Đến nội dung

Saomai nội dung

Có 106 mục bởi Saomai (Tìm giới hạn từ 10-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#31647 Toán học - vẻ đẹp trong lòng mỗi người

Đã gửi bởi Saomai on 19-08-2005 - 18:12 trong Vẻ đẹp Toán học - BOM

NHẬN XÉT BÀI VIẾT B7: TOÁN HỌC-VẺ ĐẸP TRONG LÒNG MỖI NGƯỜI

Đây là bài viết hay về vẻ đẹp toán học.

Tư tưởng của bài viết: Vẻ đẹp toán học không phải là điều gì quá xa vời mà cần phải có trình độ toán học cao siêu mới có thể cảm nhận được. Cũng như những vẻ đẹp đích thực khác trong cuộc sống, vẻ đẹp toán học rất gần gũi, giản dị nhưng không hề tầm thường. Đôi khi, do thờ ơ vô tình hoặc quá cứng nhắc, ta đã để lỡ mất những cơ hội cảm nhận, chiêm ngưỡng nó. Toán học cũng là cuộc sống. Hãy học toán và thưởng thức vẻ đẹp toán học bằng tấm lòng yêu thương trân trọng và tâm hồn tinh khiết trong sạch.

Nhận xét chung về bài viết:
Tác giả có cách đặt vấn đề thú vị, phong cách viết giản dị, mộc mạc, cách phát triển vấn đề tự nhiên, hấp dẫn. Bài viết khá lôi cuốn, thuyết phục người đọc bởi những lập luận khá tinh tế, chặt chẽ với các ví dụ hợp lý. Vẻ đẹp toán học dần dần được khám phá:

Vẻ đẹp toán học thật giản dị, gần gũi trong niềm hân hoan trong sáng của các em học sinh lớp 3 khi chinh phục các câu đố, bài toán dân gian mà phải bằng tình yêu thương nâng niu con trẻ ta mới có thể cảm nhận được. Vẻ đẹp toán học hay chính là văn hóa toán học, trong " sự chuyển giao tri thức thời đại của toán học", mỗi khi đạt đượt một thành quả nào đó ta hãy luôn nhớ mình đang đứng trên vai của người khổng lồ. Đó là đạo của toán học, cũng như đạo làm người: uống nước nhớ nguồn. " Toán học chấp nhận sự máy móc, công thức cóp nhặt, tương tự nhưng không có sự tình cờ..." Với những ví dụ thú vị và hợp lý: các bài toán về chỉ số Ramsey(sự máy móc), định lý nhỏ Fecma-định lý Ơle, định lý Wilson và các mở rộng (sự tương tự), toán học đẹp một cách chất phác nhưng không hề tầm thường vì vẻ đẹp toán học không phải là sự ngẫu nhiên tình cờ mà được kết tinh từ mồ hôi, công sức lao động nghiêm túc, say mê. Nhưng vẻ đẹp lung linh nhất trong toán học chính là " tính sáng tạo, sự đột phá trong hành động, cách tân trong suy nghĩ" . Tôi thấy hơi tiếc vì trong bài viết tác giả dùng từ "tiện hơn cả" ,không hay lắm. Nhưng để minh họa cho luận điểm này, tác giả đưa ví dụ về Số ảo: sự ra đời và các ứng dụng của số ảo tôi thấy rất tâm đắc. Tuy nhiên, tiếc là tôi lại không hứng thú lắm về sự mở rộng khái niệm chia hết trong Q và trong R để minh họa cho sự cách tân trong suy nghĩ. Những ví dụ mà tác giả chọn trong phần này không thuyết phục lắm vì không phải là vấn đề tồn tại của khái niệm chia hết trong Z.

