên là ước của $2^{p}-2 . Viết lại theo phân tích tiêu chuẩn : $p^2$ là ước của tích chạy từ 1 đến r của $(1+pm_j)^{a_j}-1$

Vậy tổng tuyến tính $m_ja_j$ với j chạy từ 1 đến r chia hết cho p. Từ đây , ta có $m_j$ đồng dư 0 hoặc 6 theo mod $8$ nên $m_j$ lớn hơn hoặc bằng 6. 

 

 

 

Vậy ta có $2^p >= (6p)^{a_1+.........+a_r}$ với m= MAX{$m_j$}. nên ta dễ dàng có đpcm




#679911 Đề thi Olympic chuyên KHTN 2017

Gửi bởi lamNMP01 trong 07-05-2017 - 22:40

Không ai chém câu 2 à, thế mình chém tý :)

           

 

Xét $a=2x-1,b=2x+1,c=-x$ . Khi đó ta có $P(2x-1)^2+P(2x+1)^2+P(-x)^2=P(3x)^2+2$. So sánh hệ số  $x^{2n}$ có dễ dàng có n=1 nên  $degP=1$. Do đó $P(x)=mx+n$.

Thay vào đẳng thức, khi đó ta có $P(x)=\cos \alpha+x sin \alpha $

 

 

 

 

Dễ dàng kiểm tra đa thức thoả mãn . Vậy $P(x)=\cos \alpha+x sin \alpha $




#679409 Xấp xỉ Dirichlet

Gửi bởi lamNMP01 trong 03-05-2017 - 22:15

Ta định nghĩa $q$ là 1 " mẫu số thân thiện " nếu thoả mãn với $\alpha$ thực thì có $\displaystyle |\alpha - \dfrac{p}{q}|<\dfrac{1}{10q}$ với 1 vài số $p$ nguyên. CMR nếu 2 số $\alpha$ và $\beta$ có chung tập mẫu số thân thiện thì ta có $\alpha+\beta$ hoặc $\alpha-\beta$ là số nguyên.




#679087 Đề thi HSG lớp 10 Ngày 1 tỉnh Ninh Bình 2016-2017

Gửi bởi lamNMP01 trong 01-05-2017 - 09:53

Câu4 : Xây dựng 1 họ các nghiệm của đa thức f : 1 công thức truy hồi . Từ đó ta có f có vô hạn nghiệm mà bậc n hữu hạn, vô hạn. Từ đó đa thức không có nghiệm thực , toàn nghiệm phức nên bậc của nó là chẵn ( do đa thức nhận 1 no z là nghiệm thì liên hợp của z cũng là no). Từ câu a dễ dàng nhận ra f là hằng. Nên f đồng nhất 1.

   Nói ngắn vì không thể che dấu là mình không biết gõ Latex và làm bài dễ giải trí vì bài tập của mình khó lòi ra  :D  :D




#678974 $\frac{a^{2}+b^{2}+c^{2}}...

Gửi bởi lamNMP01 trong 30-04-2017 - 00:02

                                Xét VT-VP, ta có đây là đa thức bậc 1/2 đối với biến abc. Ta có đây là hàm đồng biến đối với biến tích abc. Khi đó theo bổ đề chặn tích . Ta chỉ cần xét bộ (a,a,a): (a,0,0),(a,a,0) hoặc (o,o,o). Dễ dàng nhận ra đpcm. Ngoài ra còn có thể giải bằng SOS và EMV




#678968 1 bài hay hay ( muốn xem có cách hay không ạ )

Gửi bởi lamNMP01 trong 29-04-2017 - 23:45

                                                             Cho trước 2 số $a$ và $k$.

                       CMR luôn tồn tại với mỗi số $n$ cho trước tồn tại số $m$ để $n$ là ước của $k.a^m+m$




#678814 $\binom{p^3}{p^2}\equiv \binom{p...

Gửi bởi lamNMP01 trong 28-04-2017 - 09:12

Babbage và Wolstenholme không ăn thua đâu :)))))). Sau đây là định lí Kazandzidis :

 

                                   $ \binom{p^3}{p^2}\equiv \binom{p^2}{p}\left ( modp^8 \right ) vì 8 = 3+vp(p^2.p.(p^2-p)+vp(\binom{p^2}{p}))$

 

 Dễ thấy $vp( \binom{p^2}{p})=1$ do $\binom{p^2}{p}$ đồng dư 2 $mod p^2$ nhưng lại chia hết cho p




#678170 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2017

Gửi bởi lamNMP01 trong 20-04-2017 - 23:48

Bài 3 là IMO Shortlist 2015 A2 . 




#678169 USAMO 2017 ngày 1

Gửi bởi lamNMP01 trong 20-04-2017 - 23:46

Bài 1: CMR tồn tại vô hạn cặp $(a,b)$ thoả mãn $a$, $b$ nguyên tố cùng nhau và đồng thời lớn hơn 1 để $a^b+b^a$ chia hết cho $a+b$

 

 

Bài 2: Cho $m_1, m_2, \ldots, m_n$ là n số nguyên dương không nhất thiết phân biệt . Với dãy các số nguyên bất kì $A = (a_1, \ldots, a_n)$ và 1 hoán vị bất k ì$w = w_1, \ldots, w_n$ của $m_1, m_2, \ldots, m_n$ định nghĩa $A$-inversion của $w$ là các  cặp $w_i$ và $w_j$ với $i$ < $j$ thoả mãn các điều kiện :

   i)  $a_i \ge w_i > w_j$

   ii) $w_j > a_i \ge w_i$ hoặc 

  iii)  $w_i > w_j > a_i$

 CMR với 2 dãy số nguyên $A = (a_1, \ldots, a_n)$  và $B = (b_1, \ldots, b_n)$ và với mỗi số nguyên dương $k$ ,số hoán vị của $m_1, \ldots, m_n$ có đúng k $A$-inversion bằng với số bộ hoán vị $m_1, \ldots, m_n$ có đúng $k$ $B$-inversion.

 

Bài 3: Cho $ABC$ là tam giác không có 3 cạnh bằng nhau , nội tiếp $\Omega$ và có tâm nội tiếp $I$. Tia $AI$ cắt $BC$ tại $D$ và $\Omega$ lần thứ 2 tại M. Đường tròn đường kính $DM$ cắt $\Omega$ tại $K$ . $MK$ cắt $BC$ tại $S$. Lấy $N$ là trung điểm của tia $IS$. Đường tròn ngoại tiếp $\triangle KID$ và $\triangle MAN$ cắt nhau lần lượt tại $L_1$ và $L_2$. CMR $\Omega$ đi qua trung điểm của $IL_1$ hoặc $IL_2$.

 

 

                                                                           Chúc mọi người có 1 buổi đêm vui vẻ :)