Đến nội dung

Nobodyv3 nội dung

Có 968 mục bởi Nobodyv3 (Tìm giới hạn từ 09-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#744894 Chọn ngẫu nhiên 1 hộp và lấy từ hộp ấy 2 viên bi. Tính xác suất để lấy được 2...

Đã gửi bởi Nobodyv3 on Hôm nay, 07:48 trong Đại số

Có 3 hộp: hộp A đứng 3 viên bi xanh và 2 viên bi đỏ, hộp B đựng 3 viên bi đỏ và 4 viên bi trắng, hộp C đựng 2 viên bi đỏ và 2 viên bi vàng. Chọn ngẫu nhiên 1 hộp và lấy từ hộp ấy 2 viên bi. Tính xác suất để lấy được 2 viên bi khác màu?
C1: Số cách lấy được 2 viên bi khác màu :  3.2 + 4.3 + 2.2= 22 cách
Số cách lấy được 2 viên bi: 5C2 + 7C2 + 4C2 = 37
=> Xác suất lấy được 2 viên bi khác màu: $\frac{22}{37}$
C2: Xác suất chọn trúng 1 trong 3 hộp : $\frac{1}{3}$
Xác suất chọn được 2 viên bi khác màu trong hộp A : $\frac{3.2}{5C2}$
Tương tự.....
Suy ra xác suất để chọn được 2 viên khác màu : $\frac{1}{3} \cdot \frac{3.2}{5C2}+\frac{1}{3} \cdot \frac{3.4}{7C2}+\frac{1}{3} \cdot \frac{2.2}{4C2}=\frac{193}{315}$
Hai cách làm này ra 2 kết quả khác nhau, thoạt nhìn có vẻ không thấy sai chỗ nào nma nếu vậy thì vô lí quá, giúp với ạ.

Thoạt nhìn, thấy cách 1 sai quá trời luôn!
- Cách 2: Ok.



#744878 Gieo một con xúc xắc cân đối đồng chất 3 lần.

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 06-05-2024 - 21:43 trong Tổ hợp và rời rạc

Gieo một con xúc xắc cân đối đồng chất 3 lần.Tính xác xuất để tổng ba lần gieo được 1 số chia hết cho 3 trong trường hợp:
a, 3 con xúc xắc giống nhau
b,3 con xúc xắc khác nhau về kích cỡ

Tiền hậu bất nhất!



#744848 Có bao nhiêu cách viết số nguyên dương n thành tổng các số nguyên dương?

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 04-05-2024 - 20:03 trong Tổ hợp và rời rạc

Có bao nhiêu cách viết số nguyên dương n thành tổng các số nguyên dương? (hai cách viết 1+3+1+2 và 2+1+1+3 được coi là giống nhau)

Gọi $p(n)$ là số phân hoạch của số $n$ thì ta có hàm sinh :
$\sum_{n}p(n) x^n = \prod_{k=1}^{\infty}\frac{1}{1-x^k}$
Dễ thấy vế phải là :
$$VP=(1+x^{1\cdot1}+x^{2\cdot1}+x^{3 \cdot 1}+\dots)(1+x^{1\cdot2}+x^{2\cdot2}+x^{3\cdot 2}+\dots)(1+x^{1\cdot3}+x^{2\cdot3}+x^{3\cdot3}+\dots)\dots$$
$\begin {align*}
\text{ Thí dụ với $n=6$:}\\
x^{1\cdot 6}&\rightarrow 6\\
x^{1\cdot5}x^{1\cdot1} &\rightarrow 5+1\\
x^{1\cdot4}x^{1\cdot2} &\rightarrow 4+2\\
x^{2\cdot3}& \rightarrow 3+3\\
x^{1\cdot3}x^{1\cdot 2}x^{1\cdot1}& \rightarrow 3+2+1\\
x^{1\cdot4}x^{2\cdot1} &\rightarrow 4+1+1\\
x^{3\cdot2}&\rightarrow 2+2+2\\
x^{1\cdot3}x^{3\cdot1} &\rightarrow 3 + 1 + 1+1\\
x^{2\cdot2}x^{2\cdot1}&\rightarrow 2+2+1+1\\
x^{1\cdot2}x^{4\cdot1} &\rightarrow 2+1+1+1+1\\
x^{6\cdot1} &\rightarrow 1+1+1+1+1+1\\
\text { Vậy $p(6)=11$.}
\end{align*}$
Theo mình biết thì hiện nay hình như chưa có công thức tính chính xác số phân hoạch của 1 số $n$, nhưng có công thức gần đúng là :
$p(n)\approx \frac{e^{\sqrt n \,c}}{4\sqrt 3 \,n}$ trong đó $c = \sqrt \frac{2}{3} \pi$.



