Jump to content

thanhluong's Content

There have been 121 items by thanhluong (Search limited from 31-05-2020)



Sort by                Order  

#370201 Các hằng đẳng thức đáng nhớ và cần nhớ

Posted by thanhluong on 17-11-2012 - 21:57 in Đại số

Cho em hỏi : Ai có thể biến $a^2 + b^2$ thành một hằng đẳng thức ?

$a^2+b^2=(a+b)^2-2ab=(a-b)^2+2ab$.
Nếu $a$ và $b$ cùng dấu:
$a^2+b^2=a^2+(\sqrt{2ab})^2+b^2-(\sqrt{2ab})^2=(a+b-\sqrt{2ab})(a+b+\sqrt{2ab})$



#321822 Đăng kí tham gia Marathon for Secondary school 2012

Posted by thanhluong on 02-06-2012 - 18:16 in Thi giải toán Marathon cấp THCS 2012

Cho em đăng ký với



#357837 $\boxed{Topic}$Ôn thi học sinh giỏi lớp 9 năm 2013-2014.

Posted by thanhluong on 30-09-2012 - 16:50 in Chuyên đề toán THCS

Mình post đề được không?



#377847 $\boxed{Topic}$Ôn thi học sinh giỏi lớp 9 năm 2013-2014.

Posted by thanhluong on 15-12-2012 - 20:56 in Chuyên đề toán THCS

Mình xin đóng góp một đề:
ĐỀ 8: ĐỀ THI HSG TP Hồ Chí Minh
Năm học: 1989 - 1990
Vòng 1:
Bài 1: Cho hai số nguyên dương $a$ và $b$ ($a \geq b$) đều không chia hết cho $5$. Chứng minh rằng $a^4-b^4$ $\vdots$ $5$.
Bài 2: Tìm tất cả các cặp số tự nhiên $x$, $y$ sao cho: $\sqrt{x}+\sqrt{y} = \sqrt{1989}$.
Bài 3: Chứng minh rằng nếu $a$, $b$, $c$ là chiều dài ba cạnh một tam giác thì:
$ab + bc + ac \leq a^2+b^2+c^2 < 2(ab+bc+ac)$.
Bài 4: Cho hình vuông $ABCD$ có tâm $O$, cạnh bằng $10 cm$. Gọi $I$ là một điểm bất kì nằm trên đường tròn đi qua ba điểm $A$, $O$, $D$ và ngoài hình hình vuông ($I$ không trùng với $A$ và $D$). $OI$ cắt cạnh $BC$ tại $J$. Cạnh $DK$ của hình bình hành $IJKD$ cắt $BC$ tại $E$. $EH$ là đường cao của tam giác $EKJ$.
a) Tính số đo của góc $HEK$.
b) Chứng minh rằng $IJ > 10\sqrt{2} cm$.



#382108 Hội những người độc thân thích chém gió !

Posted by thanhluong on 30-12-2012 - 21:50 in Góc giao lưu

Với yêu cầu ngày càng cao của VMF, mình giờ đây xin được lập topic "Hội những người độc thân thích chém gió" , để anh chị em đang cô đơn có cơ hội được giao lưu, học hỏi nhau.
Ai đang độc thân thì vào đây nhé !
Điểm danh phát

em nhớ em đăng ký rồi mà



#361065 Bài Tập Tin Học Phần Lập Trình Pascal

Posted by thanhluong on 11-10-2012 - 21:31 in Tin học phổ cập

Nhân tiện topic này, ai có thể chỉnh sửa giùm Code mà mình tốn không biết bao nhiêu công sức để làm:

Chương trình mang tên: "Phân tích phương trình bậc 4 thành hai phương trình bậc 2":

var i,p,q,r,s,UCLN,BCNN: integer;
m,a,b,c,d,e,f,g,h,j,k,x,y,z,t,o: real;
begin
write('a='); readln(a);
write('b='); readln(b);
write('c='); readln(c);
write('d='); readln(d);
write('e='); readln(e);
if a=1 then write('x^4') else begin
if a>0 then write(a:0:0,'x^4');
if a=-1 then write('-x^4');
if a<0 then if a<>-1 then write('-',-a:0:0,'x^4'); end;
if b=1 then write('+x^3') else begin
if b>0 then write('+',b:0:0,'x^3');
if b=-1 then write('-x^3');
if b<0 then if b<>-1 then write('-',-b:0:0,'x^3'); end;
if c=1 then write('+x^2') else begin
if c>0 then write('+',c:0:0,'x^2');
if c=-1 then write('-x^2');
if c<0 then if b<>-1 then write('-',-c:0:0,'x^2'); end;
if d=1 then write('+x') else begin
if d>0 then write('+',d:0:0,'x');
if d=-1 then write('-x');
if d<0 then if b<>-1 then write('-',-d:0:0,'x'); end;
if e>0 then write('+',e:0:0);
if e<0 then write('-',-e:0:0);
write('=0');
x:= 8*a*a*a ;
y:=-4*a*a*c;
z:=-8*e*a*a+2*a*d*b;
t:=4*e*c*a-a*d*d-e*b*b;
m:=0;
begin
for i:=1 to 100 do
m:=m-(x*m*m*m+y*m*m+z*m+t)/(3*x*m*m+2*y*m+z);
end;

g:=2*sqrt(-4*c*a+8*a*a*m+b*b)*a;
h:=sqrt(-4*c*a+8*a*a*m+b*b)*b-8*a*a*m-b*b+4*c*a;
j:=2*sqrt(-4*c*a+8*a*a*m+b*b)*m*a+2*a*d-2*b*m*a;
p:=trunc(g);
q:=trunc(h);
r:=trunc(j);
begin
BCNN:=p*q;
s:= q mod p;
While s <> 0 do
	 Begin
	 s:= p MOD q;
	 p:= q;
	 q:= s;
	 End;

BCNN:=p*r;
s:= r mod p;
While s <> 0 do
	 Begin
	 s:= p MOD r;
	 p:= r;
	 r:= s;
	 End;

end;

g:=g/p;
h:=h/p;
j:=j/p;
writeln(' ');
write('(');
if g=1 then write('x^2') else begin
if g>0 then write(g:0:0,'x^2');
if g=-1 then write('-x^2');
if g<0 then
if g<>-1 then
write('-',-g:0:0,'x^2'); end;
if h=1 then write('+x') else begin
if h>0 then write('+',h:0:0,'x');
if h=-1 then write('-x');
if h<0 then
if h<>-1 then
write('-',-h:0:0,'x'); end;
if j>0 then write('+',j:0:0);
if j<0 then write('-',-j:0:0);
write(')');
g:=2*sqrt(-4*c*a+8*a*a*m+b*b)*a;
k:=sqrt(-4*c*a+8*a*a*m+b*b)*b+8*a*a*m+b*b-4*c*a;
o:=2*sqrt(-4*c*a+8*a*a*m+b*b)*m*a-2*a*d+2*b*m*a;
p:=trunc(g);
q:=trunc(k);
r:=trunc(o);
begin
BCNN:=p*q;
s:= q mod p;
While s <> 0 do
	 Begin
	 s:= p MOD q;
	 p:= q;
	 q:= s;
	 End;

BCNN:=p*r;
s:= r mod p;
While s <> 0 do
	 Begin
	 s:= p MOD r;
	 p:= r;
	 r:= s;
	 End;

end;
g:=g/p;
k:=k/p;
o:=o/p;
write('(');
if g=1 then write('x^2') else begin
if g>0 then write(g:0:0,'x^2');
if g=-1 then write('-x^2');
if g<0 then
if g<>-1 then
write('-',-g:0:0,'x^2'); end;
if k=1 then write('+x') else begin
if k>0 then write('+',k:0:0,'x');
if k=-1 then write('-x');
if k<0 then
if k<>-1 then
write('-',-k:0:0,'x'); end;
if o>0 then write('+',o:0:0);
if o<0 then write('-',-o:0:0);

write(')=0');
readln;
end.


Chương trình chạy được hầu hết các phương trình bậc 4 mà có thể phân tích thành hai cái bậc 2, nhưng lại không thể phân tích thành nhân tử phương trình:
$x^4-1=0$
__________
Có ai sửa giùm với !!! hoặc góp ý gì cũng được...

Em nghĩ nên dùng phương pháp hệ số bất định, đưa về dạng $k(x^2+ax+b)(x^2+cx+d)$ rồi lập thuật toán giải hệ, để tìm các hằng số $k$, $a$, $b$, $c$, $d$. Còn cái chương trình của anh em không hiểu lắm :wacko:



#363623 Chuyên mục : Trao đổi các bài toán casio .

Posted by thanhluong on 21-10-2012 - 15:52 in Các dạng toán khác

Đây là cách giải của mình:
Số cần tìm có dạng $\overline{abcabc}+1$. Đặt $\overline{abc}=x$ thì ta có $1001x+1=n^2 (1)$ (Với $n \in N$, $100 \leq x \leq 998$).

$x \geq 100$ nên $1001x +1 \geq 100101$, do đó $n \geq 317$. $x \leq 998$ nên $n \leq 999$.
Từ $(1)$ ta có $x=\frac{n^2-1}{1001}$
Quy trình: (xin lỗi vì mình không biết gõ ô vuông)
$A=A+1:B=\frac{A^2-1}{1001}$, $CALC$ $A=316$. Quy trình được lặp đến khi $B$ nguyên.

p/s:Bạn có được đi thi cấp Quốc Gia không?



#340399 Em muốn đặt sách online,nhưng không biết nên vào địa chỉ nào vừa rẻ vừa uy tí...

Posted by thanhluong on 26-07-2012 - 10:38 in Góc giao lưu

Mình hay mua sách ở http://meta.vn



#341092 Cho hình vuông ABCD. Cạnh 20cm.Gọi E là trung điểm của BC. F là trung điểm củ...

Posted by thanhluong on 28-07-2012 - 15:14 in Toán Tiểu học

Lúc đầu là $25$ người ngồi $21$ người đứng. Qua bến đầu thêm $4$ người lên nữa. Tổng số là $50$. $25$ người đứng, $25$ người ngồi.
Không biết có đúng không vì số hành khách phải có dạng $a=50k (k \in Z+)$ do $\frac{8}{100}=\frac{4}{50}$ mà theo quy định của luật giao thông thì $k<2$. :wacko: :huh:



#339289 Tìm $x$ để $A=x^3+x^2+x+1$ là số chính phương

Posted by thanhluong on 23-07-2012 - 17:07 in Số học

Mình thấy vẫn còn một nghiệm nữa là $x=1$ mà



#339262 Tìm $x$ để $A=x^3+x^2+x+1$ là số chính phương

Posted by thanhluong on 23-07-2012 - 15:52 in Số học

Tìm số nguyên $x$ để $A=x^3+x^2+x+1$ là số chính phương?



#341253 Tìm $x$ để $A=x^3+x^2+x+1$ là số chính phương

Posted by thanhluong on 28-07-2012 - 21:06 in Số học

Thực ra bài toán đầy đủ của nó là: Giải phương trình nghiệm nguyên:
$$(x+1)(x^2+1)=(2y+1)^2$$ :icon6:



#395196 [MSS2013] - Trận 18 PT hoặc HPT đại số

Posted by thanhluong on 09-02-2013 - 13:28 in Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

suy ra x=y, thay vào PT đầu bài, ta có:
$x^3-nx-n=0$
Theo công thức nghiệm Cácđanô, ta có $x=\sqrt[3]{\frac{n}{2}+\sqrt{\frac{n^2}{4}-\frac{n^3}{27}}}+\sqrt[3]{\frac{n}{2}-\sqrt{\frac{n^2}{4}-\frac{n^3}{27}}}$
Vậy hệ PT của bài có nghiệm duy nhất là $x=y=\sqrt[3]{\frac{n}{2}+\sqrt{\frac{n^2}{4}-\frac{n^3}{27}}}+\sqrt[3]{\frac{n}{2}-\sqrt{\frac{n^2}{4}-\frac{n^3}{27}}}$

Chưa chắc phương trình này có 1 nghiệm, bởi dùng công thức Cacdano ta chỉ tìm được 1 nghiệm của phương trình bậc 3.



#388810 [MSS2013] - Trận 18 PT hoặc HPT đại số

Posted by thanhluong on 21-01-2013 - 18:39 in Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Giải hệ phương trình:
$$\left\{\begin{matrix}
x^3=6(y+1)\\
y^3=6(x+1)
\end{matrix}\right.$$
Đề của
daovuquang

Bài làm của thanhluong:
$\left\{\begin{matrix} x^3=6(y+1) (1) \\ y^3=6(x+1) (2) \end{matrix} \right.$
Trừ $(1)$ cho $(2)$ vế theo vế, ta được:
$x^3-y^3=6(y-x) \Leftrightarrow (x-y)(x^2+xy+y^2)+6(x-y)=0$.
$\Leftrightarrow x-y=0$ (Vì $x^2+xy+y^2+6 \geq 6 \geq 0$ với mọi $x$, $y$).
$\Leftrightarrow x=y$.
Thay $x = y$ vào $(1)$, ta được:
$x^3-6x-6=0$
$\Leftrightarrow x^3-6-6(\sqrt[3]{4}+\sqrt[3]{2})-6x+6(\sqrt[3]{4}+\sqrt[3]{2})=0$.
$\Leftrightarrow x^3-(\sqrt[3]{4}+\sqrt[3]{2})^3+6(x-\sqrt[3]{4}-\sqrt[3]{2})=0$
$\Leftrightarrow (x-\sqrt[3]{4}-\sqrt[3]{2})(x^2+x(\sqrt[3]{4}+\sqrt[3]{2})+\sqrt[3]{4}+\sqrt[3]{2}+6)=0$.
$\Leftrightarrow x - \sqrt[3]{4} -\sqrt[3]{2}=0$.
$\Leftrightarrow x = \sqrt[3]{4}+\sqrt[3]{2}$.
Vậy: Hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất $(\sqrt[3]{4}+\sqrt[3]{2}; \sqrt[3]{4}+\sqrt[3]{2})$


Điểm bài 10
S = 3 + 3*10 = 33



#397532 [MSS2013] - Trận 19 Hình học

Posted by thanhluong on 17-02-2013 - 00:29 in Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Bài làm của thanhluong:
hinhve.png
BỔ ĐỀ: Nếu $a, b, x, y$ là các số thực dương thì ta có bất đẳng thức:
$$\sqrt{a^2+x^2}+\sqrt{b^2+y^2} \geq \sqrt{(a+b)^2+(x+y)^2}$$.
Chứng minh:
Xét hiệu: $(a^2+x^2)(b^2+y^2)-(ab+xy)^2$
$=(ay-bx)^2 \geq 0, \forall a, b, x, y>0$.
$\Rightarrow (a^2+x^2)(b^2+y^2) \geq (ab+xy)^2$.
$\Rightarrow 2\sqrt{(a^2+x^2)(b^2+y^2)} \geq 2(ab+xy)$.
$\Leftrightarrow a^2+b^2+x^2+y^2+2\sqrt{(a^2+b^2)(x^2+y^2)} \geq a^2+b^2+x^2+y^2+2ab+2xy$.
$\Leftrightarrow (\sqrt{a^2+x^2}+\sqrt{b^2+y^2})^2 \geq (a+b)^2+(x+y)^2$.
$\Rightarrow \sqrt{a^2+x^2}+\sqrt{b^2+y^2} \geq \sqrt{(a+b)^2+(x+y)^2}$.
Bổ đề được chứng minh. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi: $ay=bx \Leftrightarrow \frac{a}{x}=\frac{b}{y}$.

Trở lại bài toán, áp dụng định lí Pitago vào các tam giác vuông $\triangle{AEF}, \triangle{DEH}, \triangle{CHG}, \triangle{BFG}$, ta được:
$EF+FG+GH+HE=\sqrt{EA^2+FA^2}+\sqrt{BF^2+BG^2}+\sqrt{CH^2+CG^2}+\sqrt{DH^2+DE^2}$.
Hay: $P_{EFGH}=\sqrt{EA^2+FA^2}+\sqrt{BF^2+BG^2}+\sqrt{CH^2+CG^2}+\sqrt{DH^2+DE^2}$ $(1)$.
Sử dụng liên tiếp bổ đề phụ trên và định lý Pitago cho tam giác vuông $ABC$, ta được:
$\sqrt{EA^2+FA^2}+\sqrt{DE^2+DH^2}+\sqrt{BG^2+BF^2}+\sqrt{CG^2+CH^2} \geq \sqrt{AD^2+(FA+DH)^2}+\sqrt{BC^2+(BF+CH)^2} \geq \sqrt{(AD+BC)^2+(AB+CD)^2}=2\sqrt{AB^2+BC^2}=2AC$: Không đổi $(2)$.
Từ $(1)$ và $(2)$ suy ra $P_{EFGH} \geq 2AC$. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi:

$\left\{\begin{matrix} \frac{AF}{DH}=\frac{AE}{DE} &&\\ \frac{BF}{CH}=\frac{BG}{CG} &&\\ \frac{AF+DH}{BF+CH}=\frac{AD}{BBC} \end{matrix}\right.$ $(*)$
Vậy: Chu vi tứ giác $EFGH$ đạt giá trị nhỏ nhất bằng $2AC$ khi các điểm $F$, $G$, $H$ thoả $(*)$. ( Nên nêu rõ để suy ra EFGH là hình bình hành)

___________________________________
@Joker: Nên lập luận rõ chỗ cuối
d=9
S = 12+3*9 = 39



#381685 [fshare] Kho tài liệu toán sơ cấp của Mr. 3W

Posted by thanhluong on 29-12-2012 - 20:00 in Tài liệu tham khảo khác

c rack là sao hở anh ? Em ngu tin lắm.

Bẻ khoá, có thể làm theo cách sau:
Mở file $\boxed{\text{C:\Windows\System32\Drivers\etc\hosts}}$. Chèn thêm dòng sau:
$$\text{127.0.0.1 registeridm.com}$$
Sau đó save lại



#347857 Topic nhận đề phương trình nghiệm nguyên, đồng dư

Posted by thanhluong on 18-08-2012 - 14:19 in Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Đề bài
Cho $x$,$y$ là các số nguyên dương thoả mãn phương trình:
$$2x^2+x=3y^2+y$$.
Chứng minh rằng: Các số $x-y$, $2x+2y+1$ và $3x+3y+1$ đều là các số chính phương.







Đáp án:
Từ: $2x^2+x=3y^2+y$
$\Leftrightarrow 2x^2-2y^2+x-y=y^2\Leftrightarrow (x-y)(2x+2y+1)=y^2$.

Gọi $d$ là ước chung lớn nhất của $x-y$ và $2x+2y+1$.
$\Rightarrow y^2$ $\vdots$ $d^2 $ $\Rightarrow y$ $\vdots$ $d$.

Mà $x-y$ $\vdots$ $d$ $\Rightarrow x$ $\vdots$ $d$ $\Rightarrow 2x$ $\vdots$ $d$ và $2y$ $\vdots$ $d$.

Lại có $2x+2y+1$ $\vdots$ $d$ $\Rightarrow 1$ $\vdots$ $d \Rightarrow d=1$

Mà $(x-y)(2x+2y+1)=y^2$, nên cả $x-y$ và $2x+2y+1$ đều là các số chính phương. (1)

Mặt khác: $3x^2-3y^2+x-y=x^2$
$\Leftrightarrow (x-y)(3x+3y+1)=x^2$

Chứng minh tương tự như trên, suy ra được $x-y$ và $3x+3y+1$ đều là số chính phương. (2)

Từ (1) và (2) ta có điều phải chứng minh.



#369512 Topic nhận đề phương trình nghiệm nguyên, đồng dư

Posted by thanhluong on 14-11-2012 - 21:41 in Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Đề bài:
Giải phương trình nghiệm nguyên:
$15x^4-37x^2y^2-84x^2+14y^4+53y^2=-45$

Giải:
Bổ đề:
Số chính phương lẻ chia $8$ dư $1$
Thật vậy. với $k \in Z$ ta luôn có
$(2k+1)^2=4k^2+4k+1 =4k(k+1)+1\equiv 1$ (mod $8$) (Vì $k(k+1) \equiv 0$ (mod $2$))

Trở lại bài toán, phương trình trên đề bài đương với:
$(x^2-2y^2-5)(15x^2-7y^2-9)=0$
$\Leftrightarrow x^2-2y^2-5=0$ hoặc $15x^2-7y^2-9=0$.
Trường hợp 1: $x^2-2y^2-5=0$
Khi đó $x^2-2y^2=5 \rightarrow x^2=2y^2+5 \rightarrow x^2$ lẻ.
Áp dụng bổ đề trên, ta suy ra $x^2$ chia $8$ dư $1$, đặt $x^2=8m+1$ ($m \in Z$), ta có:
$8m+1+2y^2=5 \Leftrightarrow 8m+2y^2=4 \Leftrightarrow 4m+y^2=2$
Nên $y^2$ chia hết cho $2$ và không chia hết cho $4$, suy ra điều vô lý vì số chính phương chia hết cho $2$ luôn chia hết cho $2^2=4$.
Trường hợp 2: $15x^2-7y^2-9=0$
Khi đó $15x^2-2=7y^2+7=7(y^2+1)$ nên $15x^2-2$ chia hết cho $7$. (*)

Nếu $x \equiv 0$ (mod $7$) $\Rightarrow 15x^2 \equiv 0$ (mod $7$) $\Rightarrow 15x^2-2$ không chia hết cho $7$.
Nếu $x \equiv \pm 1$ (mod $7$) $\Rightarrow x^2 \equiv 1$ (mod $7$) $\Rightarrow 15x^2 \equiv 15$ (mod $7$) $\Rightarrow 15x^2-2$ không chia hết cho $7$.
Nếu $x \equiv \pm 2$ (mod $7$) $\Rightarrow x^2 \equiv 4$ (mod $7$) $\Rightarrow 15x^2 \equiv 60$ (mod $7$) $\Rightarrow 15x^2-2$ không chia hết cho $7$.
Nếu $x \equiv \pm 3$ (mod $7$) $\Rightarrow x^2 \equiv 9$ (mod $7$) $\Rightarrow 15x^2 \equiv 135$ (mod $7$) $\Rightarrow 15x^2-2$ không chia hết cho $7$.
Do đó với mọi $x \in Z$, $15x^2-2$ không chia hết cho $7$, mâu thuẫn với (*).

Vậy Phương trình đã cho vô nghiệm nguyên



#362176 Đề thi Lê Quý Đôn Đà Nẵng (2009-2010)

Posted by thanhluong on 15-10-2012 - 22:48 in Tài liệu - Đề thi

5)CHO a,b,c là 3 số dương thỏa abc<1.CM $\dfrac{1}{1+a+ab}+\dfrac{1}{1+b+bc}+\dfrac{1}{1+c+ca}<1$


Hình như là sai đề, phải là $\frac{1}{1+a+ab}+\frac{1}{1+b+bc}+\frac{1}{1+c+ca} >1$.



#348387 Phần mềm kiểm tra số nguyên tố

Posted by thanhluong on 19-08-2012 - 21:12 in Phần mềm hỗ trợ học tập, giảng dạy - Các trang web hay

không có nghĩa là số "456457,4646" số thập phân ế thì nó vẫn phang kết quả, kiểu dữ liệu đó tuy rộng nhưng nó là số thực :|, để hoàn chỉnh hơn mình nghĩ bạn nên dùng lệnh repeat ép người dùng nhập số vào phải là số nguyên thì hay hơn
nhưng nếu gãnh bạn share code cho mình dc ko, tuy hổng chỗ đó nhưng có thể mình sẽ chỉnh dc cho bạn, với lại tham khảo :D

Em không dùng Pascal để viết mà dùng Python 2.7 nên không có lệnh repeat anh à, nhưng dù sao thì đó cũng không phải là vấn đề lớn, em sẽ fix lại. Code cũng tựa như Pascal ấy anh.

p/s: cho em xin Y!M hay Facebook của anh rồi nói chuyện cho tiện ạ :icon6:



#348322 Phần mềm kiểm tra số nguyên tố

Posted by thanhluong on 19-08-2012 - 17:35 in Phần mềm hỗ trợ học tập, giảng dạy - Các trang web hay

Đây là phần mềm do bạn Trần Hoàng Long (Lớp C04 trường THPT Nguyễn Thượng Hiền) viết. Mọi người download về sử dụng thử và cho ý kiến.
http://www.mediafire...fc6a96j4l6vqyg9

Cái này hay :D
Nhưng nếu lập trình bằng ngôn ngữ Pascal thì sẽ có nhược điểm là nếu nhập số quá lớn (vượt qua longint) thì sẽ bị thoát ra luôn.

Hihi em mới viết chương trình này có thể kiểm tra được số lớn đến vài ngàn chữ số, mọi người tải về dùng thử rồi cho ý kiến được không ạ :mellow:
http://www.mediafire...wt309ze39niwenq



#348337 Phần mềm kiểm tra số nguyên tố

Posted by thanhluong on 19-08-2012 - 18:29 in Phần mềm hỗ trợ học tập, giảng dạy - Các trang web hay

Mình đã thử đến 20 chữ số cũng ok :D, nhưng có một lỗi nhỏ :D, đến chỗ: "Thoat khoi chuong trinh (yes/no)?" mà ghi "no" cũng bị thoát ra.

:lol: để mình fix



#348378 Phần mềm kiểm tra số nguyên tố

Posted by thanhluong on 19-08-2012 - 20:45 in Phần mềm hỗ trợ học tập, giảng dạy - Các trang web hay

Mình đã tìm ra 1 lỗi cực kì nghiêm trọng trong code này đó là bạn đã sử dụng kiểu dữ liệu ectended ( đoán maybe ), vì khi nhập 4546457,4646 thì nó cũng phang kết quả @@, mình đang nghiên cứu vấn đề này :-?

Em không hiểu cho lắm? đúng là 2 số trên không phải là số nguyên tố mà anh?



#322063 Tìm nghiệm nguyên của phương trình $x^{3}-y^{3} = 2xy + 8$

Posted by thanhluong on 03-06-2012 - 16:32 in Số học

Tìm nghiệm nguyên của phương trình $x^{3}-y^{3} = 2xy + 8$



#350876 Topic nhận đề Hình học phẳng

Posted by thanhluong on 30-08-2012 - 12:41 in Thi giải toán Marathon cấp THCS 2013

Đề bài:
Cho tam giác $ABC$. Đường thẳng $d$ đi qua trọng tâm $G$ của tam giác cắt các cạnh $AB$, $AC$ lần lượt ở $E$ và $F$. Tính tổng:
$$S=\frac{AB}{AE}+\frac{AC}{AF}$$

Đáp án:
hinh_ve.png
Gọi $M$ là trung điểm $BC$. Từ $B$ kẻ $BD//AM$, từ $C$ kẻ $CK//AM$ ($C$ và $K$ nằm trên đường thẳng $d$). Suy ra $BD//CK//AM$.

$BD//AG$ nên áp dụng định lý Ta-lét, ta có:
$$\frac{BD}{AG}=\frac{AE}{BE}$$
$$\Rightarrow \frac{BD}{AG}+1=\frac{AE}{BE}+1$$
hay $$\frac{BD}{AG}+1=\frac{AB}{AE}$$ (1)

Tương tự, đối với tam giác $FKC$ thì:
$$\frac{AF}{FC}=\frac{CK}{AG}$$
$$\Rightarrow \frac{AC}{CF}=\frac{CK}{AG}+1$$ (2)

Cộng (1) và (2) vế theo vế, ta được:
$$\frac{AB}{AE}+\frac{AC}{CF}=\frac{CK+BD}{AG}+2$$

Lại có $BD//CK$ nên $BDKC$ là hình thang.

$M$ là trung điểm $BC$ và $MG//BD//CK$ $\Rightarrow GM$ là đường trung bình của hình thang $BDKC$.
Nên $CK+BD=2GM$.

$G$ là trọng tâm của tam giác $ABC$ nên $AG=2GM$, do đó $BD+CK=AG$.
$$\Rightarrow S=\frac{AB}{AE}+\frac{AC}{AF}=\frac{AG}{AG}+2=1+2=3$$.