Đến nội dung

Silent Night nội dung

Có 70 mục bởi Silent Night (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#493109 Tài liệu thi HSG Lớp 9 + ôn thi lớp 10 ( chuyên ).

Đã gửi bởi Silent Night on 15-04-2014 - 17:58 trong Tài liệu - Đề thi

Đây lài một số File dạng PDF, mình sưu tầm được trên diễn đàn chúng taMathScope, MathLinks  và các tác giả khác.

 

Tài liệu gồm các định lí, bài tập ( lời giải chi tiết , hướng dẫn , không lời giải ), các đề thi vào lớp $10$  về Hình học phẳng.

 

Rất mong tài liệu này có ích cho mọi người.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

attachicon.gifHình học phẳng - 9 + ôn 10.rar

HAY.




#507514 Đề thi vào lớp 10 THPT Chuyên Hà -Tĩnh năm học 2014-2015

Đã gửi bởi Silent Night on 17-06-2014 - 21:08 trong Tài liệu - Đề thi

 

 

Câu 3.  a) Giải phương trình  $\sqrt{2x+3}-2\sqrt{x+1}=-1$

            

 

ĐK: $x\geq 1$

 

Pt $\Leftrightarrow \sqrt{2x+3}=2\sqrt{x+1}-1$

    

    $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2x+3=4x+4-4\sqrt{x+1}+1 & \\ x\geq -\frac{3}{4} & \end{matrix}\right.$

 

    $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} (x+1)-2\sqrt{x+1}=0 & \\ x\geq -\frac{3}{4} & \end{matrix}\right.$

 

    $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} (\sqrt{x+1}-1)^2=1 & \\ x\geq -\frac{3}{4} & \end{matrix}\right.$

 

    $\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=-1& \\ x=3 & \end{bmatrix}$

 

    $\Rightarrow x=3$

 

Vậy pt có nghiệm duy nhất $x=3$  :biggrin:




#492730 Đề thi học sinh giỏi toán lớp 9 tỉnh Ninh Bình 2013-2014

Đã gửi bởi Silent Night on 13-04-2014 - 20:12 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 4 (6,0 điểm):

            Cho đường tròn tâm O có đường kính MN, dây cung AB vuông góc với MN tại điểm I nằm giữa O, N. Gọi K là một điểm thuộc dây AB nằm giữa A, I. Các tia MK, NK cắt đường tròn tâm O theo thứ tự tại C, D. Gọi E, F, H lần lượt là hình chiếu của C trên các đường thẳng AD, AB, BD. Chứng minh rằng

a)     AC.HF = AD.CF

b)     F là trung điểm EH

c)     Hai đường thẳng DC và DI đối xứng với nhau qua đường thẳng DN

 

756Untitled.png 

 

 

a) Ta chứng minh $\Delta ADC$ đồng dạng $\Delta FHC$

 

$ACBD$ nội tiếp $\Rightarrow \widehat{ACD}=\widehat{ABD}$

 

Mà $HFCB$ nội tiếp ($\widehat{BHC}=\widehat{BFC}=90^{\circ}$) 

                           $\Rightarrow \widehat{FCH}=\widehat{HBF}=\widehat{ABD}$

 

Từ đó có $\widehat{ACD}=\widehat{FCH}$

 

Cmtt có $\widehat{ADC}=\widehat{FHC}$

 

$\Rightarrow \Delta ADC$ đồng dạng $\Delta FHC \Rightarrow$ đpcm




#493295 Đề thi học sinh giỏi toán lớp 9 tỉnh Ninh Bình 2013-2014

Đã gửi bởi Silent Night on 16-04-2014 - 15:02 trong Tài liệu - Đề thi

cau b hinh

Sao không viết = $LATEX$ luôn




#492714 Đề thi học sinh giỏi toán lớp 9 tỉnh Ninh Bình 2013-2014

Đã gửi bởi Silent Night on 13-04-2014 - 19:30 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 1 (6,0 điểm):

    b)     Giải phương trình: $\frac{x^{2}}{9}+\frac{1}{x^{2}}=\frac{5}{3}(\frac{x}{3}-\frac{1}{x})$

   

 

ĐKXĐ: $x\neq 0$

 

Đặt $\frac{x}{3}-\frac{1}{x}=a$

 

Phương trình trở thành: $a^2-\frac{5}{3}a+\frac{2}{3}=0$

 

                                      $\Leftrightarrow a^2-5a+2=0$

 

Giải PT tìm đc $a\Rightarrow x$

 

 

 




#506448 Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Nguyễn Tất Thành (Kon Tum) năm học 2014-2015

Đã gửi bởi Silent Night on 13-06-2014 - 22:33 trong Tài liệu - Đề thi


 

 

Câu 3. (2 điểm)

2) Trên cùng mặt phẳng tọa độ Oxy cho parabol (P) và đường thẳng (D) lần lượt có pt $y= \frac{1}{2}x^{2}$ và $y=mx+2$. Cmr với mọi gt của m, (D) luôn cắt (P) tại 2 điểm phân biệt A, B và tam giác OAB vuông tại O (O là gốc tọa độ).

 

 

 

Xét pt hoành độ $\frac{1}{2}x^2-mx-2=0$ $(*)$

$\Delta =m^2+4>0$ với mọi $m$ nên pt luôn có 2 nghiệm phân biệt $\Rightarrow$ $(d)$ luôn cắt $(P)$ tại 2 điểm phân biệt A và B.

 

Có $AB=\sqrt{(x_1-x_2)^2+(y_1-y_2)^2}$ với $A(x_1;y_1),B(x_2;y_2)$

 

$\Leftrightarrow AB^2=x_1^2+x_2^2-2x_1x_2+(mx_1+2)^2+(mx_2+2)^2-2(mx_1+2)(mx_2+2)$ do $y_1=mx_1+2; y_2=mx_2+2$ $(I)$

 

Pt $(*)$ luôn có 2 nghiệm phân biệt với mọi $m$ nên theo Vi_et có :

 

 $\left\{\begin{matrix} x_1+x_2=2m & \\ x_1x_2=-4 & \end{matrix}\right.$ $(II)$

 

Thay vào $(I)$ có: $AB^2=4m^4+20m^2+16$

 

Lại có $OA^2=x_1^2+y_1^2$

 

          $OB^2=x_2^2+y_2^2$

 

$OA^2+OB^2=x_1^2+x_2^2+y_1^2+y_2^2=4m^4+20m^2+16=AB^2$ theo $(II)$

 

$\Rightarrow \Delta OAB$ vuông tại $O$. (theo Pytago đảo)




#508280 Đề thi toán(chuyên) tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Quốc Học 2014-2015

Đã gửi bởi Silent Night on 21-06-2014 - 21:13 trong Tài liệu - Đề thi

Bài 3:

1. Ta có

 

 

$\widehat{AMP}=\frac{\widehat{ACP}}{2};\widehat{PMB}=\frac{\widehat{PDB}}{2}$

 

$\Rightarrow \widehat{AMB}=\frac{\widehat{ACP}+\widehat{PDB}}{2}=\widehat{AOB}$

 

Do đó tứ giác $AMOB$ nội tiếp $\Rightarrow \widehat{MAC}=\widehat{MBD}$

 

Mà $\widehat{MCO}=2\widehat{MAC};\widehat{MDO}=2\widehat{MBD}\Rightarrow \widehat{MCO}=\widehat{MDO}\Rightarrow MCDO$ nội tiếp

 

2. Chứng minh $M\in (OAB)$: Do $AMOB$ nội tiếp (phần 1) nên ta có đpcm

 

Gọi giao điểm của $2$ tiếp tuyến kẻ từ $A,B$ của $(O)$ là $N$. Do $A,B$ cố định nên $N$ cố định

 

Khi đó $ANBO$ nội tiếp. Mà $AMOB$ nội tiếp nên $AMBN$ cũng nội tiếp

 

Suy ra $\widehat{AMN}=\widehat{ABN}=\widehat{NAB}$

 

Mà $\widehat{AMP}=\widehat{NAB}$ ( chắn cung $AP$)

 

$\Rightarrow \widehat{AMP}=\widehat{AMN}\Rightarrow \overline{M,P,N}$

 

Do đó $MP$ luôn đi qua điểm $N$ cố định

 

3. Có

 

$AMBN$ nội tiếp nên ta có

 

$PM.PN=AP.PB\leqslant \frac{(AP+PB)^2}{4}=\frac{AB^2}{4}=\frac{a^2}{4}$

 

Đẳng thức xảy ra khi $P$ là trung điểm của $AB$

 

---------------------------

P/s: ai up hộ mình cái hình lên hộ với  :icon6:

 

:mellow:

 

pcGpnom.png




#506570 Đề thi vào lớp 10 THPT Chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Bình Định năm học 2014-2015

Đã gửi bởi Silent Night on 14-06-2014 - 12:56 trong Tài liệu - Đề thi

Bài 2:

 

b Tìm cặp số nguyên $(x,y)$ thỏa: $6x^{2}+5y^{2}=74$

 

 

Từ gt $\Rightarrow 5y^2\leq 74\Leftrightarrow y^2\leq 12\Leftrightarrow -3\leq y\leq 3$

 

Mà có $y$ chẵn $\Rightarrow y\epsilon \begin{Bmatrix} -2;0;2 \end{Bmatrix}$

 

Xét từng TH tìm $x$




#506580 Đề thi vào lớp 10 THPT Chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Bình Định năm học 2014-2015

Đã gửi bởi Silent Night on 14-06-2014 - 13:35 trong Tài liệu - Đề thi

46430Untitled.png

 

a) Kéo dài $MO$ cắt $(O)$ tại $S$

 

$ASBM$ nội tiếp $\Rightarrow \widehat{ASM}=\widehat{ABM}$

 

Mà$\widehat{ABM}=\widehat{MHF}=\widehat{MEF}\Rightarrow \widehat{MEF}+\widehat{AMS}=90^{\circ}=\widehat{ASM}+\widehat{AMS}$

 

hay $\widehat{MAS}=90^{\circ}$ $\Rightarrow SM$ là đường kính $\Rightarrow$ đpcm

 

 

b) Chứng minh $\Delta EHF$ đồng dạng $\Delta PDQ$ (g.g) 

 

$\left\{\begin{matrix} \widehat{EFH}=\widehat{PQD}(=\widehat{AMH})& \\ \widehat{FEH}=\widehat{QPD}(=\widehat{ABM}) & \end{matrix}\right.$

 

$\Rightarrow$ đpcm

 

 

c) Có: $\frac{AH}{BD}=\frac{S(AMH)}{S(DMB)}=\frac{\frac{1}{2}sin\widehat{AMH}.AM.HM}{\frac{1}{2}sin\widehat{DMB}.MD.MB}=\frac{AM.HM}{MD.MB}$ (dễ chứng minh $\widehat{AMH}=\widehat{DMB}$)

 

Cmtt có $\frac{AD}{BH}=\frac{AM.MD}{HM.MB}$

 

Nhân vô có đpcm.




#492891 Đề thi học sinh giỏi cấp thành phố - Cần Thơ 2013-2014

Đã gửi bởi Silent Night on 14-04-2014 - 18:24 trong Tài liệu - Đề thi

. ko phải . câu 2.b) ý thứ 2 ấy. tính nghiệm dạng thập phân ấy

 

 

PT đó chỉ có nghiệm thực duy nhất là $x=3$ thôi bạn




#492741 Đề thi học sinh giỏi cấp thành phố - Cần Thơ 2013-2014

Đã gửi bởi Silent Night on 13-04-2014 - 20:45 trong Tài liệu - Đề thi

Câu b) ý 2 làm sao ?

Là như thế này

 

$x^{3}=\left ( \sqrt[3]{9+4\sqrt{5}}+\sqrt[3]{9-4\sqrt{5}} \right )^{3}$

 

$=9+4\sqrt{5}+9-4\sqrt{5}+3.\sqrt[3]{\left ( 9+4\sqrt{5} \right )\left ( 9-4\sqrt{5} \right )}.\left ( \sqrt[3]{9+4\sqrt{5}}+\sqrt[3]{9-4\sqrt{5}} \right )$

 

$=18+3x\Rightarrow x^{3}-3x-18=0$




#509344 ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN VĨNH PHÚC NĂM 2014-2015

Đã gửi bởi Silent Night on 27-06-2014 - 09:20 trong Tài liệu - Đề thi

Bạn nào giải dùm bài cuối với  :mellow:




#507486 Đề thi vào lớp 10 THPT Chuyên Bắc Kạn năm học 2013-2014 (Chuyên Toán)

Đã gửi bởi Silent Night on 17-06-2014 - 20:14 trong Tài liệu - Đề thi

 

Bài 1: Cho hàm số $y=\left | 2x-1 \right |$

          a) Xét sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số đã cho.

          b) Tìm các giá trị của m để đồ thị (C) cắt đường thẳng (D): y = x + m tại hai điểm phân biệt A và B sao cho đoạn thẳng AB có độ dài bằng 4.

 

 

 

 

Bài 1 làm đc mỗi phần a  :mellow:

aeAdRGf.png

 

 

 

Bạn nào làm phần b đi  :wacko:




#507500 Đề thi vào lớp 10 THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh tỉnh Đắk Nông năm học 2013-2014

Đã gửi bởi Silent Night on 17-06-2014 - 20:48 trong Tài liệu - Đề thi

 

Bài 3: Cho parabol (P): y = -x2 và đường thẳng (d): y = ax + b; với a, b thỏa mãn $2a^{2}-9b=0$ và a ≠ 0.

        a) Chứng minh đường thẳng (d) luôn cắt parabol (P) tại hai điểm phân biệt và hoành độ của điểm này gấp đôi hoành độ của điểm kia.

        b) Giả sử đường thẳng (d) vuông góc với đường thẳng (d') có phương trình $y=\frac{1}{\sqrt{2}}x+2013$. Hãy lập phương trình đường thẳng (d)

 

 

a) Xét pt hoành độ: $-x^2-ax-b=0\Leftrightarrow x^2+ax+b=0$ $(I)$

 

$\Delta =a^2-4b$

 

Theo bài ra : $2a^2-9b=0\Leftrightarrow a^2=4,5b\Rightarrow \Delta =\frac{1}{2}b$

 

Có $a^2=4,5b\geq 0\Rightarrow b\geq 0$

 

Dấu " = " ko xảy ra do $b=0\Rightarrow a=0$ (vô lí) $\Rightarrow b>0\Rightarrow \Delta >0$

 

$\Rightarrow$ đường thẳng (d) luôn cắt parabol (P) tại hai điểm phân biệt.$(*)$

 

Pt $(I)$ luôn có 2 nghiệm phân biệt $x_1,x_2$ nên theo Vi_et có: 

 

$\left\{\begin{matrix} x_1+x_2=-a & \\ x_1x_2=b & \end{matrix}\right.$

 

Có $2(x_1+x_2)^2-9x_1x_2=0$

 

     $\Leftrightarrow 2(x_1^2+x_2^2)-5x_1x_2=0$

 

     $\Leftrightarrow 2x_1(x_1-2x_2)-x_2(x_1-2x_2)=0$

 

     $\Leftrightarrow (x_1-2x_2)(2x_1-x_2)=0$

 

     $\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x_1=2x_2 & \\ x_2=2x_1 & \end{bmatrix}$

 

$\Rightarrow$ đường thẳng (d) luôn cắt parabol (P) tại hai điểm mà hoành độ của điểm này gấp đôi hoành độ của điểm kia. $(**)$

 

Từ $(*)$ và $(**)$ suy ra đpcm.

 

b) $(d)$ vuông góc với $(d')$ nên $(d):$$y=-\frac{1}{\sqrt{2}}x+b$

 

Từ giả thiết $\Rightarrow 1-9b=0\Leftrightarrow b=\frac{1}{9}$

 

Vậy $(d):y=-\frac{1}{\sqrt{2}}x+\frac{1}{9}$




#489826 $\left\{\begin{matrix} x^4+5y=6\...

Đã gửi bởi Silent Night on 31-03-2014 - 18:32 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Xét $x=0$ $\Rightarrow y=\frac{6}{5}$

Xét $x=y$ ta có: $y^4 +5y-6=0$

                          $\Leftrightarrow x=y=1$ hoặc $x=y=-2$

Xét $x=-y$ ta có $-x=y=1$ hoặc $-x=y=-2$

Kết luận:...




#489824 $\left\{\begin{matrix} x^4+5y=6\...

Đã gửi bởi Silent Night on 31-03-2014 - 18:22 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} x^4+5y=6\\ x^2y^2+5y=6 \end{matrix}\right.$

 

 $\left\{\begin{matrix} x^4+5y=6\\ x^2y^2+5y=6 \end{matrix}\right.$

Trừ theo từng vế $(1)$ cho $(2)$ ta đc:

$x^{2}(x^{2}-y^{2})=0$

$\Leftrightarrow x^2(x-y)(x+y)=0$

$\Leftrightarrow x^2=0$; $x=y$ hoặc $x=-y$

Xét từng trường hợp để tìm nghiệm.




#489911 $\left\{\begin{matrix} x^4+5y=6\...

Đã gửi bởi Silent Night on 31-03-2014 - 22:21 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

trường hợp $x^3+x^2y-5=0$ giải thế nào vậy bạn? Mình bị vướng từ đấy.

$x^3+x^2y-5=0$ $(3)$

Từ hệ $\Rightarrow x,y\leq \frac{6}{5}$ $\Rightarrow x^3+x^2y-5\leq 2(\frac{6}{5})^{3}-5< 0$ 

         $\Rightarrow$ pt $(3)$ vô nghiệm.

Giờ thì xét $x=y$ để tìm nghiệm.




#504925 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT chuyên Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội

Đã gửi bởi Silent Night on 08-06-2014 - 11:35 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 3.
Cho phương trình (ẩn $x$): $x^2-3(m+1)x+2m^2+5m+2=0.$ Tìm giá trị của $m$ để phương trình có hai nghiệm phân biệt $x_1$ và $x_2$ thỏa mãn $|x_1 +x_2|=2|x_1 - x_2|$.

 

ĐK để phương trình có 2 nghiệm phân biệt: $\Delta > 0 \Leftrightarrow 9(m+1)^{2}-4(2m^2+5m+2)> 0$ 

                                                                                     $\Leftrightarrow 9m^2+18m+9-8m^2-20m-8> 0$

                                                                                     $\Leftrightarrow m^2-2m+1> 0$

                                                                                     $\Leftrightarrow \left | m-1 \right |>0$

Áp dụng Vi_et có  $x_1+x_2=3m+3$ $(1)$

                             $x_1x_2=2m^2+5m+2$ $(2)$

Bình phương 2 vế biểu thức  $|x_1 +x_2|=2|x_1 - x_2|$ thay $(1)$ và $(2)$  vào tính $m$




#504922 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT chuyên Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội

Đã gửi bởi Silent Night on 08-06-2014 - 11:09 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 4.
Cho tam giác nhọn $ABC (AB<AC)$ nội tiếp đường tròn $(O).$ Kẻ đường cao $AH$ của tam giác $ABC.$ Gọi $P, Q$ lần lượt là chân đường cao kẻ từ $H$ đến các cạnh $AB, AC.$
1. Chứng minh rằng $BCQP$ là tứ giác nộ tiếp.
2. Hai đường thẳng $PQ$ và $BC$ cắt nhau tại $M.$ Chứng minh rằng $MH^2=MB.MC.$
3. Đường thẳng $MA$ cắt đường tròn $(O)$ tại $K$ ($K$ khác $A$). Gọi $I$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác $BCQP$. Chứng minh rằng ba điểm $I, H, K$ thẳng hàng.
 

 

 

 

 

 

Phần 3 bài hình chứng minh như thế nào vậy? 




#505291 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT chuyên Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội

Đã gửi bởi Silent Night on 09-06-2014 - 20:05 trong Tài liệu - Đề thi

Đề chung nên ko khó lắm nhỉ. 




#491301 Hot Hot : Bình chọn mod đẹp trai xinh gái

Đã gửi bởi Silent Night on 07-04-2014 - 20:27 trong Góc giao lưu

1964989_269251109903304_867258682_n.jpg

Cái jề thế này......................................................................... :mellow:

Vote cho Crazy  >:)




#506501 Bài 1:Tìm 1 số A gồm có các thừa số 2,5,7 biết rằng 5A có hơn A là 8 ước số v...

Đã gửi bởi Silent Night on 14-06-2014 - 08:02 trong Đại số

Câu 4b sai đề không vậy. Khi $n=0$ thì:

 

$2^{2^{2n+1}}+3=7$ là số nguyên tố.

 

$2^{2^{4n+1}}+7=11$ cũng là số nguyên tố. :mellow:




#490103 Tính diện tích của viên phấn

Đã gửi bởi Silent Night on 01-04-2014 - 22:08 trong Hình học

Số đo cung bằng 90 độ $\Rightarrow S_{vp}=\frac{1}{4}S= \frac{7^{2}\Pi}{4}$(đvdt) (với $S$ là diện tích hình tròn bán kính 7)

 

 

 

[diện tích hình viên phân không phải viên phấn nha bạn]  :mellow:




#506590 Chứng minh $(b-a)(b-c)=pq-6$

Đã gửi bởi Silent Night on 14-06-2014 - 14:21 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Theo Viet có $\left\{\begin{matrix} a+b=-p & \\ b+c=-q & \end{matrix}\right.$ $\Rightarrow (b+a)(b+c)=pq\Leftrightarrow (b+a)(b+c)=pq-6$

 

Cần chứng minh $(b-a)(b-c)=(b+a)(b+c)-6\Leftrightarrow ab+bc-3=0$

 

(cái này luôn đúng vì cũng theo Viet $\left\{\begin{matrix} ab=1 & \\ bc=2 & \end{matrix}\right.$)

 

Vậy ta có đpcm

 

Chỗ này bị nhầm à?




#506530 Chứng minh $(b-a)(b-c)=pq-6$

Đã gửi bởi Silent Night on 14-06-2014 - 10:38 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Gọi $a,b$ là 2 nghiệm của phương trình : $x^2+px+1=0$

      

       $b,c$ là 2 nghiệm của phương trình : $x^2+qx+2=0$

 

Chứng minh hệ thức:  $(b-a)(b-c)=pq-6$.