Đến nội dung

Yagami Raito nội dung

Có 944 mục bởi Yagami Raito (Tìm giới hạn từ 16-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#482489 (a+b+c)(b+c+d)(c+d+a)(d+a+b)

Đã gửi bởi Yagami Raito on 10-02-2014 - 23:55 trong Bất đẳng thức và cực trị


Bài làm của bạn đúng phần chứng minh rồi chú ý thêm phải nói thêm là nhân cả 2 vế của BĐT cho $\sqrt{\frac{a}{b+c+d}} \geq 0$
Dấu bằng xảy ra khi trong 4 số có 2 số bằng nhau và 2 số bằng 0



#433785 ,$(\sqrt{x-1}+x)^{3}-2\sqrt{x-1}...

Đã gửi bởi Yagami Raito on 08-07-2013 - 16:06 trong Đại số

Cái này bạn đã hỏi rồi mà ở đây




#500669 . Tính $a+b+c$

Đã gửi bởi Yagami Raito on 22-05-2014 - 00:22 trong Đại số

Gỉa sử a,b,c là các số thực $a\neq b$ sao cho hai phương trình $x^2+ax+1=0$,$x^2+bx+1=0$ có nghiẹm chung và hai phương trình $x^2+x+a=0$,$x^2+cx+b=0$ có nghiệm chung.
Tính $a+b+c$



#428928 .Chứng minh rằng $(a^{4k}-1)$ chia hết cho $240...

Đã gửi bởi Yagami Raito on 19-06-2013 - 16:11 trong Số học

1.Chứng minh rằng $(a^{4k}-1)$ chia hết cho $240$, với mọi $k$ nguyên dương và $a$ là số nguyên tố lớn hơn $5$

 

Mình đã sửa lại đề 

Ta có: $240=16.3.5$

Ta cần chứng minh $(a^{4k}-1)$ chia hết cho $3;5;16$ thì bài toán giải quyết xong

$a$ nguyên tố $a>3$ $\Rightarrow a^{4k}\equiv 1(mod 3)\Rightarrow a^{4k-1}\vdots 3$

$a^{4}\equiv 1(mod 5)\Rightarrow a^{4k}-1\vdots 5$. (Định lý fecmat)

$a^{4k}-1=(a^{k}-1)(a^{k}+1)(a^{2k}+1)$

$a$ nguyên tố ,$a>2$ $\Rightarrow$ $a^{k-1},a^{k}+1,a^{2k}+1$là số chẵn

mà $(a^{k}-1)(a^{k}+1)$ là tích 2 số chăn liên tiếp nên nó chia hết cho 8 $\Rightarrow$ $a^{4k}-1$ chia hết cho $240$




#428579 .Chứng minh rằng $(a^{4k}-1)$ chia hết cho $240...

Đã gửi bởi Yagami Raito on 18-06-2013 - 15:41 trong Số học

1.Chứng minh rằng $(a^{4k}-1)$ chia hết cho $240$, với mọi $k$ nguyên dương và $a$ là số nguyên tố lớn hơn $5$

2.CMR: $n^4+6n^3+11n^2+6n$ chia hết cho 24 với mọi $n$ nguyên dương




#377147 [Lớp 8] SAI LẦM Ở ĐÂU?

Đã gửi bởi Yagami Raito on 12-12-2012 - 21:34 trong Các dạng toán khác

Trả lời thế này Biểu thức A không thể cùng lúc nhận 2 giá trị như thế được! Cần phải xét dấu biểu thức A
Trường hợp 1: $A>0$ $\Leftrightarrow \sqrt{x-3-1}>0\Leftrightarrow x-3>1\Leftrightarrow x>4$ Khi đó $A=1$
Trường hợp 2 $a<0$ $\Leftrightarrow \sqrt{x-3-1}<0\Leftrightarrow 0\leq x-3<1\Leftrightarrow 3\leq x<4$
Khi đó $A=-1$
Tóm lại: $A=1$ khi $X>4$
$ A=-1$ khi $3\leq x<4$



#377136 [Lớp 8] SAI LẦM Ở ĐÂU?

Đã gửi bởi Yagami Raito on 12-12-2012 - 21:11 trong Các dạng toán khác

Tiếp
Bài toán 11 Tính giá trị biểu thức $A=\frac{\sqrt{x-2-2.\sqrt{x-3}}}{\sqrt{x-3-1}}$ ($x$ $\geq$ $3$ $,$ $x$ $\neq$ $4$)
Lời giải Ta có $A^{2}=\frac{x-2-2.\sqrt{x-3}}{x-3-2.\sqrt{x-3+1}}=1$ Vậy $A = 1, -1$
Lời giải bài toán thật đơn giản! Các bạn có ý kiến gì không?




#377132 [Lớp 8] SAI LẦM Ở ĐÂU?

Đã gửi bởi Yagami Raito on 12-12-2012 - 21:02 trong Các dạng toán khác

Bài trên có một lỗi sai ...
Nhầm tí nhưng ....cả bài sai rồi
$3^{y}$ Chia hết cho 3, điiều này sai vì với y=0 thì $3^{y}=3^{0}=1$ cơ mà.
Dẫn tới phương trình có 1 nghiệm duy nhất $x=55;y=0$



#377110 [Lớp 8] SAI LẦM Ở ĐÂU?

Đã gửi bởi Yagami Raito on 12-12-2012 - 20:28 trong Các dạng toán khác

Tìm lỗi sai trong lời giải bài toán dưới đây

Bài toán 10

Tim các số tự nhiên x,y thỏa mãn $x^{2}+3^{y}=3026$
Lời giải.

Ta chứng minh $x^{2} x\in \mathbb{N} $ chia hết cho 3 hoặc chia 3 dư 1.
Thật vậy, đặt x=3a+r $(a\in \mathbb{N} và r=0;1;-1)$. Ta có
$x^{2}=(3a+r)^{2}=9a^{2}+6ar+r^{2}$
-) $r=0$ thì $r^{2}=0$ chia hết cho 3
-) $r=1;-1$ thì $r^{2}=1$ do đó $x^{2}$ chia 3 dư 1.
Vậy $x^{2}+3^{y}$ chi a hết cho 3 hoặc chia 3 dư 1 ( vì $3^{y}$ chia hết cho 3 )
MÀ 3026 chia 3 dư 2 nên không tồn tại $x,y\in \mathbb{N}$ để $x^{2}+3^{y}=3026$




#360809 [THÔNG BÁO] VỀ VIỆC LÀM CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC CỦA DIỄN ĐÀN TOÁN HỌC VMF

Đã gửi bởi Yagami Raito on 10-10-2012 - 21:47 trong Thông báo tổng quan

Em xin được đăng ký viên chuyên đề về số nguyên tố

Mới viết được có 19 trang anh chi nào co tài liệu về dạng chứng minh hợp số cho em xin được không , cũng mong đóng góp được ít cho diên đàn..Thanks



#381010 [THÔNG BÁO] VỀ VIỆC LÀM CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC CỦA DIỄN ĐÀN TOÁN HỌC VMF

Đã gửi bởi Yagami Raito on 27-12-2012 - 21:00 trong Thông báo tổng quan

Dạ em và Toàn cũng không nhắn được cho anh ... Em gửi anh lâu lắm rồi gửi bằng email ấy

File gửi kèm




#382113 [THÔNG BÁO] VỀ VIỆC LÀM CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC CỦA DIỄN ĐÀN TOÁN HỌC VMF

Đã gửi bởi Yagami Raito on 30-12-2012 - 22:03 trong Thông báo tổng quan

Cho hỏi còn ai cần giúp làm chuyên đề gì thì bảo em, nếu giúp được, (vì được nghỉ 2 ngày tới tới nên rảnh )



#380995 [THÔNG BÁO] VỀ VIỆC LÀM CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC CỦA DIỄN ĐÀN TOÁN HỌC VMF

Đã gửi bởi Yagami Raito on 27-12-2012 - 20:44 trong Thông báo tổng quan

Anh perfectstrong ơi cho em hỏi... anh nhận được chuyên đề số nguyên tố của em chưa ạ...



#364307 [THÔNG BÁO] VỀ VIỆC LÀM CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC CỦA DIỄN ĐÀN TOÁN HỌC VMF

Đã gửi bởi Yagami Raito on 23-10-2012 - 21:26 trong Thông báo tổng quan

Cho em hỏi nạp chuyên đề sô nguyên tố cho anh nào đây ạ

@Perfectstrong: Gửi qua cho anh nhé em.



#363235 [THÔNG BÁO] VỀ VIỆC LÀM CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC CỦA DIỄN ĐÀN TOÁN HỌC VMF

Đã gửi bởi Yagami Raito on 20-10-2012 - 14:55 trong Thông báo tổng quan

Toàn nạp chuyên đề số nguyên tố chưa....



#366168 [THÔNG BÁO] VỀ VIỆC LÀM CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC CỦA DIỄN ĐÀN TOÁN HỌC VMF

Đã gửi bởi Yagami Raito on 31-10-2012 - 17:08 trong Thông báo tổng quan

Gửi rồi đó anh !



#365262 [THÔNG BÁO] VỀ VIỆC LÀM CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC CỦA DIỄN ĐÀN TOÁN HỌC VMF

Đã gửi bởi Yagami Raito on 27-10-2012 - 16:40 trong Thông báo tổng quan

Anh
perfectstrong

Anh có yahoo không em gửi mail cho Dạo này bận quá anh à

@Perfectstrong: anh ghi ở trên rồi mà phải?
[email protected]



#371088 [THÔNG BÁO] VỀ VIỆC LÀM CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC CỦA DIỄN ĐÀN TOÁN HỌC VMF

Đã gửi bởi Yagami Raito on 20-11-2012 - 21:43 trong Thông báo tổng quan

Mình cũng rảnh nè ... có gì liên hệ qua yahoo nha! [email protected]



#434280 [TOPIC] Bài toán tính tổng các dãy số có quy luật

Đã gửi bởi Yagami Raito on 10-07-2013 - 15:07 trong Đại số

Tiếp tục một số dạng tính tổng 

 

$\boxed{10}$   (thường sử dụng phương pháp khử liên tiếp)

 

$D=\frac{1}{1.2}+\frac{1}{2.3}+\frac{1}{3.4}+...+\frac{1}{n(n+1)}=\frac{n}{n+1}$

 

$\boxed{10}$

 

$M=\frac{1}{\sqrt{1}+\sqrt{2}}+\frac{1}{\sqrt{2}+\sqrt{3}}+...+\frac{1}{\sqrt{n}+\sqrt{n+1}}=\sqrt{n+1}-\sqrt{n}$

 

$\boxed{11}$

 

$P=\frac{1}{2\sqrt{1}+1\sqrt{2}}+\frac{1}{3\sqrt{2}+2\sqrt{3}}+\frac{1}{4\sqrt{3}+3\sqrt{4}}+...+\frac{1}{(n+1)\sqrt{n}+n\sqrt{(n+1)}}=\frac{\sqrt{n+1}-1}{\sqrt{n+1}}$

 

$\boxed{12}$

 

$Q=\sqrt{1+\frac{1}{2^2}+\frac{1}{3^2}}+\sqrt{1+\frac{1}{3^2}+\frac{1}{4^2}}+\sqrt{1+\frac{1}{4^2}+\frac{1}{5^2}}+...+\sqrt{1+\frac{1}{n^2}+\frac{1}{(n+1)^2}}=n-\dfrac{1}{2}-\dfrac{1}{n+1}$

 

Bài tập đề nghị

a) Tìm $x$ biết $\frac{1}{5.8}+\frac{1}{11.14}+...+\frac{1}{x(x+3)}=\dfrac{101}{1540}$

 

b) Tính giá trị biểu thức $A=\dfrac{X}{Y}$ với $X=1+\dfrac{1}{3}+\dfrac{1}{5}+..+\dfrac{1}{95}+\dfrac{1}{97}+\dfrac{1}{99}$ và

 

$Y=\dfrac{1}{1.99}+\dfrac{1}{3.97}+\dfrac{1}{5.95}+...+\dfrac{1}{95.5}+\dfrac{1}{97.3}+\dfrac{1}{99.1}$




#434240 [TOPIC] Bài toán tính tổng các dãy số có quy luật

Đã gửi bởi Yagami Raito on 10-07-2013 - 11:58 trong Đại số

Mình xin bổ sung cho topic thêm chất lượng

Một số dạng toán tính tổng thường dùng( cái nào thắc mắc bảo mình mình sẽ chứng minh)

 

$\boxed{1}$    $\frac{1}{n+1}=\frac{1}{n}-\frac{1}{n+1}$

 

$\boxed{2}$ 

 

Với mọi số tự nhiên $n$ khác 0, ta có

$A=1+2+3+...+(n-1)+n=\dfrac{n(n+1)}{2}$

$\boxed{3}$

Với mọi số tự nhiên $n$ khác 0, ta có

$A=1+3+5+7+...+(2n-1)=n^2$

 

$\boxed{4}$

 

Với mọi số tự nhiên $n$ khác 0, ta có

 

$A=2+4+6+8+...+2n-1=n(n+1)$

$\boxed{5}$

Với mọi số tự nhiên $n$ khác 0, ta có

 

$A=-1+3-5+7-9+(-1)^{n}(2n-1)=(-1)^n.n$

 

$\boxed{6}$

 

$S=a^0+a^1+a^2+...+a^n=\dfrac{a^{n+1}-1}{a-1}$ ($a$ khác 1,0)

 

$\boxed{7}$

 

Với mọi số tự nhiên $n$ khác 0, ta có

$B=1.2+2.3+3.4+...+n(n+1)=\dfrac{n(n+1)(n+2)}{3}$

 

$\boxed{8}$

 

Với mọi số tự nhiên $n$ khác 0, ta có

$E=1^2+2^2+3^2+....+n^2=\dfrac{n(n+1)(2n+1)}{6}$

 

