Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh rằng có ít nhất $3$ trong số $51$ điểm đó nằm trong một hình tròn bán kính bằng $\frac{1}{7}$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
KieranWilson

KieranWilson

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 32 Bài viết

Trong hình vuông cạnh bằng $1$, đặt $51$ điểm bất kỳ phân biệt. Chứng minh rằng có ít nhất $3$ trong số $51$ điểm đó nằm trong một hình tròn bán kính bằng $\frac{1}{7}$



#2
PDF

PDF

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 197 Bài viết

Trong hình vuông cạnh bằng $1$, đặt $51$ điểm bất kỳ phân biệt. Chứng minh rằng có ít nhất $3$ trong số $51$ điểm đó nằm trong một hình tròn bán kính bằng $\frac{1}{7}$

Gợi ý. Chia hình vuông cạnh $1$ thành $n^{2}$ hình vuông cạnh $\frac{1}{n}$. Chọn $n$ để có ít nhất $3$ điểm nằm trong một hình vuông con và đường tròn ngoại tiếp hình vuông đó có bán kính nhỏ hơn hoặc bằng $\frac{1}{7}$.



#3
KietLW9

KietLW9

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1737 Bài viết

Chia hình vuông trên thành 25 hình vuông nhỏ hơn có cạnh bằng $\frac{1}{5}$ (Rất dễ dàng bằng cách chia mỗi cạnh hình vuông ra làm 5 phần bằng nhau và mỗi phần bằng $\frac{1}{5}$ sau đó nối lại với nhau ta được 25 hình vuông nhỏ)

Vì có 51 điểm mà chỉ có 25 hình vuông nên chắc chắn sẽ tồn tại ít nhất $[\frac{51}{25}]+1=3$ điểm nằm trong 1 hình vuông

Ta xét đến trường hợp ít nhất là 3 điểm nằm trong hình vuông đó 

Thật vậy, đường chéo hình vuông nhỏ bằng: $\sqrt{\frac{1}{25}+\frac{1}{25}}=\sqrt{\frac{2}{25}}$

Suy ra bán kính đường tròn đi qua 4 đỉnh của hình vuông là $\sqrt{\frac{1}{50}}<\sqrt{\frac{1}{49}}=\frac{1}{7}$ do vậy hình vuông sẽ nằm gọn trong đường tròn có tâm trùng với tâm của hình vuông có bán kính là $\frac{1}{7}$. Điều này đồng nghĩ với 3 điểm nằm trong hình vuông cũng sẽ nằm trong hình tròn có bán kính $\frac{1}{7}$ (đpcm)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi KietLW9: 02-11-2021 - 19:56

Trong cuộc sống không có gì là đẳng thức , tất cả đều là bất đẳng thức  :ukliam2:   :ukliam2: 

 

 

$\text{LOVE}(\text{KT}) S_a (b - c)^2 + S_b (c - a)^2 + S_c (a - b)^2 \geqslant 0\forall S_a,S_b,S_c\geqslant 0$

 

 

 


#4
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5003 Bài viết

Thử mở rộng tí xem :)

Mở rộng 1: Trong hình vuông đơn vị (cạnh có độ dài bằng $1$), lấy bất kỳ $n$ điểm ($n \in \mathbb{N}: n \ge 3$). Biết rằng $3$ điểm bất kỳ trong $n$ điểm này sẽ nằm trong một hình tròn có bán kính $r$. Hỏi GTNN của $r$ là bao nhiêu?

Mở rộng 2: Tương tự mở rộng $1$ nhưng thay $3$ điểm bằng $k$ điểm ($k \le \mathbb{N}: k \le n$).

Mở rộng 3: Tương tự mở rộng $1$ nhưng thay hình vuông đơn vị bằng một đa giác đều có cạnh là $1$, chẳng hạn tam giác đều?

...


  • PDF yêu thích
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh