Đến nội dung

kuma nội dung

Có 45 mục bởi kuma (Tìm giới hạn từ 28-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#283401 CM $\sum (-1)^{2n+1}(C_{2n+1}^{2n+1})^2=0$

Đã gửi bởi kuma on 14-11-2011 - 22:51 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Chứng minh các đẳng thức sau:
$2) 2^nC_{n}^{0}+2^{n-1}.7^1C_{n}^{1}+...+2.7^{n-1}C_{n}^{n-1}+7^{n}C_{n}^{n}=9^n$


$2^nC_{n}^{0}+2^{n-1}.7^1C_{n}^{1}+...+2.7^{n-1}C_{n}^{n-1}+7^{n}C_{n}^{n} = \sum_{k=0}^n C_n^k.2^{n-k}.7^k = (2+7)^n = 9^n$



#282936 tính $a+b^{2}+c^{3}$

Đã gửi bởi kuma on 12-11-2011 - 15:08 trong Bất đẳng thức và cực trị

$a^3-a^2=a^2(a-1) \le 0$ là hiển nhiên mà



#282478 Chứng minh: $\dfrac{a^2}{b+c}+\dfrac{b^2}{c+a}+\dfrac{16c...

Đã gửi bởi kuma on 10-11-2011 - 00:32 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a,b,c dương thỏa a+b+c=1cmr
$\dfrac{a}{1+a}+\dfrac{2b}{2+b}+\dfrac{3c}{3+c}\leq \dfrac{6}{7}$


đặt $S =\dfrac{a}{1+a}+\dfrac{2b}{2+b}+\dfrac{3c}{3+c}$
có $6- S = 1 - \dfrac{a}{1+a}+ 2-\dfrac{2b}{2+b}+3-\dfrac{3c}{3+c}=\dfrac{1}{1+a}+\dfrac{4}{2+b}+\dfrac{9}{3+c} \overset{C-S}\ge \dfrac{(1+2+3)^2}{1+2+3 +a+b+c} = \dfrac{36}{7}$
suy ra $S \le \dfrac67$

dấu đẳng thức khi $a=1/6, b=1/3, c=1/2$



#282364 tính xác suất

Đã gửi bởi kuma on 09-11-2011 - 16:16 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

mình có thử giải ở đây rồi mà?

http://diendantoanho...52



#282352 giúp mình làm bài này với (cần gấp)

Đã gửi bởi kuma on 09-11-2011 - 14:17 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

a, xác suất chọn hộp loại 1 là 2/5
xác suất chọn viên trắng là 3/5
xác suất chọn đc viên trắng ở hộp loại 1 là 6/25

xác suất chọn hộp loại 2 là 1/5
xác suất chọn viên trắng là 1/2
xác suất chọn đc viên trắng ở hộp loại 2 là 1/10

xác suất chọn hộp loại 3 là 2/5
xác suất chọn viên trắng là 3/8
xác suất chọn đc viên trắng ở hộp loại 3 là 3/20

xác suất chọn đc viên trắng là 6/25+1/10+3/20 = 49/100

b, 1/10


Mình giải theo cách nghĩ của mình, không biết có sai không nữa.



#282350 tính$a^{2}+b^{2}$

Đã gửi bởi kuma on 09-11-2011 - 14:01 trong Bất đẳng thức và cực trị

*nhận xét sai* :">
thành thật xin lỗi ạ.



#282345 Tính giá trị biểu thức(Toán 9)

Đã gửi bởi kuma on 09-11-2011 - 13:16 trong Đại số

à đề sai ở cái căn dưới cùng ý, nó là $\sqrt2+1$ chứ ko phải $\sqrt{2+1}$



#281785 Tìm GTNN: $S=x^2-x+\dfrac{1}{x-2}$ Với $x > 2$.

Đã gửi bởi kuma on 05-11-2011 - 23:29 trong Bất đẳng thức và cực trị

Nếu đã chọn được điểm rơi $x=\dfrac{5}{2}$ thì có thể tách như sau:

$S=x^2 - 5x + \dfrac{25}{4} +4x -8 +\dfrac{7}{4} +\dfrac{1}{x-2}= (x-\dfrac{5}{2})^2 +4(x-2)+\dfrac{1}{x-2} +\dfrac{7}{4} \ge 0 + 4 + \dfrac{7}{4} = \dfrac{23}{4}$

Dấu đẳng thức khi $x=\dfrac{5}{2}$



#281784 Tính giá trị biểu thức(Toán 9)

Đã gửi bởi kuma on 05-11-2011 - 23:17 trong Đại số

Cho biểu thức B=$\left ( 4x^{5} +4x^{4}-5x^{3}+5x-2\right )^{2}+2008 $.Tính giá trị của B khi x=$\dfrac{1}{2}.\sqrt{\dfrac{\sqrt{2}-1}{\sqrt{2}+1}}$


Bạn type nhầm đề rồi kìa.
Cách làm hơi bựa tí :(


$x=\dfrac{1}{2}.\sqrt{\dfrac{\sqrt{2}-1}{\sqrt{2}+1}}=\dfrac{1}{2}.\sqrt{\dfrac{(\sqrt{2}-1)(\sqrt{2}-1)}{{(\sqrt{2}+1})(\sqrt{2}-1)}}$
hay $x=\dfrac{\sqrt{2}-1}{2}$

ta có $x(x+1)=\dfrac{\sqrt{2}-1}{2}.\dfrac{\sqrt{2}+1}{2}=\dfrac{1}{4}$
$4x^3-5x=4.\dfrac{5\sqrt2-7}{8}-\dfrac{5\sqrt2-5}{2}=-1$

Từ đó ta có $x(x+1)(4x^3-5x+5)=(\dfrac{1}{4})(-1+5)=1$
Khi đó $B=\left ( 4x^{5} +4x^{4}-5x^{3}+5x-2\right )^{2}+2008 = \left ( x(x+1)(4x^3-5x+5)-2\right )^{2}+2008 = \left ( 1-2\right )^{2}+2008 = 2009$



#281767 Tìm GTLN $\dfrac{a}{b+c}+\dfrac{4b}{c+a}+\dfrac{9c}{a+b}...

Đã gửi bởi kuma on 05-11-2011 - 22:37 trong Bất đẳng thức và cực trị

Lời giải nhé:

$LHS + 14 = \dfrac{a}{b+c}+ 1+\dfrac{4b}{c+a} + 4 + \dfrac{9c}{a+b } + 9 = (a + b + c)( \dfrac{1}{b +c} + \dfrac{4}{a + c} + \dfrac{9}{a + b})$
$= \dfrac{1}{2}(a + b + b + c +c +a)( \dfrac{1}{b +c} + \dfrac{4}{a + c} + \dfrac{9}{a + b})\ge \dfrac{1}{2}(1 + 2 + 3)^2 =18$

$\Rightarrow LHS \ge 4$

Dấu đẳng thức xảy ra khi $b+c=1, a+c=2, a+b=3$ hay $a=2,b=1,c=0$



#273679 Giải hệ phương trình

Đã gửi bởi kuma on 23-08-2011 - 16:09 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Một lời giải rõ ràng, đầy đủ alex_hoang nhé. Đáp án cuối cùng đâu. Mình hy vọng ai có thể tìm một lời giải không biểu diễn nghiệm dưới dạng lượng giác vì mục đích của mình là như thế. Thân!



Bạn có tìm ra nghiệm này chưa?
Như mình thử trên WolfAlpha thì nó ra nghiệm khủng lắm :)

Hình gửi kèm

  • wolframalpha_20110823040703429.gif



#273622 hàm số chẵn/lẻ

Đã gửi bởi kuma on 23-08-2011 - 02:03 trong Các bài toán Đại số khác

dạ cho em hỏi cách làm dạng tóan hàm số chẵn/lẻ mà trong biểu thức có chứa dấu giá trị tuyệt đối là ntn ạ?vd như xét tính chằn/lẻ của hàm số:
y= (trị tuyệt đối của x-2)-x
mong các anh/chị giúp em sớm ạ.em cảm ơn mọi ng nhìu


Xét hàm f(x) thì ta tính f(-x) rồi so sánh,
Nếu $f(-x)=-f(x)$ thì f(x) là hàm lẻ
Nếu $f(-x)=f(x)$ thì f(x) là hàm chẵn.

Vd trên, $f(-x)=|x+2|+x$, không chẵn không lẻ.

$f(x) = |x| +x^2$
$f(-x) = |x| +(- x)^2 $
thì f(x) là hàm chẵn.



#270040 Bất đẳng thức hình học

Đã gửi bởi kuma on 28-07-2011 - 19:37 trong Hình học phẳng

Nhờ các bạn ^^

1)Cho tam giác $ABC$.
Áp dụng: $cosA+cosB+cosC \le \dfrac{3}{2}$ để chứng minh:
$(1+a+b-ab).cosC+(1+b+c-bc).cosA+(1+a+c-ac).cosB \le 3$

2) Gọi $AA_1,BB_1,CC_1$ tương ứng là phân giác trong của tam giác $ABC$ cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác đó tại $A_2,B_2,C_2$. CMR:
$\dfrac{AA_1}{AA_2}+\dfrac{BB_1}{BB_2}+\dfrac{CC_1}{CC_2} \le \dfrac{9}{4}$

3) Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O;R)$.Gọi $R_1,R_2,R_3$ tương ứng là bán kính đường tròn ngoại tiếp các tam giác $OBC,OCA,OAB$. CMR:
$R_1+R_2+R_3\ge3R$



#269890 Bài sáng tác

Đã gửi bởi kuma on 27-07-2011 - 10:25 trong Các bài toán Đại số khác

Bài toán trở thành tìm GTLN, GTNN của hàm số m(x) trên $ \left[ {0; + \infty } \right) $

$ \mathop {m{\rm{ax}}}\limits_{{\rm{u}} \ge {\rm{0}}} m(x) = m(1) = 2;\mathop {\min }\limits_{u \ge 0} m(x) = m(0) = 0 $


Giải thích kĩ cho em hai dòng này với ạ. Em không hiểu lắm.



#269885 Hình học 8

Đã gửi bởi kuma on 27-07-2011 - 09:45 trong Hình học

uầy mình chưa giải được =)

mình ngu hình lắm, bài này lại hơi khó X_X



#269777 Hình học 8

Đã gửi bởi kuma on 26-07-2011 - 09:31 trong Hình học

Cho tam giác $ABC$, đường cao $AH$. Điểm $M$ bất kì trên $AH$. Kẻ $BM,CM$ cắt $AC,AB$ lần lượt ở $E,F$. Từ $M$ kẻ các đường vuông góc với $BE,CF$ cắt $AC,AB$ lần lượt tại $L,K$. Chứng minh $LK \parallel BC$

Hình gửi kèm

  • B__i_H__nh____.png



#269767 Phân tích đa thức thành nhân tử

Đã gửi bởi kuma on 25-07-2011 - 23:48 trong Đại số

Nếu là $a^3-13a+12$ thì nó bằng $(x-3)(x-1)(x+4)$



#269765 Môt bài toán cực trị lớp 8!

Đã gửi bởi kuma on 25-07-2011 - 23:32 trong Bất đẳng thức và cực trị

Đề bài:
Cho $x, y, z > 0$ và $xyz = 1$. Tìm GTLN của:
$\dfrac{1}{x^3+y^3+1}+\dfrac{1}{y^3+z^3+1}+\dfrac{1}{z^3+x^3+1}$
Mng giúp mình với nhé!



Ta có $x^3+y^3 \ge x^2y+y^2x$
$\Leftrightarrow (x-y)^2.(x+y) \ge 0$ - luôn đúng

Do đó $x^3+y^3+1 \ge x^2y+y^2x+xyz =xy(x+y+z) $
$\Rightarrow \dfrac{1}{x^3+y^3+1} \le \dfrac{1}{xy(x+y+z)} = \dfrac{z}{x+y+z}$

Tương tự rồi cộng các vế 3 bđt sẽ có $\dfrac{1}{x^3+y^3+1}+\dfrac{1}{y^3+z^3+1}+\dfrac{1}{z^3+x^3+1} \le 1$

Dấu bằng xảy ra khi $x=y=z=1$



#269764 TÌm giá trị nhỏ nhất của F

Đã gửi bởi kuma on 25-07-2011 - 23:24 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho các số thực $a,b,x,y$ thỏa mãn điều kiện $ax-by=\sqrt{3}$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:
$F=a^2+b^2+x^2+y^2+bx+ay$

(Olympic 30-4 năm 2007)


Lời giải. Biểu thức $F$ viết lại dưới dạng như sau:
$F=(x+\dfrac{b}{2})^2+(y+\dfrac{a}{2})^2+\dfrac{3}{4}(a^2+b^2)$

Đặt $M(x,y), A=(\dfrac{-b}{2},\dfrac{-a}{2})$ và $(D):ax-by=\sqrt{3}$

Như vậy, ta có:
$MA^2=(x+\dfrac{b}{2})^2+(y+\dfrac{a}{2})^2$

Mà $M\in (D)$ nên $MA^2 \geq [d(A;D)]^2=\dfrac{3}{a^2+b^2}$. ( Đẳng thức xảy ra khi $M$ là hình chiếu của $A$ trên $(D)$)

Suy ra $ F \geq \dfrac{3}{a^2+b^2}+\dfrac{3}{4(a^2+b^2)} \geq 2\sqrt{\dfrac{3}{a^2+b^2}.\dfrac{3}{4(a^2+b^2)}}=3$


Vậy $minF=3$ đạt được khi và chỉ khi $\left\{\begin{array}{l}(a^2+b^2)^{2}=4\\ax-by=\sqrt{3}\\b(x-\dfrac{b}{2})+a(y-\dfrac{a}{2})=0\end{array}\right.$

Chẳng hạng với $(a,b,x,y)=(\sqrt{2},0,\dfrac{\sqrt{6}}{2}, \dfrac{ \sqrt{2} }{2})$


Lời giải từ mathscope: http://forum.mathsco...hread.php?t=494

Có đôi chỗ không hiểu lắm, như là bước cuối để suy ra $F \ge 3$



#269666 Bất đẳng thức

Đã gửi bởi kuma on 25-07-2011 - 09:56 trong Bất đẳng thức và cực trị

Vậy thì có lẽ đề bài là a,b,c > 1 chăng? :)
Bạn chủ topic không nói rõ..



#269526 cho mình hỏi vấn đề giải pt vô tỷ bằng cách đặt ẩn phụ đưa về hệ đối xứng

Đã gửi bởi kuma on 24-07-2011 - 07:54 trong Các bài toán Đại số khác

1 dạng gần giống là $a\sqrt[n]{af(x) - b} = f^n(x) +b$
rồi đặt $\sqrt[n]{af(x) - b} = t$

Chắc là phải thử dạng thôi chứ không có cách biến đổi nhanh. Có lẽ làm nhiều thật nhiều sẽ quen với các phương trình gần gióng nhau ^^



#269315 chứng minh bất đẳng thức

Đã gửi bởi kuma on 22-07-2011 - 10:13 trong Đại số

chứng minh
$ \dfrac{1}{x}+ \dfrac{1}{y} \geq \dfrac{4}{x+y} $
$(x,y \geq 0)$

$x,y>0$ chứ không bằng 0 được
1. Biến đổi tương đương:

$\dfrac{1}{x}+ \dfrac{1}{y} \geq \dfrac{4}{x+y}$
$\Leftrightarrow \dfrac{x+y}{xy} \ge \dfrac{4}{x+y}$
$\Leftrightarrow (x+y)^2 \ge 4xy$ (vì 2 vế dương nên nhân chéo đc)
$\Leftrightarrow (x-y)^2 \ge 0$ (luôn đúng)

2. AM-GM.
Các số dương nên ta có

$\dfrac{1}{x}+ \dfrac{1}{y} \geq \dfrac{2}{\sqrt{xy}}$
$x+y \ge 2\sqrt{xy}$

Nhân từng vế có $(\dfrac{1}{x}+ \dfrac{1}{y})(x+y) \ge 4$
Suy ra đpcm

3. Cauchy-Schwarz:
Áp dụng với 2 bộ 2 số $\dfrac{1}{x}$, $\dfrac{1}{y}$ và $x,y$

Có: $(\dfrac{1}{x}+ \dfrac{1}{y})(x+y) \ge (\dfrac{1}{\sqrt{x}}.{\sqrt{x}}+ \dfrac{1}{\sqrt{y}}.\sqrt{y})^2 = 2^2 = 4$

Suy ra đpcm

4. Schwarz:
Áp dụng với 2 bộ 2 số $\dfrac{1}{x}$, $\dfrac{1}{y}$ và $x,y$

$\dfrac{1}{x}+ \dfrac{1}{y} \ge \dfrac{(1+1)^2}{x+y} = \dfrac{4}{x+y}$


Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi x=y


====
gõ xong mới thấy 2 bài trên =( :sorry:



#269310 tìm giá trị

Đã gửi bởi kuma on 22-07-2011 - 09:54 trong Đại số

điều kiện của x,y là gì?



#269305 tính giá trị

Đã gửi bởi kuma on 22-07-2011 - 09:31 trong Đại số

tính giá trị biểu thức sau
$A=\dfrac{1}{1+ \sqrt{2} } + \dfrac{1}{ \sqrt{2}+ \sqrt{3} } + \dfrac{1}{ \sqrt{3}+ \sqrt{4} } +....+ \dfrac{1}{ \sqrt{2006} + \sqrt{2007} } + \dfrac{1}{ \sqrt{2007}+ \sqrt{2008} }$


bạn có nhiều bài tập quá nhỉ
Trước tiên chứng minh $\dfrac{1}{\sqrt{a}+\sqrt{a+1}}= \sqrt{a+1}-\sqrt{a}$

Có điều trên do $\dfrac{1}{\sqrt{a}+\sqrt{a+1}}= \dfrac{\sqrt{a+1}-\sqrt{a}}{a+1-a}$ (pp nhân liên hợp)

Do đó $A= \sqrt{2}-1 + \sqrt{3} - \sqrt{2} + .... + \sqrt{2008}-\sqrt{2007} = \sqrt{2008}-1$



#269302 một hệ phương trình bậc hai

Đã gửi bởi kuma on 22-07-2011 - 09:16 trong Đại số

t đấy chỉ là cách gọi ẩn của phương trình thôi.
t ở đây chính là a,b đó. Nghiệm của phương trình ẩn t là a,b mà.

Lớp 9 là phải học định lí Vi-ét rồi chứ nhỉ.