Đến nội dung

Alph@

Alph@

Đăng ký: 08-01-2006
Offline Đăng nhập: 06-08-2018 - 12:02
-----

Định lý Papus (Papus's Theorem)

25-10-2009 - 16:52

Định lý Papus mà thầy Nguyễn Tăng Vũ đã giới thiệu hồi sáng.

* Trường hợp tồn tại một trong hai cặp $\left( A'B,B'C \right)$ hay $\left( AB',BC' \right)$ không song song, không giảm tính tổng quát ta có thể giả sử
$A'B\cap B'C=P$
Gọi $M=A'B\cap AC'$ , $N=B'C\cap AC'$, ta có hình vẽ sau

Hình đã gửi

Để chứng minh $\alpha ,\beta ,\gamma$ thẳng hàng (bằng định lí Menelaus)
ta cố chứng minh đẳng thức sau
$\dfrac{\overline{\alpha N}}{\overline{\alpha P}}\cdot \dfrac{\overline{\gamma P}}{\overline{\gamma M}}\cdot \dfrac{\overline{\beta M}}{\overline{\beta N}}=1\qquad \left( * \right)$ .
Để làm điều đó ta lần lượt tìm hiểu các mối liên hệ có chứa các tỉ số $\dfrac{\overline{\alpha N}}{\overline{\alpha P}}$ , $\dfrac{\overline{\gamma P}}{\overline{\gamma M}}$ , $\dfrac{\overline{\beta M}}{\overline{\beta N}}$ .
Xét $\Delta MNP$ và cát tuyến $B\alpha C'$ , áp dụng định lý Menelaus ta có:
$\dfrac{\overline{\alpha N}}{\overline{\alpha P}}\cdot \dfrac{\overline{BP}}{\overline{BM}}\cdot \dfrac{\overline{{C}'M}}{\overline{{C}'N}}=1\qquad \qquad \qquad \left( 1 \right)$
Xét $\Delta MNP$ và cát tuyến $A\gamma B'$ , áp dụng định lý Menelaus ta có:
$\dfrac{\overline{\gamma P}}{\overline{\gamma M}}\cdot \dfrac{\overline{AM}}{\overline{AN}}\cdot \dfrac{\overline{B'N}}{\overline{B'P}}=1\qquad \qquad \qquad \left( 2 \right)$
Xét $\Delta MNP$ và cát tuyến $C\beta A'$ , áp dụng định lý Menelaus ta có:
$\dfrac{\overline{\beta M}}{\overline{\beta N}}\cdot \dfrac{\overline{CN}}{\overline{CP}}\cdot \dfrac{\overline{A'P}}{\overline{A'M}}=1\qquad \qquad \qquad \left( 3 \right)$
<< Dừng lại một tí và để ý rằng để đạt được đẳng thức $\left( * \right)$ ta cần phải có
$\dfrac{\overline{BP}}{\overline{BM}}\cdot \dfrac{\overline{AM}}{\overline{AN}}\cdot \dfrac{\overline{CN}}{\overline{CP}}\cdot \dfrac{\overline{{C}'M}}{\overline{{C}'N}}\cdot \dfrac{\overline{B'N}}{\overline{B'P}}\cdot \dfrac{\overline{A'P}}{\overline{A'M}}=1$ . Điều đó hướng ta đến việc >>
Xét $\Delta MNP$ và cát tuyến $ABC$ , áp dụng định lý Menelaus ta có:
$\dfrac{\overline{AM}}{\overline{AN}}\cdot \dfrac{\overline{BP}}{\overline{BM}}\cdot \dfrac{\overline{CN}}{\overline{CP}}=1\qquad \qquad \qquad \left( 4 \right)$
Xét $\Delta MNP$ và cát tuyến $A'B'C'$ , áp dụng định lý Menelaus ta có:
$\dfrac{\overline{{C}'M}}{\overline{{C}'N}}\cdot \dfrac{\overline{B'N}}{\overline{B'P}}\cdot \dfrac{\overline{A'P}}{\overline{A'M}}=1\qquad \qquad \qquad \left( 5 \right)$
Nhân lần lược các đẳng thức $\left( 1 \right)\left( 2 \right)\left( 3 \right)\left( 4 \right)\left( 5 \right)$ vế theo vế, ta suy ra được đẳng thức $\left( * \right)$ , và theo định lý Menelaus thì $\alpha ,\beta ,\gamma$ thẳng hàng.
* Trường hợp $A'B\parallel B'C$ và $AB'\parallel BC'$
Hình đã gửi
Hình đã gửi

Sáng tạo HÓA (Hot)

25-02-2007 - 19:46

Đây là tác phẩm của mình ,xem xong cho biết ý kiến nhé !
File word đây:

Chỉ có thể là những dấu sao ***

31-08-2006 - 16:01

Đoạn quảng cáo như sau:
Một thanh niên nọ đi đến quán bia để uống một ly bia
Vào quán anh gọi một ly bia
Ông chủ quán can ngăn
Nhưng dù có can ngăn anh vẫn nhứt quyết đòi uống
Uống xong anh bạn của thanh niên nọ ấn ngay số điện thoại của mình.
Xe cứu thương đến và mang anh thanh niên nọ đi cấp cứu
CHỈ CÓ THỂ LÀ HELIKEN
VỚI HELIKEN KHÔNG CÓ GÌ LÀ KHÓ THƯỞNG TƯỢNG!
...............
Đoạn hai như sau:
Trong giờ cao điểm mọi xe điều đi đúng luật ngay hàng thẳng lối
Bổng một chiếc xe từ đâu lao tới đụng banh hết tất cả các xe
CHỈ CÓ THỂ LÀ MISUBISY
VỚI MISUBISY KHÔNG CÓ GÌ LÀ KHÓ TƯỞNG TƯỢNG!
Mời cá bạn viết tiếp vậy

Trò chơi rượt đuổi

02-08-2006 - 20:46

Từ từ đừng có mở ti vi xem "Mèo bắt chuột" không phải đâu!
Trò chơi bắt đầu như sau:
Có một đấu trường hình Tròn
Một con Chó săn một con Thỏ :
Hỏi con Chó và con Thỏ sẽ chọn vị trí nào và các trường hợp nào để chúng đạt được mục đích của mình (Chó muốn bắt Thõ và ngược lại Thỏ muốn được sống)

Cách nào và vị trí nào (?)
Mời các bạn giải thử , Đáp án sẽ được đăng lên dần dần ...
Hãy thể hiện sự nhạy bén của mình.!
Sẽ tìm thấy lự lý thú ngay thôi

Vì sao 1 + 1 = 2 ?

22-06-2006 - 20:17

1/Chứng minh rằng : Mọi quy tắc định lý toán học là tồn tại theo thời gian !
Nghĩa là vào năm 2006 thì 1+1=2
sang năm 20007 thì 1+1 vẫn bằng hai
trong quá khứ thì 1+1 đã từng bằng 2
=> trông dễ nhưng đâu ai biết làm?
2/Chứng minh: Toán học là bất biến trong mọi hệ quy chiếu quán tính.
Anh tanh đã từng chứng minh nhưng thất bại các bạn thử xem!