Jump to content

Hoang Nhat Tuan's Content

There have been 1000 items by Hoang Nhat Tuan (Search limited from 08-06-2020)



Sort by                Order  

#603213 $\frac{x^{2}}{x^{2}+2x+4} +...

Posted by Hoang Nhat Tuan on 14-12-2015 - 20:43 in Bất đẳng thức và cực trị

Cho x,y,z thỏa mãn $xyz=8$. Chứng minh:

$\frac{x^{2}}{x^{2}+2x+4} + \frac{y^{2}}{y^{2}+2y+4} + \frac{z^{2}}{z^{2}+2z+4}\geq 1$

Đặt $x=2a;y=2b;z=2c$ thì $abc=1$, BĐT trở thành:

$\sum \frac{a^2}{a^2+a+1}\geq 1$

Bây giờ đặt $a=\frac{m^2}{np};b,c$ tương tự ta thu được BĐT sau:

$\sum \frac{\frac{m^4}{n^2p^2}}{\frac{m^4}{n^2p^2}+\frac{m^2}{np}+1}=\sum \frac{m^4}{m^4+m^2np+n^2p^2}\geq \frac{(m^2+n^2+p^2)^2}{\sum m^4+mnp(m+n+p)+\sum m^2n^2}\geq 1$ (dễ dàng chứng minh)




#603202 $\frac{1}{(1+x)^{2}}+\frac{...

Posted by Hoang Nhat Tuan on 14-12-2015 - 20:31 in Bất đẳng thức và cực trị

Cho x,y,z thỏa mãn $xyz=1$. Chứng minh:

$\frac{1}{(1+x)^{2}}+\frac{1}{(y+1)^{2}}+\frac{1}{(z+1)^{2}}\geq \frac{3}{4}$

Ta có: $\frac{1}{(1+x)^2}+\frac{1}{(1+y)^2}\geq \frac{1}{(xy+1)(\frac{x}{y}+1)}+\frac{1}{(1+xy)(\frac{y}{x}+1)}=\frac{1}{1+xy}=\frac{z}{z+1}$

Do đó cần chứng minh BĐT:

$\frac{z}{z+1}+\frac{1}{(z+1)^2}\geq \frac{3}{4}<=>4(z^2+z+1)\geq 3(z+1)^2<=>(z-1)^2\geq 0$ (Luôn đúng)




#602890 Chứng minh: đường phân giác của góc BAC, BDE, BEC đồng quy

Posted by Hoang Nhat Tuan on 13-12-2015 - 08:43 in Hình học

Cho tam giác đều ABC có H là trung điểm BC. Lấy D,E lần lượt thuộc AB,AC sao cho góc DHE= 60 độ

Chứng minh: đường phân giác của góc BAC, BDE, BEC đồng quy

Chứng minh đường phân giác của góc $BAC,BDE,DEC$ đồng quy mới đúng chứ nhỉ.

Lời giải: Gọi $I$ là giao 2 đường phân giác ngoài của tam giác $ADE$.

Khi đó $I$ chính là tâm đường tròn bàng tiếp góc $A$ của tam giác $ADE$ nên $I$ thuộc đường phân giác góc $A$ của tam giác $ABC$.




#602584 Chứng minh $D,A,E,F$ cùng thuộc một đường tròn

Posted by Hoang Nhat Tuan on 10-12-2015 - 23:36 in Hình học

Gọi $D'$ là điểm đối xứng với $C$ qua $BI$ thì $D'\in AB$

Khi đó $\widehat{BD'C}=90-\frac{\widehat{ABC}}{2}$

Từ đó chỉ cần chứng minh được tứ giác $D'AIC$ nội tiếp để nói $D'=D$ nữa là xong (phần này đơn giản).




#602136 Chứng minh rằng với $2n$ đội bóng ($n\in N^*$) thì l...

Posted by Hoang Nhat Tuan on 07-12-2015 - 21:30 in Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Chứng minh rằng với $2n$ đội bóng ($n\in N^*$) thì luôn xếp lịch được $2n-1$ vòng đấu sao cho mỗi vòng mỗi đội đá đúng một trận và $2$ đội bất kì đá với nhau đúng một lần.




#601261 $\frac{ab}{a+b}+\frac{cd}{c...