Ngoại trừ việc thỉnh thoảng có chỗ viết sai chính tả, ngữ pháp, dùng tiếng địa phương(những điều không nên có trong các văn bản khoa học), tôi vẫn đánh giá cao bài viết này. Tôi thấy tác giả đã gửi gắm rất nhiều tình cảm và tư tưởng trong bài viết. Nên, mỗi lần đọc lại bài viết này lại phát hiện ra một điều thú vị mà không hề cảm thấy nhàm chán.Tôi cũng thích cách khép lại vấn đề của bài viết: học toán và học cách chia sẻ, yêu thương. Bởi vì "Maths is life".

Điểm cho bài viết: 9* /10



#31542 Nhà trọ sinh viên

Đã gửi bởi Saomai on 18-08-2005 - 21:20 trong Quán trọ

Thương 612 quá! Cố gắng lên, 612 oiiiiii. Ở một mình cũng có nhiều cái hay lắm, miễn là có một hàng xóm tốt là được mà :lol: Ở một mình, không bị kêu ca khi đi chơi về muộn. thích làm gì tùy ý, thích vẽ thế nào thì vẽ, vẽ xâu không bị ai chê, thích ăn gì thì ăn, thích làm biếng lúc nào thì làm biếng. 612 chịu khó thời gian đầu, rồi mình sẽ điều hàng xóm tốt đến làm bầu bạn nghe! :in
Hèm hèm, bác Stoke chuẩn bị dọn nhà nhé :in :in



#31448 Nhà trọ sinh viên

Đã gửi bởi Saomai on 17-08-2005 - 22:37 trong Quán trọ

Tội nghiệp... "anh Stoke" quá! :D Chưa biết 612 nhà mình dễ ...xương biết chừng nào :D :in



#31447 Về sách Hình học 10 ban KHTN nhóm 1

Đã gửi bởi Saomai on 17-08-2005 - 22:33 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Muốn thảo luận lắm mà trong tay không có sách, 612 à. Trường tớ chưa đổi sách mà. Vậy bài 1 có những vấn đề nào vậy?Nếu chỉ có mỗi khái niệm véc tơ, phuơng, chiều độ dài, hai vec tơ bằng nhau thôi thì chỉ cần 1 tiết là đủ (kể cả bài tập). Dĩ nhiên, chỉ chữa một hai bài tiêu biểu còn thì giao bài về nhà, tiết sau kiểm tra bài cũ thôi. Bác nào đã dạy sách mới rồi thì cho ý kiến nhé!



#31274 Lớp kỹ sư tài năng?

Đã gửi bởi Saomai on 16-08-2005 - 11:00 trong Góc giao lưu

Cảm ơn các em nhé. Học sinh chị học chuyên hóa và học lớp thường. Chúc Việt Anh thực hiện được mơ ước :D



#30884 mới...dzô...

Đã gửi bởi Saomai on 13-08-2005 - 12:55 trong Quán văn

Bác theo trường phái ...thơ mới nào vậy?Chắc là vừa mơ ngủ vừa làm thơ kết quả ra sản phẩm như vậy:

  khi bước vào đời em bỡ ngỡ
  chập chững làm quen ...sợ quá!
  thiên đường hay địa ngục gọi tên
  dật mình tỉnh giấc ...chỉ là mơ.
  quanh mình ko có ai huuu....

Thật là độc chiêu quá :P :D



#30876 Lớp kỹ sư tài năng?

Đã gửi bởi Saomai on 13-08-2005 - 11:17 trong Góc giao lưu

nguyendinh đoán đúng thế, chị muốn hỏi về lớp kỹ sư tài năng của đại học Bách Khoa. Học sinh chị không thuộc đối tượng tuyển thẳng. Không hiểu mức độ đề thi như thế nào nhỉ?



#30875 HS chuyên Toán tự tử vì trượt đại học

Đã gửi bởi Saomai on 13-08-2005 - 11:13 trong Góc giao lưu

Những chuyện ở trên thật đau lòng. Mình nghĩ cần quan tâm nhiều hơn đến đời sống tinh thần của học sinh, để các em được tự nhiên phát triển, đi trên con đường phù hợp với sở trường và năng lực của bản thân. Có vẻ như vấn đề tâm lý học sinh tuổi mới lớn chưa được các nhà trường quan tâm một cách thỏa đáng.



