Đến nội dung

Hình ảnh

Topic về một số bài toán về phương trình nghiệm nguyên và số chính phương


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
hoangquan9x

hoangquan9x

    Hạ sĩ

  • Pre-Member
  • 67 Bài viết

   MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ PHƯƠNG TRÌNH NHIỆM NGUYÊN,SỐ CHÍNH PHƯƠNG

   Chủ đề nhiệm nguyên,số chính phương là một chủ đè tuy không phải là quá khó nhưng cũng gây cản trở cho không ít người, Vì vậy mình lập TOPIC này cũng mong giải quyết phần nào vấn đề đó .Mong các bạn ủng hộ.

   I.Số chính phương

1 Lí thuyết

a,Định nghĩa

-Một số được gọi là Số chính phương nếu nó có thể biểu diễn được dưới dạng bình phương của một số nguyên.

    CHÚ Ý : Khi nói một số là số chính phương , giả sử số đó có dạng $n^{2}$ $\left ( n\in N \right )$.Với $m\in Z$ thì$m^{2},\left ( m+1 \right )^{2}$ là hai số chính phương liên tiếp và không có hai số chính phương nào giữa hai số trên.

b,Một số chính phương có tính chất gì?

-Một số chính phương thì chỉ có thể có số tận cùng là 1,4,5,6,9

-Số chính phương chẵn chia hết cho 4.Số chính phương lẻ chia cho 4 dư 1 và chia 8 cũng dư 1

-Số chính phương chia 3 chỉ có thể dư 0 hoặc 1

-Nếu một số chính phương chia hết cho số nguyên p thì đồng thời chia hết cho $p^{2}$

 2 Ví dụ mẫu

1. Cho các số nguyên a,b,c thỏa mãn $\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}=\frac{1}{abc}$

    Chứng minh $\left ( 1+a^{2} \right )\left ( 1+b^{2} \right )\left ( 1+c^{2} \right )$ là một số chính phương

Giải

 Dể chứng minh một số là số chính phương ta cần biểu diễn số đó thành bình phương một số nguyên

Ta có: $\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}=\frac{1}{abc}$

=>ab+bc+ca=1

 Thay 1=ab+bc+ca ta có

$1+a^{2}=ab+bc+ca+a^{2}=a\left ( a+b \right )+c\left ( a+b \right )=\left ( a+b \right )\left ( a+c \right )$

   CM tương tự

=>$1+b^{2}=\left ( b+a \right )\left ( a+c \right )$

    $1+c^{2}=\left ( c+a \right )\left ( c+b \right )$

=>$\left ( 1+a^{2} \right )\left ( 1+b^{2} \right )\left ( 1+c^{2} \right )=\left [\left ( a+b \right )\left ( a+c \right )\left ( b+c \right ) \right ]^{2}$

  Lại có a,b,c nguyên

=>$\left ( 1+a^{2} \right )\left ( 1+b^{2} \right )\left ( 1+c^{2} \right )=\left [\left ( a+b \right )\left ( a+c \right )\left ( b+c \right ) \right ]^{2}$ là số chính phương.

    II Phương trình nhiệm nguyên

  1 Lí thuyết

    Các bạn thì chắc ai cũng biết đến PT nhiệm nguyên nên về mặt này không có gì mới lạ do vậy mình không nhắc lại nữa.

  2 Một số phương pháp tìm nhiệm nguyên

a,Thông thường

 VD: Tìm nhiệm nguyên của PT

         7x - 4y = 23

Giải

Ta có 7x -4y = 23

=>$y=\frac{23-7x}{4}=\frac{24-8x+x-1}{4}=\frac{x-1}{4}+2\left ( 3-x \right )$

Để y nguyên => $\frac{x-1}{4}$ phải nguyên (với x nguyên)

=>$4\in U_{x-1}$

     Đặt $\frac{x-1}{4}$ =t ($t\in Z$)

=>x = 4t + 1

<=>y = 4 - 7t

 Thư lại thấy thỏa mãn

=>x = 4t + 1 và y =4 - 7t

b,Một số cách khác

   (1)Xét số dư

VD: CMR phương trình

      $4x^{2}+4x=8y^{3}-2z^{2}+5$

 Không có nhiệm nguyên.

 Giải

Ta có $4x^{2}+4x=8y^{3}-2z^{2}+5$

 =>$4x^{2}+4x+1=8y^{3}-2z^{2}+5$

=>$\left ( 2x+1 \right )^{2}=8y^{3}-2z^{2}+5$

  Giả sử x,y,z là số nguyên

Lại có

 $\left ( 2x+1 \right )^{2}$ là bình phương số lẻ

   =>$\left ( 2x+1 \right )^{2}$ : 8 dư 1

<=>VT : 8 Dư 1 (1)

Mặt khác

$8y^{3}$:8 không dư

$2z^{2}$:8 dư 2 (nếu z lẻ)

$2z^{2}$:8 dư hết 9 nếu z chẵn)

=>VP:8 dư 3(nếu z lẻ )

    VP:8 dư 5  (nếu z chẵn) (2)

Từ (1),(2)

=> Vô lí

=>x,y,z không là số nguyên

    (2)Xét ước

VD: Giải phương trình nghiệm nguyên:

     $x^{2}-10xy-11y^{2}=13$

Giải

 Ta có  $x^{2}-10xy-11y^{2}=13$

=>$\left ( x+y \right )\left ( x-11y \right )=13$

  => (x + y)và (x-11y) là Ước 13

Mà $U_{13}\in \left \{ 1;-1;13;-13 \right \}$

   Có thể lập bảng xét giá trị hoặc cũng có thể thế vào giải hệ phương trình

=>Phương trình có 4 cặp nhiệm nguyên (x;y) là (2;-1), (-2;1), (12;1), (-12;-1)

   (3)Sử dụng phương pháp lập luận

VD:Giải phương trình nghiệm nguyên:

   $x^{2}=y^{2}+\sqrt{y+1}$

Giải

Gọi $x^{2}=y^{2}+\sqrt{y+1}$ là(1) ĐKXĐ: $y\geq 1$

    + Nếu y=-1 thì $x^{2}=1$ => x = $_{-}^{+}\textrm{1}$

    +Nếu y=0 thì $x^{2}=1$ => x = $_{-}^{+}\textrm{1}$

    +Nếu $y> 0$ => $y+1> 1$

         =>$\sqrt{y+1}< y+1< 2y+1$

       Ta có $y^{2}< x^{2}$

         Mà $x^{2}=y^{2}+\sqrt{y+1}< 2y+1+y^{2}=\left ( y+1 \right )^{2}$

                =>$y< |x|< y+1$

       => PT (1) không có nhiệm nguyên khi $y> 0$

 =>PT (1) có 4 cập nhiệm (x;y) là (1;-1),(-1;-1),(1;0),(-1;0)

 c,Một số phương pháp thường gặp

  -Giải phương trình nhiệm nguyên bằng cách đưa về phương trình tích

  -Giải phương trình nhiệm nguyên bằng cách sử dụng tính chia hết

  -Giải phương trình nhiệm nguyên bằng cách sủ dụng phương pháp đánh giá

VD:Giải phương trình nghiệm nguyên:

           $5x^{2}-4xy+y^{2}-6x+8=0$

Giải

Cách 1:Biến đổi phương trình thành $\left ( 2x-y \right )^{2}+\left ( x+3 \right )^{2}=1$

   Vì $1=0^{2}+1=0^{2}+(-1)^{2}$ nên ta có các trường hơp sau

$2x-y=0; x-3=1=>(x;y)=(4;8)$

$2x-y=0;x-3=-1=>(x;y)=(2;4)$

$2x-y=1;x-3=0=>(x;y)=(3;5)$

$2x-y=-1;x-3=0=>(x;y)=(3;7)$

Cách 2:Xét phương trình bậc 2 ẩn y : $y^{2}-4xy+\left ( 5x^{2}-6x+8 \right )=0$

   Ta có

    $\triangle `_{y}=-x^{2}+6x-8=1-(x-3)^{2}\geq 0<=>2\leq x\leq 4$

Xét các trường hợp

=>Kết quả như cách 1

   -Giải phương trình nhiệm nguyên bằng cách nguyên tắc cực hạng

Nguyên tắc cực hạng có một kết quả thường dùng để giải PT nhiệm nguyên:Trong một tập hợp khác rỗng các số nguyên dương,luôn chọn ra được một   số nguyên dương nhỏ nhất.Để CM tập hợp S các số nguyên  dương thỏa mãn yêu cầu bài toán là tập rỗng ,ta giả sử S khác rỗng và khi đó chọn ra phần tử m thuộc S mà m nhỏ nhất, nhưng ngay sau đó nếu ta chỉ ra được 1 số nguyên dương nhỏ hơn m mà thuộc S thì chứng tỏ điều giả sử sai, nghĩa lả S rỗng

                  Em hơi lười nên hay viết tắt ,các bạn thông cảm nghen,với lại do 1 số phương pháp quá quen thuộc nên mình không ghi ví dụ,sai đâu,thiếu đâu các bạn sửa rùm nha.

   Đây chỉ là một trong rất nhiều cách CM khác,En chỉ cung cấp thêm một số phương pháp mới (đối với em).

Mong các anh ,chị có thêm lời góp ý :lol:

III Bài tập thực hành

     

1 Giải phương trình nghiệm nguyên:

    $x^{2}-\left ( y+2 \right )x+3-y=0$

2.Giải phương trình nghiệm nguyên:

    $xy-4=2x+3y$

3 Giải phương trình nghiệm nguyên:

    $5xy+z+2y=7$

4 Giải phương trình nghiệm nguyên:$12x^{2}+6xy+3y^{2}=28\left ( x+y \right )$

  

      Đây là một số bài thực hành đơn giản (với ai học giỏi, còn em thì không) nhưng dù sao cũng mong mọi người ủng hộ và góp ý cho TOPIC thêm phát triển .Em trân thành cảm ơn :wub:


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangquan9x: 10-09-2014 - 16:32


#2
Dung Du Duong

Dung Du Duong

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 425 Bài viết
1.Để PT có nghiệm thì đenta phải là số chính phương nên ta có:
 $\left ( y+2 \right )^{2}-4\left ( 3-y \right )= z^{2}\Leftrightarrow \left ( y+4-z \right )\left ( y+4+z \right )= 24\Rightarrow ...$

              

              

                                                                               

 

 

 

 

 

 

 


#3
Dung Du Duong

Dung Du Duong

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 425 Bài viết
2.PT$\Leftrightarrow \left ( y-2 \right )x= 3y+4$
  Xét $y= 2\Rightarrow x$ vô số
  Xét $y\neq 2$ ta có:$x= \frac{3y+4}{y-2}= 3+\frac{10}{y-2}\Rightarrow ...$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Dung Du Duong: 17-09-2014 - 20:39

              

              

                                                                               

 

 

 

 

 

 

 


#4
Dung Du Duong

Dung Du Duong

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 425 Bài viết

3. Ta chỉ cần đặt các ẩn theo t và ta sẽ có vô số nghiệm


              

              

                                                                               

 

 

 

 

 

 

 


#5
Namthemaster1234

Namthemaster1234

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 550 Bài viết

2.$xy-4=2x+3y<=>xy-2x-3y=4<=>x(y-2)-3y+6=10<=>(x-3)(y-2)=10=>...$. Từ đây xét các TH


Đừng lo lắng về khó khăn của bạn trong toán học, tôi đảm bảo với bạn rằng những khó khăn toán học của tôi còn gấp bội.
(Albert Einstein)

Visit my facebook: https://www.facebook.com/cao.simon.56

:icon6: :icon6: :icon6: :icon6: :icon6:


#6
Dung Du Duong

Dung Du Duong

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 425 Bài viết
4.PT$\Leftrightarrow 12\left ( x+y \right )^{2}-28\left ( x+y \right )-9\left ( 2xy+y^{^{2}} \right )= 0$
 Đặt x+y= a ta có PT$\Leftrightarrow 12a^{2}-28a-9\left ( 2xy+ý^{2} \right )= 0$
 Để PT có nghiệm thì đenta phải lớn hơn hoặc bằng 0 nên:
 196+108$\left ( 2xy+y^{^{2}} \right )\geqslant 0$
 $\Leftrightarrow 196-108x^{2}+108\left ( x+y \right )^{2}\geqslant 0$
 $\Rightarrow 196-108x^{2}\geqslant 0$
 $\Rightarrow x^{2}\leqslant \frac{196}{108}\Rightarrow x^{2}= 1\Leftrightarrow x=...$

              

              

                                                                               

 

 

 

 

 

 

 


#7
Namthemaster1234

Namthemaster1234

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 550 Bài viết

  

VD: CMR phương trình

      $4x^{2}+4x=8y^{3}-2z^{2}+5$

 Không có nhiệm nguyên.

 Giải

Ta có $4x^{2}+4x=8y^{3}-2z^{2}+5$

 =>$4x^{2}+4x+1=8y^{3}-2z^{2}+5$

=>$\left ( 2x+1 \right )^{2}=8y^{3}-2z^{2}+5$

  Giả sử x,y,z là số nguyên

Lại có

 $\left ( 2x+1 \right )^{2}$ là bình phương số lẻ

   =>$\left ( 2x+1 \right )^{2}$ : 8 dư 1

<=>VT : 8 Dư 1 (1)

Mặt khác

$8y^{3}$:8 không dư

$2z^{2}$:8 dư 2 (nếu z lẻ)

$2z^{2}$:8 dư hết 9 nếu z chẵn)

=>VP:8 dư 3(nếu z lẻ )

    VP:8 dư 5  (nếu z chẵn) (2)

Từ (1),(2)

=> Vô lí

=>x,y,z không là số nguyên

   

 

*Cách khác:

 

$4x^2+4x=8y^3-2z^2+5<=> (2x+1)^2=8y^3-2z^2+7$ (1)

 

Do $2x+1$ không chia hết cho 2 nên $(2x+1)^2$ chia 4 dư 1 hay $-2z^2+1$ chia 4 dư 1 tức $-2z^2$ chia hết cho 4 $=>z^2$ chia hết cho 2 hay $z^2$ chia hết cho 4

$=>-2z^2$ chia hết cho 8 $=>VT$ của (1) chia 8 dư 7 $=> (2x+1)^2$ chia 8 dư 7 (vô lý, vì SCP chia 8 dư 1 hoặc 4)

 

Vậy không có x,y,z thoả mãn


Đừng lo lắng về khó khăn của bạn trong toán học, tôi đảm bảo với bạn rằng những khó khăn toán học của tôi còn gấp bội.
(Albert Einstein)

Visit my facebook: https://www.facebook.com/cao.simon.56

:icon6: :icon6: :icon6: :icon6: :icon6:





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh