Đến nội dung

duongtoi nội dung

Có 709 mục bởi duongtoi (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#597948 y= $a+b\sqrt{2}sinx+csin2x$

Đã gửi bởi duongtoi on 12-11-2015 - 08:07 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Cho $a^{2}+b^{2}+c^{2}=4$ với $0<x<\frac{\pi}{2}$ . Tìm max,min  y= $a+b\sqrt{2}sinx+csin2x$

Áp dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki ta có $y^{2} =a+b\sqrt{2}\sin x+c\sin 2x)^2$

$\le (a^2+b^2+c^2)(1+2\sin^2x+4\sin^2x\cos^2x)$

$=4(1+2\sin^2x+4\sin^2x(1-\cos^2x))=4(-4\sin^4x+6\sin^2x+1)\le 4.\frac{13}{4}=13$

Do đó, $-\sqrt{13} \le y \le \sqrt{13}$. (Bạn tự xét trường hợp dấu "=" xảy ra)

Vậy giá trị nhỏ nhất của y là $-\sqrt{13}$, giá trị lớn nhất của y là $\sqrt{13}$.




#598071 y= $a+b\sqrt{2}sinx+csin2x$

Đã gửi bởi duongtoi on 12-11-2015 - 22:57 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Áp dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki ta có $y^2 = (a+b\sqrt{2}\sinx+c\sin2x)^2 \le (a^2+b^2+c^2)(1+2\sin^2x+4\sin^2x\cos^2x)$

$=4(1+2\sin^2x+4\sin^2x(1-\cos^2x))=4(-4\sin^4x+6\sin^2x+1)\le 4.\frac{13}{4}=13$

Do đó, $-\sqrt{13} \le y \le \sqrt{13}$. (Bạn tự xét trường hợp dấu "=" xảy ra)

Vậy giá trị nhỏ nhất của y là $-\sqrt{13}$, giá trị lớn nhất của y là $\sqrt{13}$.




#598022 xác định tọa độ điểm D là giao phân giác trong góc A cắt BC

Đã gửi bởi duongtoi on 12-11-2015 - 20:38 trong Hình học phẳng

Trong mặt phẳng Oxy, lấy A(1;3), B(4;-1), C(-5;-5)

1/xác định tọa độ điểm D là giao phân giác trong góc A cắt BC

2/Xác định tâm đường tròn nội tiếp tam giác

a) Gọi $D(x ; y)$. Ta có tính chất sau $\frac{\overrightarrow{DB}}{\overrightarrow{DC}}=-\frac{AB}{AC}$

Từ đó bạn tính được D.

b) Bạn viết được phương trình phân giác trong AD. Tương tự, bạn viết phương trình phân giác trong BE.

Do đó, tâm I là giao của AD và BE.




#444322 Xác đinh 3 đỉnh tam giác khi biết 1 số yếu tố : tâm nội tiếp, tâm ngoại tiếp...

Đã gửi bởi duongtoi on 20-08-2013 - 18:49 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Bài 1:  Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$, cho tam giác $ABC$ có tọa độ đỉnh A$(2;-14)$ trọng tâm G$\frac{-5}{3};\frac{-7}{3}$) và tọa độ tâm đường tròn nội tiếp J$(-2;-6)$. Tìm tọa độ các đỉnh $B$; $C$.

 

 

Bài 2:  Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$, Cho tam giác ABC có $C$ thuộc đường thẳng$y=2x-4$ đường phân giác trong góc B: $x +y - 1 = 0$ Đường tròn nội tiếp tam giác $ABC$ có tâm $I(0;1)$ tiếp xúc $AC$ tại $E$ và $AB$ tại $F$ sao cho $E$ và $F$ thuộc trục hoành. Xác định 3 đỉnh tam giác $ABC$

 

