Đến nội dung

nntien

nntien

Đăng ký: 26-12-2004
Offline Đăng nhập: 24-06-2021 - 20:43
***--

#701762 . Cho đường tròn (I) nội tiếp của tam giác ABC tiếp xúc với các cạnh BC, CA,...

Gửi bởi nntien trong 17-02-2018 - 19:36

b. Gọi Q là giao điểm thứ hai của AD với (I) =>ta dễ thấy FQ/FD=AQ/AF=AQ/AE=EQ/ED => FQ.DE=EQ.FD (1)
Mà DE/FQ=ME/MQ (2) và EQ/MQ=FD/MF (3)
Từ (1), (2), (3) => DE^2 = FD^2.ME/MF => đpcm
c. Biến đổi tỉ số giữa các tam giác đồng dạng và sử dụng câu b => DN.DF=DP.DE => đpcm



#701759 . Cho đường tròn (I) nội tiếp của tam giác ABC tiếp xúc với các cạnh BC, CA,...

Gửi bởi nntien trong 17-02-2018 - 17:59

a. Giả sử AB>AC, qua G kẻ đường thẳng // với BC cắt AB, AC lần lượt tại K, L. Ta dễ thấy KFGI, ELGI là các tứ giác nội tiếp 
=> góc FIK = góc EIL => tg vuông IFK = tg vuông IEL => IL=IK => GK=GK => AG đi qua trung điểm của BC.



#683350 Đề thi vào 10 THPT tỉnh Tây Ninh 2017-2018

Gửi bởi nntien trong 06-06-2017 - 12:40

ai làm bài 7 hình chưa?

a. Ta có $\frac{AB}{sinC}=\frac{AC}{sinB}=2R$.

Theo bài toán => $sinB.sinC=\frac{\sqrt{2}}{2}$

=> $\frac{AH}{AC}.\frac{AH}{AB}=\frac{\sqrt{2}}{2}$ 

=> đpcm

b. Ta có:

$AD.AB=AH^2=AK.AC$ => tam giác ADK đồng dạng với tam giác ACB với tỉ số k, sao cho $k^2=\frac{AD}{AC}.\frac{AK}{AB}$

=> $k^2=\frac{AD}{AC}.\frac{AK}{AB}=\frac{S_{ADK}}{S_{ABC}}$

Mà $AD.AB=AH^2=AK.AC$ => $AD.AB.AK.AC=AH^4$ => $\frac{AD.AK}{AC.AB}=\frac{AH^4}{(AC.AB)^2}=\frac{4R^4}{8R^4}=\frac{1}{2}$

=> đpcm




#682694 Hệ số 1 chuyên Trần Hưng Đạo 2017-2018

Gửi bởi nntien trong 01-06-2017 - 22:22

1. a $A=2+\frac{1}{\sqrt{x}}$

b. $x=1$

 

2.b. (d) cắt (P) tại hai điểm M,N

Tính diện tích tam giác OMN: tính diện tích hình thang vuông trừ diện tích hai tam giác vuông hai bên.

$S=3.75 dvdt$ 

 

Bài 4:

c. Ta có: $\frac{HI}{HD}=\frac{FI}{FD}$  (đl đường phân giác - câu b)

và $\frac{AI}{AD}=\frac{FI}{FD}$ (FA là phân giác ngoài của góc IFD)

=> đpcm

d. Theo bài toán ta có: $\angle BHC = \angle BOC = 2\angle BAC$, mà $\angle BAC + \angle BHC=180^0$ => $\angle BAC=60^0$

Gọi M là trung điểm BC. Ta có tam giác BFC vuông => $FM=\frac{BC}{2}$, tương tự =>  $EM=\frac{BC}{2}$ 

=> tam giác EFM cân. (1)

Tam giác FCA vuông có $\angle A = 60^0$ => $\angle FCE=30^0$,

mà tứ giác FBCE nội tiếp => $\angle FME = 2\angle FCE = 60^0$ (2)

Từ (1), (2) => tam giác EFM đều.

=> $BC=2EF$

BC là dây cung có góc nội tiếp $\angle BAC = 60^0$ => $\frac{BC}{sinA}=2R$ => $BC=\sqrt{3}R$

=> $EF=\frac{\sqrt{3}R}{2}$

Hình gửi kèm

  • THD_17_18.jpg



#682383 Đề thi tuyển sinh môn toán chuyên lớp 10 trường ĐHQG-PTNK TP. Hồ Chí Minh năm...

Gửi bởi nntien trong 30-05-2017 - 09:54

Bài 5:

a. Gọi $x_1,x_2,x_3,x_4,x_5,x_6$ lần lượt là điểm số các bạn.

Theo bài ta có: $\sum_{i=1}^{6}x_i=6m$

Giả sử chia được 3 cặp hoàn hảo, WLOG ta giả sử ba cặp là 1,2; 3,4; 5,6

=> $x_1+x_2>2m$, $x_3+x_4>2m$, $x_5+x_6>2m$

=> $\sum_{i=1}^{6}x_i>6m$. Trái với GT => đpcm

b. Tương tự ta cũng CM được không thể chia được 3 cặp không hoàn hảo.

