Đến nội dung

chamngo

chamngo

Đăng ký: 26-12-2004
Offline Đăng nhập: 02-09-2007 - 18:52
-----

Hơn 300Mb sách

18-03-2007 - 23:17

Hiện mình có hơn 200Mb ebooks về NT, Alg, Top, Geo, Anal . Tất cả những cuốn đó ko có (hoặc khó down vì nó ở trong Homelinux) trên lookforbook , trong đó có nhiều cuốn khá nổi tiếng . Xin nêu vài cuốn:

NT:
- p-adic numbers, p-adic anal and Riemann zeta function (Koblitz)
- intro to theory of zeta function (patterson)
- intro to cyclotomic fields (Washington)
- Diophantine geo (Lang)
- Nevalinna and diophantine aproximation theory (Ru)
- (khoảng 10-15 cuốn)
……..



Topo (cái này nhiều nhất)
- Diff.forms in AT (Bott-Tu)
- Basic cours in AT (Massey)
- Spectra and the Steenrod algebra (Margolis)
- Homotopy theory (Whitehead)
- AT (Switzer)
- AT from a homotopical viewpoint
- DT (Pollack-Guillenmin)
- DT (Hirchs)
- DT (Munkres)
- Sheaves on Manifolds (Kashiwara)
- Supermanifolds (Tuynman)
- Symplectic top (Duff-Salomon)
(Khoảng 15-20 cuốn)

Geo (Cái này cũng nhiều)
- Foundation of DG , 2ed (Kobayshi-Nomizu)
- Diff&Riemannian manifolds (Lang)
- như trên (Boothby)
- Geo of Schemes (Harris)
- Red book of varieties and schemes (Mumford)
- Intro AG (Mumford)
- Algebraic groups (Borel)
- Topological methods in AG (Hirzebruch)
- Elliptic curve (Husemoller)
- Principles of AG (Harris - Griffiths)
(Khoảng 15-20 cuốn)

Alg
- Homology (Maclane)
- Intro to Hom alg (Weibel)
- Như trên (Rotman)
- RT of Finite groups (Serre)
- Group theory (Rotman)
- Adv mordern Alg (Rotman)
(khoảng 10 cuốn)

Anal
- FA (Yoshida)
- FA (Conwey)
- top vector spaces (2 tập-Kothe)
- như trên (Kelley)
- Diff.Operators (Hormander)
- Distributions (treves)
- Index theory
(khoảng 15 cuốn)

3 cuốn về nhóm Lie và đại số Lie

----------------------------
Ai cần thì Pm hẹn trước rồi vác đĩa/ổ cứng đến chỗ mình.

À quên, nếu là nữ thì ko cần, cứ hẹn ở đâu đấy rồi mình mang đĩa đến cho (đỡ tốn 5K tiền mua đĩa nhé:Leftrightarrow). Hơn nữa mình còn mời đi uống trà đá/nóng nữa :Leftrightarrow

P.S: Mình ko gửi sách qua email!

GS Phạm Anh Minh : Tài hoa - Bạc mệnh

22-01-2006 - 17:02

GS Phạm Anh Minh là nhà topo học hàng đầu của VN mà cuộc đời gói gọn trong 4 chữ " Tài hoa - Bạc mệnh " .

--------------------------------------------------



Nén hương thắp cho GS Phạm Anh Minh trường ĐH Khoa học Huế


Ba hôm rồi trái tim tôi, người từng được làm thầy em một thời, tràn ngập hình ảnh em. Không phải cái hình ảnh tệ hại em nằm bất động, khuôn mặt xám xịt dưới tờ giấy quyến như còn ngỡ ngàng trước lưỡi hái xé gió của tử thần mà là em lúc sống...

Trong cái thời ngổn ngang giá trị chân -giả, em đại diện cho niềm đam mê nghiệt ngã mà nóng bỏng đến từng tế bào, từng sợi tóc – đam mê toán học. Chân diện em là chân diện một nhà toán học đích thực, không phải ở cái bằng tiến sĩ toán mà chính vì con người em, vì ngọn lửa đam mê toán học luôn cháy bỏng trái tim em.