$\boxed{9}$

Với mọi số tự nhiên $n$ khác 0, ta có

 

$P=1.2.3+2.3.4+3.5.6+...+n(n+1)(n+2)=\dfrac{n(n+1)(n+2)(n+3)}{4}$$\

Một số bài tập đề nghị 

 

a) Tính tổng $A=1.50+2.49+3.48+...+49.2+50.1$

 

b) Chứng minh $2A+3$ là luỹ thừa của $3$ với $A=3+3^2+3^3+...+3^{100}$

 

c) $K=2+5+8+11+14+17+20+23+26+29+32+35$

 

d) Tìm $x$ biết $(4+2^2+2^3+2^4+...+2^{20}).x=2^{22}-2^{21}$




#434135 [TOPIC] Bài toán tính tổng các dãy số có quy luật

Đã gửi bởi Yagami Raito on 09-07-2013 - 22:20 trong Đại số

 

 

$\boxed{\text{ Bài toán 1:}}$ Tính các tổng với $n \in N^*$

 

d, $D= 1.2 + 2.3 + 3.4 + …+ (n-2)(n-1) + (n-1)n$

e, $E= 1.2.3 + 2.3.4 + 3.4.5 + … + (n-3)(n-2)(n-1) + (n-2)(n-1)n$

f, $F= \dfrac{1}{1.2} + \dfrac{1}{2.3} + … + \dfrac{1}{(n-1)n}$

g, $G=\dfrac{1}{1.2.3} + \dfrac{1}{2.3.4} + \dfrac{1}{3.4.5} + … + \dfrac{1}{(n-2)(n-1)n}$

h, $H=2+4+6+...+(2n-4) + (2n-2) + 2n$

i, $I= 1+3+5+...+(2n-3) + (2n-1)$ với ($n \ge 2$)

 

 

MONG NHẬN ĐƯỢC SỰ ỦNG HỘ NHIỆT TÌNH  CỦA MỌI NGƯỜI

 

d) Ta có $3D=1.2.(3)+2.3.(4-1)+...+(n-2)(n-1)(n-(n-3))+(n-1)n(n+1-(n+2))=n(n-1)(n+1)$

e) Câu này tương tự 




#431593 [Topic]Hỏi đáp về việc Vẽ Hình!

Đã gửi bởi Yagami Raito on 29-06-2013 - 15:41 trong Vẽ hình trên diễn đàn

Cho mình hỏi khi up hình vào bài viết nó hiện file hình ảnh của bạn không được định dạng là sao nhỉ...




#473209 [Topic]Hỏi đáp về việc Vẽ Hình!

Đã gửi bởi Yagami Raito on 27-12-2013 - 15:29 trong Vẽ hình trên diễn đàn

Vẽ đường thẳng xong cho vào paint mà chỉnh sửa 




#427875 [Toán rời rạc]Có thể làm cho các tách đều úp được không?

Đã gửi bởi Yagami Raito on 16-06-2013 - 12:06 trong Các dạng toán khác

Có $2009$ tách uống trà đặt trên một bàn.Lúc đầu tất cả các tách đều được đặt ngửa lên.Giả sử mỗi lần người ta cho $208$ tách trong chúng lật ngược lại. Hỏi sau một số lần như vậy, có thể làm cho tất cả các tách đều úp được không? Trả lời câu hỏi này trong trương hợp chỉ có $2008$ tách




#427883 [Toán rời rạc]Có thể làm cho các tách đều úp được không?

Đã gửi bởi Yagami Raito on 16-06-2013 - 12:46 trong Các dạng toán khác

Thế này nhé:

Nếu có 2009 tách, ta không thể quay úp xuống tất cả được. Tại mỗi thời điểm $x$ tách đặt ngửa được làm úp xuống và có $208-x$ tách úp xuống được lật lên .Do đó số các tách đang úp đã thay đổi đi một số là $|208-2x|$, và đây là một  số chẵn.Điều này có nghĩa là số các tách đặt úp xuống không bị thay đổi về tính chẵn lẻ.Ban đầu số này là $0$, là số chẵn. Do đó không thể thay đổi số  này thành 2009, là số lẻ.

Nếu số tách là $2008$, có thể lật úp cả xuống. Điều này có thể thực hiện như sau:.

Bước 1: Ta đánh số các tách $1,2,3,..,2008$ 

Bước 2:Ta úp các tách số $1,3,4,..,209.$.

Bước 3: Đảo ngược các tách $2,3,4,..209$.

 (Sau các bước trên thực chất chỉ có tách 1,2 là bị lật)

Bước 4: Lặp lại quá trình này 1004 lần