#30716 Lớp kỹ sư tài năng?

Đã gửi bởi Saomai on 12-08-2005 - 14:52 trong Góc giao lưu

Có mấy học sinh hỏi mình về lớp kỹ sư tài năng mà mình không rõ lắm. Có bạn nào biết thông tin vê những lớp này không? Hình như để vào phải thi hai môn toán, lý. Nhưng không rõ mức độ đề khó dễ như thế nào. Có phải kiến thức cũng phải tương đương với thi học sinh giỏi từ thành phố trở lên? Bạn nào có đề thi của những năm trước không?



#29657 Chiêu viên quán

Đã gửi bởi Saomai on 02-08-2005 - 19:19 trong Góc giao lưu

Cả nhà mình đi đâu hết rồi nhỉ? Ai lại để cho hai thành viên mới chào qua chào lại mà không ai ra tiếp đón thế nhỉ? ;)
Chào Jupiter! Chào A.Q! :)
Cul sec! :infty



#26531 Ngày ... tháng ... năm ...

Đã gửi bởi Saomai on 06-07-2005 - 21:43 trong Quán văn

Ngày 6/7/2005
Ngày thứ hai.Không có gì quá khác biệt, xung quanh mình vẫn là những người bạn dễ thương, mình vẫn thoải mái và vui vẻ.Không có bạn bè bên cạnh,có nghĩa là mọi người đều có thể là bạn.Chỉ có điều thấy nhớ một vài thói quen... :P



#26526 Khi tương lai không bắt đầu từ Đại học

Đã gửi bởi Saomai on 06-07-2005 - 21:32 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

-Ba ơi con không học ĐHSP con muốn học CĐSP thôi , con rất thích dạy những học trò ở lứa tuổi cấp 2.

Trong mắt tớ thì cô bé này có vấn đề thật đấy :P. Sao dạy học sinh cấp 2 lại chỉ cần học CĐSP thôi nhỉ? Tớ không biết về đào tạo kĩ năng sư phạm thì ở CĐSP khác ĐHSP như thế nào, nhưng về kiến thức thì chắc chắn là học không sâu bằng rồi. Sao cô bé lại thích học CĐSP thế nhỉ :lol:

[b]Mình nghĩ là cũng có cái hơn chú.Vì mỗi lứa tuổi tâm lí khác nhau, ở CĐSP chắc sẽ học nhiều về đặc điểm tâm lí tuổi thiếu niên.Vả lại thời gian đào tạo ngắn hơn 1 năm, sẽ sớm được đi làm hơn, sớm có ích hơn, đỡ tốn kém hơn.Ngày xưa, chị bạn mình không thi ĐH, không thi CĐ, vì thích trở thành cô giáo dạy trẻ nên chỉ thi trung cấp.Giờ thỉnh thoảng gặp chị trên TV cùng các cháu.
Còn dĩ nhiên, quá trình tự đào tạo sau này còn phụ thuộc vào bản thân từng người, không thể nói người tốt nghiệp ĐH kiến thức sâu hơn người tốt nghiệp CĐ được. :D



#25866 Ngày ... tháng ... năm ...

Đã gửi bởi Saomai on 30-06-2005 - 23:16 trong Quán văn

Ngày 30/6/2005
Lần đầu tiên em xa nhà, thành người lớn rồi. Giờ thì chẳng có ai bao che tội lỗi cho em nữa đâu, làm việc cẩn trọng và tự chăm sóc cho mình nhé. Con gái Quảng Ninh xinh thật nhưng "đành hanh" lắm đấy,mà con trai ở đó nghe nói "đầu gấu" lắm, đừng có mà gây gổ với người ta . Có bia rượu gì thì cũng chừng mực thôi,chẳng có ai thức đợi em đến 1,2h đêm nữa đâu, bị ngủ ngoài đường thì khổ. Thời gian rảnh rỗi thì đi chơi đây đó cho thảnh thơi, mở mang tầm mắt, đừng sa vào rượu chè cờ bạc,...Đó là chị lo xa vậy thôi. Nhưng cứ lo trước đi thì hơn, cuộc sống bây giờ đầy cám dỗ, muốn làm người tốt cũng đâu có dễ?Mà em thì tính tình khoáng đạt, ham vui, chỉ cần lỡ chân một bước là sai một ly đi một dặm.
Chắc chị lẩm cẩm thật rồi. Con trai mà cứ sợ này sợ nọ thì chuối lắm nhỉ.Đã định làm gì thì sẽ phải làm đến cùng và làm bằng được, đúng vậy không? Nhưng bản lĩnh và bồng bột, nhiều khi lại có cùng biểu hiện, em nên suy nghĩ cho chín chắn trước khi hành động nhé. Tuổi trẻ phải có chính kiến, nhưng cũng phải khiêm tốn học hỏi. Em cũng biết chuyện " gân gà" rồi đấy: "ngu thì chết, khôn quá cũng chết, biết thì sống". Và một việc rất quan trọng nữa, nhớ gọi điện thường xuyên về cho mẹ.



#24489 Ngày ... tháng ... năm ...

Đã gửi bởi Saomai on 19-06-2005 - 19:25 trong Quán văn

Ngày 18/6/2005
Chẳng biết tại sao nó lại làm thế.Nó đã quay trở lại, nhưng biển không còn hiền hòa như truớc. Sóng giận dỗi chồm lên những tảng đá lởm chởm đủ mọi hình khối, dường như muốn trùm kín người nó thứ nước mằn mặn đỏ ngầu , nhưng chẳng thể lên được chỗ nó ngồi.Hững hờ phụ họa những câu chuyện phiếm tẻ nhạt cùng những người xa lạ mới quen,nó cố ngồi chờ cho nắng tắt,giấu ánh mắt buồn buồn nhìn ra khơi xa... Sao lại thế nhỉ? Trước đây mỗi khi thấy buồn nó thường chạy xe ra biển để được thảnh thơi mang theo ít gió biển về nhà. Nhưng giờ đây trước biển,nó như kẻ phạm tội muốn trốn chạy quá khứ nhưng lại bị lạc đường về đúng lối cũ...



#23792 Ngày ... tháng ... năm ...

Đã gửi bởi Saomai on 16-06-2005 - 00:31 trong Quán văn

Ngày 15/6/2005
Một ngày bận rộn nhưng thật vui. Nó làm được khá nhiều việc quan trọng. Nhưng vẫn còn một đống việc đang đợi nó ở phía trước.Phù!!! Chắc nó sinh nhằm đúng giờ Sao Xẹt chiếu nên.... Sau này phải rút kinh nghiệm mới được :(
Lũ trẻ con làm nó bất ngờ quá.Mọi người vẫn thường đùa, sản phẩm đầu tay của nó, thế nên LO!!!... Còn một chặng vượt rào nữa, cố gắng hết sức và quyết tâm!Ai cũng biết là hoa hồng đẹp và có những chiếc gai sắc nhọn
:rose



#23617 Đề thi TS các trường ĐH & CĐ

Đã gửi bởi Saomai on 14-06-2005 - 21:46 trong Thi TS ĐH

HỘI KHOA HỌC TÂM LÝ-GIÁO DỤC...
TT TƯ VẤN-BỒI DƯỠNG KIẾN THƯC VĂN HÓA

KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2005

MÔN THI TOÁN-KHỐI A


Câu I(2đ) Cho hàm số
1. Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số khi m=0
2. Chứng minh rằng hàm số đã cho luôn có hai cực trị. Viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cực trị đó.
3. Tìm m để hàm số đã cho có hai điểm cực trị đối xứng nhau qua đường thẳng có phương trình

Câu II(2đ)
1/ Giải phương trình
2/ Tìm các cặp số (a,b) sao cho hai phương trình có nghiệm chung đồng thời /a/+/b/ nhận giá trị nhỏ nhất.

Câu 3 (1đ)
Cho A,B,C là ba góc của một tam giác. Tính giá trị lớn nhất của :


Câu 4(2đ)
1/ Cho các chữ số 0,1,2,3,4,5,6.
a) Có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên x có 4 chữ số đôi một khác nhau từ các chữ số đã cho.
b) Tính tổng các số x trong phần a)
2/
a)Tính tích phân
b) Chứng minh rằng:

Câu 5(3đ)
1. Cho hình thoi ABCD có tâm I(1;3).Đường thẳng AB có phương trình x+5y-4=0; đường thẳng AD có hệ số góc bằng -5. Tìm tọa độ các đỉnh của hình thoi biết
2. Trong không gian cho hai đường thẳng :


a) Hãy viết phương trình hình chiếu :D của lên mặt phẳng theo phương chiếu .
b) Chứng minh rằng cắt nhau. Viết phương trình các đường phân giác của các góc tạo bởi



#23611 Bác Badman...

Đã gửi bởi Saomai on 14-06-2005 - 21:09 trong Góc giao lưu

Tối mai anh BadMan sẽ lên tàu đi Hà Nội. "Mọi việc đều rất ổn". :D Tự nhiên phát sinh nhiều việc quá, đành hẹn gặp lại anh giữa trời thu Hà Nội... :forall



#23221 Lý thuyết về PPDH

Đã gửi bởi Saomai on 12-06-2005 - 20:22 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA JEAN PIAGET VỀ GIÁO DỤC HỌC


Phương châm : Thà ít mà chắc hơn nhiều mà không nắm chắc.
* Nên vận dụng kiến thức để giáo dục những vấn đề thực tế của cuộc sống để học sinh có một trí tuệ với những cơ chế và cơ cấu sắc bén.
Theo Jean Piaget, trí tuệ con người hình thành trong một quá trình lâu dài thông qua những hoạt động của giác quan và vận động, kết hợp với những hoạt động của tư duy...Trí óc con người không phải là cái tủ nhiều ngăn, cứ nhét vào nhiều đồ vật chừng nào hay chừng ấy.

Không thể hoàn toàn cách dạy và học truyền thống nhưng cũng không thể để cách thức giáo dục ấy chiếm toàn bộ hoạt động của nhà trường.
Nhất thiết phải giành thời gian tạo điều kiện cho mỗi học sinh, hoặc từng nhóm, hoặc cả lớp có dịp suy nghĩ trước một vấn đề cụ thể để tìm cách đặt vấn đề, quan sát, tra cứu, đặt giả thiết, tìm cách xác minh giả thiết ấy, trao đổi, tranh luận với nhau để cuối cùng tự mình tìm ra một chân lý, tứ là phần nào đi lại con đường của những bậc tiền bối đã phát minh ra các chân lý ấy. Nếu trong nhiều năm học tập được một vài lần làm như vậy thì có khả năng cấu tạo nên những phương pháp tư duy sắc bén.Và cái còn lại chủ yếu sau nhiều năm học tập chính là được trang bị những phương pháp tư duy ấy để lúc ra đời có khả năng giải quyết được nhiều vấn đề của cuộc sống.

Nhà truờng cần vun đắp cho học sinh tính năng động, chủ động. Có được chủ động mới tập trung được tay làm, trí nghĩ,mới có sáng kiến, mới có tự giác . Chủ động bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu hứng thú của bản thân; nếu việc làm do người khác áp đặt thì chỉ thực hiện được với những động cơ không lành mạnh, đặc biệt với thưởng, phạt và dễ tạo ra những cong người thụ động, tệ hơn nữa, giả dối và cơ hội.

Điều chủ yếu mà giáo viên cần truyền đạt cho học sinh chính là lòng say mê và phương pháp đi sâu vào các đề tài. Trong chương trình, cần phân biệt những điểm cơ bản nhất, mọi học sinh nhất thiết phải biết với những điểm phụ. Không nhất thiết buộc giáo viên phải lên lớp tất cả những bài được ghi trong SGK. Có những điểm cơ bản hay khó hiểu, GV có thể tập trung đi sâu, nhắc đi nhắc lại, dùng tài liệu tham khảo mở rộng ra, giảng dạy trong một số tiết nhiều hơn số tiết được quy định chính thức và bỏ không lên lớp một số bài giao cho học sinh về nhà tự học
Và GV trung học phải có khả năng phát hiện trong học sinh của họ những nhà nghiên cứu tương lai và chuẩn bị cho chúng bước vào công việc đó ngang với việc giúp chúng đồng hóa kiến thức đã thu lượm được.



#23025 Lý thuyết về PPDH

Đã gửi bởi Saomai on 10-06-2005 - 23:49 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

PHÁT TRIỂN TƯ DUY TÍCH CỰC, ĐỘC LẬP CỦA HỌC SINH


Học tập càng tiến tới nguyên tắc: "Học tập đó là một hành động khám phá" thì nó càng có kết quả. Trong quá trình học tập của mình, học sinh càng mong muốn đi vào con đường mà nhà nghiên cứu đã trải qua thì kết quả đạt được càng tốt hơn.Và phương pháp đánh giá, phê phán lẫn nhau về những công việc đã thực hiện là hình thức thú vị để tổ chức rèn luyện tư duy độc lập, tích cực của học sinh.

Học sinh tiếp thu tri thức không phải dưới dạng có sẵn mà phải tự khai thác tri thức. Để phát triển tư duy tích cực, độc lập của học sinh thì điều quan trọng là phải biến dạng nhiều lần các điều kiện của bài toán:

1. Những bài toán không diễn đạt câu hỏi: Trong những bài toán này, người ta cố ý không nêu ra câu hỏi, nhưng nó được suy ra một cách logic từ những quan hệ toán học đã cho.Học sinh luyện tập, hiểu logic của những mối quan hệ phụ thuộc đó. Bài toán sẽ được giải sau khi học sinh phát biểu được câu hỏi(đôi khi có thể đặt ra một số câu hỏi).

2. Những bài toán thiếu dữ kiện: trong những bài toán này thiếu một số dữ kiện, vì thế không trả lời chính xác được câu hỏi đặt ra. Học sinh phải phân tích bài toán và chứng minh tại sao không thể trả lời chính xác câu hỏi của bài toán được, cần phải thêm những gì vào các điều kiện của bài toán để giải được nó.

3. Những bài toán thừa dữ kiện: Trong những bài toán này, người ta cố ý đưa vào những điều kiện bổ sung, không cần thiết để che lấp những chỉ số cần thiết để giải bài toán. Học sinh phải tách ra được cái cần thiết và chỉ ra cái thừa.

4. Những bài toán có nhiều cách giải: Để rèn cho học sinh tính mềm dẻo của tư duy thì điều quan trọng là phải kích thích học sinh tìm nhiều cách giải cho cùng một bài toán và đánh giá từng cách giải một trên quan điểm tiết kiệm và hợp lý. Cần phải kích thích học sinh tìm cách giải rõ ràng nhất, đơn giản nhất.



#22902 Ngày ... tháng ... năm ...

Đã gửi bởi Saomai on 09-06-2005 - 23:19 trong Quán văn

Ngày 9/6/2005

Nó có nằm mơ không nhỉ?Cuộc sống mang đến quá nhiều điều bất ngờ.Nó nghĩ là phải chờ thêm một năm nữa, vậy mà....Cô bạn reo lên trong điện thoại " SM ơi, có cả tên bạn trong danh sách,...". Bàng hoàng. Vừa mừng vừa lo. Cái vốn ngoại ngữ "eo hẹp" của mình cần phải chăm sóc lại. Rồi bao thứ thủ tục giấy tờ khác nữa...
Đi chơi thôi mà, có gì kinh khủng đâu. Rồi mọi chuyện sẽ đâu vào đấy. Ngủ thật ngon nhé, SM, và mơ về dòng sông giống cái hồ ở gần nhà mình...



#22825 Ngày ... tháng ... năm ...

Đã gửi bởi Saomai on 07-06-2005 - 23:28 trong Quán văn

Ngày 7/6/2005
Còn 1 ngày nữa.Thường xuyên phải nhắm mắt làm ngơ vì không đành... Chả trách tối về khó ngủ,ai bảo ban ngày "ngủ" nhiều quá mà.Hờ, được cái cảnh đẹp,gió mát, lúa trổ đòng đòng,dòng sông trong xanh, hiền hòa, mượt mà như vừa được duỗi ở SPA.. :D



#22824 Lý thuyết về PPDH

Đã gửi bởi Saomai on 07-06-2005 - 22:53 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN TẠO RA HỨNG THÚ


* "Con người ta thích cái mới nhưng phải là cái mà phần nào người ta đã quen biết". Đó là điều kiện tâm lý đầu tiên để tạo ra hứng thú. Con người thường thích cái mới nào quện chặt với cái đã từng quen biết, cái mới phải dựa vào cái đã biết này.

** Điều kiện thứ hai để tạo ra hứng thú là: bất kỳ một công việc không thích thú nào cũng có thể trở thành có hứng thú nếu như chúng ta tiến hành nó để nhằm đạt được mục đích đã định. Có thể lấy ví dụ như việc đọc giờ tàu chạy chẳng hạn.

***Điều kiện thứ ba:Nếu ta gắn một điều gì đó không hứng thú với một điều ta đang thích thú, thì sau khi kết hợp chúng với nhau, điều không hứng thú ban đầu sẽ có chất lượng đối với ta, sẽ gây hứng thú cho ta. Ví dụ như,việc học ngoại ngữ là rất đáng ngán. Nhưng dịch sách toán thì khá thú vị.
:D



#22776 Bác Badman...

Đã gửi bởi Saomai on 07-06-2005 - 17:23 trong Góc giao lưu

Bạn Ngọc Sơn đang làm các thủ tục cần thiết, chắc sẽ sớm có địa chỉ để mọi người liên lạc. Ý kiến của Hoađaica về việc góp tiền của các công ty lớn nếu được thì rất hay, nhưng liệu có khả thi không nhỉ?



#22657 Ngày ... tháng ... năm ...

Đã gửi bởi Saomai on 06-06-2005 - 23:35 trong Quán văn

Ngày 6/6/2005
Một ngày mệt mỏi . Tưởng là sẽ ngủ thật ngon lành, nhưng sao dụ dỗ mãi mà cái đầu cứ loay hoay nghĩ ngợi chẳng chịu yên. Trời đang mưa rất to. Nó nghĩ đến mẹ, sống mũi cay cay. Lúc này chắc mẹ cũng đang nhớ về bố con nó. Chưa bao giờ nó thấy mẹ hết lo lắng. Mẹ hay rầy la, kêu ca chị em nó khờ dại, càng thương mẹ nhiều hơn. Nó biết, dù chị em nó có lớn đến mức nào đi chăng nữa,trong mắt mẹ, tụi nó vẫn như những đứa trẻ cần được chăm sóc, bảo ban.Nó nhói lòng khi nhớ lại ánh mắt lo lắng sâu thẳm của bố mỗi lần đi thăm chú về.Nó thương chú, thương cô, nó không muốn phải chứng kiến những chuyện đau buốn như vậy nữa. Nhưng nó chỉ làm được đến vậy...Nó gửi gắm ước nguyện dở dang vào công việc đang làm. Hết lòng và hy vọng...
Nó nghĩ về những người bạn mà nó yêu mến, luôn bên nó khi vui, lúc buồn, hay đơn giản là cùng nó chuyện trò những lúc rỗi rãi,...Cuộc sống đã dành cho nó qua nhiều sự ưu ái.Nó nhất định không được yêu đuối, bi quan. Can đảm đối mặt và không được trốn tránh, không được mất hy vọng...



#22652 Lý thuyết về PPDH

Đã gửi bởi Saomai on 06-06-2005 - 22:45 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

***Kỹ xảo hoạt động trí tuệ:

Hiện tượng rút gọn suy luận trong quá trình giải các bài toán.Trong quá trình tiến hành những suy luận thuộc cùng một kiểu có sự rơi rụng dần những khâu trung gian, nhờ đó toàn bộ quá trình suy luận mang tính chất rút gọn. Đồng thời, những yếu tố lập luận của sự suy luận (những luận điểmchung trả lời cho những câu hỏi: tại sao làm thế này mà không làm thế khác được) cũngbị rơi rụng, không phải vì HS không hiểu chúng đầy đủ, mà ngược lại, do học sinh hiểu rõ những phán đoán lập luận này, khi đó sự ý thức, sự diễn đạt những luận điểm bằng lời nói trở nên không cần thiết.
Những yếu tố tác nghiệp của sự suy luận trả lời câu hỏi làm gì và làm như thế nào , cần phải tiến hành những thao tác nào và theo trình tự nào vẫn được giữ lại. Điều đó có nghĩa là, do ảnh hưởng của những luyện tập cùng một kiểu, ở học sinh không nảy sinh những thắc mắc tại sao lại làm theo hướng này mà chỉ tập trung tìm hiểu phương thức hành động phù hợp với các đặc điểm của nhiệm vụ tư duy đó. Sau khi tri giác các điều kiện của bài toán, HS chuyển ngay tức khắc sang thực hành tựa như loại bỏ toàn bộ lập luận của suy luận
Như vậy, trong quá trình tiến hành các bài toán cùng một kiểu có hiện tượng rút ngắn các khâu suy luận, hợp nhất các thao tác riêng thành một hành động thống nhất, đó chính là quy luật hình thành kỹ xảo. Điều này cho ta những cơ sở để nói về kỹ xảo trí tuệ như là những hành động trí óc được tự động hóa.


***Điều kiện cần thiết để hình thành và củng cố kỹ xảo:
1.Biết chính xác mục đích luyện tập, bết cần phải đạt đến kết quả nào.
2.Theo dõi một cách đặc biệt tính chính xác của việc thực hiện, để không củng cố những sai sót nếu chúng xuất hiện, phải theo dõi những kết quả luyện tập bằng cách so sánh hành động của mình với mẫu, phải ý thức được những thành tích nào đã đạt được và phải tập trung chú ý vào những thiếu sót để khắc phục chúng.
3.Số lần luyện tập cần phải đủ để hình thành kỹ xảo. Nếu luyện tập không đầy đủ, kỹ xảo không được củng cố và sẽ bị phá hủy. Số lần luyện tập quá nhiều sẽ dẫn đến thái độ tiêu cực của học sinh, hạ thấp sự chú ý, do đó cũng cản trở sự hình thành kỹ xảo.
4. Những bài tập không được là một bộ hành động cùng một kiểu được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Cơ sở của chúng phải là 1 hệ thống xác định, 1 trình tự đúng đắn, có kế hoạch, rõ ràng và nhất là sự phức tạp hóa dần dần của chúng.
5.Các bài tập không được ngắt quãng trong một thời gian dài nào đó, nếu không kỹ xảo sẽ hình thành chậm, hoặc nếu nó không được củng cố sẽ bị suy yếu, ức chế, thậm chí bị mất đi, thể hiện qua những biểu hiện: hành động dần dần mất tự động hóa, việc thực hiện nó đòi hỏi sự chú ý căng thẳng và sự kiểm tra trực tiếp của ý thức đối với từng yếu tố, độ nhanh và độ chính xác của hành động bị mất đi.