Đến nội dung

MHN nội dung

Có 214 mục bởi MHN (Tìm giới hạn từ 23-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#745114 Chứng minh rằng: $B;H;C$ thẳng hàng.

Đã gửi bởi MHN on Hôm qua, 23:33 trong Hình học

Cho đường tròn $(O)$; từ điểm $A$ nằm ngoài đường tròn kẻ các tiếp tuyến $AB;AC$. Kẻ đường kính $DE$ bất kì của đường tròn $(O)$ ($DE$ không trùng với $OA$). Gọi $H$ là trực tâm của $\Delta ADE$. Chứng minh rằng: $B;H;C$ thẳng hàng.




#745078 $n+t,n^2+t,n^3+t,....$ không là lũy thừa đúng

Đã gửi bởi MHN on 18-05-2024 - 23:49 trong Số học

Bạn kiếm file này kiểu gì vậy, mình tìm mãi không ra


Bạn có thể tìm ở đây:https://www.molympia...-solutions.html



#745066 $n+t,n^2+t,n^3+t,....$ không là lũy thừa đúng

Đã gửi bởi MHN on 18-05-2024 - 20:01 trong Số học

Chứng minh rằng nếu $t$ là một số tự nhiên thì tồn tại số tự nhiên $n$ 
a) Sao cho $n+t,n^2+t,n^3+t,....$ không là lũy thừa đúng
b) Thêm điều kiện $(n,t)=1$ ( Iran National Math Olympic 2012)

Bạn có thể xem đáp án được viết bằng tiếng Anh tại đây.



#745062 [TOPIC] ÔN THI VÀO LỚP 10 (2024-2025)

Đã gửi bởi MHN on 18-05-2024 - 10:48 trong Tài liệu - Đề thi

Bài V) Bài này cũng giống với đề 1 :icon6:.
ĐKXĐ: $2\leq x\leq 4$
Áp dụng BĐT Cô-si ta có:
$\sqrt{x-2}\leq \frac{x-2+1}{2}=\frac{x-1}{2}$.
$\sqrt{4-x}\leq \frac{4-x+1}{2}=\frac{5-x}{2}$.
$\Rightarrow \sqrt{x-2}+\sqrt{4-x}\leq \frac{x-1}{2}+\frac{5-x}{2}=\frac{4}{2}=2$.
Ta có: $x^2-6x+11=\sqrt{x-2}+\sqrt{4-x} \Rightarrow x^2-6x+11\leq 2 \Leftrightarrow (x-3)^2\leq 0$.
Mà:$(x-3)^2\geq 0 \Rightarrow (x-3)^2=0 \Leftrightarrow x=3$.
ĐCĐK: $x=3(tm)$.
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất là: $x=3$.



#744990 Tìm số nguyên $a$ biết $2b=a+c;2c=b+d;c^2+d^2<4$

Đã gửi bởi MHN on 13-05-2024 - 22:35 trong Số học

Cho bốn số nguyên $a,b,c,d$ sao cho $2b=a+c;2c=b+d;c^2+d^2<4$.Tìm số nguyên $a$ biết $b=2$

Bạn tham khảo lời giải tại đây.
P/s: Bạn cần đánh đúng Latex.



#744972 CMR: $(\sum\frac{a}{b-c})(\sum\f...

Đã gửi bởi MHN on 12-05-2024 - 23:16 trong Số học

Cho các số thực khác 0 thoả mãn $a,b,c$ phân biệt từng đôi một và $a+b+c=0$. Chứng minh rằng: $(\frac{a}{b-c}+\frac{b}{c-a}+\frac{c}{a-b})(\frac{b-c}{a}+\frac{c-a}{b}+\frac{a-b}{c})=9$

Đặt: $A=\frac{a}{b-c}+\frac{b}{c-a}+\frac{c}{a-b}$
$B=\frac{b-c}{a}+\frac{c-a}{b}+\frac{a-b}{c}$
Ta có: $A=\frac{a}{b-c}+\frac{b}{c-a}+\frac{c}{a-b}=\frac{a(a-b)(c-a)+b(b-c)(a-b)+c(c-a)(b-c)}{(a-b)(b-c)(c-a)}$
$\Leftrightarrow A=\frac{a(ac-bc-a^2+ab)+b(ab-ca-b^2+bc)+c(bc-ab-c^2+ca)}{(a-b)(b-c)(c-a)}$
$\Leftrightarrow A=\frac{a^2c-abc-a^3+a^2b+ab^2-abc-b^3+b^2c+bc^2-abc-c^3+c^2a}{(a-b)(b-c)(c-a)}$
$\Leftrightarrow A=\frac{a^2b+ab^2+b^2c+bc^2+c^2a+ca^2-(a^3+b^3+c^3)-3abc}{(a-b)(b-c)(c-a)}$
Dễ dàng CM được: Với $a+b+c=0$ thì $a^3+b^3+c^3=3abc$.
$\Leftrightarrow A=\frac{a^2b+ab^2+b^2c+bc^2+c^2a+ca^2+2abc-8abc}{(a-b)(b-c)(c-a)}$
$\Leftrightarrow A=\frac{(a+b)(b+c)(c+a)-8abc}{(a-b)(b-c)(c-a)}$
Mà: $a+b+c=0 \Rightarrow A=\frac{-9abc}{(a-b)(b-c)(c-a)}$
$B=\frac{b-c}{a}+\frac{c-a}{b}+\frac{a-b}{c}=\frac{bc(b-c)+ca(c-a)+ab(a-b)}{abc}$
$\Leftrightarrow B=\frac{b^2c-bc^2+c^2a-ca^2+a^2b-ab^2}{abc}=\frac{(a-b)(b-c)(a-c)}{abc}$
$\Rightarrow A.B=9(Đpcm)$



#744965 Tìm tất cả các số nguyên tố $p$ thoả mãn: $1+p+p^2+p^3+p^4...

Đã gửi bởi MHN on 12-05-2024 - 21:52 trong Số học

Tìm tất cả các số nguyên tố $p$ thoả mãn: $1+p+p^2+p^3+p^4$ là số chính phương

Bài toán đã có lời giải ở đây.




#744956 Chứng minh rằng nếu bán kính các đường tròn nội tiếp các $\Delta AQ...

Đã gửi bởi MHN on 11-05-2024 - 20:31 trong Hình học

Câu 1) Cho $\Delta ABC$ có $3$ đường phân giác trong $AD;BE;CF$ cắt nhau tại $Q$. Chứng minh rằng nếu bán kính các đường tròn nội tiếp các $\Delta AQF;\Delta BQD;\Delta CQE$ bằng nhau thì $\Delta ABC$ đều.
Câu 2) Tính cạnh của đa giác đều có $8$ cạnh theo bán kính $R$ của đường tròn ngoại tiếp đa giác đó.




#744947 tìm m,n nguyên dương sao cho $9^{m}+4= n\left ( 2n+7...

Đã gửi bởi MHN on 10-05-2024 - 22:18 trong Đại số

Bạn tham khảo đáp án tại đây



#744946 Tìm $GTNN$ của: $A=\sum \frac{x^2}{...

Đã gửi bởi MHN on 10-05-2024 - 22:08 trong Bất đẳng thức và cực trị

Câu 7) Cho các số thực $x;y$ thỏa mãn: $x+y=2\sqrt{x-2}+\sqrt{y+1}+1$. Tìm $GTNN;GTLN$ của $A=\frac{x}{2}(x-y)+\frac{y}{2}(y-x)+\frac{2(1+xy\sqrt{x+y})}{\sqrt{x+y}}$.



#744942 Tìm $GTNN$ của: $A=\sum \frac{x^2}{...

Đã gửi bởi MHN on 10-05-2024 - 19:41 trong Bất đẳng thức và cực trị

Làm cách nào để chứng minh nó lớn hơn 3/2 vậy bạn? Mình nghĩ cả buổi trưa không ra

Áp dụng BĐT Cô-si ta có: $a^2b+a^2b+b^2c\geq 3ab\sqrt[3]{abc}=3ab$
TT:...
$\Rightarrow VT \geq \frac{1}{2}(ab+bc+ca) \geq \frac{3}{2}\sqrt[3]{a^2b^2c^2}=\frac{3}{2}$



#744938 Tìm $GTNN$ của: $A=\sum \frac{x^2}{...

Đã gửi bởi MHN on 10-05-2024 - 18:24 trong Bất đẳng thức và cực trị

Câu 4 theo mình thì biến đổi $\frac{a^4b}{a^2+1}=a^2b-\frac{a^2b}{a^2+1}\geq a^2b-\frac{a^2b}{2\sqrt{a^2}}=a^2b-\frac{ab}{2}$(Cô-si)
TT:...
$\Rightarrow VT\geq a^2b+b^2c+c^2a-\frac{1}{2}(ab+bc+ca)$ rồi chứng minh vế sau $\geq \frac{3}{2}$




#744937 Tìm $GTNN$ của: $A=\sum \frac{x^2}{...

