Đến nội dung

Oai Thanh Dao nội dung

Có 57 mục bởi Oai Thanh Dao (Tìm giới hạn từ 04-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#689997 Tìm các cách chứng minh cho mở rộng định lý Brahmagupta

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 09-08-2017 - 17:08 trong Hình học

Trong hình đính kèm. Untitled.png

Nếu $\frac{MQ}{BA}=\frac{NP}{BC}$ và $\angle MBA = \angle CBN=\frac{\pi}{2}$
Trong đó $D, E$ lần lượt là trung điểm của  $MN, PQ$, hãy chỉ ra rằng: $DE \perp AC$
 
Nếu như $P=Q=B$ thì kết quả này là mở rộng định lý Brahmagupta.
 
 20664891_877420795743946_9014181546449748952_n.jpg

Nếu $P=Q=B$ và $M, B, C$ thẳng hàng và $N, B, A$ thẳng hàng thì đây chính là: 
 
 
 



#550909 Định lý Fermat đã được chứng minh một cách ngắn gọn?

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 02-04-2015 - 14:46 trong Lịch sử toán học

Thấy có bài báo này trên trang web của trường đại học Princeton, mọi người cho ý kiến nhé

 

http://www.princeton.edu/~aloo/fermat

File gửi kèm

  • File gửi kèm  fermat.pdf   135.12K   857 Số lần tải



#711287 Một giả thuyết mạnh hơn định lý lớn Fermat

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 20-06-2018 - 11:37 trong Toán học hiện đại

Dựa trên sự quan sát các kết quả liên quan đến định lý Fermat, giả thuyết Beal, giả thuyết ABC....tôi đề xuất một giả thuyết sau đây:
 
Cho $A, B, C$ là ba số nguyên dương sao cho $A+B=C$ với $(A,B)= (B,C) = (C,A) = 1$. Phân tích ba số $A, B, C$ ra thừa số nguyên tố:
 
$A=a_1^{x_1}a_2^{x_2}...a_n^{x_n}$, 
 
$B=b_1^{y_1}b_2^{y_2}...b_m^{y_m}$, 
 
$C=c_1^{z_1}c_2^{z_2}...c_k^{z_k}$
 
Giả thuyết khẳng định khi đó $\min\{x_i, y_j, z_h \} \le 5$ với mọi $1 \le i \le n,  1\ \le j \le m, 1\le h \le k$
 
Giả thuyết trên nếu được chứng minh nó sẽ rất mạnh, lúc đó các định lý Fermat, giả thuyết Beal, giả thuyết Fermat-Catalan chỉ là các trường hợp đặc biệt. Hiện tại chưa tìm được phản ví dụ. 
 
                                                                        Đào Thanh Oai



#711160 Một bất đẳng thức giống bất đẳng thức Muirhead

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 18-06-2018 - 09:56 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $n$ là một số tự nhiên $n \ge 2$ và $x_1, \cdots, x_n$ and $y_1,\cdots, y_n$  là hai bộ số sao cho $(x_1,\cdots, x_n)$ trội hơn bộ số $(y_1,\cdots, y_n)$; Cho $0 \leq a_1, a_2,\cdots,a_n \leq 1$ khi đó ta có: 
 
$$\sum_{\text{sym}} {x_1}^{a_1}{x_2}^{a_2}\cdots {x_n}^{a_n}\leq \sum_{\text{sym}} {y_1}^{a_1}{y_2}^{a_2}\cdots {y_n}^{a_n}$$
 
Chú ý rằng: Bất đẳng thức trên không phải bất đẳng thức Muirhead
 
Example: Let $0 \leq a_i \leq 1$ then 
 
1. $4^{a_1}1^{a_2}+ 4^{a_2}1^{a_1} \le 3^{a_1}2^{a_2}+ 3^{a_2}2^{a_1}$ 
 
2. $5^{a_1}5^{a_2}2^{a_3}+5^{a_1}5^{a_3}2^{a_2}+5^{a_2}5^{a_1}2^{a_3}+5^{a_2}5^{a_3}2^{a_1}+5^{a_3}5^{a_1}2^{a_2}+5^{a_3}5^{a_2}2^{a_1}
\leq 4.5^{a_1}4^{a_2}3.5^{a_3}+4.5^{a_1}4^{a_3}3.5^{a_2}+4.5^{a_2}4^{a_1}3.5^{a_3}+4.5^{a_2}4^{a_3}3.5^{a_1}+4.5^{a_3}4^{a_1}3.5^{a_2}+4.5^{a_3}4^{a_2}3.5^{a_1}$
 
Xem thêm:
 
 



#686792 Một giả thuyết về phương trình nghiệm nguyên

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 07-07-2017 - 15:24 trong Toán học hiện đại

Cho ba số nguyên $A, B, C$ trong đó $A^2+B^2+C^2 \ne 0$;  và cho trước một phương trình nghiệm nguyên bất kỳ  $f(x,y,z)=0$. Khi đó tồn tại một số $N_0 > 2$ để với $m, n, k \ge N_0$ thì phương trình sau: $f(x,y,z)+Ax^n+By^m+Cz^k=0$ với điều kiện $gcd(x,y)=gcd(y,z)=gcd(z,x)=1$ sẽ có số nghiệm hữu hạn.
 
 
Let $A, B, C$ be given three integer numbers, $A^2+B^2+C^2 \ne 0$;  and $f(x,y,z)=0$ be given diophantine equation. Then exist $N_0 > 2$ such that $m, n, k \ge N_0$ the equation as follows: $f(x,y,z)+Ax^n+By^m+Cz^k=0$ with condition $gcd(x,y)=gcd(y,z)=gcd(z,x)=1$ has only finitely solutions



#568020 $\cos 2x+\cos x.(2-\cos a-\cos b)+\sin x.(...

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 25-06-2015 - 08:02 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Bạn Quang Dương có hỏi tôi về việc chứng minh phương trình sau có nghiệm trong khoảng $(-\pi,\pi)$.

$\cos 2x+\cos x.(2-\cos  a-\cos b)+\sin x.(\sin a+\sin b)+1-\cos a-\cos b=0$, trong đó $x$ là ẩn và $a,b$ là tham số.

Theo tôi thì cách làm thông thường như biết đổi lượng giác, quy về phương trình đa thức.... có thể sẽ bế tắc.

Chúng ta cũng biết Một kết quả well-known trong giải tích như sau:

Định lý: Nếu như $f(a).f(b)<0$ và hàm số $f(x)$ liên tuc trên $[a,b]$ thì ít nhất có một nghiệm trên $(a,b)$.

Tuy nhiên trong một chừng mực nào đó thì ta không áp dụng ngay được định lý trên vào đặc biệt với các hàm phức tạp, hoặc chứa tham số, không dễ nhẩm hoặc tính được f(a), f(b). Tôi đưa ra một ý tưởng(thầy Trần Nam Dũng và thầy Nguyễn Hùng Sơn đã nói rằng ý tưởng của mệnh đề sau cũ) sau để chứng minh sự tồn tại nghiệm của phương trình trên.

Mệnh đề: Cho hàm số $f(x)$ liên tục trên đoạn $[a,b]$, và $f(a+\epsilon)*f(b-\epsilon)<0$ với một $\epsilon>0$ và nhỏ bao nhiêu tùy ý thì hàm số $f(x)=0$ có ít nhất một nghiệm trên khoảng $(a,b)$.

 

1.jpg

 

Mong các bạn cho lời giải khác?




#647589 Mở rộng bất đẳng thức Karamata

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 02-08-2016 - 08:17 trong Giải tích

Cho $f(x)$ là hàm số thực lồi và liên tục trên $I$. Giả sử $x_1, . . . , x_n$ và $y_1, . . . , y_n$ thuộc $I$ sao cho hai điều kiện sau đây được thỏa mãn:
 
1. $x_1 \ge x_2 \ge x_3.....\ge x_n,$ và $y_1 \ge y_2 \ge y_3.....\ge y_n$
 
2. $x_1+...+x_i \ge y_1+.....+y_i$ và $x_{i+1}+...+x_n \le y_{i+1}+...+y_n$ với $i=1,....,n-1$ chứng minh rằng
 
$$\frac{f(x_1)+f(x_2)+....+f(x_n)}{n}-f(\frac{x_1+x_2+....+x_n}{n}) \ge \frac{f(y_1)+f(y_2)+....+f(y_n)}{n}-f(\frac{y_1+y_2+....+y_n}{n}) $$
 
Đẳng thức xảy ra nếu và chỉ nếu $x_i=y_i$  với mọi $i \in {1, 2,...,n}$