44 năm. Vẫn ngắn ngủi với một khát vọng, một tình yêu. Yêu người không nhọc bằng yêu toán. Toán khô như ngói. Mà ngói vẫn nở hoa. Ai đã nhìn thấy những đóa hoa diệu kỳ ấy ắt sẽ bị mụ mị bởi mùi hương, sắc màu biến diệu tỏa ra từ những ký hiệu, công thức, định lý... Hình dung em, tôi vẫn hình dung một Phạm Anh Minh giọng nói như reo, mắt ngời sáng, môi đỏ au, đi chân trần, hai tay dâng trái tim bỏng rát tình yêu cho toán học.

Toán ám ảnh em từng bữa ăn giấc ngủ, trong từng câu chuyện với vợ con, bạn bè, thầy trò. Lần nào gặp tôi, em cũng không biết cái ghế mình ngồi như thế nào, người nghe em hiểu hay không, em nói từ đầu đến cuối như bị toán nhập về đề tài em đang theo đuổi, những bài báo toán trong những tạp chí toán quốc tế, những chuyến đi dự hội nghị hay nghiên cứu tại Nhật, Anh, Pháp..., hạnh phúc và cả nỗi cô đơn của đời làm toán.

Sống thế nào ra đi thế ấy. Chiều 23-10 em đi dạy về, ngồi trước máy tính mê mải. Có phải ìngói” lại một lần nữa ra hoa với em trong khoảnh khắc cuối cùng ấy, khi bóng chiều đang ngập dần căn phòng làm việc, chỉ những ký hiệu, công thức, định lý chói lòa trên máy tính... Trái tim bé nhỏ yếu đuối của em đã vỡ vì không chịu nổi thứ ánh sáng ấy. Em đổ vật xuống lúc 6g. Tiếng ngã khiến người vợ yêu chạy lên... Tất cả chỉ trong một ìsát na”. Vâng, một ìsát na” Minh ơi!

Tôi còn nhớ tươi rói như hôm qua cái thời mình còn ở bên nhau, khi em còn là một Phạm Anh Minh ăn bo bo nhưng lớn lên bằng toán. Em là một sinh viên xuất sắc nhất mà tôi được dạy, đi theo giáo sư Huỳnh Mùi lúc ấy bằng tuổi em bây giờ và mới từ Nhật về để chưng tỉa ìhoa thủy tiên trong toán học”.

Nghiên cứu đối đồng điều các p-nhóm, đề tài hai thầy trò theo đuổi quả là việc chưng tỉa hoa thủy tiên trong cái thời cực kỳ khó khăn, bị xâu xé bởi gạo cơm mắm muối đời thường. Người ta tìm đến với toán ứng dụng để mưu cầu giúp đất nước phát triển, giải được bài toán đói nghèo chứ mấy ai buốt óc nhức đầu với loại toán thuần túy mà vẻ đẹp, mùi hương, cốt cách như một giò thủy tiên trang trọng kiêu sa khó tính.

Nhà toán học Richard Brauer thường khuyên các nghiên cứu sinh của mình nên tránh xa việc nghiên cứu đối đồng điều và biểu diễn các p-nhóm vì công việc này quá khó, càng ngày càng khó vì các bài toán tương đối dễ đã giải quyết hết rồi. Nhưng hai thầy trò cứ đi.

Gạo cơm cứ lo, hoa thủy tiên cứ tỉa. Sẽ có lúc người ta nhận ra vẻ đẹp của nó cần cho bất cứ lúc nào, dù đói nghèo hay giàu có. Đi sẽ đến. Mười năm hay bao nhiêu cũng được. Những bài báo toán liên quan đến đối đồng điều các p-nhóm quá đặc biệt khi p lẻ của em được đăng trên những tạp chí toán quốc tế uy tín đã đóng góp rất nhiều trong lĩnh vực này.

GS David John Benson, Đại học Georgia, đánh giá: ìMinh có hiểu biết về lĩnh vực này hơn bất kỳ ai đang đeo đuổi đề tài này. Ngoài ra Minh còn thực hiện công việc để trở thành một thành viên độc lập trong cộng đồng toán học. Minh cộng tác với những đồng tác giả hàng đầu như Bruno Kahn, Peter Symonnds...

Nếu anh ấy thuộc hệ thống của Hợp chủng quốc, không thể nghi ngờ nếu anh ấy được đề bạt chức danh phó giáo sư tại phần lớn các trường đại học nghiên cứu”. Hội đồng mà Minh bảo vệ học vị Habilitation à diriger des recherches ngành toán học tại Đại học Paris - Nord ngày 26-5-2004 cũng đã trang trọng nhận xét: ìAnh Minh hoàn toàn có sự thành thạo của một nhà toán học chuyên nghiệp và khả năng hướng dẫn các nghiên cứu”.

Đau đớn thay em đã mang khả năng ấy về thế giới bên kia. Bất hạnh cho em và thiệt thòi cho những con người đang tâm huyết với cuộc chấn hưng giáo dục. Cuộc chấn hưng ấy cần những con người như em, cần những tiến sĩ với những công trình thật, cống hiện thật, vắt hết tim óc cho khát vọng. Vâng, em đã vắt cạn óc, kiệt máu tim vì tình yêu và khát vọng ấy - chết trên trang toán! Những gì em để lại, những gì đang dang dở ai làm tiếp Minh ơi!

Người nhà kể rằng khi em mất chiếc bàn gương trong nhà bỗng nhiên rạn nứt. Có phải linh hồn em vẫn đau đáu về những gì bỏ lại - vợ con bơ vơ, công việc dang dở. Tôi biết người thầy từng dìu dắt em trong bước đầu gay go, GS Huỳnh Mùi sẽ vào với em.

Thầy sẽ ìnói chuyện” với em Minh ạ! Chỉ những người cùng chí hướng, khát vọng mới hiểu em muốn nói gì trước khi ra đi! ìTạm biệt” em, nhà toán học dễ thương nhất tôi từng biết, người học trò không phải ai cũng có được trong quãng đời làm thầy. Không ai nói lời vĩnh biệt em khi chúng tôi còn gặp em nhiều lần trên những gì em để lại, khi trái tim chúng tôi tràn ngập kỷ niệm và hình ảnh em.

QUẾ HƯƠNG
(viết thay nhà giáo Ngô Thế Phiệt)

-------------------------------------------

http://www.tuoitre.c...9&ChannelID=120

GS Nguyễn Hữu Anh 60 tuổi

22-01-2006 - 16:48

Bài nói của GS.TSKH. Nguyễn Hữu Việt Hưng (Đại học Khoa học Tự Nhiên Hà Nội) tại Hội nghị Đại số-Hình học-Tôpô toàn quốc, Tp Hồ Chí Minh 25-28/11/2005
-----------------------------------

MỪNG GS. NGUYỄN HỮU ANH 60 TUỔI


Tôi biết anh Nguyễn Hữu Anh 31 năm về trước trong một hoàn cảnh đặc biệt.

Tháng 10/1974, có một nhóm các nhà Toán học từ Pháp tới Hà Nội giảng về Lý thuyết Kỳ dị và Tai biến trong một tháng trời, bao gồm B. Malgrange, F. Phạm, A. Chenciner, và Lê Dũng Tráng. Để chuẩn bị cho hoạt động đó, cố Bộ trưởng Tạ Quang Bửu đã viết một bài dài trên báo Nhân Dân giới thiệu về lý thuyết này. Cần nói rõ rằng hồi đó Miền Bắc nước ta chưa có nhiều báo chí như bây giờ, và chỉ những bài chính thống vào bậc nhất mới được in trên báo Nhân Dân. Lúc ấy tôi đang học năm thứ tư trong khoá đào tạo thời đó gồm 4 năm rưỡi tại Khoa Toán Đại học Tổng hợp Hà Nội. Lũ 3 đứa lớp tôi gồm Đặng Hùng Thắng, Đào Kiến Quốc và tôi được Khoa Toán cho phép nghỉ học chính khoá suốt tháng 10 để đi nghe những bài giảng nói trên.

Ba người giảng chính là Malgrange, Phạm, và Chenciner nối tiếp nhau giảng bằng tiếng Pháp, mỗi người một giờ mỗi buổi sáng. Riêng Lê Dũng Tráng thỉnh thoảng bổ sung một bài giảng, anh cố gắng nói bằng tiếng Việt, dù lúc đó tiếng Việt của anh chưa được trôi chảy như về sau này. Người nghe ngồi chật cả một phòng lớn ở tầng 3 toà nhà chính ĐHBK Hà Nội. Lúc ấy, không mấy người nghe được tiếng Pháp, nên chúng tôi cần phiên dịch. Hai phiên dịch thay phiên nhau, một là GS Đoàn Quỳnh và người thứ hai còn rất trẻ và lạ, tên là Nguyễn Hữu Anh, tiến sĩ được đào tạo tại Mỹ mới về nước, làm việc tại ĐHBK Hà Nội.

