Đến nội dung

no_name93 nội dung

Có 12 mục bởi no_name93 (Tìm giới hạn từ 06-05-2020)


Sắp theo                Sắp xếp  

#198801 chủ đề seminar ngày 7/6

Đã gửi bởi no_name93 on 26-05-2009 - 10:27 trong Seminar Phương pháp toán sơ cấp

Em thích chuyên đề 2 và 3 vì có nhiều điều đáng để khai thác và tìm hiểu :)



#190228 Come back!

Đã gửi bởi no_name93 on 14-08-2008 - 21:35 trong Các dạng toán khác

Cho các số nguyên dương $k,n $ thỏa điều kiện $n>k^2-k+1$. Giả sử n tập $A_1, A_2,..., A_n$ thỏa mãn đồng thời 2điều kiện:
$|A_i|=k$ với $\forall i(1 \leq i \leq n)$
$|A_i \cup A_j|=2k-1$ với $\forall i,j(i \neq j ,1 \leq i,j \leq n)$
Hãy xác định số phần tử của tập $\bigcup\limits_{i=1}^{n} A_i$

PS: Mong học hỏi và làm quen cùng toàn thế lớp toán 11 PTNK :D



#189626 Dễ hay khó?

Đã gửi bởi no_name93 on 01-08-2008 - 20:58 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Vâng nếu anh đã nói thế thì em sẽ post lời giải lên, để các cao thủ học hỏi thì không dám, chỉ là tham khảo thêm thui ạ!!! a^{x} :vdots

Gọi $(O_1),(O_2),(O_3)$ lần lượt là các đường tròn tâm $D$ bán kính $BD$, tâm $E$ bán kính $EC$, tâm $F$ bán kính $FA$.
Do đó đường thẳng qua $A$ vuông góc với $EF$ là trục đẳng phương của $(O_2)$ và $(O_3)$, tương tự đường thẳng qua $B$ vuông góc với $DF$ là trục đẳng phương của $(O_1)$ và $(O_3)$ và đường thẳng qua $C$ vuông góc với $DE$ là trục đẳng phương của $(O_1)$ và $(O_2)$
Theo định nghĩa của tâm đẳng phương thì các đường thẳng này đồng quy tại một điểm.
Ta có điều phải chứng minh!!!! :in :vdots



#189614 Truy hồi ---> tổng quát

Đã gửi bởi no_name93 on 01-08-2008 - 18:33 trong Dãy số - Giới hạn

Khó để có thể trình bày hết cách biểu diễn công thức truy hồi dưới dạng công thức tổng quát ở đây nên nếu anh muốn tìm hiểu kĩ vấn đề này thì nên tìm đọc Phương trình sai phân!!!! :vdots
Ví dụ anh đưa ra là phương trình sai phân tuyến tính thuần nhất bậc hai
$\left\{ \matrix{ {\rm u_1=1 u_2=2} \hfill \cr{\rm u_n=4u_{n-1} -4u_{n-2}} \hfill \cr} \right.$
Ta xét phương trình đặc trưng : $\lambda^2-4\lambda+4=0$ có nghiệm kép là $\lambda_1=\lambda_2=2$
Vậy nghiệm tổng quát có dạng: $u_n=(C_1+C_2)2^n$
Với $ n=1$ $ \Rightarrow C_1+C_2=\dfrac{1}{2}$
Do đó công thức tổng quát của phương trình sai phân đã cho là $u_n=2^{n-1}$ :vdots



#189557 Giúp mình với toán số học đây

Đã gửi bởi no_name93 on 31-07-2008 - 17:24 trong Các dạng toán khác

Gọi $n+1$ số bất kì theo đề bài lần lượt có dạng là $2^{a_1}.b_1,2^{a_2}.b_2,...,2^{a_{n+1}}.b_{n+1}$ với $b_1,b_2,...,b_{n+1}$ là các số lẻ
Lại có trong dãy $1,2,...,2n$ chỉ có $n$ số lẻ
Vậy theo Dirichlet tồn tại 2 số $b_i=b_j(i \neq j,1 \leq i,j \leq n+1)$
Do đó trong 2 số $2^{a_i}.b_i,2^{a_j}.b_j$ có 1 số là bội của số kia
Chứng minh hoàn tất!!!!
@: Sorry nha vì đã bon chen qua box THCS :)( do thấy bài này ngứa tay chân quá!!! :))



#189549 Dễ hay khó?

Đã gửi bởi no_name93 on 31-07-2008 - 16:20 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Thanks Mashimaru :D !!!! Nice solution!!!!! :)
Em thì chỉ có một lời giải là dùng trục đẳng phương và tâm đẳng phương cho bài này thui!!!!! :)



#189523 Problem trên tờ nháp!

Đã gửi bởi no_name93 on 31-07-2008 - 00:37 trong Các dạng toán khác

Chế cũng được nhưng ít ra cũng phải có cái yêu cầu chứ anh? Giải phương trình nghiệm nguyên à???

Anh Mashimaru sao lại gọi em bằng "anh" :) ???? Là em đây mà ,đàn em PTNK, nick yahoo nguoivodanh852007(bạn của Khoa)
Bài này đúng là giải phương trình nghiệm nguyên( em quên gõ ấy mà :) )



#189521 Đăng Kí Tham Gia Trại Hè Toán Học 2008

Đã gửi bởi no_name93 on 30-07-2008 - 23:28 trong TP HCM - Trại hè toán học 8/2008

Mình cũng dăng kí một vé
1. Tên đầy đủ : Đỗ Mai Anh Tú
2. Nick trên diễn đàn : no_name93(là thành viên mới :) )
3. Đối tượng : Học sinh
4. Trường : PTNK ĐHQG TP HCM
5. Nguyện vọng : là đàn em nhưng cũng liều đi thử :) , mong được học hỏi nhiều điều từ các đàn anh, và có thể rinh về nhà nhiều tài liệu hay



#189520 Dễ hay khó?

Đã gửi bởi no_name93 on 30-07-2008 - 23:19 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Cho $\Delta ABC$. Bên ngoài tam giác vẽ các tam giác cân $BCD,CAE,ABF$ có cạnh đáy tương ứng là $BC,CA,AB$. Chứng minh 3 đường thẳng vuông góc kẻ từ $A,B,C$ tương ứng xuống $EF,FD,DE$ đồng quy :) :)



#189519 Problem trên tờ nháp!

Đã gửi bởi no_name93 on 30-07-2008 - 23:00 trong Các dạng toán khác

Bài mình chế ngoại hình thì kém nhưng chất lượng cũng tạm ổn , mọi người giải thử xem!!! :) :)
Giải phương trình nghiệm nguyên:
$8((a!)!-a^2+b^2)=(a+b)^3$



#189518 Tặng mọi người 2 bài rời rạc !

Đã gửi bởi no_name93 on 30-07-2008 - 22:53 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Bài toán 1:
Chứng minh rằng không thể cắt ra 5 hình tròn bán kính 1 cm từ hình vuông có cạnh dài 4,8 cm
Bài toán 2:
Trong 1 hình vuông cạnh 8cm có 32 điểm . Chứng minh rằng tồn tại 2 điểm có khoảng cách tới nhau nhỏ hơn 2



#189517 Một bài cũ!

Đã gửi bởi no_name93 on 30-07-2008 - 22:37 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Em là thành viên mới, post bài này nếu có múa rìu qua mắt thợ thì cũng mong mọi người đừng chê cười ạ!!!! :)
Cho $x,y,z$ là các số thực dương thỏa $xy+yz+zx=1$.Chứng minh:
$\dfrac{1}{1+xy+z^2}+\dfrac{1}{1+yz+x^2}+\dfrac{1}{1+zx+y^2} \leq \dfrac{9}{5}$