Đến nội dung

Simpson Joe Donald nội dung

Có 290 mục bởi Simpson Joe Donald (Tìm giới hạn từ 28-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#474061 y=-x^3+3x+4 va x=2y^3-6y-2

Đã gửi bởi Simpson Joe Donald on 30-12-2013 - 23:04 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình



1,$\left\{\begin{matrix} x^{2}(y+1)=6y-2 & \\ x^{4}y^{2}+2x^{2}y^{2}+y(x^{2}+1)=12y^{2}-1 & \end{matrix}\right.$

2,$\left\{\begin{matrix} y=-x^{3}+3x+4 & \\ x=2y^{3}-6y-2 & \end{matrix}\right.$

 

 
 2. \[hpt \iff \begin{cases}x-2=2(y-2)(y+1)^2\\ 2-y=(x-2)(x+1)^2\end{cases}\]
+ Nếu $x>2\Rightarrow y>2>2$ (Mâu thuẫn!)
+ Nếu $x<2\Rightarrow y<2<x$ (Mâu thuẫn!)
+ Suy ra $x=2\Rightarrow y=2$



#429734 Xác định đa thức $f(x)=x^2+ax+b$ thỏa mãn $|f(x)| \leq...

Đã gửi bởi Simpson Joe Donald on 22-06-2013 - 10:35 trong Số học

Bài 1: Cho $f(x)=ax^2+bx+c$ thỏa mãn $|f(-1)| \leq 1; |f(1)|\leq 1; |f(0)| \leq 1$
Chứng minh rằng $|f(x)| \leq \dfrac{5}{4}$ với mọi $x \in [-1;1]$ 
 
Bài 2: Tìm đa thức $f(x)=ax^2+bx+c$ biết $|f(x)| \leq 1$ với $x \in [-1;1]$ và 
$\dfrac{8}{3}a^2+2b^2$ đạt GTLN
 
Bài 3: Xác định đa thức $f(x)=x^2+ax+b$ thỏa mãn $|f(x)| \leq \dfrac{1}{2}$ với $x \in [-1;1]$



#436797 x^{3}-3x^{2}-6x +\sqrt{\left (x+3 \ri...

Đã gửi bởi Simpson Joe Donald on 21-07-2013 - 10:55 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Có thể làm như sau:

Chia cả 2 vế pt cho $x^3\neq 0$. Ta được:

$1-\dfrac{3}{x}\pm 2\sqrt{\dfrac{1}{x}+\dfrac{2}{x^2}}-\dfrac{6}{x^2}=0$

Đặt $\sqrt{\dfrac{1}{x}+\dfrac{2}{x^2}}=t, \ t\ge 0$ pt trở thành:

$2t^3+3t^2\pm 1=0$




#436794 x^{3}-3x^{2}-6x +\sqrt{\left (x+3 \ri...

Đã gửi bởi Simpson Joe Donald on 21-07-2013 - 10:46 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

$$pt\iff  \left(\sqrt{(x+2)^3}-3x-2\right)\left(3x+\sqrt{(x+2)^3}+4\right)=0$$

Hoặc là :

$$pt\iff \left(\sqrt{(x+2)^3}+1\right)^2=[3(x+1)]^2$$




#436847 x^{3}-3x^{2}-6x +\sqrt{\left (x+3 \ri...

Đã gửi bởi Simpson Joe Donald on 21-07-2013 - 15:11 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình



Sai rồi bạn ạ

Sai chỗ nào :D

 



Sao lại có điều này.Bạn biến đối xem.

$VT=x^3-3x^2-6x+\sqrt{(x+3)^3} \\ = x^3+6x^2+12x+8+3x\sqrt{(x+2)^3}+4\sqrt{(x+2)^3}-9x^2-3x\sqrt{(x+2)^3}-12x-6x-2\sqrt{(x+2)^3}-8 \\ = \sqrt{(x+2)^3}\left(3x+\sqrt{(x+2)^3}+4\right)-3x\left(3x+\sqrt{(x+2)^3}+4\right)-2\left(3x+\sqrt{(x+2)^3}+4\right) \\ = \left(3x+\sqrt{(x+2)^3}+4\right)\left(\sqrt{(x+2)^3}-3x-2\right)$




#436068 Với $a \geq b\geq c$ $CM : 9ab\geq (a+b+c)^...

Đã gửi bởi Simpson Joe Donald on 18-07-2013 - 19:33 trong Bất đẳng thức và cực trị

vì sao a

 

vì sao a<b+c

 

Bài này a,b,c là 3 cạnh của tam giác thì đúng hơn :D

là sao bạn 

Thì $a+b+b\ge a+b+c$




#436033 Với $a \geq b\geq c$ $CM : 9ab\geq (a+b+c)^...

