Đến nội dung

baopbc nội dung

Có 386 mục bởi baopbc (Tìm giới hạn từ 03-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#656765 Chứng minh $(DBC)$ tiếp xúc $(AMN)$

Đã gửi bởi baopbc on 05-10-2016 - 14:21 trong Hình học

Bài này mình có đưa lên diễn đàn một lần rồi, bạn xem tại đây hoặc trong bài viết "đường tròn phụ trong một số bài toán tiếp xúc"! :)




#640166 Chứng minh rằng $(NH)$ tiếp xúc $(AEF)$

Đã gửi bởi baopbc on 13-06-2016 - 23:27 trong Hình học

Bài toán. (Thầy Trần Quang Hùng} Cho tam giác $ABC$, đường kính $AD$. Phân giác $AL(L$ thuộc $BC).E,F$ lần lượt thuộc $CA,AB$ sao cho $CE=CL,BE=BL.(AEF)$ cắt $AD$ tại $K$. Kẻ $KH\perp BC.DH$ cắt đường cao ứng với đỉnh $A$ của tam giác $ABC$ tại $N$. Chứng minh rằng $(NH)$ tiếp xúc $(AEF).$ 

Hint

=))

Post 207.png

Hình vẽ bài toán

P/s




#623293 $S_n=2^{n+1}-2F_{n-1}^2$

Đã gửi bởi baopbc on 28-03-2016 - 21:50 trong Số học

Cho dãy số $F_1,F_2,..,F_n$ được xác định như sau : $F_1=1,F_2=-1,..,F_n=-F_{n-1}-2F_{n-2}$ với $n$ là số tự nhiên lớn hơn $3$. Hỏi số $S_n=2^{n+1}-2F_{n-1}^2$ với $n$ là số tự nhiên lớn hơn $3$ có là số chính phương hay không ? 

Mình không biết có hiểu lầm không nhưng theo mình thì bài này dễ và phù hợp với $THCS$!

Ta chứng minh bằng quy nạp $F_{n}$ lẻ với mọi $n$ thuộc $N*$.

$n=1$: mệnh đề đúng

Giả sử mệnh đề đúng với $n=k$ tức là $F_{k}$ lẻ, ta chứng minh nó đúng với $n=k+1$

Do $F_{k}$ lẻ, $2F_{k-1}$ chẵn nên $F_{k+1}$ lẻ. Vậy mệnh đề đúng với $n=k+1$

Theo nguyên lí quy nạp ta suy ra $F_{n}$ lẻ với mọi $n$ thuộc $N*$.

Ta có $S_{n}=2(2^{n}-F_{n-1}^{2})$ chẵn nên $S_{n}$ là số chính phương khi và chỉ khi $S_{n}\vdots 4$. Mặt khác do $F_{n-1}^{2}$ lẻ nên $2^{n}-F_{n-1}^{2}$ lẻ

Vậy $S_{n}$ không thể là số chính phương.

P/s:




#620922 $\frac{1}{R}=\frac{1}{AP...

Đã gửi bởi baopbc on 18-03-2016 - 17:49 trong Hình học

Bài này khá hay, mô hình nó khá giống với bài hình học ngày 2 Vietnam TST 2015! Ngoài tính chất trên nó còn có nhiều tính chất khác rất thú vị!

Lời giải của mình: Để giải quyết bài toán, ta cần có bổ đề sau: Cho $\triangle ABC$ cân nội tiếp $(O)$. $D$ là điểm bất kì trên cung $BC$ không chứa $A$. Khi đó: 

$\frac {AD}{AC}=\frac {BD+DC}{BC}$.

Chứng minh: Trên $BD$ lấy $E$ sao cho $DE=DC$. Do $\triangle CDE$ cân tại $D$ nên ta có biến đổi góc: $\angle CED=\angle CDB/2= \angle ADC $. Mặt khác lại có:

$\angle CAD=\angle CBD \Rightarrow \triangle CAD \sim \triangle CBE$

$\Rightarrow \frac {AD}{AC}=\frac {BE}{BC}=\frac {BD+DC}{BC}$. Bổ đề được chứng minh.

Quay lại với bài toán: Nhận xét rằng: $\angle BAP=\angle ACP, \angle CAP=\angle ABP$ nên $(APB)$ tiếp xúc $AC$ và đi qua $B$; $(APC)$ tiếp xúc $AB$ và đi qua $C$. Dễ thấy $\triangle APB \sim \triangle CPA (g.g)$

Do $M,N$ lần lượt là các tâm nội tiếp $\triangle APB$ và $\triangle APC$ nên dễ dàng suy ra $\triangle MPN \sim \triangle APC ;O$ thuộc $AP$ ($O$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $AMN$); $M,N,O,P$ đồng viên.

$\Rightarrow \frac {AP}{AB}= \frac {PC}{AC} \Rightarrow \frac {1}{R}=\frac {1}{AP}+\frac {1}{AB}+\frac {1}{AC} \Leftrightarrow \frac {AP}{R}=1+\frac {AP}{AB}+\frac {AP}{AC}=1+\frac {PA+PC}{AC}=\frac {MP+PM}{MN}+1 \Leftrightarrow \frac {OP}{R}=\frac {MP+PM}{MN}$

Đẳng thức cuối đúng theo bổ đề nên ta có điều phải chứng minh! :)

Hình gửi kèm

  • Post 7.jpg
  • Post 8.jpg



#644866 Chứng minh tồn tại các điểm $D,E,F$

Đã gửi bởi baopbc on 13-07-2016 - 22:27 trong Hình học

$\textbf{Bài toán.}$ $\textit{(Lim Jeck)}$ $X,Y,Z$ là các điểm nằm trong tam giác $ABC$ sao cho

$\angle BAY=\angle CAZ,\angle CBZ=\angle ABX,\angle ACX=\angle BCY$

Kéo dài $AY,AZ$ cắt $BC$ lần lượt tại $Y_a,Z_a$. Tương tự xác định các điểm $X_b,Z_b,X_c,Y_c$. Giả sử $X_bY_a,Y_cZ_b,Z_aX_c$ đồng quy.

Chứng minh rằng tồn tại các điểm $D,E,F$ lần lượt thuộc các cạnh $BC,CA,AB$ sao cho $X$ thuộc $EF,Y$ thuộc $FD,Z$ thuộc $DE$ và $AD,BE,CF$ đồng quy.




#661866 Tuần 3 tháng 11/2016 : Bài toán đường tròn tiếp xúc với đường tròn Mixilinear

Đã gửi bởi baopbc on 14-11-2016 - 10:51 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Như vậy thầy Hùng đã đưa ra lời giải bài cũ trong tuần 3 tháng 11 và kèm theo đó là bài toán mới, xin trích dẫn lại bài toán mới,

 

Cho tam giác $ABC$ nội tiếp trong đường tròn $(O)$. Đường tròn $(K)$ tiếp xúc $CA$, $AB$ và tiếp xúc trong $(O)$.

Gọi $M,N$ lần lượt là trung điểm các cung $CA$, $AB$ chứa $B$, $C$ của $(O)$. $AM$, $AN$ lần lượt cắt $KC$, $KB$ tại $P$, $Q$.

$R$ đối xứng $A$ qua $PQ$. Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác $RBC$ tiếp xúc $(K)$.

Post 362.PNG

Hình vẽ bài toán




#636166 Một số đặc điểm của đường đối trung

Đã gửi bởi baopbc on 28-05-2016 - 09:49 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Một số đặc điểm của đường đối trung được tổng hợp bởi $LuisGonzáles$.

File gửi kèm  Đặc trưng của đường đối trung.pdf   131.43K   974 Số lần tải




#631557 $f(x^n+y^n)=(x+y)(f^n(x)-f^{n-1}(x)f(y)+...+f^n(y))$

Đã gửi bởi baopbc on 06-05-2016 - 11:18 trong Phương trình hàm

Cho $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn: $f(x^n+y^n)=(x+y)(f^{n-1}(x)-f^{n-2}(x)f(y)+...+f^{n-1}(y))\forall x,y\in \mathbb{R},n$ lẻ, $n>1$

Chứng minh rằng $f(ax)=af(x)\forall x\in \mathbb{R}$ và $\forall a\in \mathbb{N}$.




#632954 Chứng minh $\odot (BDP),...,\odot (BFV)$ có chung tâm đẳn...

Đã gửi bởi baopbc on 13-05-2016 - 21:41 trong Hình học

Tiếp tục nào! :))

Bài toán. (Tev Cohl) Cho hai tam giác $ABC$ và $DEF$ sao cho $AD,BE,CF$ đồng quy. $P,Q,R,S,U,V$ lần lượt là giao của $BC$ với $FD,BC$ với $DE,CA$ với $DE,CA$ với $EF,AB$ với $EF,AB$ với $FD$. Chứng minh rằng $\odot (BDP),\odot (CDQ),\odot (CER),\odot (AES),\odot (AFU),\odot (BFV)$ có chung tâm đẳng phương.

Post 138.png

Hình vẽ bài toán

Một bài rất đẹp nhưng chưa có lời giải! :)




#618759 Chứng minh $TM = TN$

Đã gửi bởi baopbc on 06-03-2016 - 17:34 trong Hình học

Cho $ABCD$ là tứ giác nội tiếp. Giả sử $AD$ cắt $BC$ tại $S$. Lấy $I$ thuộc phân giác $\angle DSC$. $AI, BI$ cắt $(O)$ tại $K,L$. Lấy $P$ đối xứng với $C$ qua $OL$. Tương tự lấy điểm $Q$. $R,S$ lần lượt là điểm chính giữa cung nhỏ $DP, QC$. $M,N$ lần lượt là giao của $TP$ với $AR$; $TQ$ với $BS$. ($T$ là điểm chính giữa cung nhỏ $AB$). Chứng minh: $TM=TN$.

Hình gửi kèm

  • Post 2.jpg



#637214 Định lí Đào về ngũ giác nội tiếp đường tròn

Đã gửi bởi baopbc on 31-05-2016 - 20:51 trong Hình học

Bài toán. (Đào Thanh Oai)  Cho ngũ giác $A_1A_2A_3A_4A_5$ nội tiếp đường tròn $(O)$. Đặt $B_i=A_{i-1}A_i\cap A_{i+1}A_{i+2}$ với mọi $i\in \overline{1,5}$.

$(O_i)$ là đường tròn qua $B_i,A_{i+2},A_{i+4}.C_i$ là giao điểm thứ hai của $O_{i+1}$ và $(O_{i+4}$.

Khi đó $C_1,C_2,C_3,C_4,C_5$ cũng thuộc một đường tròn.

Bổ sung. (baopbc) a) $A_iC_{i+2}$ đồng quy tại $I$.

b) Gọi $J$ là tâm $(C_1C_2C_3C_4C_5)$. Chứng minh $O,I,J$ thẳng hàng.

Spoiler

Post 176.png

Hình vẽ