Bài 3;  Trong mặt phẳng hệ trục tọa độ $Oxy$ cho tam giác $ABC$ có $A(2;-14)$ , Trực tâm $H(-26;-10)$ Tâm đường tròn nội tiếp $J(-2;-6)$. Xác định tọa độ đinh $B$ và $C$ của tam giác $ABC$

 

 

Bài 4:  Cho tam giác $ABC$ có Tọa độ tâm đường tròn ngoại tiếp là I($\frac{21}{2};\frac{3}{2}$ ) , tâm đường tròn nội tiếp I($\frac{-5}{3};\frac{-7}{3}$). Trực tâm H$(-26;-10)$. Xác định tọa độ 3 đỉnh tam giác ABC

Bài 1:

Gọi $M$ là trung điểm của $BC$.

Ta có $\vec{AG}=2\vec{GM}$ nên ($M(-\frac{7}{2};\frac{7}{2})$.

Gọi $B(a;b)$.

Ta có $C(-7-a;7-b)$.

PT các cạnh của tam giác là

$AB: (b+14)(x-2)-(a-2)(y+14)=0$

$AC: (21-b)(x-2)+(a+9)(y+14)=0$

$BC: (2b-7)(x+7/2)-(2a+7)(y-7/2)=0$

Sau đó, khoảng cách từ tâm $J$ đến ba cạnh này bằng nhau.

Ta giải hệ sẽ được nghiệm.




#450945 Xin nhờ các anh chị tìm quy luật của dãy số ạ.

Đã gửi bởi duongtoi on 16-09-2013 - 15:47 trong Số học

 

Xin nhờ các anh chị tìm giúp em quy luật của dãy số sau ạ. Xin chân thành cảm ơn

       2.20        2.48        2.76        3.03        3.31        3.59        3.87        4.14        4.42        4.70        4.98        5.26        5.53        5.81        6.09        6.37        6.64        6.92        7.20        7.48        7.76        8.03        8.31        8.59        8.87        9.14        9.42        9.70        9.98      10.26      10.53      10.81      11.09      11.37      11.64      11.92      12.20      12.48      12.76      13.03      13.31      13.59      13.87      14.14      14.42      14.70      14.98      15.26      15.53

 

Quy luật như này nhé.

Em xét hiệu của hai số liên tiếp nhau sẽ được

28 28 27 28 28 28 27 28 28 28 28 27 ...

Số lần các lần tăng 0,28 liên tiếp được tăng dần dần lên. Từ 02 lần, lên 03 lần, 04 lần, ... và xen giữa là lần tăng 0,27.




#389826 Xin hỏi về phương pháp giải bài toán hệ phương trình tuyến tính

Đã gửi bởi duongtoi on 25-01-2013 - 10:27 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Bạn có thể sử dụng phương pháp Gauss để giải.



#432563 x,y là nghiệm của $\left\{\begin{matrix}...

Đã gửi bởi duongtoi on 03-07-2013 - 17:16 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

x,y là nghiệm của hệ

 

 

 $\left\{\begin{matrix} & x^3-3x^2+5x-17=0\\ & y^3-3y^2+5y+11=0 \end{matrix}\right.$

 

Tính x+y

Khảo sát hàm số $f(t)=t^3-3t^2+5t-3$.

Hàm số có điểm uốn $I(1;0)$ là tâm đối xứng.

Mặt khác, hai đường thẳng $y=-14$ và $y=14$ đối xứng nhau qua $Ox$ và $x_0$ là nghiệm của PT thứ nhất chính là hoành độ giao điểm của $f(t)$ với $y=14$,

Tương tự$y_0$ là nghiệm của PT thứ hai là hoành độ giao điểm của $f(t)$ với $y=-14$.

Suy ra, $x_0$ và $y_0$ đối xứng qua điểm $I$.

Suy ra, $x_0+y_0=2x_I=2$.




#436205 x+y\geq 1.Tìm GTNN của x.y

Đã gửi bởi duongtoi on 19-07-2013 - 16:03 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài này không có giá trị nhỏ nhất đâu.

Bạn xem lại đề đi nhé.




#436181 x+y\geq 1.Tìm GTNN của x.y

Đã gửi bởi duongtoi on 19-07-2013 - 14:19 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho

$x+y\geq 1$

Tìm GTNN của x.y

Đề thiếu dữ liệu rồi bạn ạ. $x;y$ có thể là vô cùng.




#329612 Về cuộc thi vào lớp KSTN của ĐHBKHN

Đã gửi bởi duongtoi on 27-06-2012 - 11:11 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bây giờ em muốn thi vào KSTN Công nghệ Hữu cơ - Hóa dầu cũng phải thi Toán Lý ạ? Nếu đậu HSG Quốc Gia thì có được tuyển thẳng hay chỉ được cộng điểm ạ?

Khi em đăng ký thi vào các lớp KSTN, trung tâm sẽ có 6 chuyên ngành để em đăng ký. Tùy theo số lượng học sinh đăng ký và thi đỗ của các chuyên ngành để mở lớp. Thông thường mỗi năm chỉ mở khoảng 4 lớp chuyên ngành: CNTT, Điều khiển tự động, DTVT, và 1 ngành khác.

Môn thi là Toán và Lý. Những ai có đạt giải HSG Quốc gia thì xét theo tùy giải, tùy chuyên ngành để được tuyển thẳng hoặc cộng điểm thi đầu vào KSTN.
Như năm 2006 của bọn anh thì từ giải ba Quốc gia sẽ được tuyển thằng, giải tư thì dc cộng 1 điểm.



#329614 Về cuộc thi vào lớp KSTN của ĐHBKHN

Đã gửi bởi duongtoi on 27-06-2012 - 11:17 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Mấy anh chị cho em hỏi: em bây giờ đang học cấp 3, em có lòng say mê kĩ thuật, vì vậy nên em muốn thi vào Bách Khoa Hà Nội( em thich chế tạo máy) thì ngay từ bây giờ phải ôn luyện nhưng gì ạ? Nếu muốn thi vào chế tạo máy, thì có thi được vào KSTN không? Để thi vào KSTn thì bây ngay từ bây giờ phải học những môn gì, và tham khảo những sách nào? Cám ơn các anh chị trước! :D

Đầu tiên em phải ôn thi để đỗ được đại học đã. Không biết đến khi em tham gia thi đại học thì KSTN có mở lớp chuyên ngành Chế tạo máy không.
Nhưng để học tốt ngành chế tạo máy thì em nên học trước Autocad, vẽ kỹ thuật. Hai thứ này để làm nền cho em học chế tạo máy tốt hơn, còn lại em phải cố gắng học thật tốt ở trường DH nữa.



#329618 Về cuộc thi vào lớp KSTN của ĐHBKHN

Đã gửi bởi duongtoi on 27-06-2012 - 11:21 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Cho em hỏi ngành Toán tin ứng dụng lấy điểm bao nhiu không ạ
Có anh chị nào biết điểm chuẩn các năm thì post lên luôn nhé. Em cảm ơn nhiều


Năm 2006, khoa Toán tin lấy 12 điểm thì phải, lâu rồi không nhớ lắm.
Ngành Toán tin là ngành ít học sinh tham gia học nhất vì đa số mọi người nghĩ Toán tin không phải là kỹ thuật, nhưng những ai đã học ngành Toán tin rồi sẽ thấy ngành này rất hay. Các em có thể xem cuốn giới thiệu các ngành nghề của Bách khoa để biết chi tiết về các ngành trong BK.



#329611 Về cuộc thi vào lớp KSTN của ĐHBKHN

Đã gửi bởi duongtoi on 27-06-2012 - 11:07 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

đề thi vào lớp KSTN là chương trình THPT chuyên hay là toán cao cấp và vật lí đại cương của đại học hả anh , nếu ko học trường chuyên thì có khả năng thi ko anh , em thấy vẫn có người ko học trường chuyên vẫn đỗ vào lớp KSTN

Chương trình học KSTN cũng như chương trình học như ở bên ngoài, có điều sẽ nâng cao hơn, chuyên sâu học, được các giảng viên hàng đầu giảng dạy. Những ai đã học trường chuyên THPT sẽ rất có lợi thế vì sẽ sử dụng tương đối nhiều kiến thức chuyên trong mấy năm đầu.
Nhưng em không học trường chuyên vẫn có khả năng đỗ vào các lớp KSTN, nhưng để tiếp tục học sẽ rất khó khăn nên cần phải cố gắng nhiều.

Như hồi anh đăng ký thi, các nhân viên của trung tâm KSTN sẽ phát cho bọn em đề thi và đáp án của một số năm trước để các em tham khảo.



#443331 Vì sao $0!=1$?

Đã gửi bởi duongtoi on 16-08-2013 - 13:45 trong Toán học lý thú

Nếu ta lấy 1 đồng xu ra, ta còn lại 2 đồng xu và có $2!=2$ cách đổi chỗ 2 đòng xu này, cụ thể:

 

Cách 1

h8_images_khong-giai-thua-bang-mot_thumb

 

Cách 2

h9.png

 

Lấy thêm 1 đồng xu nữa, ta còn 1 đồng xu, và ta có $1!=1$ cách đổi chỗ đồng xu này

 

h10.png

 

Bây giờ ta lấy đi đồng xu cuối cùng, cái này hơi trừu tượng một chút, ta lấy đi đồng xu cuối, bây giờ ta có $0$ vật thể, vậy có bao nhiêu cách hoán vị $0$ vật thể đó? Có 1 cách, chính là đây:

 

h11_images_khong-giai-thua-bang-mot_thum

 

Khá là trừu tượng, nhưng thực sự chỉ có $1$ cách để dịch chuyển $0$ vật thể, vì vậy một lần nữa ta được $0!=1$. 
 

Bây giờ ta thử biểu diễn trên trục tọa độ $Oxy$ xem sao, trục $Ox$ ứng với các giá trị $1; 2; 3; ...$, còn trục $Oy$ ứng với kết quả của $1!, 2!, 3!, ...$, vẽ các điểm và nối lại, ta được hình sau:

 

h12_images_khong-giai-thua-bang-mot_thum

 

Từ hình vẽ, tôi dự đoán đồ thị cắt trục $Oy$ tại $1$ từ đó dẫn đến kết quả $0!=1$

 

h13_images_khong-giai-thua-bang-mot_thum

 
Nhắc đến đồ thị, về lý thuyết, mỗi điểm trên đồ thị ứng với 1 giá trị $x;y$, giả sử tôi chọn 1 điểm bất kỳ trên trục $Ox$, giữa $1$ và $2$, giả sử là $\frac{3}{2}$, thế $\frac{3}{2}!$ bằng bao nhiêu? Các nhà toán học đã đưa ra ý tưởng về phép tính này, giả sử $\frac{3}{2}!=\Gamma$ hay tổng quát hơn là $\Gamma (n)$, người ta nói 
$$\Gamma (n)=\int_{0}^{\infty }t^{n-1}.e^{-t}\ dt$$. 

 

Lúc này sẽ có 1 số người thấy quen thuộc phép tích phân này, một số thì chưa, đây là 1 ý tưởng rất là phức tạp, 

nhưng điều này có thể giải thích cho phép tính giai thừa. 
 

Còn một vấn đề nữa, điều này thì không mấy ai mong đợi xảy ra, nhưng nếu chúng ta lấy tất cả các giá trị để

tính giai thừa (tức tập $\mathbb{R}$), giả sử giá trị đó là  
$$\Gamma (n);n \in\mathbb{R};(\Gamma (n)=n!)$$ 

 

thì ta được $\Gamma (n)=(n-1)!$, chú ý nhé! 
 

Vậy ý nghĩa của việc có được 1 hàm số giúp bạn tính giai thừa cho mọi giá trị mà bạn không thể thực hiện được phép hoán vị vật thể là gì? Chẳng hạn có bao nhiêu cách hoán vị $\frac{3}{2}$ vật thể? Đó là hàm số có tính tổng quát và rất hữu ích trong nhiều vấn đề, đơn cử như toán xác suất nơi bạn có thể tìm thấy cách tính giai thừa.

Kiếm thức về hàm Gamma chính là một phần trong đồ án tốt nghiệp của mình.

Các bạn học lớp 12 trở lên đã quen với khái niệm đạo hàm cấp cao (cấp n), lên ĐH thì có khái niệm tích phân bội rồi chứ.

Đồ án tốt nghiệp của mình nghiên cứu về các phương trình đạo hàm cấp số thức mở rộng của đạo hàm cấp n đấy.

Trong định nghĩa các công thức này, hàm Gamma được sử dụng để thay thế cho hàm giai thừa trong đạo hàm cấp n và tích phân bội n lần đấy.:D




#444927 Viết phương trình đường tròn ngoại tiếp $ \Delta ABC$

Đã gửi bởi duongtoi on 23-08-2013 - 18:15 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Viết phương trình đường tròn ngoại tiếp $ \Delta ABC$ biết $C_{(-1;-3)}$; đường trung trực của cạnh $BC$ là $d: 3x+2y-4=0$ ; và trọng tâm $G_{(4;-2)}$.

B1: Phương trình cạnh $BC: 2x-3y-7=0$.

B2: Điểm $M$ là trung điểm của $BC$ phải thuộc $d$. nên $M$ là giao $BC$ và $d$.

B3: Điểm $B$ đối xứng với $C$ qua $M$ nên tìm được điểm $B$ nhé.

B4: $G$ là trọng tâm nên $\vec{AG}=2\vec{GM}$. Tìm được điểm $A$.

B5: Lập PT đường trung trực của $AC$.

B6: Tâm $I$ là giao điểm của đường thẳng này với $d$.

B7: Bán kính đường tròn $R=IC$.

B8: PT đường tròn ngoại tiếp.




#430700 Viết phương trình mặt phẳng (P)

Đã gửi bởi duongtoi on 26-06-2013 - 11:11 trong Phương pháp tọa độ trong không gian

Đề thấy hơi buồn cười nhưng vẫn giải cho bạn xem.

Vectơ pháp tuyến của $(P)$ là $\vec{n}=(a;b;c)$.

Ta có $(P)//Ox$ nên $a=0$.

Ta có $(P)$ cắt $d_1$ và $d_2$ nên $c\ne 2b$.

Vậy PTMP $(P)$ là $b(y-2)+cz=0$ với $c\ne 2b$.

 

NX: bài này đáng ra phải là $(P)$ vuông góc với $d_1$ và $d_2$.




#444924 Viết phương trình mặt phẳng $(P)$

Đã gửi bởi duongtoi on 23-08-2013 - 18:04 trong Phương pháp tọa độ trong không gian

Cho mặt cầu $(S): x^{2}+y^{2}+z^{2}-2x+6y-4z-2=0 $. Viết phương trình mặt phẳng $(P)$ song song với giá của vector $\overrightarrow{v}_{(1;6;2)}$ ; vuông góc với đường thẳng $(\alpha): x+4y+z-11=0$ và tiếp xúc $(S)$.

Vecto pháp tuyến của $(P)$ là $\vec{n}=[\vec{v};\vec{n_Q}]=(-2;1;-2)$.

Do đó, PT mặt phẳng $(P)$ có dạng $2x-y+2z+d=0$.

Mặt phẳng này tiếp xúc với $(S)$ nên ta có $d(I;(P))=R\Leftrightarrow \frac{|2+3+2+d|}{3}=4$

TH1: $d=5$ ta được $(P): 2x-y+2z+5=0$.

TH2: $d=-19$ ta được $(P): 2x-y+2z-19=0$.




#508814 Viết phương trình mặt cầu qua 2 điểm và tiếp xúc với mặt phẳng cho trước

Đã gửi bởi duongtoi on 24-06-2014 - 17:46 trong Phương pháp tọa độ trong không gian

Trong không gian, cho (P) : x+y -3z +14 =0 . Viết phương trình mặt cầu (S) tiếp xúc với (P) và qua A(1;3;2) và B(-3;1;4). Viết phương trình mặt phẳng (Q) qua A, B và cắt (S) theo một đường tròn có diện tích bé nhất 

Ta có đường tròn giao tuyến của bán kính r.

Nên diện tích nhỏ nhất khi và chỉ khi r nhỏ nhất.

Tức là k/c I đến (Q) lớn nhất.

Ta có $d(I,(Q)) \le d(I, AB)$




#443294 Viết phương trình cạnh $BC$

Đã gửi bởi duongtoi on 16-08-2013 - 10:59 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Trong mặt phẳng toạ độ $Oxy$ cho tam giác $ABC$ có đỉnh $A(2;3),$ đường phân giác trong góc $A$ có phương trình, $x-y+1=0$ và tâm đường tròn ngoại tiếp $I(6;6)$. Viết phương trình cạnh $BC$ , biết diện tích tam giác $ABC$ gấp $3$ lần diện tích tam giác $IBC.$

Gọi $J$ là giao điểm của $AI$ với $BC$.

Theo giả thiết $S_{ABC}=3S_{IBC}$ nên suy ra $AJ=3IJ\Rightarrow \vec{IJ}=-2\vec{IA}$

Suy ra, $J(10;9)$.

PT đường tròn $(C)$ có tâm $I(6;6)$, bán kính $IA=5$ là $(x-6)^2+(y-6)^2=25$

Gọi $K$ là giao điểm thứ hai của $(C)$ và phân giác trong của $A$.

Suy ra $K(9;10)$.

Do $K$ là giao điểm của đường phân giác trong góc $A$ với $(C)$ nên $K$ là điểm chính cung của cung $BC$.

Suy ra $IK\perp BC$. Mà $\vec{IK}=(3;4)$

Vậy phương trình đường thẳng $BC$ là $3x+4y-66=0$.




#451131 Viết phương trình $(P)$ tiếp xúc với mặt cầu $(S)$ và son...

Đã gửi bởi duongtoi on 17-09-2013 - 11:57 trong Phương pháp tọa độ trong không gian

Trong không gian $Oxyz$ cho mặt cầu $(S): x^{2}+y^{2}+z^{2}-4x+6y-2z-28=0$ và hai đường thẳng:

$d_{1}: \left\{\begin{matrix}x=-5+2t &  & \\  y=1-3t&  & \\  z=-13+2t&  & \end{matrix}\right.$ ; $d_{2}:\frac{x+7}{3}=\frac{y+1}{-2}=\frac{z-8}{1}$

Viết phương trình $(P)$ tiếp xúc với mặt cầu $(S)$ và song với 2 đường thẳng $d_{1};d_{2}$

Dạng cơ bản mà.

Mặt cầu $(S)$ có tâm $I(2;-3;1)$ và bán kính $R=\sqrt{42}$.

Vecto $\vec{n}=[\vec{u_1};\vec{u_2}]=(1;4;5)$ là vecto pháp tuyến của $(P)$.

PT mặt phẳng $(P)$ có dạng $x+4y+5z+a=0$.

Để $(P)$ tiếp xúc với mặt cầu $(S)$ thì ta có $\frac{|2.1-4.3+5.1+a|}{\sqrt{1^2+4^2+5^2}}=\sqrt{42}\Leftrightarrow |a-5|=42$

$\Leftrightarrow a=47;a=37$.

Vậy có hai mặt phẳng thỏa mãn.




#443873 Viêt PT cạnh $AC$, biết $S_{ABC}=16 $ và $...

Đã gửi bởi duongtoi on 18-08-2013 - 16:01 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Cho $\Delta ABC$ vuông tại $B$; $A_{(2;-4)}$. Phân giác trong của $\widehat{B}$ có phương trình: $x+y-6=0(\Delta)$ .Viêt PT cạnh $AC$, biết $S_{ABC}=16 $ và $y_{B}>0$

Phương trình đường thẳng qua $A$ và vuông góc với $\Delta$ là $d:x-y-6=0$

Gọi $I$ là giao điểm của $\Delta$ và $d$. Ta có, $I(6;0)$.

Gọi $A'$ là giao điểm của $d$ với $BC$. Ta có $A'(10;4)$.

Phương trình đường thẳng $AB$ là $AB:a(x-2)+b(y+4)=0$

Ta có $AB$ tạo với $\Delta$ góc $45^0$ nên ta có $\frac{|a+b|}{\sqrt2.\sqrt{a^2+b^2}}=\frac{\sqrt2}{2}$

$\Leftrightarrow a=0$ hoặc $b=0$.

TH1: Với $a=0$ thì PT cạnh $AB$ là $y+4=0$.

Suy ra, $B(10;-4)$. Loại vì theo giả thiết $y_B>0$.

TH2: Với $b=0$ thì PT cạnh $AB$ là $x-2=0$.

Suy ra, $B(2;4)$. PT cạnh $BC$ là $y=4$.

Suy ra, $AB=8$ nên $BC=4$.

Mặt khác

Mặt khác, $\vec{BC};\vec{BA'}$ cùng chiều (Tính chất phân giác trong)

nên ta được $C(6;4)$.

PT cạnh $AC$ là $2x-y-8=0$




#443867 Trong mặt phẳng với hệ tọa độ $Oxy$, cho đường tròn $(C): (x-2...

Đã gửi bởi duongtoi on 18-08-2013 - 15:41 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ $Oxy$, cho đường tròn $( C ): (x-2)^{2}+(y+3)^{2}= \frac{27}{4}$ và đường thẳng $d:3x-4y+m-7=0$. Tìm $m$ để trên $d$ có duy nhất điểm $M$ mà từ đó kẻ được hai tiếp tuyến $MA, MB$ tới $( C )$ (Với $A,B$ là các tiếp điểm) sao cho $\angle AMB=120^{0}$

Đường tròn có tâm $I(2;-3)$ và bán kính $R=\frac{3\sqrt3}{2}$.

Theo giả thiết suy ra, $\widehat{IMA}=60^o$ nên $IM=\frac{IA}{\sin 60^o}=3$.

Do đó, $M$ nằm trên đường tròn tâm $I$ có bán kính $R'=3$.

Phương trình $(x-2)^2+(y+3)^2=9$ giao với đường thẳng $d$ tại duy nhất một điểm.

Tức là hệ $\begin{cases}(x-2)^2+(y+3)^2=9 \\ 3x-4y+m-7=0 \end{cases}$ có duy nhất một nghiệm.

Từ PT thứ hai suy ra $3(x-2)=4(y+3)-m-5$, thay vào PT thứ nhất ta được $(4(y+3)-m-5)^2+9(y+3)^2=81$

$\Leftrightarrow 16t^2-8(m+5)t+(m+5)^2+9t^2=81$ với $t=y+3$.

$\Leftrightarrow 25t^2-8(m+5)t+m^2+10m-56=0$ phải có nghiệm duy nhất.

$\Leftrightarrow \Delta'=16(m+5)^2-25(m^2+10m-56)=0$

$\Leftrightarrow m^2+10m-200=0$

$\Leftrightarrow m=10;m=-20$

Vậy có 02 giá trị của $m$ thỏa mãn là $m=-20$ và $m=10$.




#443338 Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có $B(-4;-2)$, góc...

Đã gửi bởi duongtoi on 16-08-2013 - 14:23 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có $B(-4;-2)$, góc $\hat{ACB}=75^{0}$. Đường cao kẻ từ đỉnh A có phương trình $2x+y=0$. Gọi D là điểm trên cạnh BC sao cho $DC=2DB$. Tìm tọa độ điểm A, biết góc $\hat{ADC}=60^{0}$ và A có hoành độ âm.

PT đường thẳng $BC$ là $BC: x-2y=0$.

Gọi $H$ là chân đường cao từ $A$. Ta có $H(0;0)$.

Gọi tọa độ điểm $C(2a;a)$.

Ta có $D(\frac{2a-8}{3};\frac{a-4}{3})$.

Gọi tọa độ điểm $A$ là $A(b;-2b)$ với $b<0$.

Ta có $AH^2=5b^2$

$DH^2=\frac{5(a-4)^2}{9};CH=5a^2$

Ta có $\tan\widehat{ACD}=\frac{AH}{CH}=\frac{-b}{|a|}=2+\sqrt3$  (1)

Ta có $\tan\widehat{ADH}=\frac{AH}{DH}=\frac{-3b\sqrt5}{|a-4|\sqrt5}=\frac{-3b}{|a-4|}=\sqrt3$   (2)

Từ (1) và (2) suy ra $(2\sqrt3+3)|a|=|a-4|$

Giải được $a$, từ đó suy ra $b$.




#479801 trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho tam giác ABC cân tại A biết phương trình cạnh...

Đã gửi bởi duongtoi on 29-01-2014 - 10:49 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

bai 2 cho tam giác ABC có A(3;4) và trọng tâm G( \frac{1}{3};2) và tâm đường tròn ngoại tiếp I(5;0). Tìm toạ độ B,C

Gọi M là trung điểm BC.

Ta có $\vec{AG}=2\vec{GM}\Rightarrow M(-1;1)$.

- Phương trình cạnh BC: đi qua M và vuông với IM là $5x-y+6=0$.

- Phương trình đường tròn (C) ngoại tiếp tam giác ABC là $(x-5)^2+y^2=20$.

Khi đó, B, C là giao của BC với (C)

(Bạn giải hệ ra nhé).




#479799 trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho tam giác ABC cân tại A biết phương trình cạnh...

Đã gửi bởi duongtoi on 29-01-2014 - 10:43 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

bai 1:trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho tam giác ABC cân tại A biết phương trình AB: 3\sqrt{7}x-y-3\sqrt{7}=0.Điểm B,C thuộc trục Ox và điểm A thuộc góc phần tư thứ nhất. Xác định toạ độ các đỉnh tam giác biết chu vi tam giác bằng 18 và tìm điểm M thuộc AB, N thuộc BC sao cho MN chia đôi chu vi và diện tích tam giác ABC

bai 2 cho tam giác ABC có A(3;4) và trọng tâm G( \frac{1}{3};2) và tâm đường tròn ngoại tiếp I(5;0). Tìm toạ độ B,C

Bài 1: Ta có $B=Ox\cap AB\Rightarrow B(1;0)$.

ĐIểm $A\in AB$ nên $A(a;3\sqrt{7}a-3\sqrt{7}$.

Tam giác $ABC$ cân tại $A$ và $B, C\in Ox$ nên tọa độ trung điểm $H$ của $BC$ là $H(a;0)$.

Suy ra, $C(2a-1;0).

Ta có chu vi tam giác ABC là 18 nên có phương trình $2AB+BC=18$

(Bạn giải ra là tìm được a nhé. Từ đó tìm được tọa độ các điểm A, C$.

Còn phần $MN$ mình k hiểu cái vụ chia đôi chu vi là sao?