Đã gửi bởi Simpson Joe Donald on 18-07-2013 - 16:52 trong Bất đẳng thức và cực trị

chứng minh bất đẳng thức :

       Với $a \geq b\geq c$

$CM : 9ab\geq (a+b+c)^{2}$

Vì $ a\geq b\geq c$

Do đó : $(a+b+c)^{2}\leq(a+2b)^{2}$

Ta cần chứng minh : $(a+2b)^{2}\leq 9ab\Leftrightarrow (4b-a)(b-a)\leq 0$(*)

Do $b \leq a \Rightarrow b-a\leq 0$ và $a<b+c\leq2b<4b \Rightarrow 4b-a>0$nên (*) đúng.

Vậy : $(a+b+c)^2\leq 9ab$




#490766 Vô địch toán Matxcơva lớp 7

Đã gửi bởi Simpson Joe Donald on 05-04-2014 - 16:46 trong Số học

Cho $A(x)$=$a$.$x^3$+$b$.$x^2$+$c$.$x$+$d$ và $A(0)$;$A(1)$ đều là số lẻ. 
C/m $A(x)$ không có nghiệm nguyên ~O)
  ~O) 




#492373 Trận 7 - PT, HPT đại số

Đã gửi bởi Simpson Joe Donald on 12-04-2014 - 11:13 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

Giải phương trình: $2x^{2}+5x-1=7\sqrt{x^{3}-1}$

Đề thi của l4lzTeoz

ĐK: $x\geq 1$
Phương trình đã cho tương đương với: $$2(x^{2}+x+1)+3(x-1)=7\sqrt{(x-1)(x^{2}+x+1)}$$
Đặt $u=\sqrt{x^{2}+x+1},v=\sqrt{x-1}; \ u,v\ge 0 $ suy ra:

$$2u^{2}+3v^{2}=7uv \iff  (u-3v)(2u-v)=0 \\ \iff \begin{bmatrix} u=3v \\ 2u=v \end{bmatrix}  \iff \begin{bmatrix} \sqrt{x^2+x+1}=3\sqrt{x-1} \\ 2\sqrt{x^2+x+1}=\sqrt{x-1} \end{bmatrix} \\ \iff \begin{bmatrix} x^2-8x+10=0 \\ 4x^2+3x+5=0 (VN)\end{bmatrix} \iff \begin{bmatrix} x=4- \sqrt{6} \\ x=4+ \sqrt{6} \end{bmatrix}$$

Vậy Tập nghiệm của phương trình là: $S=\{ 4 \pm \sqrt{6} \}$




#492384 Trận 7 - PT, HPT đại số

Đã gửi bởi Simpson Joe Donald on 12-04-2014 - 11:39 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

Giải phương trình: $2x^{2}+5x-1=7\sqrt{x^{3}-1}$

Đề thi của l4lzTeoz

Cách 2:    ĐK: $x\ge 1$, bình phương 2 vế :

$$(2x^{2}+5x-1)^2=(7\sqrt{x^{3}-1})^2 \\ \iff 4x^4-29x^3+21x^2-10x+50=0 \\ \iff (x^2-8x+10)(4x^2+3x+5)=0 \\  \implies x=4\pm \sqrt{6}$$




#492381 Trận 7 - PT, HPT đại số

Đã gửi bởi Simpson Joe Donald on 12-04-2014 - 11:35 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

Mở rộng:  Giải phương trình: $a. A(x)+b.B(x)=c.\sqrt{A(x).B(x)}$ với $a,b,c\in \mathbb{R}; \ A(x), \ B(x)$ là các đa thức.

Giải: Đặt $\begin{cases}\sqrt{A(x)}=m\ge 0\\\sqrt{B(x)}=n\ge 0\end{cases}$. Phương trình có dạng:

$$am^2+bn^2=cmn \ \ (*)$$

Nhận thấy $n=0$ không là nghiệm của phương trình , chia cả 2 vế phương trình $(*)$ cho $n^2\neq 0$ ta được:

$$a.\dfrac{m^2}{n^2}-c.\dfrac{m}{n}+b=0\iff at^2-ct+b=0\left(t=\dfrac{m}{n}\right) \implies t=\dfrac{c\pm \sqrt{\Delta}}{2a}$$

Tìm được $t$ thay vào tìm tỉ số $m,n$ rồi tìm ra x. 

 




#492659 Trận 7 - PT, BPT

Đã gửi bởi Simpson Joe Donald on 13-04-2014 - 15:04 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2014

Giải phương trình:

$$\sqrt{x^2+x-6}+3\sqrt{x-1}=\sqrt{3x^2-6x+19}$$

Đề của 

vuminhhoang

Em không phải toán thủ thi đấu nhưng làm góp vui!
ĐK ; $x\ge 2$
$$pt\iff  6\sqrt{(x-1)(x-2)(x+3)}=2x^2-16x+34 \\ \iff  6\sqrt{(x^2+2x-3)(x-2)}=2(x^2+2x-3)-20(x-2)$$
Đặt $\sqrt{x^2+2x-3}=a; \ \sqrt{x-2}=b; \  \ a,b\ge 0$, pt có dạng:
$$3ab=a^2-10b\iff (a-5b)(a+2b)=0$$
Đến đây dễ dàng làm tiếp :P



#485765 Trận 4 - Bất đẳng thức

Đã gửi bởi Simpson Joe Donald on 04-03-2014 - 10:57 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

Theo giả thiết ta có : $(x+y)^3+4xy\geq 2\Rightarrow 2\leq (x+y)^3+(x+y)^2\Leftrightarrow (x+y)^3+(x+y)^2-2\geq 0\Leftrightarrow \left ( x+y-1 \right )\left [ \left ( x+y \right )^2+x+y+2 \right ]\geq 0\Rightarrow x+y\geq 1$

Ta có : $P=3\left ( x^4+y^4+x^2y^2 \right )-2\left ( x^2+y^2 \right )+1$

Áp dụng BĐT $AM-GM$ với các số thực $a,b$ ta có : $4ab\leq \left ( a+b \right )^2,a^2+b^2\geq 2\left | ab \right |\geq 2ab$

$\Rightarrow 2P=6\left ( x^4+y^4+x^2y^2 \right )-4\left ( x^2+y^2 \right )+2=2\left ( x^4+y^4-x^2y^2 \right )+4\left ( x^4+y^4+2x^2y^2 \right )-4\left ( x^2+y^2 \right )+2=2\left ( x^4+y^4-x^2y^2 \right )+\left [ 2\left ( x^2+y^2 \right )-1 \right ]+1$

$\geq \left ( x^4+y^4 \right )+\left ( x^4+y^4-2x^2y^2 \right )+\left [ \left ( x+y \right )^2 \right ]+1\geq x^4+y^4+1\geq 2.\left ( \frac{x+y}{4} \right )^4+1\geq \frac{9}{8}\Rightarrow P\geq \frac{9}{16}$

Dấu = xảy ra khi $x=y=\frac{1}{2}$

$a,b$ có dương đâu mà $AM-GM$ bạn :P




#485219 Trận 4 - Bất đẳng thức

Đã gửi bởi Simpson Joe Donald on 28-02-2014 - 22:23 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

Bài trên em nhầm chút, em xin làm lại:

Đầu tiên ta có bất đẳng thức cơ bản: $(a+b)^2\ge 4ab\iff (a-b)^2\ge 0$(luôn đúng). Dấu bằng xảy ra khi $a=b$

Đặt $x+y=t$, ta có: $$t^3+t^2=(x+y)^3+(x+y)^2\ge (x+y)^3+4xy\ge 2 \\ \implies t^3+t^2\ge 2$$

Xét bất phương trình: $$t^3+t^2-2\ge 0\iff (t-1)(t^2+2t+2)\ge 0\iff t\ge 1$$

Lại có: $x^4+y^4+x^2y^2\ge \dfrac{3}{4}(x^2+y^2)^2\iff (x^2-y^2)^2\ge 0$ ( luôn đúng)

Do đó: $$P\ge \dfrac{9}{4}(x^2+y^2)^2-2(x^2+y^2)+1$$

Đặt $x^2+y^2=k, \ k\ge 0$. Mà $2(x^2+y^2)\ge (x+y)^2\iff (x-y)^2\ge 0\implies 2k\ge t^2\implies k\ge \dfrac{1}{2}$

Ta đưa về bài toán, tìm min của: $P=\dfrac{9k^2}{4}-2k+1$ với $k\ge \dfrac{1}{2}$ Ta có: $$P=\dfrac{1}{4}(9k^2-8k+4)=\dfrac{1}{4}\left[ \left(k^2-\dfrac{1}{4}\right)+8\left(k-\dfrac{1}{2}\right)^2+\dfrac{9}{4}\right]=\dfrac{1}{4}\left[ \left(k^2-\dfrac{1}{4}\right)+8\left(k-\dfrac{1}{2}\right)^2\right]+\dfrac{9}{16}\ge \dfrac{9}{16}$$

Dấu bằng xảy ra khi $\begin{cases}k^2-\dfrac{1}{4}=0 \\ k-\dfrac{1}{2}=0\end{cases}\iff k=\dfrac{1}{2}\implies t=1\implies \begin{cases}x+y=1 \\ x=y\end{cases}\iff x=y=\dfrac{1}{2}$

Vậy $\min P=\dfrac{9}{16}$ khi và chỉ khi $x=y=\dfrac{1}{2}.\blacksquare$

 

Điểm 10.




#485210 Trận 4 - Bất đẳng thức

Đã gửi bởi Simpson Joe Donald on 28-02-2014 - 22:04 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

Đầu tiên ta có bất đẳng thức cơ bản:  $(a+b)^2\ge 4ab\iff (a-b)^2\ge 0$(luôn đúng). Dấu bằng xảy ra khi $a=b$

Đặt $x+y=t$, ta có: 

$$t^3+t^2=(x+y)^3+(x+y)^2\ge (x+y)^3+4xy\ge 2 \\ \implies t^3+t^2\ge 2$$

Xét bất phương trình: $$t^3+t^2-t\ge 0\iff (t-1)(t^2+2t+2)\ge 0\iff t\ge 1$$

Lại có: $x^4+y^4+x^2y^2\ge \dfrac{3}{4}(x^2+y^2)^2\iff (x^2-y^2)^2\ge 0$ ( luôn đúng)

Do đó: $$P\ge \dfrac{9}{4}(x^2+y^2)^2-2(x^2+y^2)+1$$

Đặt $x^2+y^2=k, \ k\ge 0$. Mà $2(x^2+y^2)\ge (x+y)^2\iff (x-y)^2\ge 0\implies 2k\ge t\implies k\ge \dfrac{1}{2}$

Ta đưa về bài toán, tìm min của: $P=\dfrac{9k^2}{4}-2k+1$ với $k\ge \dfrac{1}{2}$

Ta có: $$P=\dfrac{1}{4}(9k^2-8k+4)=\dfrac{1}{4}\left[ \left(k^2-\dfrac{1}{4}\right)+8\left(k-\dfrac{1}{2}\right)^2+\dfrac{9}{4}\right]=\dfrac{1}{4}\left[ \left(k^2-\dfrac{1}{4}\right)+8\left(k-\dfrac{1}{2}\right)^2\right]+\dfrac{9}{16}\ge \dfrac{9}{16}$$

Dấu bằng xảy ra khi $\begin{cases}k^2-\dfrac{1}{4}=0 \\ k-\dfrac{1}{2}=0\end{cases}\iff k=\dfrac{1}{2}\implies t=1\implies \begin{cases}x+y=1 \\ x=y\end{cases}\iff x=y=\dfrac{1}{2}$

Vậy $\min P=\dfrac{9}{16}$ khi và chỉ khi $x=y=\dfrac{1}{2}.\blacksquare$

 

Bỏ




#485226 Trận 4 - Bất đẳng thức

Đã gửi bởi Simpson Joe Donald on 28-02-2014 - 22:44 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

Mở rộng: Cho $x,y,a,b,c,k\in \mathbb{R}; \ a,b,k\neq 0$ thỏa mãn $(x+y)^3+4xy \ge 2$ . Tìm giá trị nhỏ nhất của: $$P=a\left(x^{2k}+y^{2k}+x^ky^k\right)−b\left(x^k+y^k\right)+c$$

Giải: 

Đầu tiên ta có bất đẳng thức cơ bản: $(a+b)^2\ge 4ab\iff (a-b)^2\ge 0$(luôn đúng). Dấu bằng xảy ra khi $a=b$

Đặt $x+y=t$, ta có: $$t^3+t^2=(x+y)^3+(x+y)^2\ge (x+y)^3+4xy\ge 2 \\ \implies t^3+t^2\ge 2$$

Xét bất phương trình: $$t^3+t^2-2\ge 0\iff (t-1)(t^2+2t+2)\ge 0\iff t\ge 1$$

Ta có: $x^{2k}+y^{2k}+x^ky^k\ge \dfrac{3}{4}\left(x^k+y^k\right)^2\iff \left(x^k-y^k\right)^2$ ( Luôn đúng)

Do đó: $$P\ge \dfrac{3a}{4}\left(x^k+y^k\right)^2−b\left(x^k+y^k\right)+c$$

Theo BĐT $Holder$ thì : $\left(x^k+y^k\right).2^{k-1}\ge (x+y)^k\implies x^k+y^k\ge \dfrac{2}{2^k}$

Đặt $x^k+y^k=m, \ m\ge \dfrac{2}{2^k}$, thì ta đưa về bài toán:

Tìm giá trị nhỏ nhất của $P=\dfrac{3am^2}{4}-bm+c$ với $m\ge \dfrac{2}{2^k}$

Đến đây dễ dàng tìm $\min P.$

 

Mở rộng thiếu hợp lí vì nếu các biến âm thì không tồn tại $x^k$, $y^k$ .




#485767 Trận 4 - Bất đẳng thức

Đã gửi bởi Simpson Joe Donald on 04-03-2014 - 11:19 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

MSS-01: Nguyễn Đức Thuận

 

Từ bất đẳng thức (BĐT) AM-GM, ta có:

$(x+y)^2\geq 4xy(1)$

$x^2+y^2\geqslant \frac{(x+y)^2}{2}(2)$

 

$(1)\Rightarrow (x+y)^3+(x+y)^2\geq 2\Leftrightarrow a^3+a^2-2\geqslant 0$ (a=x+y)

$\Rightarrow (a-1)(a^2+2a+2)\geqslant 0\Leftrightarrow a\geq 1$ (Do $a^2+2a+2=(a+1)^2+1>0$ với mọi a)

$(2)\Rightarrow t=x^2+y^2\geq \frac{a^2}{2}\geq \frac{1}{2}$ $\Rightarrow t^2\geq \frac{1}{4}$

Sử dụng BĐT dạng $(1)$: $\frac{t^2}{4}\geq x^2y^2$

Biến đổi: $P=3\left [t^2-x^2y^2 \right ]-2t+1\geq 3.\frac{3t^2}{4}-2t+1$

$=2(t-\frac{1}{2})^2+\frac{t^2}{4}+\frac{1}{2}\geq \frac{1}{16}+\frac{1}{2}=\frac{9}{16}$

 Vậy $MinP=\frac{9}{16}$  khi $x=y=\frac{1}{2}$

 

a,b chưa chắc dương bạn à   -_-




#485772 Trận 4 - Bất đẳng thức

Đã gửi bởi Simpson Joe Donald on 04-03-2014 - 11:39 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

 

MSS 59

Ta có $(x+y)^{2}-4xy\geq 0$ (1)

         $(x+y)^{3}+4xy\geq 2$ (2)

Cộng (1) và (2) ta được $(x+y)^{3}+(x+y)^{2}-2\geq 0$

Đặt $t=(x+y)$

$\Rightarrow t^{3}+t^{2}-2\geq 0$

$\Leftrightarrow t^{3}+2t^{2}+2t-t^{2}-2t-2\geq 0$

$\Leftrightarrow t(t^{2}+2t+2)-(t^{2}+2t+2)\geq 0$

$\Leftrightarrow (t-1)(t^{2}+2t+2)\geq 0$

Mà $t^{2}+2t+2=t^{2}+2t+1+1=(t+1)^{2}+1\geq 1> 0$

$\Rightarrow t-1\geq 0$

$\Leftrightarrow x+y\geq 1$

Mặt khác $(x-y)^{2}\geq 0$

$\Rightarrow 2x^{2}-x^{2}-2xy+2y^{2}-y^{2}\geq 0$

$\Leftrightarrow 2(x^{2}+y^{2})\geq (x+y)^{2}$

$\Leftrightarrow x^{2}+y^{2}\geq \frac{(x+y)^{2}}{2}\geq \frac{1}{2}$ (Dấu "=" xảy ra khi $x=y=\frac{1}{2}$)

Lại có $(x^{2}+y^{2})^{2}\geq 4x^{2}y^{2}\Rightarrow \frac{(x^{2}+y^{2})^{2}}{4}\geq x^{2}y^{2}$
$\Rightarrow P=3(x^{4}+y^{4}+x^{2}y^{2})-2(x^{2}+y^{2})+1$
         $=3[(x^{2}+y^{2})^{2}-x^{2}y^{2}]-2(x^{2}+y^{2})+1$
         $\geq 3[(x^{2}+y^{2})^{2}-\frac{(x^{2}+y^{2})^{2}}{4}]-2(x^{2}+y^{2})+1$
         $\geq \frac{9}{4}(x^{2}+y^{2})^{2}-2(x^{2}+y^{2})+1$
Đặt $a=x^{2}+y^{2}$ (Điều kiện $a\geq \frac{1}{2}$)
$f(a)= \frac{9}{4}a^{2}-2a+1,a\geq \frac{1}{2}$
$f(a)\geq f(\frac{1}{2})=\frac{9}{16}$
Vậy $P_{min}=\frac{9}{16}\Leftrightarrow x=y=\frac{1}{2}$

 

2 lời giải này có lẽ không phù hợp với THCS, dùng cả đạo hàm :(




#483549 Trận 3 - Hình học

Đã gửi bởi Simpson Joe Donald on 16-02-2014 - 21:04 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

Đầu tiên ta có bổ đề (*) : ( Định lý Ceva)

Cho một tam giác ABC, các điểm D, E, và F lần lượt nằm trên các đường thẳng BC, CA, và AB. ĐỊnh lý phát biểu rằng các đường thẳng AD, BE và CF là những đường thẳng đồng quy khi và chỉ khi: $\frac{AF}{FB}.\frac{BD}{DC}.\frac{CE}{EA}=1$      

Chứng minh: 

File gửi kèm  MSS.1.bmp   115.52K   1 Số lần tải    

Giả sử $AD; \ BE ; \ CF$ đồng quy tại 1 điểm $O$ nào đó ( nằm trong hoặc ngoài tam giác).

Ta có: $\Delta BOD$ và $\Delta COD$ có chung chiều cao $\implies \frac{|\Delta BOD|}{|\Delta COD|}=\frac{BD}{DC}$

Tương tự $\frac{|\Delta BAD|}{|\Delta CAD|}=\frac{BD}{DC}$

Ta suy ra: $$\frac{BD}{DC}=\frac{|\Delta BAD|-|\Delta BOD|}{|\Delta CAD|-|\Delta COD|}=\frac{|\Delta ABO|}{|\Delta CAO|}$$

Tương tự: $\frac{CE}{EA}=\frac{|\Delta BCO|}{|\Delta ABO|}$ và $\frac{AF}{FB}=\frac{|\Delta CAO|}{|\Delta BCO|}$

Nhân 3 đẳng thức trên ta được: $\frac{AF}{FB}.\frac{BD}{DC}.\frac{CE}{EA}=1$       

 

Ngược lại , giả sử Ngược lại, giả sử rằng ta đã có những điểm $D, E$ và $F$ thỏa mãn đẳng thức. Gọi giao điểm của $AD$ và $BE$ là $O$, và gọi giao điểm của $CO$ và $AB$ là $F'$. Theo chứng minh trên $\frac{AF'}{F'B}.\frac{BD}{DC}.\frac{CE}{EA}=1$

Kết hợp với đẳng thức trên, ta nhận được: $\frac{AF'}{F'B}=\frac{AF}{FB}$

Thêm 1 vào mỗi vế và chú ý rằng $AF''+F''B=AF+FB=AB$, ta có $\frac{AB}{F'B}=\frac{AB}{FB}$

Do đó $F''B=FB$, vậy $F$ và $F''$ trùng nhau. Vì vậy $AD,BE$ và $CF=CF''$ đồng qui tại $O$, và định lí đã được chứng minh đúng theo cả hai chiều.

 

Trở về bài toán: 

 

File gửi kèm  MSS.3.bmp   680.89K   4 Số lần tải

 

$AM$ cắt $BC$ tại $K$, $BN$ cắt $AC$ tại $J$, $CP$ cắt $AB$ tại H.

 

Kẻ $EI//FL//BC$ ( $F,I\in AK$) thì ta có : $\frac{AF}{AB}=\frac{FL}{BK} \ ; \ \frac{AE}{AC}=\frac{EI}{CK} \ ; \ \frac{EI}{FL}=\frac{EM}{FM}$

 

Nhân 3 đẳng thức trên ta có: $\frac{AB}{AF}.\frac{AE}{AC}.\frac{FM}{EM}=\frac{BK}{FL}.\frac{EI}{CK}.\frac{FL}{EI}\implies \frac{BK}{CK}= \frac{FM}{EM} .\frac{AB}{AF}.\frac{AE}{AC} \ \ (1)$

 

Tượng tự ta cũng có: $\frac{CJ}{AJ}=\frac{DN}{FN}.\frac{BC}{BD}.\frac{BF}{AB} \ \ (2)$ và $\frac{AH}{BH}=\frac{EP}{DP}.\frac{AC}{EC}.\frac{CD}{BC} \ \ \ (3)$

 

Nhân các vế của $(1);(2);(3)$ ta được:

 

$\frac{BK}{CK}.\frac{CJ}{AJ}.\frac{AH}{BH}=\frac{AB}{AF}.\frac{AE}{AC}.\frac{FM}{EM}.\frac{DN}{FN}.\frac{BC}{BD}.\frac{BF}{AB}.\frac{EP}{DP}.\frac{AC}{EC}.\frac{CD}{BC} \\ \implies \frac{BK}{CK}.\frac{CJ}{AJ}.\frac{AH}{BH}=\frac{FM}{EM}.\frac{EP}{DP}.\frac{DN}{FN}.\frac{DC}{BD}.\frac{BF}{AF}.\frac{AE}{CE} \ \ (\star)$

 

Áp dụng bổ đề (*) cho $\Delta ABD$ có $AD, CE, CF$ đồng quy và $\Delta DEF$ có $DM,EN,FP$ đồng quy ta có:

$\frac{FM}{EM}.\frac{EP}{DP}.\frac{DN}{FN}=1$ và $\frac{DC}{BD}.\frac{BF}{AF}.\frac{AE}{CE}=1$

