Đến nội dung

hongthaidhv nội dung

Có 458 mục bởi hongthaidhv (Tìm giới hạn từ 24-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#231039 Khởi động chương trình heo đất trại hè toán học IV - 2010

Đã gửi bởi hongthaidhv on 07-03-2010 - 09:30 trong Thông báo tổng quan

Lâu ngày rồi không vào VMF thấy VMF sôi nỗi thế này cũng thấy vui vui. Trại hè năm nay em có đc tham gia không anh Tiến, hì, em đùa thôi. Hi vọng trại hè năm nay sẽ có quy mô tổ chức cũng như nội dung hoành tráng hơn năm ngoái. Trại hè năm ngoái vui thật, nhớ lại thôi cũng thấy vui rồi, năm nay nhất định thi ĐH xong phải đi một chuyến.



#225540 1 bài hóa khó

Đã gửi bởi hongthaidhv on 08-01-2010 - 21:05 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

2 thanh kim loại giống nhau đều tạo bởi nguyên R có hóa trị II và có cùng khối lượng thả thanh thứ nhất vào $CuNO_3$và thanh 2 vào $PbNO_3$Sau 1 thời gian khi số mol muối PƯ bằng nhau Lấy 2 thanh kim loại ra khỏi dd thấy khối lượng thanh 1 giảm 0,2% thanh 2 tăng thêm 28,4% Tìm R

Thứ nhất: Anh cam đoan và chắc chắn là đề của em có vấn đề, em xem lại đề đi
Thứ 2: Phải là $Cu(NO_3)_2$ và $Pb(NO_3)_2$

Phương pháp giải:

Do sau phản ứng thấy khối lượng thanh R thay đổi chứng tỏ rằng có phản ứng của R với cả 2 muối

PT:
$ R + Cu(NO_3)_2 -> R(NO_3)_2 + Cu \ (1)$
$ R + Pb(NO_3)_2 -> R(NO_3)_2 + Pb \ (2)$

Khối lượng thanh $R$ giảm ở (1) chính bằng khối lượng $R$ phản ứng trừ đi khối lượng $Cu$ tạo ra
Khối lượng thanh $R$ tăng ở (2) chính bằng khối lượng $Pb$ tạo ra trừ đi khối lượng $R$ phản ứng.

Gọi số mol của R phản ứng. kết hợp với ĐK của bài toán ta tính đc R



#225535 Cấu hình electron trong nguyên tử

Đã gửi bởi hongthaidhv on 08-01-2010 - 20:54 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

cho em hỏi em đang học cái phần cấu hình electron đó đó chị, nhưng khó nhớ quá, nào gì mà lượng tử với chả orbital, chị có cách nào giúp em hiểu hơn được không, ví dụ như cấu hình electron của kali và flo thì làm sao vậy chị??????

-Khi xem xét cấu hình e của một nguyên tử nguyên tố nào đó, ta có thể xác định đc vị trí của nó trong bảng HTTH và ngược lại. Ví dụ nha: Al ( Z=13 ) thì ta có cấu hình e là $1s^2 2s^22p^6 3s^23p^1$. Khi đó $Al$ thuộc ô thứ $13$, chu kì 3, phân nhóm chính nhóm III
-Có 4 phân lớp là s, p, d và f. Ta có phân lớp s, p, d, f theo thứ tự sẽ có 1, 3, 5, 7 obital. Vì vậy số e tối đa của các phân lớp trên lần lượt là 2, 6, 10 và 14. ( dễ nhớ không nào)
- lớp thứ nhất chỉ có phân lớp s; lớp thứ 2 có phân lớp s và p; lớp thứ 3 có 3 phân lớp s; p; d và từ lớp thứ 4 mới co phân lớp f
- Khi viết cấu hình e của một nguên tử nguyên tố, ta phải viết theo trình tự tăng dần mức năng lượng từ thấp đến cao ( cái này cũng khá dễ thuộc). 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p ............. Nghĩa là gì: khi viết cấu hình em thì ta phải phân bố các e vào các phân lớp theo thứ tự trên, VD như: Fe( Z=26), ta sẽ phải viết cấu hình e theo thứ tự là:
$1s^2 2s^22p^6 3s^23p^6 4s^2 3d^6$ nhưng thông thường người ta sẽ viết lại theo thứ tự sau ( cho đẹp thôi mà) :
$1s^2 2s^22p^6 3s^23p^63d^6 4s^2 $ Chú ý: Cách viết sau là sai: $1s^2 2s^22p^6 3s^23p^63d^8$
- Ngoài ra khi viết cấu hình em của nguyên tử nguyên tố, nếu rơi vào một trong 2 TH sau thì nó sẽ tự chuyển để đưa về cấu hình bền:
TH 1: $3d^4 4s^2 -> 3d^5 4s^1$
TH 2: $ 3d^9 4s^2 -> 3d^{10} 4s^1$

Mình chỉ viết một số điều cơ bản thôi vì có thể nhiều cái các bạn biết rồi, các bạn có thể xem thêm trong SGK hoặc có gì ko hiểu mình có thể giải đáp hộ



#225525 Bầu CTV THCS

Đã gửi bởi hongthaidhv on 08-01-2010 - 20:31 trong Góp ý cho diễn đàn

Đó cũng là ý kiến của mem mà em, chúng ta cũng nên tôn trọng ý kiến riêng của mỗi người. có thể nó sẽ rất useful khi lựa chọn các CTV cho khóa sau.



#224369 Bài số học

Đã gửi bởi hongthaidhv on 31-12-2009 - 15:57 trong Số học

$(1)$ Ta chứng minh bằng quy nạp. Dễ dàng kiểm tra được các số $x_3,x_4,x_5$ là các số nguyên tố cùng nhau đôi một. Giả sử tồn tại một dãy $x_{n_1}, x_{n_2}, \ldots, x_{n_k}$ $:-?$ thỏa mãn yêu cầu đề bài. Ta chứng minh tồn tại một số nguyên dương $n_{k+1}$ lớn hơn $1$ và thỏa mãn $x_{n_{k+1}}$ nguyên tố cùng nhau với tất cả các số trong dãy nêu vừa rồi. Thật vậy, gọi $S=\{p_1,p_2, \ldots, p_j\}$ là tập hợp chứa tất cả các ước nguyên tố của dãy $:)$. Nhận xét, do $2\nmid x_{n_i}$ nên rõ ràng $2\notin S$, suy ra $(p_i,2)=1$ $\forall i$. Áp dụng định lý Fermat bé, ta thu được $2^{p_i-1}\equiv 1 \pmod {p_i}$ $\Rightarrow$ $2^{P}\equiv 1 \pmod {p_i}$, trong đó $P=\prod_{i=1}^j(p_i-1)$. Dẫn đến. $x_{P}\equiv -2 \pmod {p_i}$, $\forall i=$ $\overline {1,j}$. Ta chọn $n_{k+1}=P$ và rõ ràng lúc này $n_{k+1}\neq n_i$ $\forall i=\overline {1,k}$. Vì giả sử ngược lại, chẳng hạn nếu $n_{k+1}\equiv n_1$, khi ấy wlog, giải sử $p_1$ là ước nguyên tố của $x_{n_1}$ thì $x_{n_1}=x_{n_{k+1}}=x_P\equiv 0\pmod {p_1}$. Suy ra $p_1|2$, dẫn đến $p_1=2$, vô lý. Bây giờ, giải sử $p$ là ước nguyên tố chung bất kỳ của $x_P$ với $x_{n_i}$, $\forall i=\overline {1,k}$. Bằng lý luận tương tự, ta cũng có $p=2$, vô lý. Vậy $(x_{n_{k+1}},x_{n_i})=1$, $\forall i=\overline {1,k}$. Từ đó ta thu được điều phải chứng minh.

$(2)$ Em chưa hiểu ý lắm ạ!


Cách giải cua em khá là thú vị và khá hay. Còn câu 2 thì ý của anh là em có thể đề xuất một số hướng để tổng quát hóa bài toán trên được không :)



#224085 Đề thi HKI môn hóa

Đã gửi bởi hongthaidhv on 29-12-2009 - 16:35 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 amino axit X và Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, sinh ra 22g $CO_2$ và 10.8g $H_2O$.
1. Tìm CTPT và CTCT của X, Y
2. Khi thủy phân hoàn toàn 1mol oligopeptit A thu 2 mol X, 1 mol Y , 1 mol Val và 1 mol Tyr. Trong phản ứng thủy phân từng phần A thấy có Y-X và X-Y. Ngoài ra A không có gốc $-NH_2$ tự do. Xác định CTCT của oligopeptit A

P/S: Mọi người đừng thấy đề thi HK mà coi thường nha, khó hơn đề thi HSG tỉnh đấy ( câu 2.5 điểm mới oan chứ)



#224084 Bài số học

Đã gửi bởi hongthaidhv on 29-12-2009 - 16:24 trong Số học

Cho dãy các số tự nhiên $x_n$ thỏa mãn $x_n=2^n-3$.
1. Chứng minh rằng trong dãy tồn tại vô hạn số đôi một nguyên tố cùng nhau
2. Đề xuất bài toán tổng quát ( cái này quan trọng đây)



#224081 Dãy hội tụ

Đã gửi bởi hongthaidhv on 29-12-2009 - 16:20 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Bài ra: Cho dãy số $(x_n)$ bị chặn thỏa mãn: $\alpha x_n +\beta x_{n+1} \geq 2x_{n+2} \ \forall n \in N^{+} \ :D$.

1. Với $\alpha =\beta=1$. Tìm $limx_n \ ( P4/2^{nd} day/A/VMO1988)$
2. Mở rộng: Tìm tất cả cặp $(\alpha, \beta)$ không âm sao cho mọi dãy số thực thỏa mãn $:D$ đều hội tụ


1. Ta sẽ sử dụng pp xét dãy con Min-Max. Cụ thể ta xét hàm $y_n=Max ( x_n; x_{n+1})$. Ta sẽ dể dàng cm đc $y_n$ hội tụ và đó cũng là điểm hội tụ của $x_n$.

2. Ta sẽ cm đc chỉ có một giá trị $(\alpha, \beta)=(1;1)$ thỏa mãn yêu cầu. Nghĩa là với $(\alpha, \beta) \neq (1;1)$, ta luôn chỉ ra đc một dãy nào đó bị chặn nhưng không hội tụ



#224046 Đăng ký tham gia ban tổ chức VMEO IV

Đã gửi bởi hongthaidhv on 29-12-2009 - 11:08 trong Thông báo tổng quan

Họ và tên: Lê Hồng Thái
Nick trong VMF 1.0: hongthaidhv
Năm sinh: 28/5/92
Quê quán: Diễn Châu- Nghệ An
Nơi ở hiện tại: Vinh - Nghệ An
Số điện thoại: 0979109787
Nick yahoo: petty285
Nick Skype: không dùng
Email: [email protected]
Nghề nghiệp: Học sinh

Bạn có thể tham gia được mục nào?
1. Tham gia ra đề thi
2. Tham gia quảng bá cuộc thi :
- giới thiệu cuộc thi trên một số trang web
- huy động bạn bè và mấy đứa em tham gia ... .



#223462 MERRY CHRISTMAS

Đã gửi bởi hongthaidhv on 23-12-2009 - 17:39 trong Góc giao lưu

Lại thêm một mùa Noel trôi qua, mỗi mùa Noel với tôi là một nỗi buồn. Có lẽ nỗi buồn đã ăn sâu trong tâm hồn tôi, dai dẵng . Tôi mãi không quên cái Noel năm ấy. Noel với tôi thật nhiều kĩ niệm. Noel đã mang đến cho tôi niềm vui nhưng cũng chính vào cái đêm Noel giá lạnh đã cướp đi một người ra khỏi cuộc đời tôi mãi mãi. Thiên thần trong đêm Noel, tôi đã từng nói với em như vậy, em đúng là một thiên thần đã thắp sáng lên ngọn lữa trong tôi, sưởi ấm cho con tim đơn độc dường như đã đóng băng. Em xóa tan đi trong tôi màn đêm u tối và giá lạnh. Vậy mà, em đã ra đi không bao giừ trỡ lại, để lại cho tôi một kí ức buồn về ngày lễ .... Noel.

Ấm áp không phải khi ngồi bên đống lửa, mà là bên cạnh người bạn thương yêu. Ấm áp không phải khi bạn mặc một lúc hai, ba áo, mà là khi bạn đứng trước gió lạnh, từ phía sau đến có ai đó khoác lên bạn một tấm áo. Ấm áp không phải khi bạn nói ìấm quá”, mà là khi có người thì thầm với bạn: ìCó lạnh không?”. Ấm áp không phải khi bạn dùng hai tay xuýt xoa, mà là khi tay ai kia khẽ nắm lấy bàn tay bạn. Ấm áp không phải khi bạn đội chiếc mũ len, mà là khi đầu bạn dựa vào một bờ vai tin cậy.

Một mùa giáng sinh nữa lại đến với tất cả chúng ta ! Tôi xin gửi lời chúc giáng sinh an lành cùng những gì lung linh thánh thiện nhất đến ba mẹ tôi, em trai tôi, những người thân của tôi, bạn bè tôi, đến những người tôi yêu và đến tất cả các bạn! Chúc tất cả các em nhỏ sẽ đều nhận được quà của ông già Noel, bởi đơn giản một điều là trẻ em là những gì đẹp đẽ và thánh thiện nhất trên đời này. Hãy nói lời yêu thương khi chưa phải là muộn bạn nhé. Merry Christmas and happy new year

Chúc mọi người một mùa giáng sinh vui vẻ :•.(¯`°´¯).• ¤*•,¸.¸,và một năm mới bình an tràn đầy hạnh phúc ... •*¤*•,.• ¤*•,¸.¸, •*¤*•,¸.MERRY CHIRSTMAS,•*¤*•,¸.¸, •*HAPPY NEW YEAR *•,¸.¸,•*¤*•,¤*•,¸.¸ ,•*¤*•,¸., •*¤*•,¸.¸,•*¤*•,¸.¸, •

Em...tình yêu của anh ,lẽ sống cuộc đời anh anh....trong cuộc sống này có biết bao điều anh đã bỏ lại sau lưng nhưng em bé nhỏ ơi , tình yêu của anh sẽ còn mãi ...hãy ngồi bên anh..." em có thấy chăng trong trời đông lạnh giá này, em có cảm nhận được hơi nóng của anh...ấm áp trong trái tim anh, hạnh phúc biết bao khi có em bên cạnh..."



#223460 Noel is coming

Đã gửi bởi hongthaidhv on 23-12-2009 - 17:24 trong Góc giao lưu

oh. Xem ra mọi người chẩn bị cho noen hết rồi à.Năm nay noen mà trúng mùa thi......buồn chế đi được.

Trời, sao năm nay nhiều trường thi vô đúng Noel thế không biết, có lẻ phải "hi sinh", tối 24 phải xuống nhà thờ " Cầu Rầm " chơi mới được. Có bạn nào ở TP Vinh tối 24 xuống Cầu Rầm không ?, đi chung cho vui :).
Anh Tú khoe mãi cái nhà thờ chổ anh nhỉ, năm ngoài khoe với em mấy lần luôn. Năm sau Noel phải qua đó xem mới được. Mà phải xin cơm nhà anh Tú nữa chớ bà con.



#223454 Pt nghiệm nguyên

Đã gửi bởi hongthaidhv on 23-12-2009 - 16:54 trong Số học

Gợi ý: Xét 2 trường hợp

a) $ 2^x - 3^y = 1 $
b) $ 2^x - 3^y = -1 $

Dễ thấy x, y phải không âm.

Ta xét thử trường hợp a)

Nếu y = 0 thì ta được x = 1.
Nếu y > 0 thì $2^x - 1 = 3^y$ chia hết cho 3, suy ra x chẵn. Đặt x = 2u thì ta được $(2^u-1)(2^v-1) = 3^y$. Từ đây suy ra $ 2^u - 1 = 3^s, 2^u+1 = 3^t$. Tiếp tục suy ra $2 = 3^t - 3^s = 3^s(3^{t-s}-1)$, suy ra s = 0 và t = 1, từ đó u=1, x = 2 và y = 1. Như vậy trường hợp này ta có nghiệm (1, 0) và (2, 1).

Các bạn tự xét trường hợp b nhé. Trường hợp này ta lại dùng modun 4 để suy ra nếu x > 1 thì y phải chẵn. Và trường hợp này sẽ dẫn đến nghiệm (1, 1) và (3, 2).

Ta phải xét x=0 nữa thầy ơi. Em dùng cấp của một số cũng ra nhưng cách của thầy khá hay. Trường hợp còn lại có nhỉnh hơn trường hợp đầu một chút nhưng cũng không hkó khi ta đi theo đường lối trên. Bài này em thấy trong tập đề thi của anh trai ( ko có giải mới khổ chứ), thấy hay hay nên up cho mọi người làm thử.
Nói chung phương pháp giải của bài này thường rất hay được dùng trong các bài " như thế này", các bạn cần chú ý. Chúc thành công

MERRY CHRISMAST



#223020 Đề thi HSG tỉnh Nghệ An 20010

Đã gửi bởi hongthaidhv on 17-12-2009 - 09:43 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12


Câu 1: Giải pt: $2009^{\sqrt{x^2+1}-x}=1$

Câu 2: Tìm $m$ để hệ có 3 nghiệm phân biệt:
$$\begin{cases} x+y=m\\(y+1)x^2 +xy =m(x+1)\end{cases}$$

Câu 3: Cho 3 số dương $x,y,z$. CMR:
$$\dfrac{1}{x} +\dfrac{1}{y} +\dfrac{1}{z} \geq \dfrac{36}{9+X^2y^2 +y^2z^2 +z^2x^2}$$

Câu 4: Cho dãy số $(x^n)$ thỏa mãn:
$i. x_1 =2$
$ii. x_n=\dfrac{x_1 +2x_2+...+(n-1)x_{n-1}}{n(n^2-1)}$

Tìm $Lim u_n$ với $u_n=(n+1)^3x_n$.

Câu 5: Cho tứ diện $ABCD$, $M$ là một điểm bất kì nằm trong tam giác $ABC$. Các đường thẳng song song $AD, BD, CD$ cắt $(BCD), ((ACD), (ABD)$ tại $A', B', C'$. Tìm $M$ để $MA'.MB'.MC'$ nhỏ nhất.

Câu 6 Cho tứ diện đều $ABCD$ có độ dài các cạnh bằng 1. Gọi $M, N$ lần lượt trung điểm của $ BD, AC$. Trên đường thẳng $AB$ lấy $P$, trên $DN$ lấy $Q$ sao cho $PQ$ song song $CM$. Tính $PQ$ và thể $AMNP$.

Câu 7: Cho hàm số $f(x)$ liên tục trên $R$thỏa mãn: $f(x)f(y)-sinx.siny =f(x+y)$ với mọi số thực x, y. CMR $2f(x)+x^2 \geq 2$ với $\forall x \in [\dfrac{- \pi}{2}, \dfrac{\pi}{2}]$.




#222773 Đề Trắc nghiệm sinh học

Đã gửi bởi hongthaidhv on 12-12-2009 - 16:21 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Ai biết trang web nào có nhiều nhiều bài tập trắc nghiệm sinh học phần " DI TRUYỀN " thì chỉ giúp mình với nha, thanhks nhiều.



#222729 Đề thi HSG tỉnh Nghệ An

Đã gửi bởi hongthaidhv on 11-12-2009 - 17:23 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bạn nào ở TP Vinh- Nghệ An có đề thi HSG tỉnh Nghệ An các năm trước có thể cho mình mượn photo được không, thứ 4 tuần này thi rồi, mọi người giúp cho nha. Thanks.

P/S: mọi người có thể liên lạc với mình qua Y!M: petty285 hoặc số dđ: 0979109787. Mình sẽ đến nhà lấy. Thanks again



#222724 GIúp mình mấy bài hóa

Đã gửi bởi hongthaidhv on 11-12-2009 - 17:10 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Bài này anh giải theo bảo toàn e đi , chứ cách này thì thôi khỏi anh ah ! Em giải bảo toàn em sao không ra !

Anh Thái cho em hỏi phụ thêm mấy câu này :

Câu 1 : Dung dịch X chứa các ion Na+ , ( SO3)2- , (CO3)2- , HCO3- , Bằng pp hóa học hãy nếu cách nhận biết các anion trong dụch dịch
PS : Ngoài cách em dùng BaCl2 anh xem xem còn có cách nào khác không


giải bằng bảo toàn e sao không ra em, thế là em vận dụng pp chưa thuần thục rồi
ta có pt e:
$xFe^{\dfrac{+2y}{x}}=xFe^{+3} +( 3x-2y)e$

$N^{+5}+ 1e = N^{+4}$

Em tính số mol của oxit sắt theo khối lượng rồi bảo toàn e thì suy ra số mol $N^{+5}$ phản ứng.
Mặt khác $n_{Fe(NO_3)_3}=n_{Fe^{3+}}$ sau đó theo số lượng chất rắn thì tính đc mà :x



Tất cả các bài phân biệt không giới hạn thuốc thử và dụng cụ hóa học đều có thể giải quyết được. Nhưng với bài này thì ta chỉ cần một thuốc thử duy nhất là $H^+$. Cụ thể như sau: Cho từ từ dung dịch $H^+$ vào các dung dịch:

$Na^+$: không có hiện tượng gì xảy ra

$CO_3^{2-}$ Ban đầu chưa có khí thoát ra, sau một thời gian có khí không màu, không mùi:
pt: $CO_3^{2-} +H^+ -> HCO_3^-$
Sau đó: $HCO_3^- +H^+ -> CO_2 +H_2O$.

$SO_3^{2-}$: Ban đầu chưa có khí thoát ra, sau đó có khí mùi hắc thoát ra:
pt: $SO_3^{2-} +H^+ -> HSO_3^-$
Sau đó: $HSO_3^- +H^+ -> SO_2 +H_2O$.

$HCO_3^-$: Có ngay khí không màu không mùi thoát ra mãnh liệt ngay từ đầu.

P/S: Để làm mấy bài hóa phân biệt hay tách chất thì em chỉ cần học vững các tính chất ( gồm cả Hóa tính lẫn Lí tính)



#222677 BÀI TOÁN KHÓ ĐÂY!

Đã gửi bởi hongthaidhv on 10-12-2009 - 16:58 trong Hàm số - Đạo hàm

Các bạn giúp tớ bài này, tớ cũng đang cần gấp lắm: thank you nhiều nha!!
Cho hàm số y=/2x-3/(d)
a, Hãy vẽ d
b, Biện luận theo m số giao điểm của hai đồ thi (d) và y=2-3m với m là hằng số.
c, Biện luận theo m số giao điểm cua hai đồ thị (d) và y= 2x-m+1 với m là hằng số,
d, Biện luận theo m số nghệm của phương trình /2x-3/=/mx+4/.

Cách làm những dạng giống như bài này là thế nào nhỉ, các ban post lên cho tớ học hỏi nhé :x (hoc trò cám ơn các sư phụ trước) -_- :D :D

a) Đồ thị nhận dường $x=\dfrac{3}{2}$ làm truc đối xứng.
Ta vẽ đồ thị gồm 2 nhánh:
-Nhánh 1: $y=2x-3$ khi $x>\dfrac{3}{2}$.
-Nhánh 2: $y=3-2x$ khi $x<\dfrac{3}{2}$.

Phương pháp chung khi biệm luận số nghiệm của 2 phương trình: $ f(x,m)=g(x,m) \ :D$. Ở đây x là biến, m là tham số
Trước hết, ta thường hay chuyển $:beer$ về dạng $ h(x)=k(m)$. Số nghiệm của $:D$ chính là số giao điểm của đồ thị hàm số $y=h(x)$ với đường thẳng $y=k(m)$ song song với $Ox$.



#222674 GIúp mình mấy bài hóa

Đã gửi bởi hongthaidhv on 10-12-2009 - 16:48 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Giúp mình mấy bài này đi , mình đang cần gấp, thứ 7 là phải xong rồi

BT3 : Nung hoàn toàn m gam Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí NO2 và O2. hấp thu hoàn toàn khối lượng khí đó vào nước thu được 2 lít dung dịch có pH =1
a ) Tính m
b ) Nếu cho m gam Cu(NO3)2 vào 400 ml dung dịch H2SO4 1M 9 loãng ) thu được dung dịch X . Hãy cho biết dung dịch X có thể hoàn tan được bao nhiêu gam Cu nữa . Biết phản ứng giải phóng ra khí NO ????????


Lời giải:
a)
Nung:
$2Cu(NO_3)_2 -> CuO + 4NO_2 + O_2$

Cho hổn hợp khí vào nước: $4NO_2+O_2 +2H_2O-> 4HNO_3$

Theo bài ra số mol $HNO_3$ là $0.2$. Từ đó tính đc $m$
b)
Viết pt sau đó tính xem lượng $H_2SO_4$ dư bao nhiêu. Sau đó ta có pt:
$3Cu + 2NO_3^- +8H^+->3Cu^{2+} +2NO +4H_2O$.
Từ đó tính ra các kết quả



#222673 GIúp mình mấy bài hóa

Đã gửi bởi hongthaidhv on 10-12-2009 - 16:33 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

BT2 : Cho 34,8 gam một oxit sắt vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư khí NO2 bay ra được hấp thụ vào 100 ml dung dịch NaOH 2 M ( lấy dư ) thu được dung dịch A . Cô cạn dung dịch A thi thu được 13,55 gam chất rắn . XD công thức của oxit sắt ??


lời giải:
Ta có thể gọi oxit sắt là $Fe_xO_y$.
Viết 2 phương trình:
1. Cho Oxit sắt vào dd $HNO_3$ đặc nóng:
$Fe_xO_y +2(3x-y)HNO_3 -> xFe(NO_3)_3 +(3x-2y)NO_2 +(3x-y)H_2O$
2. cho $NO_2$ vào $NaOH$:
$NO_2 + NaOH-> NaNO_2+NaNO_3+H_2O$.

Dựa vào các đk bài ra ta tính đc tỉ lệ $\dfrac{x}{y}=\dfrac{3}{4} => Fe_3O_4$.

P/S: bài này ta cũng có thể giải bằng pp bảo toàn electron



#222672 GIúp mình mấy bài hóa

Đã gửi bởi hongthaidhv on 10-12-2009 - 16:09 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Giúp mình mấy bài này đi , mình đang cần gấp, thứ 7 là phải xong rồi
BT1 : Cho 40,32 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 , K2CO3 và NaHCO3 vào nước rồi chia dung dịch làm ba phần bằng nhau
Phần 1 : Cho dung dịch Cacl2 dư vào thu được 8 gam kết tủa
Phần 2 : Tác dụng với nước vôi trong dư thu được 12 gam kết tủa
a) Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp X
b) CHo từ từ 100 ml dung dịch HCl vào ba phần sau đó cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào thì thu được 9,85 gam kết tủa . Tính nồng độ mo;/l của dung dịch HCl


Lời giải:
a)
Để cho gọn thi ta đặt số mol của $Na_2CO_3, \ K_2CO_3, \ NaHCO_3$ trong 40,32g X lần lượt là $3x,\ 3y,\ 3z$.
Theo bài ra: $106x+138y+84z=13.44 \ (1)$

Phần 1: Ta có số mol $CO_3^{2-}$ là $(x+y)$
Khi cho vào dung dịch $CaCl_2$ thì: $Ca^{2+} + CO_3^{2-}->CaCO_3$
Theo bài ra ta có: $x+y=0.08 \ (2)$

Phần 2: Khi cho tác dụng với nước vôi trong dư thì có các pt :
$\\\\\\\\\\\ HCO_3^-+OH^-->CO_3^{2-}+H_2O$
$\\\\\\\\\\\\ CO_3^{2-}+Ca^{2+}->CaCO_3$.
Ta có số mol $CaCO_3$ là $ x+y+z$. Theo bài ra $ x+y+z=0.12 \ (3)$.

Từ (1), (2), (3) ta có $x=0.03,\ y=0.05,\ z=0.04$. Tư đó tính ra khối lượng

b) Kết tủa là của một phần hay của 3 phần, bạn nói rõ đề mai mình post lời giải ha.



#222599 Bài hình quen thuộc.

Đã gửi bởi hongthaidhv on 08-12-2009 - 22:38 trong Hình học

bài này cơ bản rồi anh Thái ơi. Cái khẳng định này đúng hay sai còn phụ thuộc tam giác $ABC$ nhọn hay tù.Nếu tù thì $R-r$

Uhm, anh đưa ra bài này nhằm mục đích nhắc nhở mọi người khi giải một bài hình cũng cần chú ý đến các TH có thể xảy ra. Bài này anh ra cho 2 đứa em học 11( bọn này cũng dốt hình như anh :x) thì đứa nào cũng cúi cổ vô vẽ hình và làm cho TH tam giác nhọn, hỏi lại đúng hay sai thì bọn này nhất quyết sống chết là đúng ( anh em có khác, cố chấp ngang nhau)



#222598 Đề thi chọn đội tuyển quốc gia TP Hà Nội

Đã gửi bởi hongthaidhv on 08-12-2009 - 22:19 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

bài 1 đáp số là (2,2,2) anh ơi.
bài 2 dùng menelauyt anh ơi:anh chứng minh M,trung điểm BC,trung điểm AB thẳng hàng.
bài 3 anh đánh giá $x,y,z>\dfrac{4}{3}$
suy ra $f(x)=x^2-\sqrt{x-1}$ là hàm tăng.
suy ra x=y=z thay vào,xét tiếp pt $g(x)=x^2-\sqrt{x-1}-\sqrt{x^2+5}$ thì hàm này lại tăng trên đoạn (4/3,+vô cùng) nên nếu có nghiệm thì là nghiệm duy nhất suy ra x=y=z=2
bài 4 anh chỉ cần kẻ song song là ra ngay
bài 5 thì quen roài

Uhm, thanks em nha. Anh cũng mới tìm ra lời giải cho bài 3 còn bài 1 thì anh chỉ đánh nhầm nghiệm thôi. :x



#222596 Hóa vô cơ.

Đã gửi bởi hongthaidhv on 08-12-2009 - 22:09 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Hình như là m=0 phải ko?(mình ko chắc chắn lắm)

Sorry nhưng kết quả của bạn sai r?#8220;i.

Đây là lời giải của mình:
Trong dung dịch $B$ g?#8220;m có:
$Ba^{2+}: \ 0.02 mol, \ Na^+: \ (0.02 +\dfrac{m}{40}) mol, \ OH^-: \ (0.06 + \dfrac{m}{40}) mol$
Ta có: $n_{Al^{3+}}=0.04 mol, \ n_{SO_4^{2-}}=0.06 mol$.

Phương trình:
$Al^{3+}+3OH^- -> Al(OH)_3 \ (1)$

$Al(OH)_3 +OH^--> AlO_2^-+H_2O \ (2)$

$Ba^{2+} +SO_4^{2-} ->BaSO_4$.
$ 0.02 \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ 0.02$
Ta dễ thấy số mol $BaSO_4$ là $0.02 mol$

Xét:
1 Để kết tủa cực đại thì $Al^{3+}$ phản ứng vừa đủ $OH^-$ theo pt (1).
Khi đó $n_{OH^-}=3n_{Al^{3+}}$
2. Để kết tủa cực tiểu thì $Al(OH)_3$ sinh ra ở pứ(1) bị hòa tan hết ở (2). Vậy $n_{OH^-}=4n_{Al^{3+}}$



#222507 Lớp luyện thi VMO 2010 trên mạng

Đã gửi bởi hongthaidhv on 07-12-2009 - 17:23 trong Seminar Phương pháp toán sơ cấp

Em xin được cảm ơn tất cả mọi người nhiều lắm. em sẽ cố gắng để thực hiện được ước mơ trở thành nhà toán học ( ít nhất cũng là GV toán) của mình. Nhưng trước tiên phải cũng cố lại Lí Hóa cái đã, sắp thi HKI rồi .Dạo này Lí hóa sa sút nghiêm trọng :) nên sẽ ít đầu tư cho toán đc.



#222506 Một số bài Đại số tổ hợp cơ bản

Đã gửi bởi hongthaidhv on 07-12-2009 - 17:17 trong Tổ hợp và rời rạc

Cho 2 tập hữu hạn: $|X|=n,\ |Y|=m$. Tính:

1. Số ánh xạ $ f:X->Y$

2. Số đơn ánh $f:X->Y$

3. Số toàn ánh $ f:X->Y$

4. số song ánh $ f:X->Y$

5. số song ánh $ f:X->Y$ mà $f(x_i) \neq y_i \ \forall i=1,2..,n$

6. Số song ánh $ f:X->Y$ mà $ \exists i$ sao cho $f(x_i)=y_i$

7. số các song ánh $ f:X->Y$ mà có $k$ số tự nhiên $ i_1; i_2, ..., i_k \ (1 \leq k \leq n)$ mà $f(a_i_j)=b_i_j, \ \forall j=1,2,..k$.