Anh Nguyễn Hữu Anh nói tiếng Pháp (và, như sau này tôi được biết, cả tiếng Anh nữa) rất trôi chảy với một ngữ điệu đẹp. Khó khăn mà anh ít nhiều gặp phải lúc bấy giờ chính là phần tiếng Việt, lý do là vì các nhà toán học ở hai miền nước ta trong một thời gian dài trước năm 1975 đã dùng những thuật ngữ toán học rất khác nhau. Chẳng hạn, Không gian tôpô (miền Bắc) cũng được kêu bằng Đồ hình vị tướng (miền Nam), Không gian tôpô compact địa phương là Đồ hình vị tướng áp súc cục bộ, Môđun được kêu bằng Gia quần, Môđun con là Tiểu gia quần... (Chữ này thật khó cho những người nói giọng Hà Nội như tôi.)

Sau tháng 10/1974, được khích lệ bởi loạt bài giảng nói trên, ở Hà Nội trong một thời gian dài có một xêmina do các giáo sư Đoàn Quỳnh, Hoàng Hữu Đường, Phạm Ngọc Thao, Phan Đức Chính, Nguyễn Hữu Anh... chủ trì. Xêmina làm về một số vấn đề hiện đại của toán học: Nhóm Lie và Đại số Lie, Lý thuyết biểu biễn, Hình học Riemann toàn cục, Lý thuyết Kỳ dị... Trong xêmina, tôi có nhiều thời gian hơn để nói chuyện với anh Nguyễn Hữu Anh. Tôi được biết anh đã học đại học tại Sài gòn (1963-66), nơi anh chịu nhiều ảnh hưởng của GS Đặng Đình Áng, lấy bằng tiến sĩ tại University of California, Los Angeles (UCLA) (1967-69) dưới sự hướng dẫn của GS D. Babitt (ông này trong nhiều năm làm Tổng biên tập tạp chí Pacific Journal of Mathematics), rồi làm postdoct tại Princeton (1969-71) với GS Harish Chandra, sau đó anh tiếp tục làm postdoct một thời gian ở Queen’s University, Canada (1971-73) trước khi về nước năm 1974, lúc anh 29 tuổi.

Sinh viên ĐHBK Hà Nội hồi đó truyền tai nhau rằng thầy Nguyễn Hữu Anh thường gặm bánh mì ngay trong phòng thi, để hỏi thi thông tầm từ sáng đến tối. Rất nhiều sinh viên bị thầy đánh trượt.

GS Đặng Đình Áng và nhiều người từng ở Đại học Khoa học Sài gòn đánh giá anh Nguyễn Hữu Anh ngày xưa là sinh viên xuất sắc nhất của Khoa Toán đại học này trong suốt mấy chục năm. Trong thời gian làm nghiên cứu sinh ở UCLA không phải anh Anh đã tham gia phản chiến ngay từ đầu. Nhưng dần dần, chính hệ thống truyền thông của nước Mỹ đem cuộc chiến tranh Việt Nam tới từng đầu giường ngủ đã đưa anh đến với phong trào phản chiến. Ngày ngày tivi Mỹ đặc tả những trận càn, xóm làng miền Nam Việt Nam tan hoang, lính Mỹ và lính Sài Gòn cứ chiều tối lại ôm càng trực thăng bỏ chạy... Thế rồi anh Anh xuống đường với phong trào phản chiến. Tôi đã thức nhiều đêm ở Berkeley để nghe một người bạn của anh trong phong trào sinh viên phản đối chiến tranh Việt Nam, anh Đoàn Hồng Hải, kể về những năm tháng hào hùng của các anh.

Rời bỏ nước Mỹ, đất nước có mức sống rất cao và nền khoa học hàng đầu thế giới, để về Việt Nam, mà về Hà Nội khi đất nước còn chia cắt, chứ không phải Sài gòn, nơi anh sinh ra và lớn lên, anh Nguyễn Hữu Anh đã có những quyết định mà chắc chắn bất kì ai cũng không thể chọn lựa một cách dễ dàng. Tôi thấy anh Nguyễn Hữu Anh có một cuộc đời không bằng lặng. Vậy mà anh dường như không có gì phải dằn vặt, lúc nào cũng hồn nhiên, hồ hởi, chân thành. Anh như một ngọn nến bình thản cháy mà tôi và nhiều bạn bè cùng thế hệ thường nhìn vào để bình tâm lại mỗi khi chúng tôi phải vật lộn với những sự chọn lựa.

Khi còn sống độc thân ở ĐHBK Hà Nội, anh Nguyễn Hữu Anh được phân căn gác lửng ở tầng một-rưỡi một toà nhà gần sân vận động của trường (Đông Dương học xá cũ). Đó là căn gác rộng chừng 8-9 mét vuông, ở chiếu nghỉ cầu thang nằm giữa tầng một và tầng hai. Một vài lần tôi đã tới thăm anh ở căn gác đó. Nhưng khi ấy tôi chưa biết ở những nước phát triển thì người ta thường sống trong những chỗ như thế nào, cho nên tôi cũng không biết rằng sống như thế là bình thường hay là phi thường. Chính trong căn gác đó, anh Nguyễn Hữu Anh đã viết bài báo mà sau này được in trên Annals of Mathematics. Đó là tạp chí toán học số 1 trên thế giới. Và bài báo của anh Nguyễn Hữu Anh cho tới nay vẫn là bài duy nhất của một người Việt viết trong lúc đang sống và làm toán trong nước, được in trên Annals. (Có một thực tế là tạp chí này thường ít khi đăng bài của những người chưa từng ở Princeton và không có quan hệ chuyên môn khăng khít với một giáo sư nào có thế lực ở đó.) Chúng ta đã có dịp bàn về chất lượng và số lượng trong khoa học. Chỉ xin nhắc lại một sự thật hiển nhiên là chất lượng chứ không phải số lượng của các công trình chính là cái tạo nên đẳng cấp của một nhà toán học, và rộng ra, tạo nên diện mạo của một nền toán học. Hãy tự hỏi lòng mình xem nếu được quyền chọn lựa giữa một bên là làm tác giả của một trong những bài thơ như Hoàng hạc lâu (Thôi Hiệu), hay Đề đô thành Nam trang (Thôi Hộ), hay Phong kiều dạ bạc (Trương Kế) với một bên là làm tác giả của cả một tập thơ dày cộp vẫn thường được in ra sau những cuộc thi thơ gần đây thì ta sẽ chọn cái gi.

Năm 1978, anh Nguyễn Hữu Anh cùng gia đình chuyển vào Sài Gòn. Trong nhiều năm anh làm Chủ nhiệm Bộ môn Đại số, Chủ nhiệm khoa Toán ĐHKH thành phố Hồ Chí Minh, và hiện nay là Chủ tịch Hội Toán học thành phố Hồ Chí Minh. Cá nhân tôi tin rằng một người có trình độ cao, hiểu biết tường tận về lối đào tạo theo chứng chỉ của Mỹ và có quan hệ quốc tế rộng rãi như anh Nguyễn Hữu Anh nếu được đặt vào cương vị Hiệu trưởng sẽ rất có lợi cho trường đại học ấy.

Trong những năm 1980, anh nhiều lần được đồng nghiệp mời sang Mỹ trao đổi khoa học. Lúc đầu thì phía Việt Nam không cho anh đi, nguyên do là vì anh có một bà chị di tản sang Mỹ. Về sau, khi phía Việt Nam cho anh đi thì phía Mỹ lại không cấp visa, bởi vì họ vẫn còn ìghi sổ đen” những hoạt động phản chiến của anh. Mãi sau này, nhờ có một Thượng nghị sĩ Mỹ can thiệp, anh mới có những chuyến trở lại trao đổi khoa học với các đồng nghiệp Mỹ.

Nhân những lúc trà dư tửu hậu mà chuyện phiếm, một số anh em ở ĐHTH Hà Nội (cũ) chúng tôi thường ví các nhà toán học với rượu, một sự so sánh đầy kiêu hãnh. Rượu là thứ thú vị bậc nhất trên đời này. Đó là sự pha trộn không biên giới của nước và lửa, của ngọt ngào và cay đắng, hạnh phúc và khổ đau. Trong ví von đó, các nhà toán học Việt Nam chủ yếu thuộc về hai dòng: Toán học Quốc doanh và Toán học Quốc lủi. Rượu Quốc doanh do nhà nước sản xuất, có tính ìchính thống”, với nhãn mác qui chuẩn; còn rượu Quốc lủi (dân Miền Nam gọi là rượu đế) do nhân dân nấu trộm, nên nó ìdân dã”, và cũng vô danh như nhân dân vậy. Chữ Quốc lủi còn đồng âm với Cuốc lủi, tên một loài chim đầy nỗi niềm thường lẩn trốn rất nhanh. (ìNhớ nước đau lòng con cuốc cuốc.” – Bà Huyện Thanh Quan). Đáng tiếc là ngày nay các nhà toán học quãng dưới 40 tuổi nói chung không còn hiểu nghĩa các chữ Quốc doanh và Quốc lủi cùng hoàn cảnh ra đời của những khái niệm này.

Mấy anh em dòng Toán học Quốc lủi chúng tôi mạn phép cho rằng anh Nguyễn Hữu Anh cũng thuộc dòng toán học này. Không biết anh Anh có chia xẻ ý tưởng này và lượng thứ cho sự tếu táo của chúng tôi hay không?

Mới đó mà anh Anh đã 60 tuổi. (Anh sinh ngày 7/4/1945.) Dạo đầu năm, tôi nghĩ rằng trong năm nay tôi sẽ không có đủ thời gian để viết về những kỉ niệm với anh. Tôi tự an ủi là tôi đã có một bài báo với lời mừng thọ anh in trên Transactions Amer. Math. Soc. 357 (2005), 4065-4089.

Năm nay tôi bận và mệt quá, vì phải làm nhà. Hơn 50 tuổi mà còn để vợ con phải sống trong một căn nhà cấp 4, tôi tự thấy mình có tội. Trong câu thơ Xuân Sách viết về Hữu Loan, tác giả của ìMàu tím hoa sim”: ìCho đến khi tóc bạc da mồi / Chưa làm được nhà, còn bận làm người” tôi như thấy có một phần cuộc đời mình. Nhưng khi năm 2005 sắp hết, tôi tự thấy không thể yên lòng nếu không viết bài này.

Anh Nguyễn Hữu Anh là một người sành ăn và sành rượu vang. Khổ một nỗi, ngày nay ở nước ta các thứ vang nổi tiếng, như Bordeaux chẳng hạn, thường bị làm giả. Anh Anh có lần nói đùa: ìKhi các em mang rượu vang ra thì phải sờ đít ngay, đít bằng thì dỏm đít lõm thì nghiêm” Đó là cái đít chai rượu. Nhưng ngay cả cách chọn rượu rất tài hoa đó cũng nhiều khi không giúp người ta tránh được rượu rởm. Vì thế mà một năm đôi lần anh Nguyễn Hữu Anh và tôi gặp nhau, chúng tôi thường tránh những loại vang đã được xem là có mác chuẩn, mà dùng vang California, vang Chilê... Những thứ vang quê kệch này còn vô danh, cho nên không bị làm giả. Anh Anh còn nhớ cái chai vang đỏ Chilê mà anh em mình uống ở quán Hot Rock không? Đậm chát vị nắng Chilê dân dã phải không anh?

Hà Nội, mùa nắng hanh 2005

Nguyễn Hữu Việt Hưng

------------------------------------------------------------------------------
http://www.math.hcmu...5/tin_0020.html

Nếu tôi không lầm thì bài này đã đăng trên tạp chí " Thông tin toán học" số gần đây .

Poincare và topo học .

05-01-2006 - 11:21

http://diendantoanho...?showtopic=6424 có vài bạn muốn tìm hiểu lịch sử topo . Xin lược dịch bài báo : Henri Poincare and XXth Century topo của nhà toán học kiệt xuất người Nga Novikov . Ông có rất nhiều đóng góp cho topo và đã được trao giải thưởng Fields năm 1970 vì những thành tựu đó . Hi vọng bài dịch này phần nào thoản mãn nhu cầu của các ban .