Thay vào $(\star)$ : $\implies \frac{BK}{CK}.\frac{CJ}{AJ}.\frac{AH}{BH}=1$

Theo bổ đề (*) thì ta có điều phải chứng minh. $\blacksquare$

 

$d=10$

$S= 39$




#479401 Trận 2 - PT, HPT

Đã gửi bởi Simpson Joe Donald on 27-01-2014 - 16:21 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

MSS19
$8x^{2}+12y^{2}-20xy=0 \Leftrightarrow 2x^{2}+3y^{2}-5xy=0 \Leftrightarrow 2x^{2}-2xy-3xy+3y^{2}=0 \Leftrightarrow 2x(x-y)-3y(x-y)=0 \Leftrightarrow (2x-3y)(x-y)=0 \Rightarrow 2x-3y=0$
hoặc $x-y=0$
Nếu $x-y=0$ thì $x=y$ mà $4x^{2}-6x+1=y^{2}-3y \Rightarrow 4x^{2}-6x+1=x^{2}-3x \Leftrightarrow 3x^{2}-3x+1=0 \Leftrightarrow 3x^{2}-3x+ \frac{3}{4} + \frac{1}{4} =0 \Leftrightarrow 3(x^{2}-x+ \frac{1}{4}) + \frac{1}{4} =0 \Leftrightarrow 3(x- \frac{1}{2})^{2} + \frac{1}{4} = 0 \geq \frac{1}{4} \Rightarrow$

vô lý
Nếu $2x-3y=0$ thì $x= \frac{3y}{2}$ mà $4x^{2}-6x+1=y^{2}-3y \Rightarrow 4.( \frac{3y}{2})^{2}-6. \frac{3y}{2}+1=y^{2}-3y \Leftrightarrow 9y^{2}-9y+1=y^{2}-3y \Leftrightarrow 8y^{2}-6y+1 =0 \Leftrightarrow 8y^{2}-4y-2y+1=0 \Leftrightarrow 4y(2y-1)-(2y-1)=0 \Leftrightarrow (4y-1)(2y-1)=0 \Rightarrow 4y-1=0$ hoặc $2y-1=0 \Rightarrow y= \frac{1}{4}$
hoặc $y= \frac{1}{2}$

mà $x= \frac{3y}{2} \Rightarrow$

Với $y= \frac{1}{4}$

thì $x= \frac{3}{8}$

Với $y= \frac{1}{2}$

thì $x= \frac{3}{4}$

Vậy nghiệm của hệ phương trình là $x= \frac{3}{8};y= \frac{1}{4}$

và $x= \frac{3}{4};y= \frac{1}{2}$
 

Đầu tiên, đoạn bôi đỏ đầu tiên , bạn viết $3(x- \frac{1}{2})^{2} + \frac{1}{4} = 0 \geq \frac{1}{4}$ , cái này dễ làm người đọc hiểu nhầm là $0\ge \dfrac{1}{4}????$

Đoạn thứ 2 có vẻ hơi khó hiểu nhỉ, cái chữ "hoặc" tự nhiên nhảy ra giữa dòng là như thế nào??? Có lẽ đoạn này lỗi latex???




#479403 Trận 2 - PT, HPT

Đã gửi bởi Simpson Joe Donald on 27-01-2014 - 16:26 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

$\left\{\begin{matrix} 8x^{2}+12y^{2}-20xy=0 & (1)\\ 4x^{2}-6x+1=y^{2}-3y& \end{matrix}\right.$

Xét (1)$\Leftrightarrow 8x^{2}+12y^{2}-8xy-12xy=0\Leftrightarrow 8x(x-y)-12y(x-y)=0\Leftrightarrow 4(x-y)(2x-3y)=0\Leftrightarrow$

Vậy hoặc x=y hoặc x=1,5y

với x=y ta thế vào $4x^{2}-6x+1=y^{2}-3y$$\Leftrightarrow 4x^{2}-6x+1=x^{2}-3x\Leftrightarrow 3x^{2}-3x+1=0$ vô nghiệm vì $\Delta$ nhỏ hơn 0

Với x=1,5y ta có $4x^{2}-6x+1=(1,5x)^{2}-4,5x\Leftrightarrow 1,75x^{2}-1,5x+1=0$ cũng vô nghiệm vì $\Delta$ nhỏ hơn 0

Vậy hệ phương trình vô nghiệm thực

Với $x=1,5y$ thì $4(1,5y)^2-6.1,5y+1=y^2-3y$ chứ nhỉ?? Bạn nhầm $x=1,5y$ với $y=1,5x$ rồi :D




#479404 Trận 2 - PT, HPT

Đã gửi bởi Simpson Joe Donald on 27-01-2014 - 16:29 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

Ý của người viết có lẽ là để $0\geq \frac{1}{4}$ để dẫn đến mâu thuẫn

Tất nhiên là mình hiểu nhưng trong toán học không được viết như thế , dễ làm người đọc hiểu nhầm. Nếu mà như thế thì phải viết viết $3(x-\frac{1}{2})^2+\dfrac{1}{4}\ge \dfrac{1}{4}=0$( vô lý)




#478892 Trận 2 - PT, HPT

Đã gửi bởi Simpson Joe Donald on 25-01-2014 - 07:01 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014



Rất xin lỗi các toán thủ đã vì post đề chậm trễ, sau đây là đề thi trận 2 MSS:

Đề của toán thủ : Best Friend

 

$$\left\{\begin{matrix} 8x^{2}+12y^{2}-20xy=0 & & \\ 4x^{2}-6x+1=y^{2}-3y & & \end{matrix}\right.$$

Thời gian làm bài tính từ: 23h ngày 24/1/2014

Lời giải của MSS 33

 

$$\left\{\begin{matrix} 8x^{2}+12y^{2}-20xy=0 \ \ \ (1)& & \\ 4x^{2}-6x+1=y^{2}-3y \ \ \ (2)& & \end{matrix}\right.$$

Nhận thấy $x=0;y=0$ không phải nghiệm của phương trình. Chia cả 2 vế phương trình $(1)$ cho $y^2$ ta được:

$$8\left(\frac{x}{y}\right)^2-20\frac{x}{y}-12=0\iff 2\left(\frac{x}{y}\right)^2-5\frac{x}{y}-3=0 \ \ \ (\star)$$

Đặt $\frac{x}{y}=a$, phương trình $(\star)$ trở thành:

$$2a^2-5a+3=0\iff \begin{bmatrix}a=1 & \\ a=\dfrac{3}{2}& \end{bmatrix}\implies \begin{bmatrix}x=y & \\ x=\dfrac{3y}{2}& \end{bmatrix}$$

$TH_1: \ \ x=y$, Thay vào phương trình $(2)$ ta được:

$$4x^2-6x+1=x^2-3x\iff 3x^2-3x+1=0$$

Phương trình trên vô nghiệm do $\Delta =-3<0$

$TH_2: \ \ x=\dfrac{3}{2}$, thay vào phương trình $(2)$ ta được:

$$4.\left(\frac{3y}{2}\right)^2-6.\frac{3y}{2}+1=y^2-3y\iff 8y^2-6y+1=0 \iff \begin{bmatrix}y=\frac{1}{2}& \\ y=\dfrac{1}{4}& \end{bmatrix}$$

Với $y=\dfrac{1}{2}\implies x=\dfrac{3.\dfrac{1}{2}}{2}=\dfrac{3}{4}$

Với $y=\dfrac{1}{4}\implies x=\dfrac{3.\dfrac{1}{4}}{2}=\dfrac{3}{8}$

Thử lại: Thoả mãn cả 2 nghiệm.

Vậy tập nghiệm của hệ phương trình là : $(x;y)=\left(\frac{3}{4};\frac{1}{2}\right);\left(\frac{3}{8};\frac{1}{4}\right)$

________________________________
$d = 10$
$S = 44$




#479408 Trận 2 - PT, HPT

Đã gửi bởi Simpson Joe Donald on 27-01-2014 - 16:34 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

Cậu còn tai hại hơn tại sao $\frac{1}{4}=0$?

Mình nghĩ nó phải thế này

$0=3(x-\frac{1}{2})^{2}+\frac{1}{4}\geq \frac{1}{4}\Rightarrow 0\geq \frac{1}{4}$(vô lí)

ờ, mình gõ nhầm :P cái dấu bằng đó là dấu $>$




#479412 Trận 2 - PT, HPT

Đã gửi bởi Simpson Joe Donald on 27-01-2014 - 16:41 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

ta có:

$8x^{2}+12y^{2}-20xy=0\Leftrightarrow 2x^{2}+3y^{3}-5xy=0\Leftrightarrow (x-y)(2x-3y)=0$                            (1)

từ (1) ta có hai trường hợp :

+) trường hợp 1: nếu x=y thay vào phương trình thứ hai ta có:

$4x^{2}-6x+1=x^{2}-3x\Leftrightarrow 3x^{2}-3x+1=0$

khi đó phương trình vô nghiệm

+)trường hợp 2: nếu $2x=3y$ 

thay vào phương trình đầu ta có:

$9y^{2}-9y+1=y^{2}-3y\leftrightarrow 8y^{2}-6y+1=0$

khi ấy phương trình có hai nghiệm là $x=\frac{1}{2}$ hoặc $x=\frac{1}{4}$

vậy phương trình có hai nghiệm là $\frac{1}{2}$ và$\frac{1}{4}$

Phương trình có 2 nghiệm???Nghiệm của hệ đâu???