Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh M là tâm đường tròn ngoại tiếp $\Delta ABC$

hình học chứng minh giao điểm

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
vanduc0409

vanduc0409

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 39 Bài viết

Cho $\Delta ABC$ có $\widehat{A}=45^{\circ}$. Kẽ $\Delta MBC$ vuông cân tại M. CMR : M là tâm đường tròn ngoại tiếp $\Delta ABC$.



#2
Hoang Long Le

Hoang Long Le

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 265 Bài viết

Cho $\Delta ABC$ có $\widehat{A}=45^{\circ}$. Kẽ $\Delta MBC$ vuông cân tại M. CMR : M là tâm đường tròn ngoại tiếp $\Delta ABC$.

 

 Kẻ đường cao BH $\Rightarrow \Delta ABH$ vuông cân $\Rightarrow$ AH=HB

Tứ giác BMHC nội tiếp $\Rightarrow \widehat{AHM}=\widehat{MBC}=45^{\circ}=\widehat{MCB}=\widehat{MHB}$

$\Rightarrow \Delta AHM=\Delta BHM(c.g.c)\Rightarrow AM=BM\Rightarrow MA=MB=MC$

Vậy M là tâm đường tròn ngoại tiếp $\Delta ABC$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hoang Long Le: 13-02-2015 - 12:16

IM LẶNG

#3
vanduc0409

vanduc0409

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 39 Bài viết

Có ai giải bằng phương pháp kẻ đường phụ của lớp 7 không vậy ?



#4
vanduc0409

vanduc0409

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 39 Bài viết

 Kẻ đường cao BH $\Rightarrow \Delta ABH$ vuông cân $\Rightarrow$ AH=HB

Tứ giác BMHC nội tiếp=\widehat{MBC}=45^{\circ}=\widehat{MCB}=\widehat{MHB}$

$\Rightarrow \Delta AHM=\Delta BHM(c.g.c)\Rightarrow AM=BM\Rightarrow MA=MB=MC$

Vậy M là tâm đường tròn ngoại tiếp $\Delta ABC$

Cho em hỏi một tí : $\Rightarrow \widehat{AHM}$ bằng $45^{\circ}$ thì chứng minh kiểu gì ạ ?



#5
vkhoa

vkhoa

    Trung úy

  • Điều hành viên THPT
  • 933 Bài viết
Gọi Ax là tia AM kéo dài
Nếu MA >MB =MC
MA >MB =>$\widehat{MBA} >\widehat{MAB}$ (1)
MA >MC =>$\widehat{MCA} >\widehat{MAC}$ (2)
cộng 2 bất đẳng thức (1, 2) vê theo vế ta được
$\widehat{MBA} +\widehat{MCA} >\widehat{MAB} +\widehat{MAC} =\widehat{BAC} =45^\circ$ (3)
có $\widehat{BMx} =\widehat{MBA} +\widehat{MAB}$ (4)
$\widehat{CMx} =\widehat{MCA} +\widehat{MAC}$ (5)
cộng (4, 5) vế theo vế ta được
$\widehat{BMx} +\widehat{CMx} =\widehat{MBA} +\widehat{MCA} +\widehat{BAC} >45^\circ +45^\circ$ (do có (3))
<=>$\widehat{BMC} >90^\circ $ (trái với giả thiết ,vô lí) (6)
Nếu MA <MB =MC
chứng minh tương tự dẫn tới $\widehat{BMC} <90^\circ $ (vô lí) (7)
từ (6, 7) =>MA =MB =MC (đpcm)

Hình gửi kèm

  • Cho ΔABC có Aˆ=45∘. Kẽ ΔMBC vuông cân tại M. CMR  M là tâm đường tròn ngoại tiếp ΔABC.png

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vkhoa: 14-02-2015 - 15:05






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: hình học, chứng minh giao điểm

0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh