Đến nội dung

quanganhct nội dung

Có 194 mục bởi quanganhct (Tìm giới hạn từ 08-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#245361 đề thi học sinh giỏi tỉnh quảng ninh 2010 bảng A

Đã gửi bởi quanganhct on 26-10-2010 - 18:46 trong Các dạng toán THPT khác

Bài 1 :
Đặt k=5x-6
pt trở thành :
đk:x>1,k>1
$k^2-\dfrac{1}{\sqrt{k-1}}=x^2-\dfrac{1}{\sqrt{x-1}}$
$ \Leftrightarrow k^2-x^2=\dfrac{1}{\sqrt{k-1}}-\dfrac{1}{\sqrt{x-1}}$
Tới đây , giả sử k>x suy ra VT>0, VP<0. Tương tự cho k<x
Vậy k=x vậy x= 3/2



#245362 đề thi học sinh giỏi tỉnh quảng ninh 2010 bảng A

Đã gửi bởi quanganhct on 26-10-2010 - 18:52 trong Các dạng toán THPT khác

Bài 1.2 :
đk: x :delta 1
bất pt đã cho trở thành :
$(x^3+3x^2-1)(\sqrt{x} + \sqrt{x-1})^3 \leq m $
VT là hàm tăng khi x :x 1
Vậy VT :x 3, đẳng thức xảy ra khi x=1
Vậy m :x 3 thì bpt có nghiệm



#249367 Đề thi tỉnh tiền giang 09-10

Đã gửi bởi quanganhct on 17-12-2010 - 21:37 trong Tài liệu - Đề thi

Bài 4 trên VMF đã có rồi !
Đây


Mình thì thấy 2 cái đề ko giống nhau , thật đấy !

Bài giải :
Gọi x1 , x2 là nghiệm của pt đã cho, dùng Viete , biến đổi P thành :
$P=\dfrac{(x_1 + x_2 +1)(2-x_1 x_2)}{(x_1+1)(x_2+1)}$ với x1, x2 thuộc [0,1]

Xét $P=f(x_1) = \dfrac{2-x_1 x_2}{x_2 + 1} + \dfrac{x_2 (2-x_1 x_2)}{(x_1 +1)(x_2 +1)}$
Dễ thấy, khi x1 tăng thì P giảm, như vậy, P min khi x1=1, P max khi x1=0
Khi x1=0, $P=\dfrac{2}{x_2 +1} + \dfrac{2x_2}{x_2 +1} = 2$
Vậy max P =2 khi x1=0, nghĩa là c=0


Tìm min P (khi đó x1=1) :
Khi x1=1, $P=\dfrac{(2+x_2 )(2-x_2)}{2(x_2+1)} = \dfrac{4-x_2^2}{2(x_2+1)}$
Đến đây ta thấy x2 tăng thì P giảm, như vậy x2 lớn nhất thì P nhỏ nhất. Vậy x2=1 và $min \ P=\dfrac{3}{4}$
Khi đó, c=a, b=-2a



#249308 Đề thi tỉnh tiền giang 09-10

Đã gửi bởi quanganhct on 16-12-2010 - 23:07 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 3 :
Thầy giáo 30 tuổi , con thầy 5 tuổi.

Cách làm :

Từ đề bài, có thể suy ra tuổi của thầy chia hết cho tuổi con thầy, gọi tuổi thầy là n, con thầy là m, ta có :
$(n+m)+nm+(n-m)+\dfrac{n}{m} =216 =2n+n(m+\dfrac{1}{m})=n\dfrac{(m+1)^2}{m}=(m+1). (n\dfrac{m+1}{m})$

2 nhân tử trên đều là số nguyên.
$n=\dfrac{216m}{(m+1)^2}$ suy ra (m+1)^2 là ước của 216. Suy ra :
$(m+1). (n\dfrac{m+1}{m}) = 216 = 2.108 =3.72= 6. 36 $
Cộng thêm giả thiết đây là thầy giáo trẻ, giải ra được n=30 m=5



#245765 Đề thi tuyển sinh lớp 10 Trường THPT năng khiếu ĐHQG TP. Hồ Chí Minh

Đã gửi bởi quanganhct on 29-10-2010 - 20:24 trong Tài liệu - Đề thi

Làm bài cuối trước :
Giả sử tồn tại 8 số thỏa mãn 3 số bất kỳ ko là 3 cạnh của 1 tam giác.
Gọi 8 số này theo thứ tự tăng dần là $a_{1}\leq a_{2} \leq ... \leq a_{8} $
Nếu $a_{3} < a_{1} + a_{2}$ thì $a_{1}, a_{2}, a_{3}$ là 3 cạnh của 1 tam giác (Coi lại đk 3 cạnh 1 tam giác)
Vậy $a_{3} \geq a_{1} + a_{2}$
tương tự, $]a_{4} \geq a_{3} + a_{2} \geq a_{1} + 2a_{2}$
Làm tương tự, ta có : $a_{8} \geq a_{7} + a_{6} \geq 8a_{1} + 13a_{2} \geq 8+13 =21$
Vô lí.

Do đó ko tồn tại 8 số như giả thiết.
Vậy luôn tồn tại 8 số nguyên dương thỏa yêu cầu đề bài



#245476 Đề thi học sinh giỏi tỉnh Phú Yên năm 2010

Đã gửi bởi quanganhct on 27-10-2010 - 19:41 trong Các dạng toán THPT khác

Đọc bài cuối vẫn chưa hiểu !
f(k)=1/k với mọi k từ 1 đến 2011
Vậy thì 2010 nằm trong khoảng 1 đến 2011 phải thỏa đk f(k)=1/k, nghĩa là f(2010)=1/2010

Hay là tại mình ko hiểu đề bài ??? Lâu rồi mới xem lại hể loại pt hàm !



#245501 Đề thi học sinh giỏi tỉnh Phú Yên năm 2010

Đã gửi bởi quanganhct on 27-10-2010 - 21:07 trong Các dạng toán THPT khác

Đề bài 4 cũng ko ổn ! Mình đoán VP là S



#245485 Đề thi học sinh giỏi tỉnh Phú Yên năm 2010

Đã gửi bởi quanganhct on 27-10-2010 - 20:00 trong Các dạng toán THPT khác

chắc bạn Handong chép lộn đề ,đề phài là tính $f(2012)$!


Có thế chứ ! Mình cứ tưởng đầu óc ngu ra nên đọc không hiểu đề lol :D



#244659 Đề thi hoc sinh gioi toan cap 2 toan quốc !

Đã gửi bởi quanganhct on 21-10-2010 - 23:11 trong Số học

Ký hiệu [a] là phần nguyên của số thực a. Ví dụ [5,87]=5

k lớn nhất có thể có là :
k=[1000/7] + [1000/(7^2)] + [1000/(7^3)] + [1000/(7^4)] + ...= 142 + 20 + 2 + 0 +...=164 (phần ... vì nó = 0 nên mình ko viết ra )



#244666 Đề thi hoc sinh gioi toan cap 2 toan quốc !

Đã gửi bởi quanganhct on 21-10-2010 - 23:17 trong Số học

em tuong la 1000! ma sao den cho anh bao lai chi con 1000/7 ...?

uh, cái đó là công thức rồi em, không tin thì thử với 50! xem, từ 1 đến 50 có :7,7.2,7.3,7.4,7.5,7.6,7.7 là 8 số 7 nhé. [50/7] + [50/49] = 7+1=8



#244512 Đề thi hoc sinh gioi toan cap 2 toan quốc !

Đã gửi bởi quanganhct on 21-10-2010 - 15:40 trong Số học

con bai 1 thi sao ha anh?


Bài 1 dùng quy nạp em à .
2^{4n+k}, k :D {0,1,2,3}
k=0 thì b=6, k=1 thì b=2, k=2 b=4, k=3 b=8.
Vậy nếu k=0 thì mọi chuyện được giải quyết, nên ta xét trường hợp k :( 0.
trong mọi trường hợp, b đều là số chẵn, cho nên chỉ cần CM achia hết cho 3 thôi.
trường hợp k=1 đầu tiên là 2^{5}=32, a :D 3
giả sử 2^{4n+1}=10a+2, a chia hết cho 3, ta CM 2^{4(n+1)+1}=10a'+2, trong đó a' chia hết cho 3.
2^{4(n+1)+1}= 2^{4n+5}=16.2^{4n+1}=16(10a+2)=160a+32=(160a+30)+2.
Vậy a'=160a+30 chia hết cho 3 (a chia hết cho 3, 30 chia hết cho 3)

tương tự các trường hợp còn lại.



#251023 ĐỀ THI!

Đã gửi bởi quanganhct on 09-01-2011 - 14:23 trong Tài liệu - Đề thi

Cái này là đề thi vào lớp chuyên của trường PTNK mà
p/s: Mọi người giúp mình bài cuối đi


Bài 5a
Ta sẽ CM bằng phản chứng : giả sử trong 12 đội, lựa chọn 3 đội bất kỳ thì luôn tồn tại 1 trận đấu giữa 2 trong 3 đội

Vì mỗi đội chỉ thi đấu 4 trận, nên tồn tại 2 đội chưa đấu với nhau, đặt là A và B
10 đội còn lại đặt là C1, C2, ... C10
Theo giả thiết phản chứng , cứ mổi bộ (A B C1) , (A B C2) , ... (A B C10) thì tồn tại 1 trận đấu
Nhưng mà vì cách chọn A với B, nên chỉ có thể tồn tại trận đấu giữa A hoặc B với Ci.
Có 10 đội Ci , chia vào 2 lồng A và B , theo Dirichle, tồn tại 1 lồng chưa nhiều hơn 4 đội Ci ( >=5)
Vô lý, vì mỗi đội chỉ đấu với 4 đội còn lại
DPCM



#251026 ĐỀ THI!

Đã gửi bởi quanganhct on 09-01-2011 - 14:46 trong Tài liệu - Đề thi

Bài 5b
kết luận trên ko còn đúng, ta sẽ chỉ ra có 1 cách sắp xếp trận đấu thỏa mãn cứ chọn 3 đội bất kỳ thì có 2 đội đã đấu với nhau.
Chia 12 đội ra làm 2 phe, mỗi phe 6 đội.
Cho mỗi đội đấu với 5 đội còn lại trong phe của mình.
Như vậy nếu chọn ra 3 đội tùy ý, sẽ có 2 đội cùng 1 phe, mà theo cách sắp trận đấu, 2 đội cùng phe luôn có trận đấu với nhau.

Vậy, kết luận ở câu 5a ko còn thỏa mãn ở câu 5b



#249303 Đại số (THCS)

Đã gửi bởi quanganhct on 16-12-2010 - 22:18 trong Đại số

anh lam ro ho em duoc ko?


ok, là thế này :
$ \prod\limits_{i=1}^{5} (x^2_i -10) = \prod\limits_{i=1}^{5} (x_i + \sqrt{10}) \prod\limits_{i=1}^{5} (x_i - \sqrt{10})$

$x_1 , x_2 , x_3 , x_4 , x_5$ là nghiệm của pt $x^5 + ax^2 +b =0$
Như vậy ta có hệ sau (theo Viete) :
$\left\{\begin{array}{l} \sum x_i = 0 \\ \sum x_i x_j=0 \ (i \neq j) \\ \sum x_i x_j x_k = -a\\ \sum x_i x_j x_k x_m =0\\ x_1 x_2 x_3 x_4 x_5 = -b\end{array}\right. $
(các thông số trên cùng 1 hàng khác nhau đôi một, và không có bộ thông số nào là hoán vị của 1 trong các bộ còn lại, có nghĩa là nếu viết ra đầy đủ, thì không có cái tích nào được nhân 2, tốt nhất là xem qua bài này để hiểu rõ Viete : http://en.wikipedia....iète's_formulas )
Xét :
$\prod\limits_{i=1}^{5} (x_i - \sqrt{10}) = x_1 x_2 x_3 x_4 x_5 -\sqrt{10}\sum x_i x_j x_k x_m + 10\sum x_i x_j x_k -10\sqrt{10}\sum x_i x_j +100\sum x_i -100\sqrt{10}$
$= -b -10a -100\sqrt{10}$
Tương tự, ta có :
$\prod\limits_{i=1}^{5} (x_i + \sqrt{10}) = -b - 10a + 100\sqrt{10}$
Suy ra :
$\prod\limits_{i=1}^{5} (x^2_i -10) =(-b-10a-100\sqrt{10})(-b - 10a + 100\sqrt{10}) = (b+10a)^2 - 10^5$



#150659 Électrostatique

Đã gửi bởi quanganhct on 13-03-2007 - 22:57 trong Những chủ đề Toán Ứng dụng khác

Cho 1 quả cầu đặc bán kính R tích điện Q , quả cầu này được đặt vào trong quả cầu rỗng ruột , có bán kính trong là 2R và bán kính ngoài là 3R . Ban đầu , quả cầu rỗng ruột trung hòa về điện . Lúc sau , người ta đặt vào quả cầu ngoài 1 điện thế $V_2$ . Hỏi rằng sự phân bố điện tích sẽ xảy ra như thế nào ?



#144255 3 hàm số

Đã gửi bởi quanganhct on 25-01-2007 - 06:07 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

x=0 , ta có : f(g(y))=g(0)+y . Cho y=0 , vậy có g(0)=0 ( từ đó suy ra h(0)=f(0)=0 )
:D f(g(y))=y (1)
Cho y=0 vào phường trình ban đầu , được : f(x)=g(h(f(x))) . Thay x=g(y) :D g(h(y))=y .(2)
Thay y bởi h(x) vào (1) , kết hợp với 2 , có f(y)=h(y) .

Típ đây .
Giờ ta đang có :
g(h(x))=x
h(g(x))=x
h(x+g(y))=g(h(h(x)))+y=h(x)+y :D g(h(x+g(y))) = g(h(x)+y) :lol: x+g(y) =g(h(x)+y)
Vậy : g(h(x)+y)=x+g(y) = g(h(x)) + g(y) . Thay x bởi g(a) :D g(a+y)=g(a)+g(y) ..

C'est fini !!! Keng



#244559 1 số bài trong đề thi HGS huyện Gia Lâm các năm

Đã gửi bởi quanganhct on 21-10-2010 - 20:50 trong Tài liệu - Đề thi

Bài số 2 liệu có sai đề hok chứ
Đây là toán lớp 5 mừ.
Trong 2005 số tự nhiên bấtkì phải có 1 số chia hết cho 5 chứ


em nhầm rồi , 2005 số tự nhiên bất kì, chứ nó có liên tiếp đâu . Ví dụ như dãy 5n+1 đấy.



#244815 1 số bài trong đề thi HGS huyện Gia Lâm các năm

Đã gửi bởi quanganhct on 22-10-2010 - 21:03 trong Tài liệu - Đề thi

Bài 2: (Đề thi năm 2004-2005)
Cho 2005 số tự nhiên bất kì. CMR trong các số đó, hoặc có 1 số chia hết cho 2005, hoặc có một số mà tổng của chúng chia hết cho 2005


"có một số mà tổng của chúng chia hết cho 2005"
Ai giải thích câu hỏi đi, tổng của chúng là tổng cái gì ? Có 1 số, mà "tổng của chúng" ?? Thât tớ ko hiểu đề.



#245640 1 số bài trong đề thi HGS huyện Gia Lâm các năm

Đã gửi bởi quanganhct on 28-10-2010 - 21:50 trong Tài liệu - Đề thi

nè hình như bài 2 là: " hoặc có 1 số mak tổng các chứ số của nó và nó chia hết cho 2005" k biết có đúng k????????


thế nếu anh lấy 2005 số như sau :1,2,3,...,2003,2004,2006.

Có số nào có tổng các chữ số chia hết cho 2005 ko em ? tổng các chữ số nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 28 (số 1999), lấy đâu được số nào mà tổng các chữ số chia hết cho 2005 ??