Đến nội dung

dogsteven nội dung

Có 1000 mục bởi dogsteven (Tìm giới hạn từ 28-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#685639 Tuần 4 tháng 6/2017: Chứng minh rằng đường thẳng $AP$ luôn đi qua đ...

Đã gửi bởi dogsteven on 26-06-2017 - 16:09 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

chào bạn Khoa, cho mình hỏi khi bạn giải những bài này, bạn dùng giấy và bút hay có sd phần mềm vẽ hình

Phần mềm vẽ hình bạn, lười giất bút lắm.




#685634 Tuần 4 tháng 6/2017: Chứng minh rằng đường thẳng $AP$ luôn đi qua đ...

Đã gửi bởi dogsteven on 26-06-2017 - 15:26 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Bài 1. Ta sẽ chứng minh $AP$ đi qua $T$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $(OBC)$

Gọi $R$ là tâm đường tròn Euler tam giác $ABC$, $AD$ là đường cao của tam giác thì nhờ biến đổi góc, ta có được:

$\widehat{ABL}=\widehat{ACK}=\widehat{ADR}=\widehat{ABC}-\widehat{ACB}$

Ngoài ra $\dfrac{BL}{AB}=\dfrac{AO}{2AD}=\dfrac{RD}{AD}=\dfrac{CK}{AK}$ nên phép vị tự quay tâm $A$ biến $BC\to LK$ thì biến $D\to R$

Do đó $AR\perp KL$

Áp dụng định lý Desargues cho hai tam giác $ABC$ và $TKL$, ta đưa về bài toán sau:

Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$, $O_a$ đối xứng với $O$ qua $BC$. Trung trực $OB$ cắt $AC$ tại $Y$, trung trực $OC$ cắt $AB$ tại $Z$, trung trực $AO_a$ cắt $BC$ tại $X$. Chứng minh $X, Y, Z$ thẳng hàng.

Nếu gọi $O_b, O_c$ là đối xứng với $O$ qua $AC, AB$ thì $X, Y, Z$ chính là tâm ba đường tròn $(AOO_a), (BOO_b),(COO_c)$, mà ba đường tròn này có tâm đẳng phương là $O$, mà điểm Kosnita lại là tâm đẳng phương của chúng nên $X, Y, Z$ thẳng hàng.




#685259 Chứng minh HS đi qua trung điểm M của BC

Đã gửi bởi dogsteven on 21-06-2017 - 14:57 trong Hình học

Đường tròn đường kính $AH$ cắt $(O)$ tại $L$ khác $A$. Khi đó ta có $AL, EF, BC$ đồng quy nên $A(LD, BC)=-1$.

$AD$ cắt $(O)$ lần thứ $2$ tại $K$ thì $(LK, BC)=-1$ nên $KL$ đi qua $G$. Giả sử $HM$ cắt $EF$ tại $S$ thì $S, H, M, L$ thẳng hàng.

Do $D$ là trung điểm $HK$ nên $G(DM, HL)=-1=(SM, HL)=G(SM, HL)$ hay $DG$ đi qua $S$




#682917 Tuần 1 tháng 6/2017: Chứng minh rằng $XB=XC$.

Đã gửi bởi dogsteven on 03-06-2017 - 17:10 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Bài 1.

Bổ đề 1. Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$, phân giác $BB', CC'$ cắt $(O)$ tại $M, N$. Trên tia đối của tia $BC$ lấy $E$ thỏa mãn $BE=BA$, trên tia đối của tia $CB$ lấy $F$ thỏa mãn $CF=CA$. Gọi $K, L$ là tâm của $(ENB)$ và $(FMC)$. $P$ là giao điểm của $BL$ và $CK$. Khi đó $AP \perp B'C'$

Chứng minh bổ đề.

Ta nhìn thấy $\Delta ANB \sim \Delta ACF$ và $\Delta AMC \sim \Delta ABE$. Từ đó $\dfrac{AN}{AC}=\dfrac{AB}{AF}$  và $\dfrac{AM}{AB}=\dfrac{AC}{AE}$

Do đó ta có $\dfrac{AN}{AM}=\dfrac{AE}{AF}$ nên $\Delta ANE\sim \Delta AMF$, từ đó chứng minh được $KB$ và $LC$ cắt nhau tại một điểm $Q$ thuộc $(O)$

Dùng phép nghịch đảo đối xứng ta suy ra $AK, AL$ đẳng giác góc $A$, tam giác $ABC$. Từ đó suy ra $AP, AQ$ đẳng giác.
Chọn $P'$ trên $CN$ thỏa mãn $BP' || EN$ thì $\dfrac{NP'}{P'C}=\dfrac{AB'}{B'C}$. Mà $\Delta CC'A \sim \Delta CBN$ nên $\widehat{AC'B'}=\widehat{NBP'}=\widehat{ENB}=90^o-\widehat{KBE}=90^o-\widehat{QAC}=90^o-\widehat{PAB}$
Ta có điều phải chứng minh.
Bổ đề 2. Cho tam giác $ABC$, dường cao $AD, BE, CF$ cắt nhau tại trực tâm $H$. $HB$ cắt $DF$ tại $B'$ và $HC$ cắt $DE$ tại $C'$. Gọi $O'$ đối xứng với $O$ qua $BC$. Khi đó $AO'\perp B'C'$
Chứng minh bổ đề.
Sử dụng phương tích điểm $H$ cho hai đường tròn $(DEF)$ và $(HBC)$ cho ta điều phải chứng minh.
Trở lại bài toán ban đầu.
Gọi $B', C'$ lần lược là giao của $HB$ với $DF$, $HC$ với $DE$
Trung trực $BC$ cắt $AB, AC$ tại $Y, Z$. Gọi $O'$ đối xứng với $O$ qua $BC$ và $O''$ đối xứng với $O'$ qua $O$
Khi đó ta có $AO''OH$ là hình bình hành nên $AO'' || OH$
Áp dụng bổ đề $1$ cho tam giác $DEF$ ta được $DP \perp B'C'$
Áp dụng bổ đề $2$ ta suy ra $DP || AO'$
Từ đó ta có $(SV, YA)=O(SV, YA)=A(O''O', DO)=-1$, tương tự ta có $(UT, ZA)=-1$
Do đó $(SV, YA)=(UT, ZA)$ nên $SU, VT, YZ$ đồng quy tại $X$ nên $XB=XC$



#678186 USAMO 2017 ngày 1

Đã gửi bởi dogsteven on 21-04-2017 - 10:15 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Bài 3. Gọi $J$ là tâm đường tròn bàng tiếp góc $A$ của tam giác $ABC$ thì $M$ là trung điểm $IJ$

Dễ thấy rằng $AS$ là phân giác ngoài góc $A$ của tam giác $ABC$ nên $AS$ đi qua $G$ là trung điểm cung $BC$ của $(ABC)$

Gọi $F$ là giao điểm của $(ASI)$ và $(IBC)$ thì $MN\perp IF$ tại trung điểm $H$ của $IF$.

Ta có $GA.GS = GB^2$ nên $G\in IF$, suy ra $H\in (ABC)$

Ta có $\widehat{FAN}=90^o-\widehat{AIG}=\widehat{AMN}$ nên $F\in (AMN)$

Ta còn có $\widehat{MDK}=\widehat{GSK}=\widehat{IFK}$ do $G,S,K,F$ đồng viên. Do đó $F\in (KID)$

Ta có điều phải chứng minh.




#667083 Đề Thi VMO năm 2017

Đã gửi bởi dogsteven on 05-01-2017 - 14:18 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

câu 1b là tìm tất cả a mà :/

Tất cả a đều thoả



#667070 Đề Thi VMO năm 2017

Đã gửi bởi dogsteven on 05-01-2017 - 13:17 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Câu b bài hình chứng minh BP và CQ đi qua trung điểm EF
Gọi AK là đường kính của (O) và W là trung điểm BC.
Tam giác RBC và tam giác RFE đồng dạng
R, W, K thẳng hàng. Gọi T là trung điểm EF
Từ đó biến đổi góc như sau FRT=BRW=KRB=SAB=FRS nên RS đí qua T



#666596 Tuần 1 tháng 1/2017: Chứng minh đường thẳng chia đôi đoạn thẳng

Đã gửi bởi dogsteven on 02-01-2017 - 12:28 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Ta có $\widehat{AKB} = 2\widehat{ADB}=\widehat{ALC}$ nên $\Delta AKB \sim \Delta ALC\Rightarrow \Delta AKL \sim \Delta ABC$

Ngoài ra $\widehat{OAL}=\widehat{BAD}$ nên $AO$ là trung tuyến của tam giác $AKL$

Ta có $\widehat{DAJ} = 90^o-\widehat{ADB}=\widehat{BAK}$ nên $AJ$ là đường đối trung của tam giác $AKL$

Hiện tại tiếp theo em chưa có hướng gì đẹp, em xin đi theo hướng này.

Gọi $E$ là trung điểm $BC$, $AE$ cắt $(O)$ lần thứ 2 tại $F$, trung trực $BC$ cắt $DF$ tại $R$. Chú ý rằng $O\in (AKL)$ nên $\dfrac{JP}{PO}=\dfrac{DR}{RF}$

$AD$ cắt $(O)$ tại $S$ và giao điểm tiếp tuyến tại $B, C$ của $(O)$ là $T$. Gọi $W$ là trung điểm $AS$

Áp dụng định lý Menelaus cho tam giác $ADF$ với cát tuyến $\overline{T, R, E}$, ta có:

$$\dfrac{DR}{RF}=\dfrac{EA}{EF}.\dfrac{TD}{TA}=\dfrac{AD.TD}{DS.TA}=\dfrac{TD}{TS}=\dfrac{AD}{AW}$$

Gọi $W'$ là đối xứng với $O$ qua $H$ thì $W'$ đối xứng với $W$ qua $A$ và ta có $\dfrac{JP}{PO}=\dfrac{AD}{AW'}$

Do đó theo bổ đề ERIQ ta suy ra trung điểm $ID, AP, OW'$ thẳng hàng nên $HQ$ chia đôi $AP$.




#663454 Tuần 5 tháng 11/2016 : Mở rộng bài toán hình học trường đông tại Vinh năm 2016

Đã gửi bởi dogsteven on 30-11-2016 - 13:46 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Em có ý tưởng sau, lúc nào rảnh em sẽ ghi đầy đủ lời giải.

Một tính chất cơ bản của đường đối trung cho ta bổ đề sau:

Bổ đề. Cho tam giác $ABC$. Tiếp tuyến tại $A$ của $(ABC)$ cắt $BC$ tại $Q$. $X, Y$ lần lược nằm trên trung trực $AC, AB$ sao cho $AY\perp AC, AX\perp AC$.

Khi đó $XY || OQ$

Từ đó dẫn đến ý tưởng chứng minh hai tam giác $AXY$ và $ANM$ là hai tam giác bằng nhau, thể hiện qua việc chứng minh đường thẳng qua $A$ vuông góc với $AB$ cắt $QK$ và $BY$ tại hai điểm mà đoạn thẳng nối chúng nhận $A$ làm trung điểm.




#658885 ĐỀ THI CHỌN ĐT QG TỈNH HẢI PHÒNG NĂM 2016-2017

Đã gửi bởi dogsteven on 23-10-2016 - 10:46 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài 4 ngày 1. Gọi $\{x_1, x_2,..., x_k\}$ là tập hợp các số thỏa mãn $2f(x_i)\geqslant x_i$

Khi đó tính được $S_f = 4\sum f(x_i)-2\sum x_i-\dfrac{3n(3n+1)}{2}$

Mà $\sum f(x_i)\leqslant 3n+(3n-1)+...+(3n-k+1)$ và $\sum x_i\geqslant 1+2+...+k$

Từ đó thay vào tính giá trị lớn nhất dễ dàng.




#658883 Đề chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia tỉnh Vĩnh Phúc (ngày 2) 2016-2017

Đã gửi bởi dogsteven on 23-10-2016 - 10:42 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Em chưa đọc đoạn sau nhưng muốn như trên cần chứng minh thêm $|b_n|$ có giới hạn. Khi nó có giới hạn vô cực có lẽ viết là $>0$ cũng không hợp lý lắm

Đoạn đó ghi nhầm chút là, đúng là $b_n$ không có giới hạn là $0$




#658790 Đề chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia tỉnh Vĩnh Phúc (ngày 2) 2016-2017

Đã gửi bởi dogsteven on 22-10-2016 - 17:01 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài 1. Xét $\lim |b_n|>0$. Khi đó áp dụng định nghĩa giới hạn dễ chứng minh tồn tại $q>0$ sao cho tồn tại vô hạn số $|b_n|>q$

Khi đó hiển nhiên $c_n$ sẽ tăng lên vô hạn.

Xét $\lim |b_n|=0$, khi đó $\forall \epsilon>0$, tồn tại $n_0$ sao cho $\forall n>n_0$ thì $|a_{n+1}-a_{n}|<\epsilon a_n$

Từ đó suy ra $(1+\epsilon)a_n>a_{n+1}$, từ đó sẽ tồn tại $n_1$ sao cho với $n\geqslant n_1$ thì $a_n\geqslant a_{n+1}$

Xét $n\geqslant n_1$ thì $b_n=\dfrac{a_n-a_{n+1}}{a_n}\geqslant \dfrac{a_n-a_{n+1}}{a_{n_1}}$

Từ đó ta có $|b_{n_1}|+|b_{n_1+1}|+...+|b_n|\geqslant 1-\dfrac{a_{n+1}}{a_{n_1}}$

Do $\lim a_{n} = 0$ nên ta có thể chọn $n=n_2-1>n_1$ để $1-\dfrac{a_{n+1}}{a_{n_1}}>q>0$

Xét $n\geqslant n_2$ thì $|b_{n_2}|+|b_{n_2+2}|+...+|b_n| \geqslant 1-\dfrac{a_{n+1}}{a_{n_2}}$

Khi đó lại chọn $n=n_3-1>n_2$ để $1-\dfrac{a_{n+1}}{a_{n_2}}>q>0$

Cứ tiếp tục quá trình trên thì $c_{n_k-1}\geqslant (k-1)q$ nên $c_{n}$ tăng lên vô hạn.




#658059 Đề chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia Khánh Hòa 2016-2017 (2 ngày)

Đã gửi bởi dogsteven on 16-10-2016 - 13:39 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài 5. Với số $n\in \{1,2,3,...,15\}$ thì sẽ có $\left\lfloor \dfrac{15}{n} \right\rfloor-1$ số thuộc $\{1,2,3,...,15\}$ và khác $n$ là bội của $n$

Như vậy sẽ sinh ra $2^{\left\floor \frac{15}{n} \right\rfloor-1}$ tập thỏa mãn $n$ là chỉ số nhỏ nhất. Sau đó tính tổng lại.




#658003 ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TỈNH NINH BÌNH NĂM 2016-2017

Đã gửi bởi dogsteven on 15-10-2016 - 23:24 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài 7. $AA_1$ cắt $BC$ tại $X$, $BB_1$ cắt $AC$ tại $Y$ và $CC_1$ cắt $AB$ tại $Z$

Ta có: $\dfrac{XB}{XC}=\dfrac{XF}{XE}=\dfrac{BF}{CE}$, tương tự ta có: $\dfrac{YC}{YA}=\dfrac{CH}{AG}$ và $\dfrac{ZA}{ZB}=\dfrac{AJ}{BI}$

Do đó $\dfrac{XB}{XC}.\dfrac{YC}{YA}.\dfrac{ZA}{ZB}=\dfrac{AJ}{AG}.\dfrac{BF}{BI}.\dfrac{CH}{CE}=\dfrac{AB}{AC}.\dfrac{BC}{BA}.\dfrac{CA}{CB}=1$

Áp dụng định lý Ceva ta có điều phải chứng minh.




#657980 ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TỈNH NINH BÌNH NĂM 2016-2017

Đã gửi bởi dogsteven on 15-10-2016 - 21:32 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài 8. (a) Thay $m=n=1$ ta được $f(1)=1$

Do $i>1$ mà $f(i)=i$ nên ta suy ra $f(n)=n$ với mọi $n=\bar{1,i}$

Nếu $i\geqslant 3$ thì $f(3)=3$

Nếu $i=2$ thì $f(2)=2$ và $f(3).f(5)=f(15)<f(18)=f(2).f(9)<2.f(10)=4.f(5)$. Do đó $2<f(3)<4$ nên $f(3)=3$

(b) Xét dãy $(a_n): a_1=3, a_n=a_{n-1}\left(a_{n-1}-1\right)$

Khi đó $f(a_1)=a_1$, nếu $f(a_k)=a_k$ thì $f(a_k-1)=a_k-1$ nên $f(a_{k+1})=f(a_k)f(a_{k}-1)=a_{k+1}$

Mà dãy trên tăng vô hạn nên suy ra $f(n)=n$




#657670 Đề chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia tỉnh Quảng Ninh ngày 2 2016-2017

Đã gửi bởi dogsteven on 12-10-2016 - 21:03 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài 1. Mấu chốt là tính được $\[\sqrt{(an)^2+bn}\] = an+\left\[\dfrac{b-1}{2}\right\]$, trong đó $n$ đủ lớn.




#657381 Tìm độ dài dây ngắn nhất để nối 2 đỉnh cột

Đã gửi bởi dogsteven on 10-10-2016 - 09:47 trong Bất đẳng thức và cực trị

Lấy $A'$ đối xứng với $A$ qua $D$ thì $AC+CB=A'C+CB\leqslant A'B=...$

Hoặc nếu dùng hàm số như trên thì dùng bất đẳng thức Minkovsky: $\sqrt{a^2+b^2}+\sqrt{x^2+y^2}\geqslant \sqrt{(a+x)^2+(b+y)^2}$

Áp dụng vào được $y\geqslant \sqrt{(1+4)^2+(x+4-x)^2}=\sqrt{41}$




#657288 Đề thi chọn đội tuyển quốc gia THPT Chuyên Đại Học Vinh 2016-2017

Đã gửi bởi dogsteven on 09-10-2016 - 18:04 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài 2.  Cho $a=3, b=2, c=1$ ta được $\dfrac{-1}{4}\leqslant k\leqslant \dfrac{1}{2}$

Ta sẽ chứng minh $k$ thỏa mãn điều trên thì bất đẳng thức đúng.

Thật vậy, ta cần chứng minh: $(a-b)^2+(b-c)^2+(c-a)^2\geqslant \text{max}\left\{-6k, 3k\right\}(a-c)^2$ trong đó $a\geqslant b\geqslant c$

Bất đẳng thức này hiển nhiên đúng do $(a-b)^2+(b-c)^2+(c-a)^2\geqslant \dfrac{(a-b+b-c)^2}{2}+(a-c)^2=\dfrac{3}{2}(a-c)^2$ và $\dfrac{3}{2}\geqslant \text{max}\left\{-6k, 3k\right\}$




#656379 Đề thi chọn đội tuyển Quốc gia tỉnh Thanh Hóa năm 2016-2017 ngày 1

Đã gửi bởi dogsteven on 02-10-2016 - 11:33 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài 4. Mỗi lần biến đổi ta được một bộ có tổng bằng 0 và các số không đồng thời bằng nhau nên phải có một số dương.

Đặt $x=b+c+d-3a, y= c+d+a-3b, z=d+a+b-3c, t=a+b+c-3d$ thì $(a,b,c,d) \to (x,y,z,t)\to (4x,4y, 4z,4t) \to (16x, 16y, 16z, 16t) \to ...$

Xét số dương thì sau một số lần hữu hạn thì số dương đó thành số lớn tùy ý.




#650635 Cho $a,b,c\ge 0$. Chứng minh rằng: $2(a^2+b^2+c^2)+abc+8...

Đã gửi bởi dogsteven on 21-08-2016 - 13:44 trong Bất đẳng thức và cực trị

Giả sử $(b-1)(c-1)\geqslant 0$ thì $a^2+b^2+c^2+2abc+1-2(ab+bc+ca)=(a-1)^2+(b-c)^2+2a(b-1)(c-1)\geqslant 0$

Do đó $a^2+b^2+c^2+2abc+1\geqslant 2(ab+bc+ca)$ nên $4(a^2+b^2+c^2)+2abc+16\geqslant 2(a^2+b^2+c^2)+(a+b+c)^2+15$

$2(a^2+b^2+c^2)+6\geqslant 4(a+b+c)$ và $(a+b+c)^2+9\geqslant 6(a+b+c)$

Do đó $4(a^2+b^2+c^2)+2abc+16\geqslant 10(a+b+c)$ hay $2(a^2+b^2+c^2)+abc+8\geqslant 5(a+b+c)$




#648616 Tuần 2 tháng 8/2016: Vấn đề đường tròn tiếp xúc trên cấu hình đường kính

Đã gửi bởi dogsteven on 08-08-2016 - 19:53 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Ở bài này ta chỉ cần điều kiện $A, P, E, F$ đồng viên là đủ.




#647345 $(a^2+1)(b^2+1)(c^2+1)\geq \frac{3(a+b+c)^2}{4...

Đã gửi bởi dogsteven on 31-07-2016 - 14:42 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài 1. Trong ba số $(2a^2-1)(2b^2-1), (2b^2-1)(2c^2-1), (2c^2-1)(2a^2-1)$ phải có một số không âm.

Không mất tính tổng quát, giả sử $(2b^2-1)(2c^2-1)\geqslant 0$ nên $4(b^2+1)(c^2+1)\geqslant 3(2b^2+2c^2+1)$

Do đó $4(a^2+1)(b^2+1)(c^2+1)\geqslant 3(a^2+1)(1+2b^2+2c^2)$

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz: $(a^2+1)(1+2b^2+2c^2)=\left(a^2+\dfrac{1}{2}+\dfrac{1}{2}\right)(1+2b^2+2c^2)\geqslant (a+b+c)^2$

Do đó $(a^2+1)(b^2+1)(c^2+1)\geqslant \dfrac{3}{4}(a+b+c)^2$




#647128 Chứng minh tứ giác PQMR nội tiếp

Đã gửi bởi dogsteven on 29-07-2016 - 23:39 trong Hình học

Ta có $(PD,BC)=-1$ nên $DB.DC = DM.DP$ mà $DB.DC = DQ.DR$ nên ta có điều phải chứng minh.




#644694 Chứng minh $A,Q,G$ thẳng hàng.

Đã gửi bởi dogsteven on 12-07-2016 - 17:38 trong Hình học

Ta có $B(CA, QG)=B(CF, RG)=G(CF, RB)=G(CS, EB)=C(GS, EB)=C(BE, SG)=C(BA, QG)$

Do đó $A, G, Q$ thẳng hàng. Ta thấy có thể viết bài toán trên thành:

Cho tam giác $ABC$ và hai điểm $E, F$ thuộc $AC, AB$. $H=BE \cap CF$. $M, N$ bất kỳ trên $BH, CH$. $Q=CM \cap BN$, $G=EN\cap FM$. Khi đó $A, Q, G$ thẳng hàng.




#644683 Chứng minh rằng $MN$ đi qua trung điểm $PD$

Đã gửi bởi dogsteven on 12-07-2016 - 16:28 trong Hình học

Gọi $K, L$ là hình chiếu của $D$ trên $PA, PB$, khi đó $KA.KB = KD^2 = PD^2-PK^2$ nên $K\in MN$

Tương tự ta có $L\in MN$, mà $KL$ đi qua trung điểm $PD$ nên $MN$ đi qua trung điểm $PD$