#744842 Có bao nhiêu hoán vị của tập {1, 2, 3, …, 9, 10} sao cho i luôn đứn...

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 04-05-2024 - 15:08 trong Tổ hợp và rời rạc

Có bao nhiêu hoán vị của tập {1, 2, 3, …, 9, 10} sao cho i luôn đứng trước i+5 với i chạy từ 1 đến 5

Sử dụng nguyên lý bù trừ :
\begin {align*}
10!&-C_5^1\cdot \frac{10!}{2}+C_5^2\cdot \frac{10!}{2^2}\\
&-C_5^3\cdot \frac{10!}{2^3}
+C_5^4\cdot \frac{10!}{2^4}-C_5^5\cdot \frac{10!}{2^5}=\boldsymbol {113400}
\end{align*}



#744832 Tính xác suất của biến cố E "Tổng các số từ vị trí A đến vị trí B chia 3...

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 04-05-2024 - 00:49 trong Toán rời rạc

Bài này là lạ nhỉ ? ( chưa có bạn nào trả lời...)



#744831 Chia $n$ kẹo cho $k$ người sao cho mỗi người nhận được ít...

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 04-05-2024 - 00:43 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

@perfectstrong linh cảm có người nhắc nên em tranh thủ vào đây!
Về hướng tiếp cận bài toán, em d'accord với anh ( khoái xài tiếng Tây với anh!). Tuy nhiên, đến bài toán 2 , (em chưa làm cụ thể nhưng có hướng) : trước hết tính số nghiệm khi không có ràng buộc gì, sau đó tính số nghiệm với các $y>p$ để trừ ra, chỗ này bị mắc kẹt : làm sao xác định có bao nhiêu nghiệm $y>p$ ? Trong khi đề bài cho tới 4 tham số mà không có ràng buộc gì với nhau cả !?
Vì vậy, rất mong tác giả vui lòng post bài giải để mọi người nghiên cứu, học hỏi ( riêng em chắc chịu thua bài này rùi).



#744791 Có 3 tiêu chí phổ biến A, B, C cho việc chọn một chiếc xe hơi mới tương ứng l...

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 01-05-2024 - 15:21 trong Xác suất - Thống kê

Có 3 tiêu chí phổ biến A, B, C cho việc chọn một chiếc xe hơi mới tương ứng là hộp số tự động,
động cơ và điều hòa nhiệt độ. Dựa trên dữ liệu bán hàng trước đó ta có:
 
P(A) = P(B) = P(C) = 0,7;   P(A+B) = 0,8;    P(A+C) = 0,9;    P(C +B) = 0,85;     P(A+B+C) = 0,95
 
Tính xác suất:
1. Người mua chọn cả ba tiêu chí. (0.5)
2. Người mua chọn chính xác 1 trong 3 tiêu chí. (0.3)
 
Mn cho em lời giải với ạ.

$$\begin{align*}  \text{1/ Ta có:}\\ P(AB)&=P(A)+P(B)-P(A+B)\\
&=1,4-0,8=0,6\\
\text{Tương tự:}\\
P(AC)&=1,4-0,9=0,5\\
P(BC)&=1,4-0,85=0,55\\
\text{Mà}:\\
P(A+B+C)&=P(A)+P(B)+P(C)\\
&-P(AB)-P(AC)-P(BC)+P(ABC)\\
\Rightarrow P(ABC)&=P(A+B+C)-P(A)-P(B)-P(C)\\
&+P(AB)+P(AC)+P(BC)\\
&=0,95-2,1+0,6+0,5+0,55\\
&=\boldsymbol {0,5}\\
\text{2/ Ta cần tính:}\\
P\left [ (A\overline{B}
\overline{C})+(\overline{A}B
\overline{C})+ (\overline{A}
\overline{B}C) \right ]&=P(A\overline{B}
\overline{C})+P(\overline{A}B
\overline{C})+ P(\overline{A}
\overline{B}C)\\
&=3P(A+B+C)-P(B+C)-P(A+C)-P(A+B)\\
&=3\cdot 0,95-0,85-0,9-0,8\\
&=\boldsymbol {0,3}
\end{align*}$$



#744770 Tính xác suất để chỉ có một công ty bị thua lỗ?

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 01-05-2024 - 07:20 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

E chưa hiểu sao ko độc lập ạ, tại e thấy công ty A thua lỗ hay không cũng ko ảnh hưởng đến xác suất thua lỗ của công ty B. Ko biết có chỗ nào e hiểu ko đúng ko ạ

Theo mình hiểu thì :
Nếu 2 cty độc lập thì ta phải có $P(M\cap N)=0 $ nhưng theo đề bài thì $P(M\cap N)=0,1 $ do đó sự thua lỗ của 2 cty này là không độc lập với nhau.



#744762 Không biết sai ở đâu: Chọn ngẫu nhiên 5 hs từ đội văn nghệ sao cho lớp nào cũ...

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 30-04-2024 - 22:26 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Đội văn nghệ của nhà trường gồm 4 hs lớp 12A, 3 hs lớp 12B, 2 hs lớp 12C. Chọn ngẫu nhiên 5 hs từ đội văn nghệ sao cho lớp nào cũng có học sinh được chọn, hỏi có bao nhiêu cách


Em làm như này: Tổng có 7hs
Để đảm bảo lớp nào cũng có học sinh được chọn nên sẽ chọn 3 học sinh từ 3 lớp trước, sau đó chọn 2 hs từ 4 học sinh còn lại
Tức là 4C1.3C1.2C1.4C2 = 144 cách chọn
Nma có vẻ sai ở đâu đó, em không biết mình sai ở chỗ nào, xin giúp với ạ

Sai ở chỗ này ( 2 chỗ):
1/ tổng có 9 hs
2/ Theo cách của bạn thì bạn đã đếm trùng. Thí dụ trường hợp sau :
- Bạn chọn công đoạn đầu 3 hs là $A_1, B_1,C_1$ và công đoạn sau 2 hs là $A_2, B_2$. Vậy 5 hs được chọn là $( A_1, B_1,C_1, A_2, B_2 )$.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn công đoạn đầu 3 hs là $A_2, B_2,C_1$ và công đoạn sau 2 hs là $A_1, B_1$. Vậy 5 hs được chọn là $ ( A_2, B_2,C_1, A_1, B_1 )$.
Như vậy, 2 cách chọn trên chỉ là một!
Nhân đây, xin đề nghị 1 lời giải dùng nguyên lý bù trừ và để ý rằng đội văn nghệ luôn luôn có mặt hs đại diện ít nhất là của 2 lớp) :
$C_9^5-C_5^5-C_6^5-C_7^5=C_9^5-C_8^6=98$



#744733 Đếm tập con không cách đúng 2 đơn vị

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 29-04-2024 - 23:12 trong Tổ hợp và rời rạc

Anh cho em lời giải đầy đủ được không ạ

Ồ,Tất nhiên rùi. Nhưng mà cách tiếp cận của mình không thuộc diện ưu tiên, miễn cưỡng lắm thì có thể xem là truy hồi hybrid, truy hồi xăng pha nhớt!
******
Lời giải của mình cũng na ná như của bạn dưới đây.



#744731 Đếm tập con không cách đúng 2 đơn vị

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 29-04-2024 - 22:51 trong Tổ hợp và rời rạc

BTW, xin gửi một biến tấu :
Cho tập hợp gồm $2n$ số tự nhiên đầu tiên, hỏi có bao nhiêu tập con (tính cả tập rỗng) của tập đó sao cho không có 2 phần tử nào trong tập con đó hơn kém nhau đúng $n$ đơn vị.
NB: Để được đông đảo các bạn tham gia, nên xin nói rõ: Ở đây không ưu tiên cách giải nào cả do đó mọi cách giải đều được welcome.



#744729 Đếm tập con không cách đúng 2 đơn vị

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 29-04-2024 - 21:21 trong Tổ hợp và rời rạc

Mình nghĩ đáp án là số Fibonacci $(f_{n+2})^2$



#744683 Tính $S=\sum_{k=0}^{100}\left \lfloor \frac{2^{100}}...

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 27-04-2024 - 08:57 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Tính
$S=\sum_{k=0}^{100}\left \lfloor \frac{2^{100}}{2^{50}+2^k} \right \rfloor$



#744668 Xác suất tích của 2 số trên các thẻ được chọn là 1 số chia hết cho 3

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 26-04-2024 - 07:25 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Lấy ngẫu nhiên 2 thẻ trong 1 chiếc hộp chứa 20 thẻ được đánh số từ 1 đến 20. xác suất của biến cố:'tích của 2 số trên các thẻ được chọn là 1 số chia hết cho 3" 

Số các số (từ 1 đến 20) không là bội của 3 :
$20-\left \lfloor \frac{20}{3} \right \rfloor=14$
XS cần tìm là :$1-\frac{C_{14}^2}{C_{20}^2}$



#744582 ĐẾM SỐ TỰ NHIÊN CÓ 15 CHỮ SỐ

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 18-04-2024 - 08:42 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Từ $9$ chữ số  $\{ 1; 2 ; 3;...; 9 \}$ liệu có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có $15$ chữ số thỏa mãn đồng thời các điều kiện dưới đây:

- $2$ chữ số $1$ và $2$ mỗi chữ số xuất hiện đúng $5$ lần.
- Các chữ số còn lại xuất hiện không quá $1$ lần.
- Các chữ số lớn hơn $2$ không có $2$ số nào đứng cạnh nhau.

Welcome back.
Lúc này không post các bài functional equations nữa hả anh?
======
Xếp các chữ số 1 và 2: $\frac{10!}{5!5!}$
Chọn 5 chữ số còn lại và xếp chúng vào 11 khoảng trống : $C_7^5\cdot A_{11}^5$
Số các số thỏa yêu cầu là :
$\frac{10!}{5!5!}\cdot C_7^5\cdot A_{11}^5=293388480$



#744578 Chính quyền địa phương muổn xây dựng 1 hệ thống đường giao thông 2 chiều  nối...

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 17-04-2024 - 22:05 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

1/ Áp dụng nguyên lý bù trừ :
$$\begin {align*}
2^{C_6^2}-C_6^1\cdot 2^{C_5^2}+C_6^2\cdot 2^{C_4^2}-C_6^3\cdot 2^{C_3^2}\\+C_6^4\cdot 2^{C_2^2}-C_6^5\cdot 2^{C_1^2}+C_6^6\cdot 2^{C_0^2}\\
=
2^{15}-6\cdot 2^{10}+15\cdot 2^6-20\cdot 2^3\\+15\cdot 2^1-6\cdot 2^0+1\cdot 2^0=\boldsymbol {27449}
\end{align*}$$



#744575 Chính quyền địa phương muổn xây dựng 1 hệ thống đường giao thông 2 chiều  nối...

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 17-04-2024 - 14:03 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

1/ Một xã ở vùng quê có 6 thôn. Chính quyền địa phương muổn xây dựng 1 hệ thống đường giao thông 2 chiều  nối 6 thôn này. Hỏi có bao nhiêu cách xây dựng hệ thống đường sá trên sao cho không có thôn nào bị cô lập.
2/ Gieo cặp xúc xắc khác nhau ( một xanh, một đỏ) 6 lần, biết rằng các cặp số không xuất hiện là: (1,2),(2,1),(2,5),(3,4), (4,1), (4,5) và (6,6). Hỏi xác suất sau 6 lần gieo mà mỗi xúc xắc xuất hiện đầy đủ các mặt của chúng. Thí dụ :(1,1),(2,3),(4,4),(3,2),(5,6),(6,5) là một kết quả thỏa mãn.



#744554 từ các chữ số 1;2;3 lập được bao nhiêu số gồm 5 chữ số có mặt đủ 3 chữ số trên

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 14-04-2024 - 20:31 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Ở phần nguyên lý bù trừ tại sao phải cộng 3 vậy ạ!!

Số các số 5 chữ số không có ràng buộc gì :$3^5$
Số các số 5 chữ số lập từ nhiều nhất 2 chữ số đã cho : $C_3^1\cdot 2^5$
Số các số 5 chữ số  lập từ nhiều nhất 1 chữ số đã cho : $C_3^2\cdot1^5$
Theo nguyên lý bù trừ, số các số thỏa yêu cầu là :
$3^5-C_3^1\cdot 2^5+C_3^2\cdot1^5=150$



#744545 Có 6 chiếc ghế được xếp thành 1 hàng ngang. Số cách xếp 6 học sinh gồm 3 học...

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 13-04-2024 - 17:27 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Có 6 chiếc ghế được xếp thành 1 hàng ngang. Số cách xếp 6 học sinh gồm 3 học sinh lớp A và 2 học sinh lớp B và 1 học sinh lớp C ngồi vào hàng ghế sao cho mỗi học sinh ngồi 1 ghế và học sinh lớp C không ngồi cạnh học sinh lớp B là:

A. 120 B.720 C.144 D.216

You're right. The answer is E. None of these



#744408 Có bao nhiêu cách bỏ $k$ viên bi khác nhau vào $q$ hộp kh...

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 27-03-2024 - 21:41 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Có bao nhiêu cách bỏ $k$ viên bi khác nhau vào $q$ hộp khác nhau sao cho có đúng $r$ hộp có đúng 1 viên bi tức là có đúng $r$ hộp có đúng 1 viên bi và $q-r$ hộp còn lại chứa ít nhất $2$ viên bi hoặc không có viên bi nào?



#744373 Số nghiệm nguyên không âm của pt $x_1+4(x_2+x_3)+5x_4=n$

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 26-03-2024 - 13:09 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Wow, "super khủng"!



#744371 Tính số nghiệm nguyên của : $x_1+x_2+...+ x_9+x_{10}=n $

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 26-03-2024 - 12:59 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Ta có :
$$\begin{align*}
[x^n]&(1-x)^{-10}(1-x^{11})^{10}\\
&=[x^n]\sum_{k=0}^\infty\binom{k+9}{k}x^k\sum_{l=0}^{10}\binom{10}{l}(-1)^lx^{11l}\\
&=\sum_{k=0}^n\binom{k+9}{k}[x^{n-k}]\sum_{l=0}^{10}\binom{10}{l}(-1)^lx^{11l}\\
&=\sum_{k=0}^n\binom{n-k+9}{n-k}[x^{k}]\sum_{l=0}^{10}\binom{10}{l}(-1)^lx^{11l}\\
&=\sum_{k=0}^{\left\lfloor{n/11}\right\rfloor}\binom{n-11k+9}{n-11k}[x^{11k}]\sum_{l=0}^{10}\binom{10}{l}(-1)^lx^{11l}\\
&=\sum_{k=0}^{\min\{\left\lfloor{n/11}\right\rfloor,10\}}\binom{n-11k+9}{n-11k}\binom{10}{k}(-1)^k\\
\end{align*}$$Do $\binom{s}{r}=0 $ nếu  $r>s$ nên biểu thức cuối có thể viết gọn lại:
$\boldsymbol {\sum_{k\geq0}\binom{n-11k+9}{n-11k}\binom{10}{k}(-1)^k}$
- Kết quả trùng khớp Thầy ạ.



#744362 Tính số nghiệm nguyên của : $x_1+x_2+...+ x_9+x_{10}=n $

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 25-03-2024 - 20:35 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Tính số nghiệm nguyên của :
$x_1+x_2+...+ x_9+x_{10}=n $
biết rằng $0\leq x_i\leq 10,\; n>0$



#744318 Tìm hệ số của $x^{3n-4}$ trong khai triển : $(x^...

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 23-03-2024 - 13:13 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Sau một thời gian lên bờ xuống ruộng, xin trình bày lời giải của một học sinh có chỉ số IQ không cao, chính là em đây! ^_^
$$\begin {align}
[x^{3n-4}]&(1+x+x^2+x^4)^n=[x^{3n-4}]x^{3n}(x^{-3})^n(1+x+x^2+x^4)^n\\&=[x^{3n-4}]x^{3n}(x^{-3}+x^{-2}+x^{-1}+x)^n\\
&=[x^{-4}](x^{-3}+x^{-2}+x^{-1}+x)^n\\
&=[y^4](y^3+y^2+y+y^{-1})^n\\
&=[y^4](y^{-1}+y+y^2+y^3)^n\\
&=[y^4]((y^{-1}+1+y+y^2+y^3)-1)^n\\
\displaystyle &=\sum_{q=2}^n (-1)^{n-q} \binom{n}{q}[y^4](y^{-1}+1+y+y^2+y^3)^q\\
&=\sum_{q=2}^n (-1)^{n-q} \binom{n}{q} [y^4]\dfrac{(1-y^5)^q}{y^q(1-y)^q}\\
\displaystyle &=[y^4]\sum_{q=2}^n \sum_{r=0}^q\sum_{s=0}^\infty
(-1)^{n-q+r}\binom{n}{q}\binom{q}{r}\binom{q-1+s}{q-1}y^{s+5r-q}\\
&\boldsymbol {\displaystyle =\sum_{q=2}^n \sum_{r=0}^q
(-1)^{n-q+r}\binom{n}{q}\binom{q}{r}\binom{3+2q-5r}{q-1}}\end{align} $$
Chú thích :
$(4): \text{Đặt $y=x^{-1}$}$
$(7): \text {do $[y^4](y^{-1}+1+y+y^2+y^3)^0=[y^4](y^{-1}+1+y+y^2+y^3)^1=0$}$
$(10): \text {do $ s=q-5r+4\ge 0$ }$
Thử vài giá trị $n$ :
$n=2:\, \displaystyle \sum_{r=0}^2
(-1)^{r}\binom{2}{r}\binom{7-5r}{1}=7-2\cdot 2=3$
$n=3:\,\displaystyle \sum_{q=2}^3 \sum_{r=0}^q
(-1)^{3-q+r}\binom{3}{q}\binom{q}{r}\binom{3+2q-5r}{q-1}$
$\displaystyle =\sum_{r=0}^3(-1)^{r}\binom{3}{r}\binom{9-5r}{2}
-3\sum_{r=0}^2 (-1)^{r}\binom{2}{r}\binom{7-5r}{1}$
$=(36-3\cdot 6)-3(7-2\cdot 2)=9$



#744295 Chia $6n$ viên bi vào $4$ hộp

Đã gửi bởi Nobodyv3 on 21-03-2024 - 21:43 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

$\newcommand{\fl}[1]{\left\lfloor #1 \right\rfloor}$
Bài này mình tình cờ đọc được trong một paper nào đó không nhớ rõ lắm. Trong đó họ ký hiệu $\|1,2,3,6;n\|$ để chỉ số nghiệm nguyên không âm của phương trình $x_1+2x_2+3x_3+6x_6=n$
Theo như công thức khủng bố trong đó thì mình tóm tắt lại thành:
$$ \|1,2,3,6;n\| = \fl{\dfrac{2n^3+36n^2+191n+8n(n+2\!\!\mod 4)-8n(n\!\!\mod 4)+9n(-1)^n+432}{432}}$$
Hay với $n\equiv 0\pmod 6$ thì
$$=\fl{\dfrac{(n+6)^3}{216}}$$
Và khi thay $n$ thành $6n$ thì ta có đáp án là $\mathbf{(n+1)^3}$

Nice result. You're truly amazing!