Posted by Hoang Nhat Tuan on 02-12-2015 - 20:51 in Bất đẳng thức và cực trị

Với $a,b,c,d>0$.Chứng minh:

$\frac{ab}{a+b}+\frac{cd}{c+d}\leq \frac{(a+c)(b+d)}{a+b+c+d}$

Quy đồng kết hợp chuyển vế thu được BĐT tương đương $(ad-bc)^2\geq 0$




#600392 $\frac{1}{ab+2c^{2}+2c}+\frac...

Posted by Hoang Nhat Tuan on 27-11-2015 - 23:41 in Bất đẳng thức - Cực trị

cho a,c,b>0 thỏa a+b+c=1 c/m

$\frac{1}{ab+2c^{2}+2c}+\frac{1}{bc+2a^{2}+2a}+\frac{1}{ca+2b^{2}+2b}\geq \frac{1}{ab+bc+ca}$

Ta có: $(ab+bc+ca)^2=a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2+2abc\geq a^2b^2+2abc^2+2abc=ab(ab+2c^2+2c)$

Do đó: $\frac{1}{ab+2c^2+2c}\geq \frac{ab}{(ab+bc+ca)^2}$

Thiết lập 2 BĐT tương tự suy ra ĐPCM




#600385 ĐỀ KIỂM TRA TOÁN 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC 2015 - 2016

Posted by Hoang Nhat Tuan on 27-11-2015 - 23:03 in Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Câu b sử dụng câu a suy ra được $x \leqslant 806$. Chỉ cần chỉ ra $806$ tập thõa mãn là được :3 

Cuối cùng cũng ra :D

Ta tách như sau:

Ta sẽ nhóm các cặp có dạng sau: $(404-x;1612-x)$ với $x$ chạy từ $0->403$.

Dạng $(1208-x;807-x)$ với $x$ chạy từ $0->400$

Cuối cùng còn cặp $(405;406)$

Đáp án: $x_{max}=806$




#600367 ĐỀ KIỂM TRA TOÁN 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC 2015 - 2016

Posted by Hoang Nhat Tuan on 27-11-2015 - 22:01 in Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

 

Câu 3: (5đ) Phân chia tập $A=\left \{ 1;2;3;...;2016 \right \}$ thành $1008$ tập con rời nhau, mỗi tập gồm hai phần tử, ta gọi kích thước của mỗi tập con là tổng hai phần tử của nó. Gọi $x$ là số các tập con mà kích thước của chúng phân biệt từng đôi một và không vượt quá $2016$, gọi $S$ là tổng tất cả các phần tử của các tập con đó.

     a) Chứng minh rằng      $x(2x+1) \leqslant S \leqslant \frac{-x^2+4033x}{2}$

     b) Tìm giá trị lớn nhất của $x$.

 

 

Mới làm được câu a):

Có $x$ tập con có 2 phần tử nên tổng $S$ bằng tổng của $2x$ phần tử.

Vì các phần tử phân biệt nên $S\geq 1+2+...+2x=x(2x+1)$

Theo giả thiết thì kích thước của các tập con trong $x$ tập con đó phân biệt từng đôi một và không vượt quá $2016$.

Do đó: $S\leq (2017-1)+(2017-2)+...+(2017-x)=\frac{-x^2+4033x}{2}$

=> ĐPCM 

Ngang đây có thể suy ra được $x\leq 806$. Giờ cần chứng minh với $x=806$ thì tồn tại $806$ tập con thỏa mãn bài toán, hoặc thử chứng minh với một đại lượng gần nhất $\leq 806$ nào đó




#600309 ĐỀ KIỂM TRA TOÁN 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC 2015 - 2016

Posted by Hoang Nhat Tuan on 27-11-2015 - 18:30 in Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Ngồi thi còn ko vẽ được cái hình nữa :'(

Tội vậy, thế câu a cũng giải không ra à, rứa còn câu cuối răng không giải, sở trường của mi tê. 

 

Ta có :

$\sum \frac{a^{2}+b^{2}}{c} \geq \frac{(a+b)^{2}}{2c} \geq \frac{2\sum a}{\sum 2c}(C-S)=1$

Dấu bằng khi $a=b=c=\frac{1}{3}$

 

Spoiler

Cái tội không học làm chi, đã bảo dùng Mene với Ceva rồi chì 

Chú mày làm sai câu bất kìa, chủ quan là toi đời đó nha :D




#600306 ĐỀ KIỂM TRA TOÁN 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC 2015 - 2016

Posted by Hoang Nhat Tuan on 27-11-2015 - 18:09 in Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Câu 2 đã có tại đây (#20)

 

TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC - HUẾ                                         ĐỀ KIỂM TRA TOÁN 10

                            TỔ TOÁN                                                                                          Thời gian : 120 phút.

 

 

 

Câu 2: (6đ) Cho tam giác $ABC$, điểm $X$ thay đổi trên đường thẳng $BC$ sao cho $C$ nằm giữa $B$ và $X$. Gọi $M$ là trung điểm của $AB$. Đường tròn nội tiếp tam giác $ABX$ tiếp xúc với $BX, AX$ lần lượt tại $D,E$.

     a) Gọi $I$ là giao điểm của $DE$ và phân giác trong của góc $B$. Chứng minh $MI || BC$

     b) Các đường tròn nội tiếp các tam giác $ABX$ và $ACX$ cắt nhau tại $P$ và $Q$. Chứng minh rằng đường thẳng $PQ$ đi qua một điểm cố định.

 

 

Untitled.png

a) Theo một bổ đề quen thuộc thì $\widehat{AIB}=90$ độ.

Sau đó như thế nào thì dễ rồi.

b) 

Gọi giao điểm của $MI$ với $PQ$ là $N$, $K,L$ theo thứ tự là giao của $PQ$ với $AX,BX$. Các điểm còn lại như hình vẽ.

Dễ thấy điểm $I$ cố định và $EG=DJ$

$PQ$ là trục đẳng phương nên dễ chứng minh $PQ//ED$.

Lại có $IN//DL$ nên $INLD$ là hình bình hành dẫn đến $IN=DL=\frac{DJ}{2}$

Mà $DJ=DC+CL=DC+CO=BC-BR+AC-AO=AC+BC-BR-(AE+EG)=AC+BC-AB-DJ$.

Nên $DJ$ có độ dài không đổi dẫn đến $IN$ có độ dài không đổi.

Mà $I$ cố định và $IN//BC$ nên $N$ cố định.

=> ĐPCM




#600209 Đề kiểm tra trường Đông toán học miền Nam 2015 - Bài kiểm tra số 1

Posted by Hoang Nhat Tuan on 26-11-2015 - 21:36 in Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài 3. Cho tam giác $ABC$ nhọn nội tiếp đường tròn $( C)$. Gọi $B_1,C_1$ lần lượt là trung điểm $AC,AB$. Kí hiệu $D$ là chân đường cao hạ từ $A$ và $G$ là trong tâm tam giác $ABC$. Gọi $(C')$ là đường tròn qua $B_1$ và $C_1$, đồng thời tiếp xúc với $(  C)$ tại $X \ne A$.

a) Gọi $W$ là giao điểm của tiếp tuyến tại $X$ của $( C)$ với $B_1C_1$. Chứng minh rằng $WA$ tiếp xúc với $( C)$.

b) Chứng minh rằng $D,G,X$ thẳng hàng.

 

Untitled.png

a) Dễ thấy đường tròn $(AB_1C_1)$ tiếp xúc với đường tròn $( C)$ tại $A$ nên $WA$ tiếp xúc với $( C)$

b) Gọi $E$ là giao điểm của $XD$ với đường tròn $( C)$

D đối xứng với A qua $B_1C_1$ nên $WA=WD=WX$ hay tam giác $ADX$ nội tiếp đường tròn tâm $W$.

Do đó $\widehat{AXD}=\widehat{AWC_1}=\widehat{AC_1B_1}-\widehat{ACB}=\widehat{ABC}-\widehat{ACB}=\widehat{AXC}-\widehat{ACB}$

Từ đó dẫn đến $AECB$ là hình thang cân.

Lấy $H$ là trung điểm $AE$ và $F$ là trung điểm $BC$ suy ra $AHFD$ là hình chữ nhật

Do đó $DF=AH=\frac{AE}{2}$

Mà $AG=2GF$.

Từ đó dễ suy ra $D,G,X$ thẳng hàng.

 

 

Câu 1a dễ chứng minh bằng cách sử dụng đạo hàm, còn câu 1b em chưa thử @@




#600190 $\frac{ab}{(a+b)^2}+\frac{bc}...

Posted by Hoang Nhat Tuan on 26-11-2015 - 18:52 in Bất đẳng thức - Cực trị

Về câu bất đề kiểm tra trường Đông miền Nam năm 2015, thực ra em tạo chủ đề này để mọi người cùng thảo luận xem có những cách giải nào cho bài toán này (vì em mất 3h để giải xong hoàn chỉnh, và đang có nhiều hướng giải chưa sử dụng )

Đề bài: Cho $a,b,c$ là các số thực không âm sao cho $(a+b)(b+c)(c+a)>0$. Chứng minh rằng ta có BĐT:

$\frac{ab}{(a+b)^2}+\frac{bc}{(b+c)^2}+\frac{ca}{(c+a)^2}+\frac{5}{4}\geq \frac{6(ab+bc+ca)}{(a+b+c)^2}$  $(*)$

Lời giải: Chuẩn hóa $a+b+c=1$ thì $q=ab+bc+ca\leq \frac{1}{3}$

Ta có bổ đề sau:

$\frac{a^2+b^2+c^2}{ab+bc+ca}+2(\frac{ab}{(a+b)^2}+\frac{bc}{(b+c)^2}+\frac{ca}{(c+a)^2})\geq \frac{5}{2}$

Spoiler

Do đó: $2(\frac{ab}{(a+b)^2}+\frac{bc}{(b+c)^2}+\frac{ca}{(c+a)^2})\geq \frac{5}{2}-\frac{1-2q}{q}$

Nên chỉ cần chứng minh BĐT sau:

$5-\frac{1-2q}{q}\geq 12q<=>12q^2-7q+1\leq 0$ 

Tuy nhiên không phải với mọi $q\leq \frac{1}{3}$ thì BĐT trên đúng.

Do đó ta xét trường hợp còn lại: $12q^2-7q+1\geq 0$.

Thử đánh giá vế trái của BĐT $(*)$, ta có:

$\sum \frac{ab}{(a+b)^2}+\frac{5}{4}\geq \sum \frac{ab}{2(a^2+b^2)}+\frac{5}{4}$

$=\sum \frac{(a+b)^2}{4(a^2+b^2)}+\frac{1}{2}\geq \frac{(a+b+c)^2}{2(a^2+b^2+c^2)}+\frac{1}{2}=\frac{1}{2-4q}+\frac{1}{2}$

Nên chỉ cần chứng minh:

$\frac{1}{2-4q}+\frac{1}{2}\geq 6q<=>\frac{1}{1-2q}+1\geq 12q<=>12q^2-7q+1\geq 0$ (đúng theo trường hợp này).

Vậy BĐT được chứng minh hoàn toàn, dấu bằng xảy ra tại $a=b=c$; $a=b,c=0$ và các hoán vị :)




#600033 Chứng minh IQ vuông góc BC

Posted by Hoang Nhat Tuan on 25-11-2015 - 20:15 in Hình học phẳng

có 1 cách dùng Hàng điểm. Từ $A$ kẻ đường $||BC$

Từ $A$ kẻ đường $//BC$ thì có hàng điểm gì -_-




#599712 Chứng minh J, I , M thẳng hàng

Posted by Hoang Nhat Tuan on 23-11-2015 - 19:50 in Hình học

Lời giải:

Untitled.png

Giả sử $M'$ là giao của 2 đường tròn $(AID)$ và $(BIC)$.

Ta có: $\widehat{AM'I}=\widehat{ADB}=\widehat{ACB}=\widehat{IM'B}$

Từ đó suy ra $\widehat{AM'B}=\widehat{AOB}$ hay tứ giác $ABOM'$ nội tiếp.

Tương tự: Tứ giác $COM'D$ nội tiếp.

Do đó $M'$ là giao của 2 đường tròn $(AOB)$ và $(COD)$ nên $M\equiv M'$

Từ đó suy ra $M$ cũng là giao của 2 đường tròn $(AID)$ và $(BIC)$ nên kết hợp với tính chất trục đẳng phương suy ra $J,I,M$ thẳng hàng.

 




#599645 Chứng minh $P,J,O$ thẳng hàng.

Posted by Hoang Nhat Tuan on 22-11-2015 - 22:24 in Hình học phẳng

Bổ đề: Cho tứ giác CBED nội tiếp (A). BC cắt DE tại F. G là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác FBD. Khi đó, GF vuông góc CE.

