Đến nội dung

Hình ảnh

Số nghiệm $2x=3y+4z$ trên [1,n-1] =?

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3922 Bài viết

Với $n$ là số nguyên dương cho trước $(n\ge 6)$

Xét hai hệ nguyên:

$\begin{cases}a+b+c=n\\ 1\le a<b<c\le n\end{cases} \quad (1) \qquad \begin{cases}2x=3y+4z\\ 1\le x,y,z\le n-1\end{cases}\quad (2)$

 

$\boxed 1$ Chứng minh rằng số các bộ nguyên dương $(a,b,c)$ thỏa mãn $(1)$ và số các bộ nguyên dương $(x,y,z)$ thỏa mãn $(2)$ là bằng nhau! (Hai hệ có số nghiệm như nhau!)

 

$\boxed 2$ Gọi $S_n$ là số nghiệm của mỗi hệ. Chứng minh rằng:

$S_n=\left\lceil\dfrac{(n-1)(n-5)}{12}\right\rceil$

với $\lceil x\rceil$ là hàm Ceilling (số nguyên nhỏ nhất không nhỏ hơn $x$)

 

hoặc chứng minh rằng:

$S_n=1+\left\lfloor\dfrac{n(n-6)}{12}\right\rfloor$

với $\lfloor x\rfloor$ là hàm Phần nguyên (số nguyên lớn nhất không lớn hơn $x$)



#2
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3922 Bài viết


Với $n$ là số nguyên dương cho trước $(n\ge 6)$

Xét hai hệ nguyên:

$\begin{cases}a+b+c=n\\ 1\le a<b<c\le n\end{cases} \quad (1) \qquad \begin{cases}2x=3y+4z\\ 1\le x,y,z\le n-1\end{cases}\quad (2)$

 

$\boxed 1$ Chứng minh rằng số các bộ nguyên dương $(a,b,c)$ thỏa mãn $(1)$ và số các bộ nguyên dương $(x,y,z)$ thỏa mãn $(2)$ là bằng nhau! (Hai hệ có số nghiệm như nhau!)

 

$\boxed 2$ Gọi $S_n$ là số nghiệm của mỗi hệ. Chứng minh rằng:

$S_n=\left\lceil\dfrac{(n-1)(n-5)}{12}\right\rceil$

với $\lceil x\rceil$ là hàm Ceilling (số nguyên nhỏ nhất không nhỏ hơn $x$)

 

hoặc chứng minh rằng:

$S_n=1+\left\lfloor\dfrac{n(n-6)}{12}\right\rfloor$

với $\lfloor x\rfloor$ là hàm Phần nguyên (số nguyên lớn nhất không lớn hơn $x$)

 

Nguồn gốc

 

Đầu tiên ta sẽ giải quyết vấn đề $\boxed 1$ bằng các phép biến đổi song ánh.

Phần 1

 

Bây giờ sẽ là phần $\boxed 2$, phần hay nhất của bài toán này! Ta sẽ dùng phép gộp vào-loại ra (inclusion - exclusion) để đếm!

Phần 2



#3
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3922 Bài viết

Các bạn có thể giải bài toán tương tự: ở đây

và ...

Bài toán 2

Tìm số nghiệm nguyên dương của phương trình: $a+b+c\equiv 0\pmod n$ thỏa mãn điều kiện $1\le a<b<c\le n$

Bài toán 3

Gieo một hột xí ngầu (súc xắc) 3 lần. Tính xác suất để được tổng số chấm (mặt trên) của xí ngầu là $10$



#4
quocbaolqd11

quocbaolqd11

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 73 Bài viết

em nhớ bài 1 thầy đã làm ở bên MS, lời giải rất kinh.
 

Diễn đạt theo các điều kiện của bài toán, ta có bài toán đếm nghiệm của hai hệ sau:

$\begin{cases}a+b+c=n\\ 1\le a<b<c\le n\end{cases}\quad(1){}\quad$ và ${}\quad\begin{cases}a+b+c=2n\\1\le a<b<c\le n\end{cases}\quad(2)$

$\boxed{\text{Xét Hệ điều kiện }(1)}$

Ta có: $n=a+b+c \ge a+(a+1)+(a+2) \Rightarrow a\le \left\lfloor \frac{n}{3} \right\rfloor -1$

Với mỗi giá trị của $a$, đặt $b=a+x$ còn lại $c=n-2a-x$

Từ điều kiện $b<c$ suy ra $a+x<n-2a-x$ Suy ra $x\le \left\lfloor \frac{n-3a-1}{2} \right\rfloor$

Như vậy ta có số nghiệm của hệ là:

$A=\displaystyle\sum_{a=1}^{\left\lfloor \frac{n}{3} \right\rfloor -1}\left\lfloor \frac{n-3a-1}{2} \right\rfloor$

$\quad =\displaystyle\sum_{a=1}^{\left\lfloor \frac{n}{3} \right\rfloor -1}\left(\left\lfloor \frac{n-1-a}{2} \right\rfloor -a\right)$

$\displaystyle\quad =-\frac{1}{2}\left\lfloor \frac{n}{3} \right\rfloor \left( \left\lfloor \frac{n}{3} \right\rfloor -1 \right)+\underbrace{\displaystyle\sum_{a=1}^{\left\lfloor \frac{n}{3} \right\rfloor -1} \left\lfloor \frac{n-1-a}{2} \right\rfloor}_{S_1}$

Ta có:

$\displaystyle\quad S_1=\sum_{a=2}^{\left\lfloor \frac{n}{3} \right\rfloor}\left\lfloor \frac{n-a}{2} \right\rfloor \quad\text{(Tịnh tiến)}$

$\displaystyle\Rightarrow 2S_1=\left\lfloor \frac{n-2}{2} \right\rfloor+\left\lfloor \dfrac{n-\left\lfloor \frac{n}{3}\right\rfloor}{2} \right\rfloor +\sum_{a=2}^{\left\lfloor \frac{n}{3} \right\rfloor -1}\left( \left\lfloor \frac{n-1-a}{2} \right\rfloor +\left\lfloor \frac{n-a}{2} \right\rfloor \right)$

$\displaystyle\Rightarrow 2S_1=\left\lfloor \frac{n-2}{2} \right\rfloor +\left\lfloor \dfrac{n-\left\lfloor \frac{n}{3} \right\rfloor}{2} \right\rfloor +\sum_{a=2}^{\left\lfloor \frac{n}{3} \right\rfloor-1}(n-1-a)\quad\text{(Hermite's identity)}$

Đến đây ta gặp tổng cơ bản rồi! Tuy nhiên biểu thức nhận được của tổng này khá dài dòng.

Sử dụng phép thế $n=6p+r$ với $p=\left\lfloor \frac{n}{6} \right\rfloor$ và $r=n-6\left\lfloor \frac{n}{6} \right\rfloor=\{0,1,2,3,4,5\}\quad(*)$

$(*)$ mỗi giá trị tương ứng với các số dư của $n$ khi chia cho $6$.

Thay vào biểu thức tìm được rồi rút gọn lại ta được:

$A=3p^2+p\{-3,-2,-1,0,1,2\}+\{1,0,0,0,0,0\}$

$\quad=3p^2+p(r-3)-\left\lfloor \frac{r-1}{6} \right\rfloor$

$\quad=3\left\lfloor \frac{n}{6} \right\rfloor^2+\left\lfloor \frac{n}{6} \right\rfloor \left(n-6\left\lfloor \frac{n}{6} \right\rfloor -3\right) - \left\lfloor \frac{n-6\left\lfloor \frac{n}{6} \right\rfloor -1}{6} \right\rfloor $

$\quad=(n-2)\left\lfloor \frac{n}{6} \right\rfloor -3 \left\lfloor \frac{n}{6} \right\rfloor^2 -\left\lfloor \frac{n-1}{6} \right\rfloor $

$\boxed{\text{Xét Hệ điều kiện }(2)}$

Ta có:

$2n=a+b+c\ge a+(a+1)+(a+2)\Rightarrow a\le\left\lfloor\frac{2n}{3}\right\rfloor-1$

$a+1\le b\le c-1\le n-1$

$b+1\le c\le n$

Lưu ý rằng với $x,y$ nguyên dương thì

$\quad \Delta_x \left( \left\lfloor \frac{x}{y} \right\rfloor \right) =\left\lfloor \frac{x+1}{y} \right\rfloor - \left\lfloor \frac{x}{y} \right\rfloor = \begin{cases} 1\quad\text{nếu } y\mid x+1 \\ 0 \quad \text{các trường hợp khác} \end{cases}\quad(**)$

Do đó ta quy các điều kiện về tổng:

$B=\displaystyle \sum_{a=1}^{\left\lfloor \frac{2n}{3} \right\rfloor - 1} \sum_{b=a+1}^{n-1} \sum_{c=b+1}^n \Delta_c \left( \left\lfloor \frac{a+b+c-1}{2n} \right\rfloor \right) $

$\displaystyle\quad =\sum_{a=1}^{\left\lfloor \frac{2n}{3} \right\rfloor - 1}\sum_{b=a+1}^{n-1}\left( \left\lfloor \frac{a+b+n}{2n} \right\rfloor - \left\lfloor \frac{a+2b}{2n} \right \rfloor\right) $

$\quad=\underbrace{\displaystyle \sum_{a=1}^{\left\lfloor \frac{2n}{3} \right\rfloor - 1}\sum_{b=a+1}^{n-1}\left\lfloor \frac{a+b+n}{2n} \right\rfloor}_{S_2} -\underbrace{\displaystyle \sum_{a=1}^{\left\lfloor \frac{2n}{3} \right\rfloor - 1} \sum_{b=a+1}^{n-1}\left\lfloor \frac{a+2b}{2n} \right\rfloor }_{S_3} $

Đối với 2 tổng $S_2$ và $S_3$ ta cần vận dụng tới các kỹ thuật tính toán SPTP, phân đoạn modul-2 và tính chất $(**)$ nữa mới giải quyết ổn thỏa!

$\boxed{\text{Xét Tổng }S_2}$

Ta có:

$\displaystyle S_2 = \sum_{a=1}^{\left\lfloor \frac{2n}{3} \right\rfloor - 1}\sum_{b=a+1}^{n-1}\left\lfloor \frac{a+b+n}{2n} \right\rfloor \Delta(b)$

$\displaystyle\quad =\sum_{a=1}^{\left\lfloor \frac{2n}{3}\right\rfloor - 1}\left( b \left\lfloor \frac{a+b+n}{2n} \right\rfloor\Bigg|_{b=a+1}^n - \underbrace{\displaystyle \sum_{b=a+1}^{n-1} (b+1) \Delta_b \left( \left\lfloor \frac{a+b+n}{2n} \right\rfloor \right)}_{S_4} \right) $

Theo tính chất $(**)$ thì tổng $S_4$

$\displaystyle S_4=\sum_{b=a+1}^{n-1}(b+1) \Delta_b \left( \left\lfloor \frac{a+b+n}{2n} \right\rfloor \right) = \begin{cases} \displaystyle \sum_{b=a+1}^{n-1}(b+1)\quad\text{với } 2n\mid a+b+n+1 \text{ và } a+1\le b\le n-1 \\ 0 \quad \text{ các trường hợp khác} \end{cases} $

Nên với $a+b+n+1=2n$ hay $b=n-1-a\ge a+1$ suy ra $a\le \left\lfloor \frac{n}{2} \right\rfloor -1 $ thì

$S_4=b+1=n-a$. Các trường hợp khác $S_4=0$

Do đó:

$\displaystyle S_2=\sum_{a=1}^{\left\lfloor \frac{n}{2} \right\rfloor-1} \left( b\left\lfloor \frac{a+b+n}{2n} \right\rfloor \Bigg|_{b=a+1}^n-(n-a) \right) + \sum_{a=\left\lfloor \frac{n}{2} \right\rfloor}^{\left\lfloor \frac{2n}{3} \right\rfloor -1} \left( b\left\lfloor \frac{a+b+n}{2n} \right\rfloor\Bigg|_{b=a+1}^n \right) $

$\displaystyle =\sum_{a=1}^{\left\lfloor \frac{n}{2} \right\rfloor -1} (n-n+a) + \sum_{a=\left\lfloor \frac{n}{2} \right\rfloor}^{\left\lfloor \frac{2n}{3} \right\rfloor - 1} (n-(a+1).1) $

(Căn cứ vào đoạn biến thiên của $a$ để có được điều trên)

Đến đây ta coi như đã tính được $S_2$

$\boxed{\text{Xét Tổng }S_3}$

Tổng này ta phải phân loại tính chẵn lẻ của $a$ để rồi chia $S_3$ thành $2$ tổng nữa. Sau đó mỗi tổng được tính tương tự như $S_2$

....

Cuối cùng ta được kết quả (chưa rút gọn là: )

$B=S_2-S_3$

$\quad =\left\lfloor \frac{n}{2} \right\rfloor^2 -n\left\lfloor \frac{n}{2} \right\rfloor + \frac{1}{2} \left((2n-1)\left\lfloor \frac{2n}{3} \right\rfloor - \left\lfloor \frac{2n}{3} \right\rfloor ^2 + \left\lfloor \frac{n}{3} \right\rfloor - \left\lfloor \frac{n}{3} \right\rfloor ^2 - \left\lfloor \frac{n-2}{3} \right\rfloor \left\lfloor \frac{n-1}{3} \right\rfloor \right) $

Sử dụng phép thế $n=6p+r$ với $p=\left\lfloor \frac{n}{6}\right\rfloor $ và $r=n-6\left\lfloor \frac{n}{6}\right\rfloor=\{0,1,2,3,4,5\}$

Thay vào biểu thức tìm được rồi rút gọn lại ta được:

$B=3p^2+p\{0,1,2,3,4,5\}+\{0,0,0,1,1,2\}$

$\quad =(n-3)\left\lfloor \frac{n}{6} \right\rfloor - 3\left\lfloor \frac{n}{6} \right\rfloor ^2 + \left\lfloor \frac{n}{3} \right\rfloor + \left\lfloor \frac{n+1}{6} \right\rfloor $

CUỐI CÙNG TA CÓ ĐÁP SỐ CỦA BÀI TOÁN LÀ

Số các tập con 3 phần tử của tập $n$ số nguyên dương đầu tiên thỏa mãn điều kiện tổng các phần tử chia hết cho $n$ là:

$S_n=A+B=\boxed{\displaystyle (2n-5)\left\lfloor \frac{n}{6} \right\rfloor - 6\left\lfloor \frac{n}{6} \right\rfloor ^2 + \left\lfloor \frac{n}{3} \right\rfloor + \left\lfloor \frac{n+1}{6} \right\rfloor - \left\lfloor \frac{n-1}{6} \right\rfloor} $

 



#5
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3922 Bài viết

em nhớ bài 1 thầy đã làm ở bên MS, lời giải rất kinh.
 

 

Lời giải đó đúng là rất "khủng" mà nó còn không có tính phương pháp. Nếu thêm vào một biến $d$ nữa thì lời giải "ngắn" cũng phải $15$ trang $A4$

Trong khi đó dùng phương pháp đếm bao gồm - loại trừ thì mất khoảng $15$ dòng!

 

Dường như có thể có cách dùng số phức để "đếm" nữa!

 

Các em thử làm xem!






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh