Đến nội dung

vda2000 nội dung

Có 295 mục bởi vda2000 (Tìm giới hạn từ 02-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#667086 Đề Thi VMO năm 2017

Đã gửi bởi vda2000 on 05-01-2017 - 14:28 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Tất cả a đều thoả

thực chất $a\geq\frac{-1}{10}$ để $u_2$ xác định nữa




#540075 Tuyển tập các bài hình thi vào chuyên THPT

Đã gửi bởi vda2000 on 09-01-2015 - 12:05 trong Hình học

Đề bài:

Cho đa giác lồi 100 đỉnh. Chứng minh có thể chọn ra 3 đỉnh sao cho đường tròn đi qua 3 đỉnh đó chứa các đỉnh còn lại của đa giác.




#566903 Topic tổng hợp một số bất đẳng thức trong kì thi MO các nước

Đã gửi bởi vda2000 on 19-06-2015 - 17:36 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Bài 119(Thailand MO): Cho a,b,c>0. CMR: 

$\frac{a^2}{b^2+bc+c^2}+\frac{b^2}{c^2+ca+a^2}+\frac{c^2}{a^2+ab+b^2}\geq 1$

 

Ta có: $2(b^2+bc+c^2)\leq 3(b^2+c^2)$

$\Leftrightarrow b^2+bc+c^2\leq\frac{3}{2}(b^2+c^2)$

$\Leftrightarrow\frac{a^2}{b^2+bc+c^2}\geq\frac{2a^2}{3(b^2+c^2)}$

$\Leftrightarrow\sum\frac{a^2}{b^2+bc+c^2}\geq\frac{2}{3}(\sum\frac{a^2}{b^2+c^2})\geq\frac{2}{3}.\frac{3}{2}=1$ (Bất đẳng thức $Nesbit$)




#567826 Topic tổng hợp một số bất đẳng thức trong kì thi MO các nước

Đã gửi bởi vda2000 on 24-06-2015 - 14:07 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Bài 151(Romania TST): Cho a,b,c>0. CMR: nếu $a^2+b^2+c^2=3$ thì

$\sum \frac{1}{a^2+b^3+c^2}\leq 1$

 

Ta áp dụng bất đẳng thức Bunhia:

$(a^2+b^3+c^2)(a^2+b+c^2)\geq (a^2+b^2+c^2)^2=9$

suy ra: $\frac{1}{a^2+b^3+c^2}\leq\frac{a^2+b+c^2}{9}$

$\Rightarrow\sum\frac{1}{a^2+b^3+c^2}\leq\sum\frac{a^2+b+c^2}{9}=\frac{2(a^2+b^2+c^2)+a+b+c}{9}\leq\frac{2.3+3}{9}=1$ 




#554627 PHƯƠNG PHÁP HÀM LẶP TRONG CÁC BÀI TOÁN VỀ DÃY SỐ

Đã gửi bởi vda2000 on 17-04-2015 - 18:59 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Dãy số - Giới hạn

Cần giúp bài này

Xét dãy số: $\left\{\begin{matrix} u_1=2\\ u_n=3_{n-1}+2n^3-9n^2+9n-3 \end{matrix}\right.$ ($n=1;2;3;...$)

Chứng minh rằng với mỗi số nguyên tố $p$ thì biêu thức:

$M=2003\sum_{i=1}^{p-1}u_i$ chia hết cho $p$




#562512 ĐỀ THI VÒNG 1+VÒNG 2 MÔN TOÁN TUYỂN SINH VÀO LỚP $10$ THPT CHUYÊN...

Đã gửi bởi vda2000 on 30-05-2015 - 20:49 trong Tài liệu - Đề thi

@vietnaminmyheart

Có thằng bạn ở TP tớ làm hết.

Câu cuối học rồi quên sạch mất tiêu. :'(

Đắng!!!!




#563441 ĐỀ THI VÒNG 1+VÒNG 2 MÔN TOÁN TUYỂN SINH VÀO LỚP $10$ THPT CHUYÊN...