Chứng minh:

Untitled3.png

Hạ BH vuông góc FD thì dễ dàng chứng minh được $\widehat{FBH}=\widehat{DBG}$

Suy ra: $\widehat{FBG}=\widehat{DBH}$

Sau đó kết hợp với tứ giác BCDE nội tiếp dễ dàng chứng minh được GF vuông góc CE.

Trở lại bài toán.

Untitled2.png

Gọi M là giao của AC và PE; N là giao của PF và AB.

Dễ dàng chứng minh $AEPC$ nội tiếp.

Do đó $ME.MP=MA.MC$ hay $M$ thuộc trục đẳng phương của $(O);(J)$

Tương tự $N$ thuộc trục đẳng phương của $(O);(J)$ nên $MN$ chính là trục đẳng phương của $(O);(J)$.

Dẫn đến $OJ\perp MN$ (1)

Lại có: $\widehat{NEP}=\widehat{PFC}=\widehat{MFN}$ nên tứ giác FMEN nội tiếp.

Áp dụng bổ đề đã được chứng minh ở trên cho tứ giác $FMEN$ ta được $JP\perp MN$ (2)

Kết hợp (1) và (2) suy ra $J,P,O$ thẳng hàng (điều phải chứng minh).




#599591 Đề thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia 2015-2016 tỉnh Nghệ An

Posted by Hoang Nhat Tuan on 22-11-2015 - 19:22 in Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Câu số học có vẻ giống bài IMO 1990. 

Hơi liên quan: T gọi $p$ là ước nguyên tố nhỏ nhất của $n$ thì chứng minh được $a$ phải là số tự nhiên thỏa mãn $a+1$ chia hết cho $p^2$ (đó mới là điều kiện cần, chưa phải điều kiện đủ).

Nói chung: "Ngu số" @@  




#599576 $x,y,z>0 $ thỏa $x+y+z=3$.Tìm $Min$:$P...

Posted by Hoang Nhat Tuan on 22-11-2015 - 17:53 in Bất đẳng thức và cực trị

$x,y,z>0 $ thỏa $x+y+z=3$.Tìm $Min$:

$P=\frac{4x}{y(2\sqrt{1+8y^3}+4x-2)}+\frac{4y}{z(2\sqrt{1+8z^3}+4y-2)}+\frac{4z}{x(2\sqrt{1+8x^3}+4z-2)}$

Ta có:

$P=\sum \frac{4x}{y(2\sqrt{(1+2y)(1-2y+4y^2)}+4x-2)}\geq \sum \frac{4x}{y(2+4y^2+4x-2)}=\sum \frac{x}{y^2+xy}$

Đến đây ta mạnh dạn AM-GM 3 số thì:

$P\geq 3.\sqrt[3]{\frac{1}{(x+y)(y+z)(z+x)}}$

Tiếp tục sử dụng AM-GM cho 3 số ở dưới mẫu suy ra $min P=\frac{3}{2}$

Dấu bằng xảy ra tại $x=y=z=1$ 




#599573 Đề thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia 2015-2016 tỉnh Nghệ An

Posted by Hoang Nhat Tuan on 22-11-2015 - 17:16 in Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Câu $3$ ($5,0$ điểm)

Cho tứ giác $ABCD$ nội tiếp ($O$)
$a)$ Gọi $J$ là giao điểm $AC$ và $BD$. Đường tròn ($O'$) tiếp xúc với hai tia $JA;JB$ tại $E;F$ và tiếp xúc trong với ($O$). Chứng minh đường thẳng $EF$ đi qua tâm đường tròn nội tiếp tam giác $ABD$
$b)$ Các đường phân giác ngoài của các góc tứ giác $ABCD$ cắt nhau tạo thành tứ giác $MNPQ$. Gọi $X;Y$ lần lượt là trung điểm của $MP;NQ$ . Chứng minh rằng $X;O:Y$ thẳng hàng.
Câu a): Đây chính là định lý Lyness mở rộng.
Untitled.png

 

Câu b) Không liên quan đến câu a) lắm (giống định lý Newton).

Untitled2.png




#599513 Đề thi HSG vòng 2 tỉnh Bình Định

Posted by Hoang Nhat Tuan on 22-11-2015 - 09:08 in Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Đề thi:

Câu 1: Cho $a,b,k$ là các số nguyên dương thỏa mãn $k=\frac{a^2+ab+b^2}{ab+1}$. Chứng minh rằng $k$ là một số chính phương.

 

Giả sử $k$ không là số chính phương, cố định $k$.

Ta chọn ra cặp $(a,b)$ thỏa mãn $a+b$ nhỏ nhất.Vì tính đối xứng của $a,b$ nên có thể giả sử $a\geq b>0$.

Xét phương trình bậc 2 ẩn $x$.

$k=\frac{x^2+xb+b^2}{xb+1}$ 

Suy ra: $x^2+(b-kb)x+b^2-k=0$

Phương trình này có 2 nghiệm $a$ và $x_0$.

Sử dụng định lý Viet ta có:

$a+x_0=kb-b$  (1)

$ax_0=b^2-k$   (2)

Dễ thấy $x_0$ là số nguyên. 

Nếu $x_0<0$ thì $x_0\leq -1$. Khi đó $x^2+(b-bk)x+b^2-k\geq x^2-b+bk+b^2-k>0$ (mâu thuẫn)

Nếu $x_0=0$ thì $k=b^2$ (trái giả thiết).

Nếu $x_0>0$ thì $x_0+b=\frac{b^2-k}{a}+b<a+b$ (mâu thuẫn với tính nhỏ nhất của $a+b$).

Vậy $k$ luôn là một số chính phương.




#599509 Đề thi HSG vòng 2 tỉnh Bình Định

Posted by Hoang Nhat Tuan on 22-11-2015 - 08:56 in Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Đề thi:

Câu 1: Cho $a,b,k$ là các số nguyên dương thỏa mãn $k=\frac{a^2+ab+b^2}{ab+1}$. Chứng minh rằng $k$ là một số chính phương.

Câu 2:

Cho dãy số $(x_n)$ được xác định bởi công thức $x_0=4$;$x_{n+1}=\frac{3x_n}{2x_n+3-\sqrt{x_n^2+9}}$, mọi $n\in N$

Chứng minh dãy số $(x_n)$ có giới hạn hữu hạn, tìm giới hạn đó.

Câu 3:

1.Cho $A_1,A_2,A_3,...A_64$ là các tập hợp con của tập hợp $A=${$1,2,3,...,2016$}, trong đó mỗi tập hợp $A_i(i=1,2,...,64)$ có đúng $1008$ phần tử. 

Chứng minh rằng trong các tập hợp $A_i(i=1,2,...,64)$ luôn tìm được hai tập hợp có chung ít nhất $496$ phần tử.

2. Cho $m$ người tham gia một cuộc thi ném $10$ quả bóng vào một chiếc rổ ($m$ là số tự nhiên lẻ và $\geq3$), gọi $k$ là một số nguyên dương sao cho nếu lấy ra $2$ người bất kì trong $10$ người chơi thì kết quả của hai người giống nhau tại nhiều nhất $k$ lần ném. Chứng minh $k\geq \frac{5(m-1)}{m}$.

Câu 4:

1. Tứ giác $ABCD$ nội tiếp đường tròn tâm $K$. Gọi $M,N$ lần lượt là trung điểm $AC,BD$. Giả sử $AB$ cắt $CD$ tại $E$ và $AD$ cắt $BC$ tại $F$. Gọi $O,O'$ là tâm các đường tròn ngoại tiếp tam giác $EMN$ và $FMN$. Đường thẳng qua $F$ và vuông góc với $ME$ cắt $OO'$ tại $P$.

Chứng minh rằng:

a) $EF$ là tiếp tuyến chung của  hai đường tròn $(MNE)$ và $(MNF)$.

b) $MP$ vuông góc với $MF$.

2. Cho đường tròn đường kính $AB$. Gọi $m,n$ lần lượt là tiếp tuyến tại $A,B$ của đường tròn. Trên mặt phẳng bờ $n$ chứa $A$ lấy một điểm $M$ ở ngoài đường tròn thỏa mãn: tia $MA$ và các tiếp tuyến $MT$, $MT'$ lần lượt cắt $n$ tại $C,P,Q$. Chứng minh rằng $PC=QB$




#599505 Đề thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia 2015-2016 tỉnh Nghệ An

Posted by Hoang Nhat Tuan on 22-11-2015 - 08:37 in Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bạn cho mình hỏi ở đây mình biết  bạn dùng UCT, nhưng mình lại không biết cách mà bạn lại biết đổi ra được $\frac{9}{8}a -\frac{1}{8}$ , cũng như cách bạn chứng minh bất đẳng thức bạn tìm được là đúng  . Mong bạn viết rõ một tí :D , mình còn hơi kém :D :D

Mình tính đạo hàm bạn ạ, gọi là phương pháp tiếp tuyến trong chứng minh BĐT :) 




#599437 Đề thi học sinh giỏi tỉnh Bình Thuận năm 2015-2016 ( vòng 2 )

Posted by Hoang Nhat Tuan on 21-11-2015 - 20:59 in Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài 3. Cho tam giác $ABC$ có $AB+BC=3AC$, đường tròn $(I)$ nội tiếp tam giác $ABC$ tiếp xúc với $AB,BC,CA$ lần lượt tại $D,E,F$. Trên cạnh $AC$ lấy $M$ sao cho $AM=CF$. Gọi $N,P$ là giao điểm của $MB$ và đường tròn $(I)$ với $N$ nằm giữa $B$ và $P$. Đường thẳng $CN$ cắt đường thẳng $DE$ tại $K$. Chứng minh rằng đường tròn qua ba điểm $I,K,N$ tiếp xúc với đường tròn $(I)$.

Lời giải:

Bổ đề: Cho tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn $(I)$, $(I)$ tiếp xúc với $BC$ tại $D$. Kẻ đường kính $DD'$. Gọi $E$ là giao điểm của $AD'$ với $BC$ thì khi đó $BD=CE$.

Untitled1.png

Gợi ý chứng minh: Vẽ đường tròn bàng tiếp góc A, gọi $r,r_a$ lần lượt là bán kính của 2 đường tròn đó.

Sau đó xét phép vị tự tâm $A$, tỉ số $\frac{r_a}{r}$

....

Áp dụng:

Untitled.png

Từ điều kiện của đề bài là $AM=CF$ kết hợp với bổ đề dễ chứng minh $F,I,N$ thẳng hàng hay $NF\perp AC$

Do đó: $tan ACN=\frac{2r}{CF}=\frac{2S_{ABC}}{p(p-c)}=\frac{2\sqrt{p(p-a)(p-b)}}{p\sqrt{p-c}}$

Lại có: $tan(\frac{\Pi }{2}-\frac{\widehat{A}}{2})=cot(\frac{\widehat{A}}{2})=\sqrt{\frac{p(p-a)}{(p-b)(p-c)}}$

Mà: $\frac{2\sqrt{p(p-a)(p-b)}}{p\sqrt{p-c}}=\sqrt{\frac{p(p-a)}{(p-b)(p-c)}}$

Thật vậy: Sau khi rút gọn ta được đẳng thức đúng sau:

$p=2b<=>\frac{a+b+c}{2}=2b<=>a+c=3b$ (Đúng theo giả thiết).

Từ đó dẫn đến $\widehat{ACN}=90^{\circ}-\frac{\widehat{A}}{2}$

Nghĩa là $CN\perp AI$.

Gọi giao điểm của $AI$ và $DE$ là $K'$ thì theo một bổ đề quen thuộc suy ra được $\widehat{AK'C}=90^{\circ}$.

Dẫn đến $K\equiv K'$

Do đó tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $INK$ thuộc đoạn thẳng $IN$.

Suy ra điều phải chứng minh. :)

(Lời giải hơi dài). 




#599310 Đề thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia 2015-2016 tỉnh Nghệ An

Posted by Hoang Nhat Tuan on 20-11-2015 - 22:03 in Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Đề hơi mờ mọi người thông cảm

Câu 1: Chuẩn hóa $a+b+c=3$, khi đó BĐT trở thành:

$\sum (\frac{a}{3-a}+\sqrt{\frac{a}{2(3-a)}})\geq 3$

Lại có: $\frac{a}{3-a}+\sqrt{\frac{a}{2(3-a)}}=\frac{2a+\sqrt{2a(3-a)}}{2(3-a)}\geq \frac{9}{8}a-\frac{1}{8}$

Thiết lập 2 BĐT tương tự rồi cộng lại suy ra ĐPCM




#599302 Chứng minh MQ, NR, PS đồng quy.

Posted by Hoang Nhat Tuan on 20-11-2015 - 21:39 in Hình học

11222075_1693904037507442_62860947440753

Ở chỗ $S,T_1,T_3$ và $X,T_3,P$ thẳng hàng là định lý Pappus chứ ạ, nghe tên định lý Descartes thấy lạ lạ (search google không có) :D