Đến nội dung

ForeverLoveYou nội dung

Có 13 mục bởi ForeverLoveYou (Tìm giới hạn từ 06-06-2020)


Sắp theo                Sắp xếp  

#416807 [13] CM O và H đối xứng nhau qua BC

Đã gửi bởi ForeverLoveYou on 06-05-2013 - 09:50 trong Hình học

Bạn ghi đề và vẽ hình chưa đúng lắm thì phải. Mình chưa hiểu lắm. Nhưng có thể giải được câu a và b

 a) BN và CN là 2 tiếp tuyến của (O) nên tổng bằng 180. Do vậy tứ giác CNBO nội tiếp

 b) Gọi ON cắt BC tại I nên ON là trung trực của BC. Nếu muốn O đx với H thì IH=IO

   Vì thế ta chứng minh tam giác OHB cân. Có góc BON + góc BNO = 90; Góc đối đỉnh với góc OHB+ góc ONC =90

   Mà góc BNO= góc ONC. Do đó tam giác OHB cân tại B có BI là đường cao đồng thời là trung trực




#416752 OE, BF và CM đồng quy

Đã gửi bởi ForeverLoveYou on 05-05-2013 - 21:32 trong Hình học

Do góc MAD = góc ADF

 2 góc này bằng nhau là do chắn 2 cung bằng nhau




#416262 OE, BF và CM đồng quy

Đã gửi bởi ForeverLoveYou on 03-05-2013 - 21:45 trong Hình học

1) Ta có các cung AC=CB=BD=AD, cung CE=EB

Xét $\Delta EMB$ có $\widehat{EMB}$ bằng nửa tổng 2 cung AD và EB, $\widehat{EBM}$ bằng nửa tổng 2 cung AC và CE.

Do đó $\Delta EBM$ cân ở E.

2) Tứ giác AFMD có $\widehat{EAB}=\widehat{EDC}$ nên nội tiếp

$\Rightarrow \widehat{DFM}=\widehat{MAD}; \widehat{ADF}=\widehat{AMF}$.

$\Rightarrow \widehat{DFM}=\widehat{AMF}$

 $\Rightarrow$ $\Delta OMF$ vuông cân ở O nên $\widehat{OFM}=45^{\circ}$

 Tương tự cũng có $\widehat{OBC}=45^{\circ}$ do $\Delta OBC$ vuông cân ở O

Do đó tứ giác AFMD nội tiếp

3) Ta chứng minh $\Delta OBC$ có CM, BF, OE là 3 đường phân giác.

   Có $\widehat{COE}$ = $\widehat{BOE}$ nên OE là phân giác của $\widehat{COB}$

   Ta tính được $\widehat{BAF}=\widehat{FBO}=22.5^{\circ}$ , mà $\widehat{OBC}=45^{\circ}$

$\Rightarrow$ BF là phân giác của $\widehat{OBC}$

Chứng minh tương tự với góc OCB ta được CM là phân giác.

 Bạn tự vẽ hình nha. Cách của mình có thể chưa gọn lắm đâu. :))  :))  :)) 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 




#415999 Chứng minh rằng: AB // EF

Đã gửi bởi ForeverLoveYou on 02-05-2013 - 14:38 trong Hình học

Cm tứ giác MECF nội tiếp cũng dễ mà

Theo câu b) đã có $\widehat{PCQ}=90^{\circ}$ , có $\widehat{AMB}$ nội tiếp chắn nửa đường tròn ( AB là đường kính)

Do đó tứ giác MECF có tổng 2 góc đối bằng $180^{\circ}$ nên nội tiếp.




#414900 Hình 9

Đã gửi bởi ForeverLoveYou on 26-04-2013 - 16:03 trong Hình học

Bạn không đọc đề là AK là đường kính à.




#414739 Hình 9

Đã gửi bởi ForeverLoveYou on 25-04-2013 - 11:40 trong Hình học

"Ta dễ dàng chứng minh được AH=2OK( với OK vuông góc BC)"

Làm sao mà nó ra được thế. Bạn chỉ mình được không.




#414632 Hình 9

Đã gửi bởi ForeverLoveYou on 24-04-2013 - 19:38 trong Hình học

Cho $\Delta ABC$ nhọn ( AB < AC ) nội tiếp (O;3cm). Hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H.

a) CM: tứ giác AEHD và BEDC nội tiếp.

b) Vẽ đường kính AK của (O). CM: tứ giác BHCK là hình bình hành.

c) CM: $DE\perp AK$.

d) Cho $\widehat{BAC}=60^{\circ}$ . Tính AH

P/s: Cần giải câu d




#376822 $IA.ID=IB.IC$

Đã gửi bởi ForeverLoveYou on 11-12-2012 - 17:42 trong Hình học

Cho tứ giác ABCD, gọi O là giao điểm hai đường chéo và I là giao điểm hai cạnh bên AD và BC. Chứng minh rằng:

a) Tứ giác ABCD nội tiếp khi và chỉ khi OA.OC = OB.OD

b) Tứ giác ABCD nội tiếp khi và chỉ khi IA. ID = IB. IC




#369641 $x+5|4x+69$

Đã gửi bởi ForeverLoveYou on 15-11-2012 - 18:44 trong Số học

Tìm các số tự nhiên x sao cho x+5 là ước của 4x+69.



#368145 Tính r theo R và R'.

Đã gửi bởi ForeverLoveYou on 09-11-2012 - 17:34 trong Hình học

1/ Cho nửa đường tròn đường kính AB=2R. Trên cùng nửa mặt phẳng bờ AB vẽ 2 tiếp tuyến Ax, By và 1 tiếp tuyến tại M (bất kì) cắt Ax và By lần lượt lại C và D.
a) CM: AC+BD=CD và AC.BD có giá trị không đổi.
b) CM: Đường tròn đường kính CD tiếp xúc với đường thẳng AB.
c) Cho 2AC=R. Tính MA, MB và bán kính đường tròn ngoại tiếp $\Delta BMD$.

2/ Cho (O;R) và (O';R') tiếp xúc ngoài tại A. Đường tiếp tuyến chung ngoài BC của (O) và (O'), $B\in$ (O) và $C\in$ (O')
a) CM: Đường tròn đường kính BC tiếp xúc với OO' và đường tròn đường kính OO' tiếp xúc với BC.
b) Tính BC theo R và R'.
c) Cho (H;r) tiếp xúc với cả (O) và (O') và tiếp xúc với BC tại M. Tính r theo R và R'.

____________
@BlackSelena: Chú ý tiêu đề.!



#360942 Một số bài hình 9

Đã gửi bởi ForeverLoveYou on 11-10-2012 - 14:29 trong Hình học

1) Cho hình bình hành ABCD có $BD\perp BC$ AB=a, $\widehat{A}$ = $\alpha$. Tính diện tích ABCD.
2) Cho $\Delta$ABC cân tại A, AB=AC=1, $\widehat{A}$ = 2$\alpha$ ($0< \alpha < 45^{\circ}$). Đường cao AD và BE.
a) CM $\Delta ADC và \Delta BEC đồng dạng.
b) CM sin A = 2 sin $\alpha$. cos $\alpha$
3) Cho $\Delta$ABC vuông tại A, AC=21, cos $\widehat{C}$ = $\frac{3}{5}$.
a) Tính tan B, cot B.
b) Phân giác $\widehat{A}$ cắt BC tại D. Tính DB, DC.
4) $\Delta$ABC vuông tại A, AB=6, BC=10. AH là đường cao. E,F lần lượt là hình chiếu của H lên AB,AC.
a) Tính EF
b) CM AE.AB=AF.AC
c) Tính $sin^{2}B + sin^{2}C - tanB.tanC$.
5) Cho $\Delta$ABC vuông tại A. E là trung điểm của AC, vẽ $EF\perp BC$.
a) CM AF=BI. cosC
b) BC=20, sinC=0,6. Tính diện tích AEFD.
6) Cho hình thang ABCD ( AB $\parallel$ CD ), AB=1, CD=5, $\widehat{C}=30^{\circ}$, $\widehat{D}=60^{\circ}$. Tính diện tích ABCD.
7) $\Delta$ABC nhọn, 2 đường cao BI cắt CK tại H. Lấy D$\in$HB, E$\in$HC sao cho $\widehat{ADC}=\widehat{AEB}=90^{\circ}$.
a) CM $\Delta$ADE cân.
b) Cho AD=6, AC=10. tính DC, CI và diện tích $\Delta$ADE.



#352922 Tính $AB,AC$

Đã gửi bởi ForeverLoveYou on 08-09-2012 - 18:51 trong Hình học

1) Cho $\Delta$ ABC vuông tại A có AH là đường cao H $\in$ BC. Có BC=10, AC và AB tỷ lệ với 4 và 3. Tính BH và CH.
2) Cho $\Delta$ ABC vuông tại A có AH là đường cao H $\in$ BC. Có AH=6,$\frac{AC}{AB}=\frac{2}{3}$. Tính các cạnh của $\Delta$ ABC.
3) $\Delta$ ABC, AB=AC=50, BC=60, AD$\perp$BC, CE$\perp$AB. AC cắt CE tại H. Tính CH.
4) Cho $\Delta$ ABC cân tại A. H là hình chiếu của B lên AC. Tính BC biết AH=7 và HC=2.



#352060 $\sqrt{x+2} = \sqrt{4-x}$ ta suy ra...

Đã gửi bởi ForeverLoveYou on 04-09-2012 - 15:26 trong Đại số

$\sqrt{x+2} = \sqrt{4-x}$ ta suy ra $(\sqrt{x+2})^{2}= (\sqrt{4-x})^{2}$ được không.