Đã gửi bởi MHN on 10-05-2024 - 18:11 trong Bất đẳng thức và cực trị

Câu 5) Cho các số thực dương $a;b;c$ thỏa mãn $a+b+c=1$. Tìm $GTNN$ của $A=\frac{1}{a^2+b^2+c^2}+\frac{1}{abc}.$
Câu 6) Cho các số thực dương $a;b;c$ thỏa mãn: $a^2+b^2+c^2=27$. Chứng minh: $\frac{1}{a+b}+\frac{1}{b+c}+\frac{1}{c+a}\geq \frac{12}{a^2+63}+\frac{12}{b^2+63}+\frac{12}{c^2+63}.$



#744922 Tìm $GTNN$ của: $A=\sum \frac{x^2}{...

Đã gửi bởi MHN on 09-05-2024 - 22:53 trong Bất đẳng thức và cực trị

Câu 1) Cho các số thực dương $x;y;z$ thỏa mãn: $xy+yz+zx=3$. Tìm $GTNN$ của: $A=\frac{x^2}{\sqrt{x^3+8}}+\frac{y^2}{\sqrt{y^3+8}}+\frac{z^2}{\sqrt{z^3+8}}.$
Câu 2) Cho các số dương $a;b;c$ thỏa mãn: $a^2+b^2+c^2=1$. Chứng minh rằng: $\frac{a}{b^2+c^2}+\frac{b}{c^2+a^2}+\frac{c}{a^2+b^2}\geq \frac{3\sqrt{3}}{2}.$
Câu 3) Cho các số thực dương $x;y;z$ thỏa mãn: $x^2+y^2+z^2=4\sqrt{xyz}$. Chứng minh rằng: $x+y+z\geq 2\sqrt{xyz}.$
Câu 4) Cho $a;b;c>0; abc=1$. Chứng minh rằng: $\frac{a^4b}{a^2+1}+\frac{b^4c}{b^2+1}+\frac{c^4a}{c^2+1}\geq \frac{3}{2}.$
P/s: Mong mọi người tham gia giải nhiệt tình để hoàn thành các bài toán :icon6:.



#744909 Chứng minh rằng: $\frac{1}{r_1}+\frac...

Đã gửi bởi MHN on 08-05-2024 - 23:13 trong Hình học

Cho $\Delta ABC$; $M$ là trung điểm $BC$. Gọi $r;r_1;r_2$ lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp $\Delta ABC;\Delta MAB;\Delta MAC$. Chứng minh rằng: $\frac{1}{r_1}+\frac{1}{r_2}\geq 2\left ( \frac{1}{r}+\frac{1}{BC} \right )$.




#744879 Chứng minh rằng: $\sum \frac{1}{\sqrt...

Đã gửi bởi MHN on 06-05-2024 - 23:08 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho các số dương $a;b;c$ thỏa mãn: $abc=1$. Chứng minh rằng: $$\frac{1}{\sqrt{ab+a+2}}+\frac{1}{\sqrt{bc+b+2}}+\frac{1}{\sqrt{ca+c+2}}\leq \frac{3}{2}.$$




#744867 $\sqrt{a-1} + \sqrt{b-1} + \sqrt...

Đã gửi bởi MHN on 06-05-2024 - 05:59 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bạn tham khảo tại đây:https://diendantoanh...e-1#entry260610



#744863 Cho em hỏi cách xóa bài với cách đổi tiêu đề bài với ạ !

Đã gửi bởi MHN on 05-05-2024 - 22:21 trong Thử các chức năng của diễn đàn

Cho em hỏi cách xóa bài với cách đổi tiêu đề bài với ạ !

Xóa bài viết thì thành viên thường không xóa được còn muốn sửa tiêu đề thì bạn nhấn vào nút "Sử dụng bộ soạn thảo đầy đủ" sau đó sửa tiêu đề thôi.



#744850 Chứng minh rằng: a; $N;E;I$ thẳng hàng.

Đã gửi bởi MHN on 05-05-2024 - 10:07 trong Hình học

Phải là $DK$ cắt $AH$ tại $I$ chứ đúng không bạn?

Xin lỗi mình ghi nhầm đề,fixed.




#744846 Chứng minh rằng: a; $N;E;I$ thẳng hàng.

Đã gửi bởi MHN on 04-05-2024 - 17:21 trong Hình học

Cho $\Delta ABC$ nhọn $(AB<AC)$. Đường tròn $(O)$ đường kính $BC$ cắt $AB;AC$ tại $E;D$; $BD$ cắt $EC$ tại $H$. Các tiếp tuyến tại $B;D$ của đường tròn $(O)$ cắt nhau tại $K$; $AK$ cắt $BC$ tại $M$; $MH$ cắt $BK$ tại $N$; $DK$ cắt $AH$ tại $I$. Vẽ tiếp tuyến $AS$ của đường tròn $(O)$ ($S$ thuộc cung nhỏ $CD$).
Chứng minh rằng: a; $N;E;I$ thẳng hàng.
b; $M;H;S$ thẳng hàng.



#744840 Tìm $4$ số biết rằng nếu cộng tích của $3$ số bất kì với...

Đã gửi bởi MHN on 04-05-2024 - 11:42 trong Đại số

Không ai giải 2 bài này sao :( .




#744822 Tìm $4$ số biết rằng nếu cộng tích của $3$ số bất kì với...

Đã gửi bởi MHN on 02-05-2024 - 23:46 trong Đại số

1)Tìm $4$ số biết rằng nếu cộng tích của $3$ số bất kì với số còn lại thì kết quả đều bằng $2$.
2)Giải và biện luận phương trình sau:$\sqrt{a-\sqrt{a+x}}=x$ ($a$ là tham số).
P/s:2 bài này khá dễ, mọi người có thể làm thử :icon6:.




#744809 Chứng minh rằng: $AH; BM; CN$ đồng quy.

Đã gửi bởi MHN on 02-05-2024 - 00:09 trong Hình học

Bài này nó chính là định lí Pascal suy biến thành tiếp tuyến.

Bạn có thể nêu rõ cách làm bài này của bạn được không?



#744752 Chứng minh rằng PF, QE, AO đồng quy.

Đã gửi bởi MHN on 30-04-2024 - 16:25 trong Hình học

Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$ có đường cao $AD,$ $BE,$ $CF$ và trực tâm $H.$ Trên tia đối của $ED$ và $FD$ lấy $P$ và $Q$ sao cho $PE=EF=FQ.$
a) Chứng minh rằng $PF, QE, AO$ đồng quy.

Kẻ đường kính $AI$ của đường tròn $(O)$ cắt $BE$ tại $A_{1}$.
Ta có:$\widehat{BFC}=\widehat{BEC}=90^o \Rightarrow BCEF$ nội tiếp $\Rightarrow \widehat{AEF}=\widehat{ABC}$
$\widehat{ABC}=\widehat{AIC}=\frac{1}{2}$sđ$\mathop {AC}^{\displaystyle\frown} \Rightarrow \widehat{AEF}=\widehat{AIC}$
Mà: $BE//CI \Rightarrow \widehat{AIC}=\widehat{AA_{1}E} \Rightarrow \widehat{AEF}=\widehat{AA_{1}E} \Rightarrow OA\bot EF$
$\widehat{AFE}=\widehat{ACB}$ ($BCEF$ nội tiếp)
$\Delta BAD \sim \Delta BCF \Rightarrow \frac{BA}{BC}=\frac{BD}{BF}$; $\widehat{ABC}$ chung $\Rightarrow \Delta ABC \sim \Delta DBF$
$\Rightarrow \widehat{ACB}=\widehat{BFD}=\widehat{QFA} \Rightarrow \widehat{QFA}=\widehat{AFE}$
$\Rightarrow FA$ là phân giác $\widehat{QFE} \Rightarrow FA\bot QE$
CMTT cũng có :$FP\bot AE$
Xét $\Delta AEF$ có $OA\bot EF;FP\bot AE;EQ\bot AF \Rightarrow PF;OA;QE$ đồng quy.
Screenshot 2024-04-30 162443.jpg
P/s: Vì chưa thể giải hết tất cả các câu để thống nhất các đường phụ, có thể mình gọi khác các bạn nên mong các bạn thông cảm.
Câu a dễ nhất nên mình xin giải trước :icon6:



#744723 Chứng minh$M,N,O$ thẳng hàng

Đã gửi bởi MHN on 29-04-2024 - 17:13 trong Hình học

c; Qua $B;C$ lần lượt kẻ đường thẳng song song với $DE;DF$ cắt $ID$ tại $G;P$
Theo định lí $Thales$ ta có: $CP//DL$ $\Rightarrow \frac{ID}{IP}=\frac{IL}{IC}$
$BG//KD$ $\Rightarrow \frac{ID}{IG}=\frac{IK}{IB}$
$KL//BC$ $\Rightarrow \frac{IK}{IC}=\frac{IL}{IC}$ $\Rightarrow \frac{ID}{IG}=\frac{ID}{IP}$ $\Rightarrow IP=IG$ $\Rightarrow P\equiv G$
$\Rightarrow \widehat{ABG}=\widehat{ACG}=90^o$ $\Rightarrow ABGC$ nội tiếp $\Rightarrow AG$ là đường kính đường tròn $(O)$.
Mà: $N;M;O$ là trung điểm $AI;AD;AG$ và $I;D;G$ thẳng hàng $\Rightarrow N;M;O$ thẳng hàng.
Screenshot 2024-04-29 165759.jpg