=> Tồn tại nhiều nhất 1 cặp hoặc 2 cặp.

Ta chỉ cần chỉ ra trường hợp nhiều nhất một cặp đó là bộ:

$(x_1,x_2,x_3,x_4,x_5,x_6)=(0,1,2,3,4,20)$ có $m=5$ không tìm ra được 2 cặp hoàn hảo.

Vậy có nhiều nhất một cặp hoàn hảo.




#682355 Đề thi tuyển sinh môn toán chuyên lớp 10 trường ĐHQG-PTNK TP. Hồ Chí Minh năm...

Gửi bởi nntien trong 29-05-2017 - 22:43

Câu hình năm nay dễ:

a. Câu này dễ rồi:

tg AFDC nội tiếp => $\angle ADC = \angle AFC$, tg AEDB nội tiếp => $\angle AEB = \angle ADB$

mà $\angle ADC+\angle ADB=180^0$ => đpcm

b. Ta có góc AHC bù với góc A => K,H,C,B đồng viên 

AO cắt (O) tại A', H' đối xứng với H qua BC => H' thuộc (O).

Ta dễ chứng minh BHCA' là hình bình hành (BH và A'C cùng vuông góc với AC ...)

Ta có $\angle AFC = \angle ADC = \angle ABD + \angle BAD= \angle ABD + \angle BCA'= \angle ABD + \angle CBH$

$=\angle ABD + \angle CBH'= \angle ABH'$

=> FC//BH' 

Tương tự => EB//CH' => HC=KB và KC=HB => đpcm

c. Khi D di chuyển thì K di chuyển trên cung BC như hình vẽ => S đạt GTLN khi K là điểm chính giữa cung BC.

Gọi T là điểm chính giữa cung BC. Khi đó tam giác TBC cân tại T, có đường cao TV.

=> $\angle TBV = \frac{180^0-\angle BTC}{2} = \frac{\angle BAC}{2}$

=> $TV=\frac{BC.tan(\frac{\angle BAC}{2})}{2}$

$S_{TBC}=(\frac{BC}{2})^2.tan(\frac{\angle BAC}{2})$

=> đpcm

d. Ta có AFDC nt => $BF.BA=BD.BC$, AEDB nt => $CE.CA=CD.CB$ => đpcm

Mặt khác ta có $BF.BA=BI^2-r^2$, $CE.CA=CI^2-r^2$, trong đó r là bán kính của (I).

theo trên => $BD^2-CD^2=BI^2-CI^2$ => ID vuông góc với BC.

Hình gửi kèm

  • PTNK2017_2018.jpg



#675503 Đề thi HSG Bình Thuận 2016-2017

Gửi bởi nntien trong 28-03-2017 - 12:10

Đề thi HSG Bình Thuận 2016-2017

http://m.imgur.com/gallery/IQLa8


#664441 Chứng minh $IK \parallel AD$

Gửi bởi nntien trong 12-12-2016 - 09:20

Cho đường tròn tâm $O$ đường kính $AB$. Lấy $C$ trên đường tròn sao cho $AC<BC$. Tiếp tuyến của $(O)$ tại $A$ cắt tia $BC$ tại $D$.

 

Kẻ $OH\perp AC$ ($H\in AC$). Gọi $I$ là giao điểm của $AC$$DO$. $DH$ cắt $AO$ tại $K$.

 

Chứng minh $IK\parallel AD$.

 

 

Bài này không được sử dụng kiến thức về tứ giác nội tiếp :(

Kéo dài $OH$ cắt $AD$ tại $M$, khi đó $M$ là trung điểm của $AD$ (đường trung bình).

Theo định lý Ceva áp dụng cho tam giác $ADO$ với ba đường đồng quy $DK, AI, OM$ => $\frac{DI}{IO}=\frac{AK}{KO}$ => đpcm.




#664440 Tam giác ABC vuông tai A, dường cao AH chia cạnh huyền BC thành hài đoạn thẳn...

Gửi bởi nntien trong 12-12-2016 - 09:08

Tam giác ABC vuông tai A, dường cao AH chia cạnh huyền BC thành hài đoạn thẳng HB=1cm; Hc=4cm. Dựng đường tròn (A;2cm)
a. Cm: BC là tiếp tuyến đường tròn (câu này mình làm được)
b. Dựng đường kính DH của (A). Tiếp tuyến của (A) tại D cắt tia đối của tia AB ở E. Cm: BDEH là hình bình hành (câu này mình làm được)
c. Nối DC cắt HE tại I. Tính DI (mình cần các bạn giúp)

Ta tính được: $DH=4cm$ => $DC=4\sqrt{2}$. Mà $\frac{DI}{DC}=\frac{1}{5}$ => $DI=\frac{4\sqrt{2}}{5}cm$




#664356 Cm: $CI$ là tia phân giác của $\widehat{ACB}$

Gửi bởi nntien trong 11-12-2016 - 12:09

Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$, đường cao $AH$. Giả sử $BH=AC$, trung tuyến $BM$ của tam giác $ABC$ cắt $AH$ tại $I$. 

Cm: $CI$ là tia phân giác của $\widehat{ACB}$

Ta có: $BC.HC=AC^2$ <=> $BC.HC=AC.BH$ <=> $\frac{BC}{AC}=\frac{BH}{HC}$ (1).

Kéo dài $CI$ cắt $AB$ tại $N$ => $HN//AC$ (định lý Ceva hoặc chùm đường thẳng)

=> $\frac{BN}{NA}=\frac{BH}{HC}$ (2). Từ (1), (2) => đpcm.




#644793 Tính AN, OM theo R và tìm vị trí M để MN lớn nhất.

Gửi bởi nntien trong 13-07-2016 - 12:50

Bài 2c. Dễ quá:

$AD \geq AM$, $AH \leq AN$ => $AD-AH \geq AM-AN$ => M trùng với D thì MN đạt max!




#644790 Tính AN, OM theo R và tìm vị trí M để MN lớn nhất.

Gửi bởi nntien trong 13-07-2016 - 12:36

Bai 1 c dễ mà bạn.

Ta có: $BM.BN=9R^2$ và $AM.ON=R^2$ (Talet) => $(BM-R)(BN-R)=R^2$ => $BM+BN=9R$. Dùng Pytago tính $MO, AN$ nhé.




#643434 Đề thi môn Toán chuyên trường Chuyên Sư Phạm - Hà Nội năm 2016-2017

Gửi bởi nntien trong 03-07-2016 - 13:15

c. Xét tam giác AHC, kẻ HN'//MN cắt AC tại N' ta dễ chứng minh $\frac{AN}{NC}=\frac{SH}{SC}$ (1)

$\frac{AN}{NC}=\frac{N'N}{NC}=\frac{SH}{SC}$ ($O$ là trung điểm của AH và $Thales$)




#642387 Đề thi Toán chuyên THPT chuyên Nguyễn Trãi 2016-2017

Gửi bởi nntien trong 27-06-2016 - 08:03

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                                                                

           HẢI DƯƠNG                                                   ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI

                                                                                                                NĂM HỌC 2016 - 2017

                                                                                                              Môn thi: TOÁN (Chuyên)

                                                                                 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

                                                                               (Đề thi gồm có 01 trang)  

 

Câu 4(3đ):

Cho đường tròn tâm O đường kính BC, A là điểm di chuyển trên đường tròn (O) (A khác B và C). Kẻ AH vuông góc với BC tại H. M là điểm đối xứng của điểm A qua điểm B.

a) Chứng minh điểm M luôn nằm trên một đường tròn cố định.

b) Đường thẳng MH cắt (O) tại E và F (E nằm giữa M và F). Gọi I là trung điểm của HC, đường thẳng AI cắt (O) tại G (G khác A). Chứng minh: $AF^2+FG^2+GE^2+EA^2=2BC^2$

c) Gọi P là hình chiếu vuông góc của H lên AB. Tìm vị trí của điểm A sao cho bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác BCP đạt giá trị lớn nhất.

 

a. A di chuyển trên $(O;OB)$ => M di chuyển trên đường tròn đối xứng với $(O;OB)$ qua B cố định.

b. Gọi U là trung điểm của AH, V là trung điểm của HI. Tam giác ABC vuông => $AH^2=BH.HC$ => $4HU^2=4HB.HV$ 

=> $HU^2=HB.HV$ => BU vuông góc với UV.

Mà MH//BU (đường trung bình), AI//UV (đường trung bình) => EF vuông góc với AG

Tứ giác AEGF nội tiếp có hai đường chéo vuông góc => $AF^2+FG^2+GE^2+EA^2=8R^2=2BC^2$ (bài toán quen thuộc: link) (đpcm).

c. Kéo dài PH cắt AI tại J . Ta có HJ//AC (cùng vuông góc với AB) và I là trung điểm của HC => ACJH là hình bình hành => AH//JC

=> JC vuông góc với BC và $CJ=AH$ (*) => $BJ$ là đường kính đường tròn ngoại tiếp tam giác PBC.

Theo bài toán => BJ đạt max => $BJ^2=BC^2+CJ^2$ đạt max => $CJ$ đạt max, theo (*) => $AH$ đạt max => $A$ là điểm chia cung BC thành hai phần bằng nhau (2 vị trí).

Hình gửi kèm

  • ChuyenNT-HaiDuong.jpg



#642346 Đề thi vào THPT Chuyên tỉnh Hà Tĩnh năm học 2016-2017

Gửi bởi nntien trong 26-06-2016 - 21:44

E nằm trên cung nhỏ AB thì nó vẫn vậy hả anh?

Uh nhỉ. Bài giải trên mình nhầm điểm $E$ trên  cung nhỏ BC, E trên cung nhỏ AB cũng tương tự.