Đến nội dung

Hình ảnh

Hero TVƠ Y An Forever

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
supermember

supermember

    Đại úy

  • Hiệp sỹ
  • 1646 Bài viết

Bài toán


Cho $n$ số nguyên không âm $a_1 , a_2 ,...., a_n$ có tổng bằng $1$ $\( n\geq 2 \)$


Tìm giá trị lớn nhất của




$ A = \sum_{i=1}^{n} \( a_{i}^{4} - a_{i}^{5} \) $





Cu Thắng vào trổ tài đi , bài này về hình thức thì quá đẹp

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi supermember: 21-05-2008 - 17:06

Khi bạn là người yêu Toán, hãy chấp nhận rằng bạn sẽ buồn nhiều hơn vui :)

#2
mai quoc thang

mai quoc thang

    Thắng yêu Dung

  • Thành viên
  • 251 Bài viết
Cu Thắng bận quá!!!! Thôi đễ cu Lộc tự giải vậy:D .
Bài này hình như ra $\dfrac{1}{16}$;đẳng thức xảy ra khi có hai số bằng$\dfrac{1}{2} $ và các số còn lại bằng 0.

#3
vịt con

vịt con

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 66 Bài viết

Bài toán
Cho $n$ số nguyên không âm $a_1 , a_2 ,...., a_n$ có tổng bằng $1$ $\( n\geq 2 \)$
Tìm giá trị lớn nhất của


$ A = \sum_{i=1}^{n} \( a_{i}^{4} - a_{i}^{5} \) $

Cu Thắng vào trổ tài đi , bài này về hình thức thì quá đẹp

bài này quen quen,hình như là đề thi của TQ
nói chũng cũng không khó

#4
supermember

supermember

    Đại úy

  • Hiệp sỹ
  • 1646 Bài viết

Đây là 1 bài toán khó , Hero TVƠ xin trình bày lời giải của thầy Hero TVƠ :

Xét hàm số : $f(x) = x^4 - x^5$ có tập xác định là $R$


Ta có $f''(x) = 4x^{2}(3-5x)$ , $f(0) = 0$


Dễ thấy $f(x)$ là hàm số lồi thật sự trên $ [ 0 \ ; \ \dfrac{3}{5}] $


Bây giờ thì do vai trò của $ a_1 , a_2 , ..., a_n$ là như nhau nên không giảm tổng quát


giả sử $a_1 \geq a_2 \geq ....\geq a_n$ , ta kí hiệu biểu thức đã cho là $A \( a_1 ; \ a_2 ;....; a_n \)$ . Ta sẽ xem xét bài toán với $n \geq 3$


Xét $2$ trường hợp :


Trường hợp $1$ : nếu $a_1 \ \leq \ \dfrac{3}{5}$


Dễ thấy $ \( \dfrac{3}{5} ; \ \dfrac{2}{5} ; \ ; 0 ;....; 0 \) \succ \( a_1 ;\ a_2 ;....; a_n \)$


Suy ra $\sum_{i=1}^{n} f(a_i) \leq f \(\dfrac{3}{5} \) + f \( \dfrac{2}{5} \) = \dfrac{42}{625} \ < \ \dfrac{1}{12} $


Trường hợp $ 2$
: $a_{1} \ > \ \dfrac{3}{5}$


Khi đó $ 1-a_{1} \ , \ a_2 \ ,..., \ a_n \leq \dfrac{2}{5}$

Tiếp tục sử dụng bộ trội , dễ thấy $ \( 1-a_1 ; 0 ; 0 ;....;0 \) \succ \(a_2 ; a_3 ;....; a_n \)$

$ \Rightarrow \sum_{i=2}^{n} f(a_i) \leq f(1 -a_i)$ ( bất đẳng thức $Karamata$ )


$ \Rightarrow A \( a_1 ; \ a_2 ;....; a_n \) \leq f(a_1) + f( 1 - a_1) $


Bài toán quy về với bài toán cực trị $2$ biến đơn giản :


Tìm giá trị lớn nhất của $H = a^4 - a^5 + b^4 - b^5$ với $a ,b$ không âm và $a + b =1$

$H = a^{4}(1-a ) + b^{4}(1 - b) = a^{4}b + b^{4}a $


$ = ab( a^{3} + b^{3} ) = ab( a+b)( a^{2} - ab + b^{2}) $


$ = ab(a+b)\( (a+b)^{2} - 3ab \) = ab(1 -3ab)$


Ngoài ra từ $ab \leq \dfrac{ (a+b)^{2}}{4} = \dfrac{1}{4}$

$ \Rightarrow 1 - 3ab $ là số không âm

Nên áp dụng bđt giữa trung bình cộng và trung bình nhân

Ta có $\( 3ab(1 - 3ab ) \) \leq ( \dfrac{ 3ab + ( 1- 3ab) }{2})^{2} = \dfrac{1}{4} $

$ \Rightarrow ab( 1 - 3ab) \leq \dfrac{1}{12} $
$ \Rightarrow A \( a_1 ; \ a_2 ;....; a_n \) \leq \dfrac{1}{12} $

Từ $2$ trường hợp đã xét nêu trên $ \Rightarrow A \( a_1 ; \ a_2 ;....; a_n \) \leq \dfrac{1}{12} $

Đồng thời từ hệ phương trình : $ 3ab = 1 -3ab \ ; \ a +b =1 ; \ a ,b \geq 0 $


Ta dễ dàng kiểm tra được biểu thức trên đạt giá trị bằng $\dfrac{1}{12}$ khi trong $n$ biến


có $1$ biến bằng $ \dfrac{3 + \sqrt{3}}{6}$ , $1$ biến bằng $\dfrac{ 3 - \sqrt{3}}{6}$


và $ n -2 $ biến còn lại bằng $0$


Vậy $max_{ A \( a_1 ; \ a_2 ;....; a_n \) } \ = \ \dfrac{1}{12}$



Chi tiết về bất đẳng thức $Karamata$ ( cách chứng minh , những dạng áp dụng cơ bản ) các bạn có thể tham

khảo trong Seminar của diễn đàn . Hi vọng bài toán nhỏ vửa rồi sẽ cho các bạn thấy được sức mạnh của giải tích trong

bất đẳng thức bên cạnh những bất đẳng thức cổ điển


Huỳnh Võ Phương An

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi supermember: 14-07-2008 - 01:32

Khi bạn là người yêu Toán, hãy chấp nhận rằng bạn sẽ buồn nhiều hơn vui :)

#5
dtdong91

dtdong91

    Tiến sĩ diễn đàn toán

  • Hiệp sỹ
  • 1791 Bài viết
Bài này ta xét hàm $ f(n)=x^n+y^n-(x+y)^n$
với $ x,y<1,n \in N*$
Dễ có $f'(n)>0$ với $x<0,5 và y \le x$
=> $ x^4+y^4-(x+y)^4<x^5+y^5-(x+y)^5$
Từ đây có thể hạ việc tìm min về còn 2 biến
12A1-THPT PHAN BỘI CHÂU-TP VINH-NGHỆ AN

SẼ LUÔN LUÔN Ở BÊN BẠN

#6
shockmath_xayda

shockmath_xayda

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 76 Bài viết
bài này dùng quy nạp được
Đố ai giải thích được từ yêu
Có khó gì đâu 1 buổi chiều
Kề dao vào cổ "yêu hay chết"
Gật đầu cái rụp thế là yêu

#7
Allnames

Allnames

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 92 Bài viết
quy nạp sao thế bạn
Mọi người đều có một niềm tin và hãy giữ cho niềm tin ấy đươc sống mãi




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh