Đến nội dung

perfectstrong nội dung

Có 820 mục bởi perfectstrong (Tìm giới hạn từ 04-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#744816 Đếm tập con không cách đúng 2 đơn vị

Đã gửi bởi perfectstrong on Hôm qua, 15:50 trong Tổ hợp và rời rạc

Gọi $\mathbb{X}$ là tập con trong trường hợp này

-----------------------------------------------------------------------

Nếu $(n-2) \in \mathbb{X} \Rightarrow (n-2-m) \in \mathbb{X}$

Nên với mọi phần tử thuộc $\mathbb{X}$ khác $(n-1)$ đều không vượt quá $(n-3-m)$

Vậy số tập con lúc này thêm là $f(n-2-m)$

-----------------------------------------------------------------------

Nếu $(n-2) \not \in \mathbb{X}$

Nên với mọi phần tử thuộc $\mathbb{X}$ khác $(n-1)$ đều không vượt quá $(n-2-m)$

Vậy số tập con lúc này thêm là $f(n-1-m)$

 

Kết luận: Số tập con cần đếm là $$f(n) = f(n-1) + f(n-1-m) + f(n-2-m)$$

Bạn hơi vội chỗ này rồi. Lấy $m=3$, thì ta thấy rằng nếu $n-2 \in \mathbb X \Rightarrow n-5 = n-2-3 \not \in \mathbb X$, nhưng chú ý rằng $n-3$ vẫn có thể nằm trong $X$.

Với $m \ge 2$, phải chú ý các phần tử $n-1,n-2, n-3, \ldots, n-2m$.




#744810 Chứng minh rằng: $AH; BM; CN$ đồng quy.

Đã gửi bởi perfectstrong on Hôm qua, 05:24 trong Hình học

Trong phạm trù THCS thì bạn không thể dùng định lý Pascal được.

Mình chưa làm nhưng hướng làm chắc sẽ là dùng phương pháp trùng.




#744792 $2d^3 + (1+m+n)d^2 - mn = 0$

Đã gửi bởi perfectstrong on 01-05-2024 - 15:47 trong Đại số

Và nếu muốn phương trình trên có nghiệm duy nhất thì $|k|>1$,điều này không đúng $\forall m,n>0$

Đề chỉ yêu cầu chứng minh có một nghiệm dương duy nhất, chứ không phải nghiệm duy nhất và nghiệm đó dương.

 

Có thể chứng minh có không quá 1 nghiệm dương như sau:

Giả sử hàm số $f(d)=2d^3+(1+m+n)d^2-mn$ có hai nghiệm dương phân biệt. Ta gọi hai nghiệm đó là $d_1, d_2$. Không mất tính tổng quát, ta giả sử $d_1 > d_2$.

Dễ thấy $d_1^3 > d_2^3$ và $d_1^2 > d_2^2 \Rightarrow f(d_1) > f(d_2) = 0$: vô lý vì $f(d_1)=0$.

Vậy hàm $f$ không thể có quá 1 nghiệm dương.

Giờ chỉ cần chứng minh $f$ có ít nhất một nghiệm dương là hoàn thiện.

 

Có lẽ THCS chưa có định lý giá trị trung bình, chứ THPT thì có thể nói là $f$ là hàm liên tục trên $\mathbb R$, mà $f(0) < 0$ và $f(d) \rightarrow +\infty$ khi $d \rightarrow \infty$ nên tồn tại $d_0 > 0$ để $f(d_0) = 0$.




#744768 $S_{ABCD}\leq \frac{AC^{2}+BD^{2...

Đã gửi bởi perfectstrong on 01-05-2024 - 00:40 trong Hình học

Có lẽ là mình đã sai và bài học rút ra là đường nên giả sử nhiều mà phải chứng minh.

Giả sử không phải xấu. Chỉ là bạn đã dừng "quá sớm". Bạn cảm giác được rằng nếu $AC \perp BD$ thì sẽ dẫn tới đpcm.

Giống như bạn đã có nửa cây cầu từ giữa sông tới đích. Giờ bạn chỉ còn thiếu nửa cây từ bờ này tới giữa sông.




#744767 Tìm số tự nhiên $m$ có ba chữ số để $m(m+1) \vdots 1000...

Đã gửi bởi perfectstrong on 01-05-2024 - 00:38 trong Số học

@perfectstrong Anh sửa nhầm đề rồi kìa. Đề là $m(m+1)(m+2)$ ạ.

Bạn chủ topic nhắn mình là sửa thành $m(m+1)$.




#744761 Tổ hợp gây lú

Đã gửi bởi perfectstrong on 30-04-2024 - 22:18 trong Đại số

Bạn đã đăng ở đây

https://diendantoanh...nh-được-chọn-h/

Vui lòng không đăng lại chỗ khác.




#744756 $S_{ABCD}\leq \frac{AC^{2}+BD^{2...

Đã gửi bởi perfectstrong on 30-04-2024 - 19:30 trong Hình học

Một bài toán thường có nhiều phương pháp để giải quyết, phương pháp của bạn có thể mình chưa được tiếp cận nhiều nên cũng không biết nó có hữu dụng không, mình cũng không phải là một người học giỏi toán hình cho lắm nên cũng cần phải học hỏi thêm nhiều điều để phát triển kĩ năng làm bài.Mình không có ý nói rằng mọi bài toán đều sử dụng "giả sử" nhằm chứng minh, chưa chắc một bài toán nào đó giả sử điều luôn đúng thì có thể chứng minh được, hơn hết bạn đâu thể khẳng định rằng việc giả sử rồi chứng minh nó đúng cho khỏe, mình tin rằng mỗi phương pháp đều có điểm mạnh yếu riêng của nó.Giả sử có thể giả sử kết luận sai và chứng minh nó vô lí hoặc giả sử kết luận đúng và chứng minh nó luôn đúng theo giải thiết,lý luận và dựa vào giả thiết để chứng minh kết luận,giả sử có thể khác lý luận nhưng về cơ bản là đều chứng minh kết luận là luôn đúng.Vấn đề ở đây là tuy theo trình độ và dạng bài cần chứng minh mà đưa ra phương pháp phải phù hợp, đối với mình thì bài toán này dùng giả sử sẽ dễ hơn lập luận thông thường(nếu bạn chỉ làm nó theo một cách và không thực sự muốn chinh phục toàn bộ bài toán)

Cách bạn làm ở trên là bạn giả sử một giả thiết X nào đó, rồi suy ra đpcm. Vấn đề ở chỗ là giả thiết X được suy ra thế nào, chứng minh thế nào, phủ định thế nào, bạn lại không nói. Đấy mới là cái mình không đồng tình.

 

Cụ thể hơn, trong bài toán trên, bạn giả sử rằng $AC \perp BD$, rồi suy ra đpcm. Vậy giả sử này có mâu thuẫn với điều kiện $AB^2+CD^2=AD^2+CB^2$ không? Hay nó là hệ quả? Mình chứng minh rằng $AB^2 + CD^2 = AD^2 +CB^2 \Rightarrow AC \perp BD$, còn bạn thì giả sử luôn cái cấu hình ấy.

Bạn có chứng minh được không thể có cấu hình nào khác không?




#744748 Đếm tập con không cách đúng 2 đơn vị

Đã gửi bởi perfectstrong on 30-04-2024 - 14:00 trong Tổ hợp và rời rạc

Mở rộng ra một chút thì:

Bài toán
Có bao nhiêu tập con của tập $n$ số tự nhiên đầu tiên sao cho không có hai phần tử nào có hiệu bằng $m$ ?




#744747 $S_{ABCD}\leq \frac{AC^{2}+BD^{2...

Đã gửi bởi perfectstrong on 30-04-2024 - 13:57 trong Hình học

Cách chứng minh của bạn rất hay, nhưng theo mình thì đối với những người học toán trình độ không quá giỏi thì lối chứng minh này rất khó để nghĩ ra.Thay vào đó, họ thường tư duy ngược lại bài toán.Theo yêu cầu của bài toán thì có thể biến đổi $\frac{AC^{2}+BD^{2}}{4}\geq \frac{AC.BD}{2}$(theo BĐT cauchy) và $\frac{AC.BD}{2}$ có thể bằng SABCD ,điều này đúng khi AC vuông góc với BD.Việc dựa vào giả thiết mà chứng minh AC vuông góc với BD là rất khó nên theo mình nghĩ việc giả sử rồi chứng minh luôn đúng sẽ tốt hơn(theo ý kiến cá nhân).Nhưng dù sao thì cảm ơn bạn đã đóp góp cho bài viết của mình :icon6:

Phương pháp trùng là cách rất căn bản trong nhiều bài toán để chứng minh một đối tượng có nhiều tính chất.

Bạn sử dụng "giả sử" như vậy là sai phương pháp lý luận trong toán. Giờ cứ gặp "khó khăn" nào trong chứng minh là ta giả sử luôn điều đó đúng cho khỏe xác? Vậy thì chắc chẳng có giả thuyết nào trụ nổi trước phương pháp của bạn.




#744741 Đếm tập con không cách đúng 2 đơn vị

Đã gửi bởi perfectstrong on 30-04-2024 - 03:54 trong Tổ hợp và rời rạc

Cho tập hợp gồm $2n$ số tự nhiên đầu tiên, hỏi có bao nhiêu tập con (tính cả tập rỗng) của tập đó sao cho không có $2$ phần tử nào trong tập con đó cách nhau đúng $2$ đơn vị.

Mình không hiểu $2n$ thì khác gì với trường hợp $2n+1$ lắm, nên mình sẽ xét trường hợp tổng quát là $n$.

Để bắt đầu truy hồi, ta luôn đặt $f(n)$ là hàm đại diện cho đại lượng cần đếm. Ở đây là: "số tập con của $S(n)$ sao cho không có $2$ phần tử nào có hiệu bằng $2$" với $S(n)=\{0,1,\ldots,n-1\}$ tập $n$ số tự nhiên đầu tiên.

Sau đó, ta xác định $f(n)$ dựa trên các giá trị có trước (truy hồi): $f(n-1), f(n-2), \ldots$.

Ta thấy rằng để từ $S(n-1)$ lên $S(n)$, ta phải thêm số $n-1$ vào, do đó ta cần tìm hiểu xem con số $n-1$ này sẽ được sử dụng như thế nào để xây dựng các tập con của $S(n)$ mà vẫn thỏa đề.

TH1: Nếu ta không dùng $n-1$, tức là ta chỉ dùng các số tự nhiên không quá $n-2$. Vậy ta đang đếm $f(n-1)$.

TH2: Nếu ta dùng $n-1$: xét một $X$ tập con thỏa đề có chứa $n-1$. Dễ thấy $n-3 \not \in X$.

TH2.1: Nếu $n-2 \not \in X$, thế thì mọi phần tử khác $n-1$ của $X$ đều không vượt quá $n-4$. Vậy ta có thêm $f(n-3)$ tập con thỏa đề.

TH2.2: Nếu $n-2 \in X \Rightarrow n-4 \not \in X$. Suy ra mọi phần tử khác $n-1$ và $n-2$ của $X$ đều không vượt quá $n-5$. Vậy ta có thêm $f(n-4)$ tập.

Tổng cộng, ta sẽ có $$f(n)=f(n-1)+f(n-3)+f(n-4)$$

Ta liệt kê "vài" trường hợp đầu tiên. Với mỗi $n$, ta sẽ liệt kê các tập con thành nhiều hàng, mỗi hàng sẽ có chung phần tử lớn nhất.

$n=1$:

\[\begin{array}{c}
\left\{ {} \right\}\\
\left\{ 0 \right\}
\end{array}\]

$n=2$:

\[\begin{array}{c}
\left\{ {} \right\}\\
\left\{ 0 \right\}\\
\left\{ 1 \right\},\left\{ {1,0} \right\}
\end{array}\]

$n=3$:

\[\begin{array}{c}
\left\{ {} \right\}\\
\left\{ 0 \right\}\\
\left\{ 1 \right\},\left\{ {1,0} \right\}\\
\left\{ 2 \right\},\left\{ {2,1} \right\}
\end{array}\]

$n=4$:

\[\begin{array}{c}
\left\{ {} \right\}\\
\left\{ 0 \right\}\\
\left\{ 1 \right\},\left\{ {1,0} \right\}\\
\left\{ 2 \right\},\left\{ {2,1} \right\}\\
\left\{ 3 \right\},\left\{ {3,2} \right\},\left\{ {3,0} \right\}
\end{array}\]

$n=5$:

\[\begin{array}{c}
\left\{ {} \right\}\\
\left\{ 0 \right\}\\
\left\{ 1 \right\},\left\{ {1,0} \right\}\\
\left\{ 2 \right\},\left\{ {2,1} \right\}\\
\left\{ 3 \right\},\left\{ {3,2} \right\},\left\{ {3,0} \right\}\\
\left\{ 4 \right\},\left\{ {4,3} \right\},\left\{ {4,1} \right\},\left\{ {4,0} \right\},\left\{ {4,3,0} \right\},\left\{ {4,1,0} \right\}
\end{array}\]

$n=6$

\[\begin{array}{c}
\left\{ {} \right\}\\
\left\{ 0 \right\}\\
\left\{ 1 \right\},\left\{ {1,0} \right\}\\
\left\{ 2 \right\},\left\{ {2,1} \right\}\\
\left\{ 3 \right\},\left\{ {3,2} \right\},\left\{ {3,0} \right\}\\
\left\{ 4 \right\},\left\{ {4,3} \right\},\left\{ {4,1} \right\},\left\{ {4,0} \right\},\left\{ {4,3,0} \right\},\left\{ {4,1,0} \right\}\\
\left\{ 5 \right\},\left\{ {5,4} \right\},\left\{ {5,2} \right\},\left\{ {5,1} \right\},\left\{ {5,0} \right\},\left\{ {5,4,1} \right\},\left\{ {5,4,0} \right\},\left\{ {5,2,1} \right\},\left\{ {5,1,0} \right\},\left\{ {5,4,1,0} \right\}
\end{array}\]

Bạn thử kiểm tra xem có đúng không nhé :D Công thức tổng quát xin nhường bạn.




#744740 $S_{ABCD}\leq \frac{AC^{2}+BD^{2...

Đã gửi bởi perfectstrong on 30-04-2024 - 01:37 trong Hình học

Theo mình thì giả sử AC vuông góc với BD sau đó chứng minh luôn đúng theo pitago được $S_{ABCD}=\frac{1}{2}AC.BD\leq \frac{AC^2+BD^2}{4}$

Vì sao lại "giả sử" mà không chứng minh?

Giả thiết đã cho tương đương với $BA^2-BC^2 = DA^2-DC^2 \, (1)$. Đây là điều kiện cần và đủ để có $BD \perp AC$.

Nếu ở THPT thì có thể dùng vector, còn ở THCS thì chiều đảo hiển nhiên đúng do Pythagore, còn chiều thuận thì như sau:

Hạ $BH, DK$ vuông góc với $AC$.

$(1) \Leftrightarrow HA^2 - HC^2 = KA^2 - KC^2 \, (2)$.

Gọi $M$ là trung điểm $AC$. Ta có nhận xét như sau:

Mệnh đề
$HA < HC \Leftrightarrow M$ nằm giữa $H, C$.

Với nhận xét đó và $(2)$, ta sẽ tìm cách chứng minh $H \equiv K$.

TH1: $H \equiv M$. TH này dễ thấy $K \equiv M$.

TH2: $H$ thuộc tia $MA$. Từ $(2)$, ta có $KA < KC$, nên do Theorem, ta cũng có $M$ nằm giữa $K,C \, (*)$.

TH2.1: $H$ nằm giữa $A,M$.

$(2) \Rightarrow (KC - KA)(KC + KA) = (HC-HA)(HC + HA) = 2HM.AC \, (3)$

Nếu $A$ nằm giữa $K, C$ thì $(KC - KA)(KC + KA)= AC(KC + KA) > AC^2 > 2HM.AC$ (vì $2HM < 2AM=AC$): mâu thuẫn với $(2)$.

Nên $K$ nằm giữa $A, C$. Kết hợp với $(*)$, ta có $K$ nằm giữa $A,M$.

Do đó $(3) \Rightarrow 2KM.AC = 2HM.AC \Rightarrow KM = HM \Rightarrow K \equiv H$.

TH2.2: $A$ nằm giữa $H, M$

$(2) \Rightarrow (KC - KA)(KC + KA) = (HC-HA)(HC + HA) = 2AC.HM \, (4)$

Nếu $K$ nằm giữa $A,M$ thì $(KC-KA)(KC+KA)=2KM.AC < 2AC.HM$: mâu thuẫn với $(2)$. Nên $A$ nằm giữa $K, M$.

Từ đó $(2) \Rightarrow AC.2KM=2AC.HM \Rightarrow KM = HM \Rightarrow K \equiv H$.

TH3: $H$ thuộc tia $MC$. Tương tự với TH2.

Vậy, ta luôn có $K \equiv H$, đồng nghĩa với $BD \perp AC$ (đpcm).




#744709 CMR: $a^y + b^y + c^y \geq 3$

Đã gửi bởi perfectstrong on 28-04-2024 - 22:05 trong Bất đẳng thức và cực trị

Có $(a^y+b^y+c^y)^x3^{y-x}\\ =(a^y+b^y+c^y)(a^y+b^y+c^y)...(a^y+b^y+c^y)(1+1+1)...(1+1+1)\\ \geq (a^x+b^x+c^x)^y=3^y \Rightarrow (a^y+b^y+c^y)^x\geq 3^x$ hay đpcm

Nếu $y$ không phải là số nguyên thì sao bạn? Chẳng hạn $y = \frac{3}{2}$ ?




#744708 Tìm vị trí 3 điểm $A;M;N$ sao cho $AM+AN$ $Min$

Đã gửi bởi perfectstrong on 28-04-2024 - 22:00 trong Hình học

Hình sẽ trông kiểu kiểu như vậy: attachicon.gif s.png

Một cách để định nghĩa là $O_1, O_2$ nằm cùng nửa mặt phẳng so với đường thẳng $d$.




#744698 Tìm vị trí 3 điểm $A;M;N$ sao cho $AM+AN$ $Min$

Đã gửi bởi perfectstrong on 28-04-2024 - 04:01 trong Hình học

$d$ là một đường thẳng bất kỳ nằm dưới 2 đường tròn

Mặc dù hiểu ý bạn, nhưng mình nghĩ bạn nên định nghĩa rõ ràng thế nào là "nằm dưới 2 đường tròn".




#744681 Tìm vị trí 3 điểm $A;M;N$ sao cho $AM+AN$ $Min$

Đã gửi bởi perfectstrong on 27-04-2024 - 00:55 trong Hình học

$d$ là đường thẳng à bạn? Và $d$ nằm đâu?




#744660 $A$ và $B$ đối xứng nhau qua $O$. $P=MA+MB...

Đã gửi bởi perfectstrong on 25-04-2024 - 01:19 trong Hình học

Nhìn lời giải của các bạn thì có thể thấy rằng việc $A,B$ nằm ngoài $(O)$ không thật sự cần thiết. Chỉ cần $O$ nằm giữa $A,B$.

Như vậy, ta có thể thu gọn một chút mở rộng ở trên thành kết quả như sau:

Bài toán
Cho đường tròn $(O)$ và đoạn thẳng $AB$ chứa $O$. Một điểm $M$ chạy trên $(O)$. Chứng minh rằng $MA+MB$ đạt GTLN khi $MO$ là phân giác của $\widehat{AMB}$.

Nhìn hai bạn "song kiếm hợp bích" đẹp mắt quá. Giờ mà dừng lại thì thật uổng phải không? :D

Bài toán
Cho đường $(O)$ và 2 điểm $A,B$ sao cho $A,B,O$ thẳng hàng. Một điểm $M$ chạy trên $(O)$. Tìm GTLN của $MA+MB$?

 




#744652 Chứng minh rằng: $\Delta OEF$ cân.

Đã gửi bởi perfectstrong on 24-04-2024 - 20:51 trong Hình học

Thực ra đây vẫn là bài toán con bướm, chỉ là thay vì cắt bên trong đoạn $AB$ thì cắt ở ngoài :D




#744648 $A$ và $B$ đối xứng nhau qua $O$. $P=MA+MB...

Đã gửi bởi perfectstrong on 24-04-2024 - 20:01 trong Hình học

Khi đọc đề bài, mình nhớ tới một bài mà anh E. Galois đăng hồi lâu:

 

Cho hai điểm $A,B$ cùng nằm ở bên ngoài đường tròn $(O,r)$. Xác định vị trí điểm $M \in (O)$ sao cho $MA+MB $ nhỏ nhất

https://diendantoanh...o-mamb-nhỏ-nhất

 

Ở đây chỉ có bài toán tìm min với trường hợp tổng quát. Nhưng nếu suy nghĩ tìm max thì cũng sẽ rất thú vị :D




#744642 $A$ và $B$ đối xứng nhau qua $O$. $P=MA+MB...

Đã gửi bởi perfectstrong on 24-04-2024 - 03:16 trong Hình học

Hãy thử tăng độ khó lên một chút :D : Tìm GTLN của $MA + MB$ khi $A, B$ đều nằm ngoài $(O)$ và $O$ nằm giữa $A,B$.




#744634 Tìm $Max, Min$ của $A = xy + yz + zx + \frac{x^...

Đã gửi bởi perfectstrong on 23-04-2024 - 14:31 trong Bất đẳng thức và cực trị

mình k bt dùng kí hiệu trong này 
A= xy+yz+xz +12-xy-yz-xz/3(x+y+z )

gt: 3(x+y+z)2 - 5(xy+yz+xz)=12

đắt x+y+z=a, xy+yz+xz=b.

Cm dc a <=3 . b<=3

A=b +12-b/3a=b+ a(12-b)/3a2

A<= b+ 36-3b/12+5b = 9b+5b^2+36/12+5b

CM A<=4. tương đương 11b+12>=5b^2

Do 12>= 4b (=) 15b>=5b^2( đúng)

=) A<=4

 

Min 

do b>=0 =) 3a>=12 =) a>=2

A= b + a(12-b)/3a

A>= b+ 24-2b/12+5b = 5b2 +10b+24 / 12+5b >= 10b +24 / 5b+12 =2

Min A=2 khi (x,y,z) là hoán vị của (0,0,2)

Bạn học cách gõ LaTeX qua hướng dẫn ở đây https://diendantoanh...-trên-diễn-đàn/

Diễn đàn có nơi tập gõ LaTeX: https://diendantoanh...-trên-diễn-đàn/

Mình đã sửa bài của bạn theo LaTeX, tuy nhiên bạn không đặt dấu ngoặc để phân biệt tử số mẫu số gì cả, nên có thể có sai sót.




#744573 Số cách đặt các quân mã lên bàn cờ 4*4 mà mỗi hàng, mỗi cột chỉ chứa đúng 2 q...

Đã gửi bởi perfectstrong on 17-04-2024 - 03:56 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Để đơn giản trước thì hãy thử với $6 \times 6$ và mỗi hàng một cột có 3 mã xem :)




#744565 Số cách đặt các quân mã lên bàn cờ 4*4 mà mỗi hàng, mỗi cột chỉ chứa đúng 2 q...

Đã gửi bởi perfectstrong on 16-04-2024 - 15:10 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Cho bàn cờ $4*4$.

Có bao nhiêu cách đặt các quân mã lên bàn cờ đó sao cho trên mỗi ô chứa nhiều nhất 1 quân mã, mỗi quân mã chỉ nằm trên 1 ô và mỗi hàng, mỗi cột chỉ chứa đúng 2 quân mã?

Câu hỏi phụ: có bao nhiêu cách đặt quân mã thỏa đề mà chúng không ăn nhau ? :D

 

Đã nhắc tới quân mã mà không đặt thêm một câu hỏi phụ như vậy thì phí quá :)




#744481 Hỏi đáp về GeoGebra

Đã gửi bởi perfectstrong on 03-04-2024 - 19:00 trong Vẽ hình trên diễn đàn

Từ một điểm được cho trong vùng làm việc Geogebra, cần trích xuất một thành phần toạ độ của điểm đó (giá trị hoành độ thôi chẳng hạn) thì phải làm thế nào? Xin được chỉ dẫn. Thanks!

 

Trong khung lệnh, bạn gõ $x(M)$ (hoành độ) hoặc $y(M)$ (tung độ) với $M$ là điểm cần tìm.




#744479 Kí hiệu $x \rightarrow -\infty$ không hiện bên dưới kí hi...

Đã gửi bởi perfectstrong on 02-04-2024 - 22:57 trong Soạn thảo tài liệu khoa học với $\LaTeX$

Khi soạn LaTeX, mình lúc nào cũng để ở đầu trang dòng này để bật displaystyle ở mọi chỗ:

\everymath{\displaystyle}

TeX còn hỗ trợ vài định dạng khác, bạn tham khảo ở đây: https://www.overleaf...le_in_math_mode




#744422 Chứng minh rằng tồn tại một hình tròn bán kính bằng 1cm mà không chứa điểm nà...

Đã gửi bởi perfectstrong on 28-03-2024 - 22:34 trong Dành cho giáo viên các cấp

Không đăng một bài nhiều lần.

https://diendantoanh...24-điểm-đã-cho/