Đã gửi bởi vda2000 on 04-06-2015 - 14:25 trong Tài liệu - Đề thi


 

 

BÌNH LUẬN BÀI CUỐI TOÁN CHUYÊN KHTN
Lời giải: 
(1) Trong 2015 điểm thuộc S có nhiều nhất 2014 điểm thẳng hàng. Khi đó số đường thẳng phân biệt được tạo thành đi qua 2 điểm thuộc S là ít nhất.(xét trường hợp còn lại thì quá rõ để cm lớn hơn rùi hay đó là điều hiển nhiên)
(2) Từ 1 điểm khác 2014 điểm thẳng hàng luôn kẻ được 2014 đường thẳng phân biệt.
Từ (1) và (2) ta có ít nhất 2015 đường thẳng phân biệt được tạo thành đi qua ít nhất 2 điểm thuộc S.

Mình hơi giật mình khi đọc câu cuối. Thật không thể tin được Biểu tượng cảm xúc colonthree nó bị dễ 

 

Là sao vậy?




#562523 ĐỀ THI VÒNG 1+VÒNG 2 MÔN TOÁN TUYỂN SINH VÀO LỚP $10$ THPT CHUYÊN...

Đã gửi bởi vda2000 on 30-05-2015 - 21:28 trong Tài liệu - Đề thi

Mình nghĩ câu cuối phần a như thế này:

Ta có: số được viết trong ô có dạng $(1;j)$ có công thức truy hồi: $n=\frac{j(j+1)}{2}$

Chứng minh bang quy nạp:

Đúng với $1;3;6;10$

Giả sử: $n=\frac{j(j+1)}{2}$ ở ô $(1;j)$

$n+1$ ở ô $(j+1;1)$

$n+2$ ở ô $(j;2)$

.....

$n+j+1$ ở ô $(1;j+1)$

Mà $n+j+1=\frac{j(j+1)}{2}+j+1=\frac{(j+1)(j+2)}{2}$

=> CTTH đúng.

Áp dung: $2016=\frac{63.64}{2}$ nên:

$2016$ ở ô $(1;63)$

$2015$ ở ô $(2;62)$

$m=2;n=62$




#562693 ĐỀ THI VÒNG 1+VÒNG 2 MÔN TOÁN TUYỂN SINH VÀO LỚP $10$ THPT CHUYÊN...

Đã gửi bởi vda2000 on 31-05-2015 - 19:33 trong Tài liệu - Đề thi

Loiw

 

Lời giải câu cuối nè :

Giả sử trong $2015$ điểm có $n$ điểm thẳng hàng ($n\leq2014$) (Có thể có nhiều điểm thẳng hàng khác nhưng không thẳng hàng với $n$ điểm này nhưng không cần quan tâm)

Với $n=1$ tức là không có bất kì hai điểm nào thẳng hàng thì điều phải chứng minh đã rõ

Với $n>1$ thì số đường kẻ từ các điểm còn lại đến $n$ điểm này là $n(2015-n)$

Cộng thêm 1 đường thẳng nữa đi qua n điểm thì số đường thẳng ít nhất là $n(2015-n)+1$

Giờ chỉ việc chứng minh nó $\geq2015$ thôi. Thật vậy ta có : $2015(n-1)-(n-1)(n+1)\geq0<=>(2014-n)(n-1)\geq0$ (Điều này luôn đúng)

Vậy ta có điều phải chứng minh

 

Bài bất đẳng thức có lời giải này khá ngắn gọn

$\sum \frac{x}{4\sqrt{y+z-4}}\geq\sum \frac{x}{y+z}\geq \frac{3}{2}$ (Áp dụng bất đẳng thức Cosi)

Dấu $= : x=y=z=4$

Đề KHTN năm nay dễ ghê, mỗi tội bố mẹ không cho đi thi  :(

Bạn làm giống mình quá :D

Cả hai phần luôn




#559250 $\boxed{\textrm{TOPIC}}$ ÔN THI VÀO...

Đã gửi bởi vda2000 on 13-05-2015 - 21:57 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 5:

Dễ thấy $x=0$ không phải là nghiệm chung của 2 phương trình

Gọi nghiệm chung là $x_0$ thì ta có:

$$P(x_0)=Q(x_0)=0$$

$$\Leftrightarrow x_0^4+ax_0^3+bx_0^2+cx_0+1=x_0^4+cx_0^3+bx_0^2+ax_0+1$$

$$\Leftrightarrow (a-c)x_0^3=(a-c)x_0$$

$$\Leftrightarrow x_0^2=1\Leftrightarrow x_0=\pm 1$$

 

Vậy nghiệm chung của 2 phương trình là $\pm 1$

Hình như đề bảo tìm tất cả các nghiệm còn lại của phương trình.

Thay $x=1$ vào PT: $P(x)=0$, ta có: $a+b+c=-2$

         $x=-1$vào PT: $P(x)=0$, ta có: $-a+b-c=-2$

Do đó, $b=-2$; $a=-c$

$P(x)=0\Leftrightarrow x^4+ax^3-2x^2-ax^2+1=0$

$\Leftrightarrow (x^2-1)(x^2+ax-1)=0$

PT có tập nghiệm $S_1={1;-1;\frac{\sqrt{a^2+4}-a}{2};\frac{-\sqrt{a^2+4}-a}{2}}$

Tương tự với $Q(x)=0$




#559673 $\boxed{\textrm{TOPIC}}$ ÔN THI VÀO...

Đã gửi bởi vda2000 on 15-05-2015 - 22:21 trong Tài liệu - Đề thi

 

Dùng công thức truy hồi:

Đặt Un=$(3+\sqrt{5})^{n}+(3-\sqrt{5})^{n}$

Đặt $(3+\sqrt{5})^{n} = A$
Đặt $(3+\sqrt{5})^{n} = B$
 $Un=A^{n}+B^{n}$
 Un+1=$A^{n}.(3+\sqrt{5})+B^{n}.(3-\sqrt{5})$
 Un+2=$A^{n}.(3+\sqrt{5})^{2}+B^{n}.(3-\sqrt{5})^{2}$
Un+2=$6A^{n}.(3+\sqrt{5})-4A^{n}+6B^{n}.(3-\sqrt{5})-4B^{n}$
Un+2=6Un+1-4Un suy ra ĐPCM

 

Làm thế này được không nhỉ?

Theo khai triển Newton, ta có:

$(3+\sqrt{5})^n=A+B\sqrt{5}$

$(3-\sqrt{5})^n=A-B\sqrt{5}$ với ($A,B\in\mathbb{Z}$)

Suy ra: $(3+\sqrt{5})^n+(3-\sqrt{5})^n=2A\in\mathbb{Z}$ (đpcm)




#559239 $\boxed{\textrm{TOPIC}}$ ÔN THI VÀO...

Đã gửi bởi vda2000 on 13-05-2015 - 21:32 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 5: ( 2 điểm)

Cho a,b,c là độ dài ba cạnh của một tam giác và x,y,z là ba số thực thoả mãn:
$ax+by+cz+a+b+c=0$.Chứng minh rằng:
$xy+yz+zx+2x+2y+2z+3 \leq 0$

Theo nguyên lí Đi-rích-lê, tồn tại ít nhất $2$ trong $3$ số: $x+1;y+1;z+1$ cùng không dương hoặc không âm, giả sử: $(y+1)(z+1)\geq 0$

Ta có: $a(x+1)+b(y+1)+c(z+1)=0$

$\Leftrightarrow a(x+1)=-b(y+1)-c(z+1)$

$\Leftrightarrow x+1=\frac{-b(y+1)-c(z+1)}{a}$

ĐPCM $\Leftrightarrow (x+1)(y+1)+(y+1)(z+1)+(z+1)(x+1)\leq 0$

$\Leftrightarrow (x+1)((y+1)+(z+1))+(y+1)(z+1)\leq 0$

$\Leftrightarrow\frac{[-b(y+1)-c(z+1)][(y+1)+(z+1)]}{a}+(y+1)(z+1)\leq 0$

$\Leftrightarrow -b(y+1)^2-c(z+1)^2-(b+c)(y+1)(z+1)+a(y+1)(z+1)\leq 0$

$\Leftrightarrow -b(y+1)^2-c(z+1)^2-(b+c-a)(y+1)(z+1)\leq 0$

Ta có: $-b(y+1)^2\leq 0$ và $-c(z+1)^2\leq 0$ và $-(b+c-a)(y+1)(z+1)\leq 0$ (BĐT trong tam giác)

$\Leftrightarrow DPCM$




#559246 $\boxed{\textrm{TOPIC}}$ ÔN THI VÀO...

Đã gửi bởi vda2000 on 13-05-2015 - 21:49 trong Tài liệu - Đề thi

 

Câu 4 : ( 6,0 điểm) Trên đường tròn C tâm O, bán kính R vẽ dây AB < 2R.Từ A,Bvẽ các tiếp tuyến Ax,By với đường tròn C .Lấy điểm M bất kì trên cung nhỏ AB .Gọi H,K,I lần lượt là chân các đường vuông góc hạ từ M xuống AB,Ax và By.

1) CMR: $MH^2 = MK.MI $
2) Gỉa sử AM cắt KH tại E,BM cắt HI tại F.CMF: EF là tiếp tuyến chong của hai đường tròn ngoại tiếp các tam giác MEK,MFI.
3) Gọi D là giao điểm thứ hai của hai đường tròn ngoại tiếp các tam giác MEK và MFI.CMR: khi M di chuyển trên cung nhỏ AB thì đường thẳng DM luôn đi qua một điểm cố định .

abc.jpg

1) Dựa vào tứ giác nội tiếp và góc của đường tròn, ta suy ra:

$\widehat{MKH}=\widehat{MAH}=\widehat{MBI}=\widehat{MHI}=a$

và: $\widehat{MHK}=\widehat{MAK}=\widehat{MBH}=\widehat{MIH}=b$

Suy ra: $\Delta {MHK}\sim\Delta {MIH}$ ($g,g$)

Do đó, $MH^2=MI.MK$

2) Ta có: $\widehat{KMH}+\widehat{MHI}=\widehat{EHF}=a+b$

Mà $\Delta MAB$ có: $\widehat{MAB}+a+b=180^{\circ}$

Do đó, $\widehat{EMF}+\widehat{EHF}=180^{\circ}$

Nên: Tứ giác $EMFH$ nội tiếp, suy ra:

$\widehat{MEF}=\widehat{MHF}=\widehat{MKE}$

Dễ dàng chỉ ra $EF$ là đường tròn ngoại tiếp $\Delta MEF$, tương tự với $\Delta MFI$ rồi có đpcm

3) Gọi như hình vẽ: Dễ dàng chỉ ra:

$LE^2=LF^2 (=LM.LD)$

$\Rightarrow LE=LF$ nên $L$ là trung điểm $EF$

Có $EF// BC$ ( dựa vào: $\widehat{MEF}=\widehat{MHF}=\widehat{MAB}$)

Nhờ vào định lí Ta lét, chỉ ra $G$ là trung điểm $AB$, là điểm cố định nên có đpcm




#631923 ĐỀ THI OLYMPIC CHUYÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 2016

Đã gửi bởi vda2000 on 08-05-2016 - 12:58 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Câu c theo Brokard có: $IL\bot MZ$ với $Z$ là giao điểm của $ED$ với $PF$.

Còn theo định lý Pascal thì: $M,B,Z$ thẳng hàng nên: $MZ$ vuông góc $BC$

Suy ra $IL$ song song với $BC$ nên $I$ thuộc $LK$




#548226 Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An 2014-2015

Đã gửi bởi vda2000 on 19-03-2015 - 16:43 trong Tài liệu - Đề thi

vì bạn đăng đề sang topic này nên mình phải coppy bài viết của mình sang để mọi người cùng xem:

câu 3b: đặt $a=x^{2};b=y^{2},c=z^{2}$

ta có: $P=\sum \frac{1}{x^{2}+2y^{2}+3}$ $=\sum \frac{1}{x^{2}+y^{2}+y^{2}+1+2}\leq \sum \frac{1}{2}.\frac{1}{xy+y+1}$

mặt khác vì $x^{2}y^{2}z^{2}=1\Rightarrow xyz=1$. ta dễ dàng chứng minh được $\frac{1}{xy+y+1}+\frac{1}{yz+z+1}+\frac{1}{zx+x+1}=1$ từ đó suy ra $P\leq \frac{1}{2}$

Sai rồi bạn ơi, phải là $3z^2$ vì đề là $\sum\frac{1}{a+2b+3c}$

Theo mình thì thêm một bước nữa để trờ về bài giải của @HoangVienDuy

Áp dụng $Cauchy$ với $3$ số dương, ta có:

$a+b+c\geq 3\sqrt[3]{abc}=3$ vì $abc=1$

Do đó, $P\leq\sum\frac{1}{b+2c+3}$

Đến đây giống bài giải của bạn rồi, chỉ thay $a\rightarrow b;b\rightarrow c;c\rightarrow a$




#655661 Đề thi chọn đội tuyển quốc gia THPT chuyên KHTN - ĐHQG Hà Nội vòng 2 năm 2016

Đã gửi bởi vda2000 on 26-09-2016 - 20:50 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

hình.jpg

Lời giải bài hình của em:

Lời giải.
a) Ta gọi $AH$ cắt $(O)$ tại điểm thứ hai là $A'. HG$ cắt $BC$ tại $ F'$
Ta sẽ chứng minh $F,F',A'$ thẳng hàng.
Thật vậy: $∠F'HA'=∠F'A'H=∠EAH=∠FA'H$ ( vì  $HP// AE$ và $AEFA'$ là hình thang cân do $EF//AA'$) , suy ra $F,F',A'$ thẳng hàng.
Khi  đó, ta có: $∠FGF'=∠QAE=∠FA'P$ (dựa vào tính song song của gt và $AQPA'$ là hình thang cân) , suy ra:$ PFGA' $nội tiếp, nên theo tính chất phương tích:
$F'P.F'G=F'F.F'A'=F'B.F'C$, suy ra: $BPCG$ nội tiếp (đpcm)
 
b) Gọi $A'F$ cắt trung trực của $BC$ tại $S$.
Theo định lý Reim: $QS//AA'; FRA'A$ nội tiếp nên: $FRSQ$ nội tiếp.
Phần còn lại em dùng tính toán và mọi người chắc cũng không thích xem nó.
Tính toán
 

 




#570995 Tìm GTNN của biểu thức:$P = x^2 + y^2 + xy + x + y$

Đã gửi bởi vda2000 on 10-07-2015 - 11:11 trong Đại số

Bài 1: Tìm GTNN của biểu thức:

               $P = x^2 + y^2 + xy + x + y$

Bài 2: Tìm GTLN của biểu thức:

              $Q= -5x^2 - 2xy - 2y^2 + 14x + 10y -1$

Bạn nên đọc nội quy của diễn đàn trước khi gia nhập.

 

Bài 1: $4P=4x^2+4xy+4y^2+4x+4y=(4x^2+4xy+y^2)+2(2x+y)+3y^2+2y=(2x+y)^2+2(2x+y)+1+3. (y^2+\frac{2}{3}y+\frac{1}{9})-\frac{4}{3}=(2x+y+1)^2+3.(y+\frac{1}{3})^2-\frac{4}{3}\geq\frac{-4}{3}$

Dấu = xảy ra tại: $x=y=\frac{-1}{3}$

 

Bài 2: $-2Q=10x^2+4xy+4y^2-28x-20y+2=4y^2+4xy+y^2-10(2y+x)+9x^2-18x+2=(2y+x)^2-10(2y+x)+25+9(x^2-2x+1)-32=(2y+x-5)^2+9(x-1)^2-32\geq -32$

Bạn tự làm tiếp




#549473 Đề thi học sinh giỏi 9 TP.HCM 2014-2015

Đã gửi bởi vda2000 on 25-03-2015 - 22:41 trong Tài liệu - Đề thi

 

Câu 4(4đ): a) Ở đây

 

C1: Ta có: $\frac{x^2+12}{x+y}+y=\frac{x^2+xy+y^2+12}{x+y}$

Xét: $\frac{x^2+12}{x+y}-6=\frac{x^2+xy+y^2+12-6x-6y}{x+y}$

Ta có: $4(x^2+xy+12-6x-6y)=[(2x+y)^2-12(2x+y)+36]+3(y^2-4y+4)=(2x+y-6)^2+3(y-2)^2\geq 0$

Do đó, $\frac{x^2+12}{x+y}+y-6\geq 0$

$\Rightarrow\frac{x^2+12}{x+y}+y\geq 6$

Đẳng thức xảy ra tại $x=y=2$

C2: Chứng minh được: $x^2+xy+y^2\geq\frac{3}{4}(x+y)^2$

Do đó, $\frac{x^2+12}{x+y}+y\geq\frac{\frac{3}{4}(x+y)^2+12}{x+y}\geq\frac{2\sqrt{\frac{3}{4}.(x+y)^2.12}}{x+y}=6$




#693455 Đề thi chọn học sinh giỏi THPT Khoa Học Tự Nhiên 2017-2018

Đã gửi bởi vda2000 on 21-09-2017 - 07:31 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài 2. 

Dễ thấy $P(x)=(x^3-3)Q(x)+2017$

Đặt $Q(x)=a_{n} x^n+a_{n-1} x^{n-1}+...+a_0$ 

$P(x)=a_{n} x^{n+3}+a_{n-1} x^{n+2} +a_{n-2} x^{n+1} +( a_{n-3}-3a_{n} ) x^n+(a_{n-4}-3a_{n-1}) x^{n-1}+...+(a_{0}-3a_{3})x^3-3a_{2} x^2 -3a_{1} x +2017 - 3a_{0}$

Do $P(x)$ có hệ số không âm nên ta phải có hệ
$$\left\{\begin{matrix} a_{n},a_{n-1},a_{n-2} \geq 0\\ a_{n-3} \geq 3a_{n}\geq 0\\ ...\\ a_{0} \geq 3 a_{3} \geq 0\\ a_1 ,a_2 \leq 0\\ a_0 \leq \dfrac{2017}{3}\\ \end{matrix}\right.$$

Cho ta các nghiệm nguyên không âm $a_{n}=a_{n-1}=...=a_{1}=0$ hay $Q(x)=a_0=c \leq 672$ là hàm hằng. 

$P(1)=c+2017-3c=2017-2c \geq 673$

Dấu "=" xảy ra khi $P(x)=672 x^3 +1$

$P(x)=1+2x^6+2x^9+2x^{15}+2x^{18}$ $P(\sqrt[3]{3})=2017, P(1)=9<674$




#548779 Đề thi chọn HSG cấp tỉnh Bắc Giang môn Toán 9 năm học 2014-2015

Đã gửi bởi vda2000 on 22-03-2015 - 19:35 trong Tài liệu - Đề thi

Ban ra đề kém thế? lấy nguyên câu bđt bọn a mới thi chuyển hệ kì I. Lúc thi a có 3 cách làm như sau:

C1:

Đặt a=1-x, b=2-y thay vào đc c=3+x+y.

Thay vào bđt cần cm phá ra nhóm đc điều phải cm.

C2: 

BĐT cần chứng minh tương đương với :

$x+y+z+xy+yz+zx\geq 3xyz\Leftrightarrow 7+z(6-z)+xy(1-3z)\geq 0$

kết hợp với AM-GM ta có :$7+z(6-z)+xy(1-3z)\geq 7+z(6-z)+\frac{(7-z)^2}{8}(1-3z) ;( 1-3z<0)=\frac{1}{8}(z-3)(7-z)(3z-5)\geq 0\Rightarrow Q.E.D$

C3: Dùng tính chất của hàm số bậc nhất. cố định 1 biến z kết hợp với tính chất min, max của hàm số bậc nhất tại 1 khoảng xảy ra ở biên cũng suy ra đc đpcm.

P/S: Mấy ông ra đề toàn ăn cắp. năm ngoái ăn cắp cả bài hình thi CSP :3

Chán quá anh ạ, thiếu tí thời gian thì làm được :'(




#548564 Đề thi chọn HSG cấp tỉnh Bắc Giang môn Toán 9 năm học 2014-2015

Đã gửi bởi vda2000 on 21-03-2015 - 20:05 trong Tài liệu - Đề thi

Thôi rảnh tay làm bài cuối phát:

$6=a+b+c=a+\frac{b}{2}+\frac{b}{2}+\frac{c}{3}+\frac{c}{3}+\frac{c}{3}\geq 6\sqrt[6]{\frac{ab^2c^3}{108}}$

$\Rightarrow 108\geq ab^2c^3$

$\Rightarrow 216\geq 108a^2b\geq (abc)^3$ vì $a\leq 1; b\leq 2$)

$\Rightarrow abc\leq 6$

Ta có: BĐT cần chứng minh:

$\Leftrightarrow\frac{a+1}{a}.\frac{b+1}{b}.\frac{c+1}{c}\geq 4$

$\Leftrightarrow (1+\frac{1}{a})(1+\frac{1}{b})(1+\frac{1}{c})\geq 4$

$\Leftrightarrow 1+\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}+\frac{a+b+c+1}{abc}\geq 4$

$\Leftrightarrow\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}+\frac{7}{abc}\geq 3$

Áp dụng Cô si:

$\frac{1}{a}+\frac{2}{b}+\frac{3}{c}\geq 3\sqrt[3]{\frac{6}{abc}}\geq 3$

$\frac{2}{a}+\frac{1}{b}\geq 2+\frac{1}{2}=\frac{5}{2}$

Do đó: $3.(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c})\geq\frac{11}{2}$

$\Leftrightarrow\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\geq\frac{11}{6}$

Có: $\frac{7}{abc}\geq\frac{7}{6}$

Do đó, $\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}+\frac{7}{abc}\geq 3$

$\Rightarrow Q.E.D$

P/s: chán ước gì thêm 5 phút :'(




#548543 Đề thi chọn HSG cấp tỉnh Bắc Giang môn Toán 9 năm học 2014-2015

Đã gửi bởi vda2000 on 21-03-2015 - 18:11 trong Tài liệu - Đề thi

Đề thi chọn học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh

Năm học: 2014-2015

Môn thu: Toán 9

Ngày thi: 21/3/2015

Sở giáo dục và đào tạo

Bắc Giang

 

Câu 1:

Cho $P=\frac{\sqrt{x}-2\sqrt{y}}{\sqrt{x}-3\sqrt{y}}+\frac{y}{\sqrt{x}+2\sqrt{y}}-\frac{5y}{x-\sqrt{xy}-6y}$ với $x\geq 0; y>0; x\neq 9y$

1/ Tính $\frac{x}{y}$ biết $P=\frac{2007+2\sqrt{2015}}{2011}$

2/ Tìm $max P$.

Câu 2:

1/ Giải phương trình:$\sqrt{2x+1}+\frac{2x-1}{x+3}-(2x-1)\sqrt{x^2+4}-\sqrt{2}=0$

2/ Giải hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix} x^2+2xy-2x-y=0 &\\ x^4-4(x+y-1)x^2+y^2+2xy=0 \end{matrix}\right.$

Câu 3:

1/ Cho phương trình: $ax^2-(b-a+1)x=m^2+1$ $(1)$.

a/ Với $a=1;b=2$ thì phương trình $(1)$ luôn có 2 nghiệm: $x_1;x_2$. Tìm min $x_1^2+x_2^2$

b/ Nếu: $2a^2+b^2-2ab-6a+2b+5=0$ thì pt $(1)$ có hai nghiệm đối nhau,

2/ Tìm $2$ chữ số tận cùng của $S=1^{22}+2^{22}+3^{22}+.....+2015^{22}$

Câu 4:

1/ Cho hình vuông $ABCD$ và $M$ thuộc phân giác ngoài $\widehat{ABC}$ nhưng $M$ không thuộc $DA,DC$. Đường trung trưc của $MD$ cắt $BC$, $AB$ lần lượt tại $E,F$. Chứng minh rằng: $DEMF$ là hình vuông.

2/ Trên cạnh $AB,BC,CA$ của $\Delta ABC$ đều lấy $M,N,P$ sao cho: $AM=BN=CP$

a/ Chứng minh $O$ của đường tròn ngoại tiếp $\Delta ABC$ là tâm đường tròn ngoại tiếp $\Delta MNP$.

b/ Tìm $M,N,P$ để có $min P_{\Delta MNP}$

Câu 5:

Cho $a,b,c$ là các số thực dương thỏa mãn: $a\leq 1; b\leq 2$ và $a+b+c=6$

CMR: $(a+1)(b+1)(c+1)\geq 4abc$

 

P/s: đề năm nay khá khó, mình còn bài 5, vừa trống cái nghĩ ra

Mọi người chém câu 4-1 trước đi, tại mình làm bằng cách chứng minh trùng nên hơi sợ:$DE'MF'$ là hình vuông.




#548028 Đề thi hsg lớp 9 tỉnh Quảng Bình 2014-2015

Đã gửi bởi vda2000 on 18-03-2015 - 19:27 trong Tài liệu - Đề thi

Đề năm nay dễ hơn mọi năm :)))

Xin chém câu 5: Gọi cạnh của hình chữ nhật là $a;b$.

Bình phương đường chéo hình chữ nhật là: $a^2+b^2$

Diện tích hình chữ nhật là: $ab$

Do đó: $a^2+b^2\vdots ab$

Đặt $GCD(a;b)=d\Rightarrow a=da_1;b=db_1$ với ($GCD(a_1;b_1)=1$)

Ta có:

$d^2(a_1^2+b_1^2)\vdots d^2a_1b_1$

$\Rightarrow a_1^2+b_1^2\vdots a_1b_1$

$\Rightarrow a_1^2+b_1^2\vdots a_1$

$\Rightarrow b_1^2\vdots a_1$

Vì $GCD(a_1;b_1)=1$. Do đó, $a_1=1$. Tương tự $b_1=1$

Do đó, $a=b=d\Rightarrow ABCD$ là hình vuông $\Rightarrow Q.E.D$




#548039 Đề thi hsg lớp 9 tỉnh Quảng Bình 2014-2015

Đã gửi bởi vda2000 on 18-03-2015 - 19:55 trong Tài liệu - Đề thi

b.jpg

Gọi các trung điểm như bài vẽ.

Bằng cách cộng góc, dễ dàng chứng minh được: $AI\bot CD$

Ta có: $OG\bot CD$ nên $AI// OG$

Lại có: $AO//IG$ vì cùng vuông góc với $EF$

Do đó, tứ giác $AOGI$ là hình bình hành nên có: $GI=OA=R$

$\Rightarrow G$ thuộc $1$ đường thẳng song song với tiếp tuyến tại $B$ của đường tròn, cách một khoảng không đổi $=R$.

Tóm tặt thế  :icon6:  :icon6:  :icon6:  :icon6:  :icon6:  :icon6:  :icon6:




#564768 Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên Bắc Giang

Đã gửi bởi vda2000 on 10-06-2015 - 10:43 trong Tài liệu - Đề thi

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                  ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN BẮC GIANG 

        BẮC GIANG                                                                 NĂM HỌC: 2015-2016

                                                                                               MÔN THI: TOÁN

   ĐỀ THI CHÍNH THỨC                               (dành cho học sinh thi vào chuyên Toán, Tin học)

     (Đề thi có 01 trang)                                                        Ngày thi: 10/6/2015

                                                                  Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

 

Câu I:

       1. Cho biểu thức: $A=(2-\frac{2\sqrt{xy}+1}{1+\sqrt{xy}}+\frac{1}{1-\sqrt{xy}}+\frac{2\sqrt{x}}{1-xy}): (\frac{\sqrt{xy}-\sqrt{x}}{\sqrt{xy}+1}-\frac{\sqrt{xy}+\sqrt{x}}{\sqrt{xy}-1})$

           a. Tìm điều kiện của $x;y$ để biểu thức $A$ có nghĩa, từ đó hãy rút gọn biểu thức $A$.

           b. Cho $\frac{1}{\sqrt{x}}+\frac{1}{\sqrt{y}}=12$, chứng minh: $A\leq 36$

       2. Cho phương trình: $x^4-2mx^2+m^2-1=0$ $(1)$ ($x$ là ẩn, $m$ là tham số). Tìm giá trị của $m$ để phương trình $(1)$ có $4$ nghiệm phân biệt: $x_1;x_2;x_3;x_4$ sao cho: $x_1^4+x_2^4+x_3^4+x_4^4=40$

 

Câu II: 

       1. Giải phương trình: $15\sqrt{x^3-1}=4(x^2+2)$

       2. Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} 2\sqrt{x+y}=y^2+y-x \\ x(y^2+y)=(y^4-y^2)^2-2 \end{matrix}\right.$

 

Câu III:

       1. Tìm tất cả các nghiệm nguyên của phương trình: $54x^3-1=y^3$

       2. Trong tất cả các tam giác nội tiếp đường tròn $(O)$ bán kính $R>0$ cho trước, hãy xác định tam giác có diện tích lớn nhất.

 

Câu IV:

       Cho điểm $A$ cố định nằm ngoài đường tròn $(O;R)$. Một đường thẳng thay đổi luôn đi qua $A$ và không qua $O$ cắt đường tròn tại $B,C$: $AB<AC$. Các tiếp tuyến tại $B$ và $C$ của đường tròn $(O)$ cắt nhau tại $D$. Đường thẳng qua $D$ vuông góc $AO$ cắt $AO$ tại $H$ và cung nhỏ $BC$ của đường tròn $(O)$ tại $M$

       1. Chứng minh $AM$ là tiếp tuyến của đường tròn $(O)$

       2. Chứng minh đường tròn ngoại tiếp $\Delta BOC$ luôn đi qua điểm cố định.

       3. Chứng minh: $\frac{AC}{AB}=(\frac{HM}{HB})^2$

 

Câu V:

       Chứng minh rằng trong $2015$ số tự nhiên liên tiếp bất kì, luôn tồn tại ít nhất một số có tổng các chữ số chia hết cho $28$ 

 

Spoiler