Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh $EM$ là phân giác $\angle QEB$

- - - - - hình học

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
baopbc

baopbc

    Himura Kenshin

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 410 Bài viết

Bài toán. (LeVietAn) Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn tâm $(O)$. Khí hiệu $S_p$ là đường thẳng $Steiner$ ứng với $P$ của $(O)$. Gọi $M$ là hình chiếu của $O$ lên $S_p. Q$ đối xứng với $P$ qua $M$. Đường thẳng qua $Q$ vuông góc với $AC$ cắt $S_p$ tại $E$. Chứng minh rằng: $EM$ là phân giác $\angle QEB$.

Post 61.png

Hình vẽ bài toán

P/s.



#2
Nguyen Dinh Hoang

Nguyen Dinh Hoang

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 99 Bài viết

Mình xin được giải bài toán vậy
Ta chuyển về cm bài toán sau
Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O). P$ thuộc cung nhỏ $BC, Q$ thuộc $(O)$ sao cho $QP$ vuông góc $BC$ , trung trực $AQ$ cắt đường thẳng qua $P$ vuông góc $AC$ tại $K ,S$ là hình chiếu của $P$ lên $AC$, Chứng minh rằng $RO$ là tia phân giác $\angle BRS$
Chứng minh. Gọi $Z$ là giao của $PS$ vs $(O)$ ta có theo tính chất cơ bản thì $BZ // Sp$ nên $AQZB$ là hình thang cân mà $R$ thuộc trung trực $AQ$ nên $R$ thuộc trung trực $BZ$. Ta có đpcm.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi baopbc: 16-04-2016 - 18:09
Viết tắt, ko dấu , viết hoa


#3
baopbc

baopbc

    Himura Kenshin

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 410 Bài viết

Mình xin được giải bài toán vậy
Ta chuyển về cm bài toán sau
Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O). P$ thuộc cung nhỏ $BC, Q$ thuộc $(O)$ sao cho $QP$ vuông góc $BC$ , trung trực $AQ$ cắt đường thẳng qua $P$ vuông góc $AC$ tại $K ,S$ là hình chiếu của $P$ lên $AC$, Chứng minh rằng $RO$ là tia phân giác $\angle BRS$
Chứng minh. Gọi $Z$ là giao của $PS$ vs $(O)$ ta có theo tính chất cơ bản thì $BZ // Sp$ nên $AQZB$ là hình thang cân mà $R$ thuộc trung trực $AQ$ nên $R$ thuộc trung trực $BZ$. Ta có đpcm.

Bài này dùng cộng góc với sử dụng tính chất của đường thẳng $Simson$ là được! Không cần phải chuyển đổi mô hình như trên!

Như mình đã nói bài này có một số tính chất rất thú vị! Mọi người hãy tiếp tục tìm hiểu! :)

Một tính chất rất đẹp như sau: Tương tự ta có hai điểm $D,F$ thì $AD,BE,CF$ đồng quy tại một điểm thuộc $(O)$.

Mình sẽ đăng lời giải của mình lên đây vào tối nay! :)



#4
Nguyen Dinh Hoang

Nguyen Dinh Hoang

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 99 Bài viết
Đó gần như là bài gốc của anh lê việt an rồi còn gì, lời giải trên thực chất cũng chỉ là cộng góc mà thôi.

@baopbc: Bạn có thể dẫn link được không, mình không còn link nữa! :)
mình cũng làm mất link rồi 😓

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nguyen Dinh Hoang: 17-04-2016 - 08:05






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: hình học

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh