Jump to content

Alexman113's Content

There have been 657 items by Alexman113 (Search limited from 03-06-2020)



Sort by                Order  

#314526 CMR: $\frac{ab}{(a+b)^2}+\frac{bc}{(b+c)^2}+\frac{ca}{( c...

Posted by Alexman113 on 05-05-2012 - 19:37 in Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c \ge 0$ và không có 2 số nào đồng thời bằng 0. Chứng minh:$$\dfrac{ab}{(a+b)^2}+\dfrac{bc}{(b+c)^2}+ \dfrac{ca}{(c+a)^2} \le \dfrac{1}{4}+\dfrac{4abc}{(a+b)(b+c)(c+a)}$$



#314494 Chứng minh: $\dfrac{x}{\sqrt{1-x^2}}+\dfrac{y}{\sqrt...

Posted by Alexman113 on 05-05-2012 - 16:14 in Bất đẳng thức và cực trị

Cho x, y là hai số dương có tổng bằng 1. Chứng minh:

$\dfrac{x}{\sqrt{1-x^2}}+\dfrac{y}{\sqrt{1-y^2}}\geq \dfrac{2}{\sqrt{3}}$




#314369 Cho $\triangle ABC $. Chứng minh : $OI\ge OG$

Posted by Alexman113 on 04-05-2012 - 21:52 in Hình học phẳng

Cho tam giác ABC với I là tâm đường tròn nội tiếp, O là tâm đường tròn ngoại tiếp, G là trọng tâm . Chứng minh rằng : $$OI \ge OG$$



#314266 $$\frac{2+\sqrt{x}}{\sqrt{2}+\sqrt{2+\sqrt...

Posted by Alexman113 on 04-05-2012 - 12:32 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Em nghĩ vậy không biết sai sót gì xin chỉ báo giúp em.

Đặt $\sqrt{2+\sqrt{x}}=a\geq 0$ ; $\sqrt{2-\sqrt{x}}=b$
Ta có $ab=\sqrt{4-x}$
PT $\Leftrightarrow \frac{a^2}{\sqrt2+a}+\frac{b^2}{\sqrt2-b}=\sqrt2$
$\Rightarrow \sqrt2(a^2+b^2-2+ab)-ab(a-b)=2(a-b)$
$\Rightarrow \sqrt2(2+ab)=(2+ab)(a-b)$ chú ý $a^2+b^2=4$
Đến đây thì đơn giản rồi.
Vậy: phương trình đã cho có nghiệm x=3



#313740 Topic ôn tập vào lớp 10

Posted by Alexman113 on 01-05-2012 - 19:02 in Tài liệu - Đề thi

Để hâm nóng lại topic này mạn phép đăng lên một số bài để các em lớp 9 ôn tập thi vào lớp 10 CHUYÊN và KHÔNG CHUYÊN.
ĐỀ BÀI:
Bài 1. Giải các phương trình sau:

a) $\sqrt[3]{(2-x)^2}+\sqrt[3]{(7+x)^2}-\sqrt[3]{(7+x)(2-x)}=3$

b) $(12x-1)(6x-1)(4x-1)(3x-1)=5$

c) $x^2-3x+1=-\dfrac{\sqrt3}{3}\sqrt{x^2+x^2+1}$

d) $\sqrt{1+\sqrt{1-x^2}}\left( \sqrt{(1-x)^3}-\sqrt{(1+x)^3} \right)=2+\sqrt{1-x^2}$

e) $\dfrac{4x}{x^2+x + 1}-\dfrac{3x}{x^2+2x+1}=1$

f) $\sqrt{x-1+2\sqrt{x-2}}+\sqrt{x-1-2\sqrt{x-2}}=2$

Bài 2. Cho $a, b$ là các số thực thỏa mãn điều kiện phương trình:$ x^4+ax^3+bx^2+ax+1=0 $ có nghiệm thực. Tìm giá trị nhỏ nhất của $H=a^2+b^2$.

Bài 3. Các số $\alpha, \beta$ thỏa mãn đẳng thức sau:$$\alpha^3-3\alpha^2+5\alpha=1, \beta^3-3\beta^2+5\beta=5$$ Hãy tính $C=\alpha+\beta$

Bài 4. Cho phương trình: $2(x^2-1)=x(px+1)$
a) Tìm $p$ để phương trình nhận $x=1$ làm nghiệm.
b) Tìm $p$ để phương trình có nghiệm duy nhất.

Bài 5. Cho $a<b<c$ là ba nghiệm của phương trình: $x^3-3x+1=0$. Chứng minh rằng: $$a^2-c=b^2-a=c^2-b=2$$

Bài 6. Chứng minh rằng: nếu $a_1a_2\geq2(b_1+b_2)$ thì ít nhất một trong hai phương trình sau có nghiệm. $$x^2+a_1x+b_1=0 ; x^2+a_2x+b_2=0$$

Bài 7. Biết $a, b$ là hai nghiệm phương trình: $x^2+mx+1=0$ & $b, c$ là hai nghiệm phương trình: $x^2+qx+2=0$
Chứng minh rằng: $(b-a)(b-c)=pq-6$

Bài 8. Giải hệ phương trình: $\left\{ \begin{matrix} x^3-3x=y^3-3y \\ x^6+y^6=1 \end{matrix} \right.$

Bài 9. Cho $ \triangle ABC$ vuông tại $A$, $AD$ là phân giác $(D\in BC)$. Cho $AB=c, AC=b$. Chứng minh rằng: $AD=\dfrac{\sqrt2bc}{(b+c)}$



#313678 [Treo thưởng] \[\frac{{3+\sqrt x}}{{{x^2}+x\sqrt x+x+3}}+...

Posted by Alexman113 on 01-05-2012 - 12:36 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài toán: Giải phương trình: \[\frac{{3 + \sqrt x }}{{{x^2} + x\sqrt x + x + 3}} + \frac{{x + \sqrt x + 2}}{{{x^2} + x\sqrt x + 4}} + \frac{{x\sqrt x + x + 2}}{{{x^2} + \sqrt x + 4}} + \frac{{{x^2} + x\sqrt x + 2}}{{x + \sqrt x + 4}} + \frac{{{x^2} + 3}}{{x\sqrt x + x + \sqrt x + 3}} = \frac{{10}}{3}\]

---

Treo thưởng: Bạn nào đưa ra lời giải đúng và sớm nhất sẽ nhận được một thẻ nạp điện thoại trị giá 20k. Hỗ trợ cho tất cả các mạng di động kèm theo đó là một phần quà khác (xin giữ bí mật) :D.

Đây chỉ mang giá trị tinh thần nên các bạn cứ thoải mái nhé.

Chấm bài: Chấm bài từ dưới lên trên. Tức là, xem kết quả, nếu kết quả đúng thì chấm tiếp phần trên, còn không thì miễn xem tiếp (đọc nhiều mỏi mắt ấy mà)

Trình bày rõ ràng bằng $\LaTeX$

Khi giải bài nhớ kèm theo số ĐT nhé. Mình sẽ tự động gửi cho người thỏa mãn các yêu cầu trên sau đó công bố kết quả.

Nhanh tay nào.

:( Em vừa định giải thì anh Phạm Hữu Bảo Chung làm rồi nên thôi post vài ý cho vui vậy.
Đầu tiên cho em hỏi có phải vì anh Phạm Hữu Bảo Chung thấy tổng của tử và mẫu đều bằng nhau nên mới cộng 5 vào hai vế rồi mới áp dụng BĐT Schwarzt không ạ?
Em thì cũng thế nhưng để khỏi vướng mắt ta làm như sau:
Nhận thấy điểm rơi là $x=1$ ta đặt ẩn phụ rồi mới dùng BĐT. Đặt $a=2, b= \sqrt x+1, c=x+1, d= x\sqrt x+1, e=x^2+1 $ đến đây thì làm được rồi.



#313617 $6 : 2 (1 + 2) = ?$

Posted by Alexman113 on 01-05-2012 - 09:00 in Toán học lý thú

có gì để cãi nhau????? kq là 9 đấy thui (tính theo cách chúng ta được dạy hồi lớp...2 :delta hoặc bấm máy tính đều là 9)
còn bác Giang kiu bấm máy tính kq = 1 chắc là do bác í mún...cãi lỗn :delta

Đúng rồi đấy ạ. Kết quả chính xác là 9. Khi dùng máy tính fx-570MS thì nó lại cho một vì nó đòi hỏi dấu ngoặc chứ không được "thông minh" như đàn anh 570ES đâu.



#313508 Định Lý Bezout

Posted by Alexman113 on 30-04-2012 - 18:02 in Đại số

Em nghĩ là bài của anh chỉ cần dựa vào giả thiết tìm được bốn pt bốn ẩn và sau đó giải hệt pt bốn ẩn bậc một ấy thì ta tìm được kết quả đúng không nhỉ?



#312757 Giải phương trình:$ \sqrt{x}-2\sqrt{5x-x^2+\sqrt{5-x}}=1...

Posted by Alexman113 on 26-04-2012 - 09:48 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình sau:$$ \sqrt{x}-2\sqrt{5x-x^2+\sqrt{5-x}}=1 $$



#312756 Chứng minh biểu thức độc lập với biến

Posted by Alexman113 on 26-04-2012 - 09:46 in Các bài toán Lượng giác khác

Chứng minh rằng: $$D=\displaystyle \frac{\cot^2\alpha-\cos^2\alpha}{\cot^2\alpha}+\displaystyle \frac{\sin\alpha\cos\alpha}{\cot\alpha}$$ không phụ thuộc vào $\alpha$.



#312755 Rút gọn $P=\frac{\left(1+\cot^2x\right)\left(...

Posted by Alexman113 on 26-04-2012 - 09:44 in Các bài toán Lượng giác khác

Rút gọn:$$P=\displaystyle \frac{\left(1+\cot^2x\right)\left(\displaystyle \frac{1}{\cos^2x}\right)\tan x}{1+\tan^2x}$$



#312754 Chứng minh rằng: $\Sigma\displaystyle \frac{1-\cos x...

Posted by Alexman113 on 26-04-2012 - 09:42 in Các bài toán Lượng giác khác

Chứng minh đẳng thức sau:$$ \displaystyle \frac{1-\cos x}{\sin x}\left[\displaystyle \frac{\left(1+\cos x\right)^2}{\sin^2 x}-1\right]=2\cot x $$



#312753 Tính: $C=\Sigma\frac{3\sin^2\frac{19\pi}{6}-2...

Posted by Alexman113 on 26-04-2012 - 09:38 in Các bài toán Lượng giác khác

Hãy tính: $$C=\displaystyle \frac{3\sin^2\displaystyle \frac{19\pi}{6}-2\cos^2\left(\displaystyle \frac{-8\pi}{3}\right)}{2\sin\displaystyle \frac{5\pi}{6}\cos\displaystyle \frac{5\pi}{3}}$$



#312751 Tính biểu thức A với $\cos\alpha=\displaystyle \fra...

Posted by Alexman113 on 26-04-2012 - 09:36 in Các bài toán Lượng giác khác

Cho $\cos\alpha=\displaystyle \frac{-3}{4}$ và $-\pi<\alpha<\displaystyle \frac{-\pi}{4}$. Tính $$A=\displaystyle \frac{\displaystyle \frac{1}{2}\sin\alpha-\tan\alpha+\displaystyle \frac{2}{3\cos\alpha}}{\cos\alpha-2\sin\alpha-\displaystyle \frac{3}{5}\cos\alpha}$$



#312575 Tìm $a, b$ để $(x-a+2)(b-x+2)\geq0$ có tập nghiệm...

Posted by Alexman113 on 25-04-2012 - 11:45 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Tìm $a$ và $b$ để bất phương trình: $$(x-a+2)(b-x+2)\geq0$$ có tập nghiệm $[-1;3]$



#312512 Lập phương trình đường thẳng $(\Delta)$ với yêu cầu tạo tam gi...

Posted by Alexman113 on 24-04-2012 - 22:02 in Hình học phẳng

Posted Image
Giả sử ta có đường thẳng $\Delta$ cắt $(d1),(d2)$ lần lượt tại $B$ và $C$ để tam giác $ABC$ đều

ta có $AB=AC=BC=a$

theo cách gọi như vậy ta có $AH = \frac{a\sqrt{3}}{2}$ (tính chất tam giác đều)

Áp dụng công thức tính diện tích tam giác ta có:

$S_{ABC}=\frac{1}{2}.AH.BC$

mà theo giả thiết : $S_{ABC}=3\sqrt{3}$
Từ đó, ta có :

$3\sqrt{3}=\frac{1}{2}.\frac{a\sqrt{3}}{2}.a$

$<=>$ $a=\sqrt{12}$

Từ đó ta suy ra $AH=\frac{\sqrt{12}.\sqrt{3}}{2}=3$

Xét trong tam giác đều $ABC$ có phương trình cạnh $AB$ và $AC$ viết phương trình phân giác góc $A$:

$\frac{|\sqrt{3}x-y-\sqrt{3}+2|}{2}=\frac{\sqrt{3}x+y-\sqrt{3}-2}{2}$

$=>$ $\sqrt{3}x-y-\sqrt{3}+2=\sqrt{3}x+y-\sqrt{3}-2$ hoặc $\sqrt{3}x-y-\sqrt{3}+2=-\sqrt{3}x-y+\sqrt{3}+2$

$<=>$ $y-2=0$ hoặc $x-1=0$

Giả sử phương trình đường phân giác trong góc $A$ hay phương trình cạnh $AH$ là: $x-1=0$

Từ đó dễ thấy phươg trình của $\Delta$ có dạng là: $y+c=0$
Mà khoảng cách từ $A$ đến $\Delta$ là bằng $AH$ và bằng $3$
Áp dụng công thức khoảng cách ta có:

$\frac{|y+c|}{1}=3$ (thay $y$ của $A$ vào)

$=>$ $c=1$ hoặc $c=-1$

ta có 2 phương trình của $\Delta$ là $y+1=0$ hoặc $y-1=0$

  • Xét $\Delta$ : $y+1=0$
Dễ dàng tìm được tọa độ của $B$ là nghiệm hệ $(d1)$ và $\Delta$:
$B(\frac{\sqrt{3}-1}{\sqrt{3}};-1)$
Tương tự : $C(\frac{\sqrt{3}+3}{\sqrt{3}};-1)$

Với tọa độ này bạn tự thay công thức và thử dễ thấy phương trình cạnh $AH:x-1=0$ chính là phân giác trong góc $A$
  • Xét $\Delta$ : $y-1=0$ tương tự
Vậy: có 2 phương trình cạnh $\Delta$ thỏa mãn đề bài

$\Delta:y+1=0$ và $\Delta_{2}:y-1=0$ (như hình vẽ nhé ! :D)


Posted Image
Giả sử ta có đường thẳng $\Delta$ cắt $(d1),(d2)$ lần lượt tại $B$ và $C$ để tam giác $ABC$ đều

ta có $AB=AC=BC=a$

theo cách gọi như vậy ta có $AH = \frac{a\sqrt{3}}{2}$ (tính chất tam giác đều)

Áp dụng công thức tính diện tích tam giác ta có:

$S_{ABC}=\frac{1}{2}.AH.BC$

mà theo giả thiết : $S_{ABC}=3\sqrt{3}$
Từ đó, ta có :

$3\sqrt{3}=\frac{1}{2}.\frac{a\sqrt{3}}{2}.a$

$<=>$ $a=\sqrt{12}$

Từ đó ta suy ra $AH=\frac{\sqrt{12}.\sqrt{3}}{2}=3$

Xét trong tam giác đều $ABC$ có phương trình cạnh $AB$ và $AC$ viết phương trình phân giác góc $A$:

$\frac{|\sqrt{3}x-y-\sqrt{3}+2|}{2}=\frac{\sqrt{3}x+y-\sqrt{3}-2}{2}$

$=>$ $\sqrt{3}x-y-\sqrt{3}+2=\sqrt{3}x+y-\sqrt{3}-2$ hoặc $\sqrt{3}x-y-\sqrt{3}+2=-\sqrt{3}x-y+\sqrt{3}+2$

$<=>$ $y-2=0$ hoặc $x-1=0$

Giả sử phương trình đường phân giác trong góc $A$ hay phương trình cạnh $AH$ là: $x-1=0$

Từ đó dễ thấy phươg trình của $\Delta$ có dạng là: $y+c=0$
Mà khoảng cách từ $A$ đến $\Delta$ là bằng $AH$ và bằng $3$
Áp dụng công thức khoảng cách ta có:

$\frac{|y+c|}{1}=3$ (thay $y$ của $A$ vào)

$=>$ $c=1$ hoặc $c=-1$

ta có 2 phương trình của $\Delta$ là $y+1=0$ hoặc $y-1=0$

  • Xét $\Delta$ : $y+1=0$
Dễ dàng tìm được tọa độ của $B$ là nghiệm hệ $(d1)$ và $\Delta$:
$B(\frac{\sqrt{3}-1}{\sqrt{3}};-1)$
Tương tự : $C(\frac{\sqrt{3}+3}{\sqrt{3}};-1)$

Với tọa độ này bạn tự thay công thức và thử dễ thấy phương trình cạnh $AH:x-1=0$ chính là phân giác trong góc $A$
  • Xét $\Delta$ : $y-1=0$ tương tự
Vậy: có 2 phương trình cạnh $\Delta$ thỏa mãn đề bài

$\Delta:y+1=0$ và $\Delta_{2}:y-1=0$ (như hình vẽ nhé ! :D)

Anh ơi em còn có một bài hình nữa anh chém giúp em luôn với



#312400 Định m để bất phương trình $(x^{2}+2x)^{2} + 3x^{2}+6x-m\geq 0...

Posted by Alexman113 on 24-04-2012 - 12:00 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Tìm $m$ để bất phương trình $(x^{2}+2x)^{2} + 3x^{2}+6x-m\geq 0$ có nghiệm đúng $\forall x \in $ $[-2;0]$.



#312362 Lập phương trình đường tròn cắt một đường thẳng tại hai điểm tạo góc, có tâm...

Posted by Alexman113 on 24-04-2012 - 01:32 in Hình học phẳng

Trong mặt phẳng $Oxy$, lập phương trình đường tròn © có bán kính $R=2$, có tâm $I$ nằm trên đường thẳng $(d_1): x+y-3=0$ và đường tròn đó cắt đường thẳng $(d_2):3x+4y-6=0$ tại hai điểm $A, B$ sao cho $\widehat{AIB}=120^o$.



#312361 Lập phương trình đường thẳng $(\Delta)$ với yêu cầu tạo tam gi...

Posted by Alexman113 on 24-04-2012 - 01:29 in Hình học phẳng

Trong mặt phẳng $Oxy$ cho hai đường thẳng $(d_1): \sqrt{3}x-y-\sqrt{3}+2=0$ và $(d_2): \sqrt{3}x+y-\sqrt{3}-2=0$. Lập phương trình đường thẳng $(\Delta)$ cắt hai đường thẳng $(d_1), (d_2)$ lần lượt tại $B, C$ sao cho $\triangle ABC$ đều có diện tích bằng $3\sqrt{3}$, trong đó đỉnh $A$ là giao điểm của $(d_1)$ và $(d_2)$.



#312358 Tìm $m$ để $ \begin{cases} x+\sqrt{y}(\sqrt{x}+...

Posted by Alexman113 on 24-04-2012 - 01:18 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Xác định tham số $m$ để hệ phương trình: $$ \left\{ \begin{array}{l} x+\sqrt{y}(\sqrt{x}+3)=19-m\\ y +\sqrt{x}(\sqrt{y}+3)= 21+m \end{array} \right. $$ có nghiệm.



#312357 Tìm GTNN của biểu thức ba biến số $P=\Sigma \left( \displ...

Posted by Alexman113 on 24-04-2012 - 01:09 in Bất đẳng thức và cực trị

Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $$P= \frac{\sqrt{a^3c}}{\sqrt{b^3a}+bc} + \frac{\sqrt{b^3a}}{\sqrt{c^3b}+ac} + \frac{\sqrt{c^3b}}{\sqrt{a^3c}+ab} $$trong đó $a, b, c$ là ba số thực dương tùy ý



#310713 Tính $ \cos (70^o-x) $; $ \cos(200^o+x) $

Posted by Alexman113 on 15-04-2012 - 19:36 in Các bài toán Lượng giác khác

Cho $ 3\sin (x+20^o)-2\cos (x+110^o)=3 $ và $ -20^o<x<70^o $. Tính $ \cos (70^o-x) $; $ \cos(200^o+x) $



#310469 \[ \sum{\left(\frac{a^{2}-bc}{b-c}\right)^{2}}\...

Posted by Alexman113 on 14-04-2012 - 23:13 in Bất đẳng thức và cực trị

Cho các số thực $a, b, c$ thỏa mãn $a+b+c=3$. Chứng minh rằng \[ \left(\frac{a^{2}-bc}{b-c}\right)^{2}+\left(\frac{b^{2}-ca}{c-a}\right)^{2}+\left(\frac{c^{2}-ab}{a-b}\right)^{2}\ge 18 \]

---------
Chào bạn ! Bạn đã đặt sai tiêu đề.
Bạn nên đọc những bài viết sau trước khi gửi bài nhé.

$\to$ Nội quy diễn đàn Toán học

$\to$ Thông báo về việc đặt tiêu đề

Lần này mod sửa giúp bạn, nếu bạn còn tái phạm thì bài viết sẽ bị xóa mà không báo trước.



#310463 Chứng minh $ \frac{a^2}{(b-c)^2}+ \frac{b^2}{(c-a)^2}+\fr...

Posted by Alexman113 on 14-04-2012 - 23:03 in Bất đẳng thức và cực trị

Chứng minh rằng nếu $a,b,c$ là các số thực từng đôi một khác nhau thì $$ \displaystyle \frac{a^2}{(b-c)^2}+\displaystyle \frac{b^2}{(c-a)^2}+\displaystyle \frac{c^2}{(a-b)^2}\geq2 .$$



#310456 Tìm m để phương trình có hai nghiệm nhỏ nhất

Posted by Alexman113 on 14-04-2012 - 22:40 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Em cũng không rõ lắm vì em cũng nghĩ phương trình bậc 2 thì hai nghiệm nhỏ nhất là thế nào được? Mà bạn em thì có đứa nói S nhỏ nất hay P nhỏ nhất mà em nghĩ thì chưa hẳn nên đăng lên để mọi người cùng thảo luận ạ.