Đến nội dung

Hình ảnh

Giúp em gấp vứ . Cả nhà ưi !


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
maths_lovely

maths_lovely

    Princess of math

  • Thành viên
  • 750 Bài viết
Trong viếc Cm chia hết , có một số dạng khác nhau đòi hỏi các cách làm như đồng dư , phân tích thành nhân tử , quy nạp .....Mọi người cho em một sồ dạng để nhìn vào bik cách làm đi ạ . Thanks mí anh mí chị mí bạn

#2
maths_lovely

maths_lovely

    Princess of math

  • Thành viên
  • 750 Bài viết
A` . Còn cách làm các bài toán về sô nguyên tố thông thường nữa

#3
Pirates

Pirates

    Mathematics...

  • Thành viên
  • 642 Bài viết
Trong những bài toán chứng minh chia hết, em có thể áp dụng các pp cơ bản sau, sẽ dễ dàng hơn rất nhiều:

- Dùng tính chất: trong $n (n \geq 1)$ số nguyên liên tiếp có một và chỉ một số chia hết cho $n$

- Dùng các công thức khai triển:
$a^{n} - b^{n} \vdots a - b (a \neq b) \forall n \in N$
$a^{n} + b^{n} \vdots a + b$ nếu $n$ lẻ.
$a^{n} - b^{n} \vdots a + b$ nếu $n$ chẵn $(a \neq -b)$
$(a + b)^{n} \equiv b^{n} (mod a)$

- Áp dụng nguyên lí Dirichlet

- Dùng qui nạp:
Ta cần cm $A(n) \vdots p$ (1) với $n = 1, 2...$
a) Ta cm (1) đúng với $n = 1$. nghĩa là $A(1) \vdots p$
b) Giả sử (1) đúng với $n = k$, nghĩa là $A(k) \vdots p$
c) Ta cm (1) đúng với $n = k + 1$, nghĩa là cm $A(k + 1) \vdots p$

- Dùng định lý Fermat: Với $p$ là số nguyên tố: ta có: $a^{p} \equiv a (mod p)$
Nếu $(a, p) = 1$ thì $a^{p - 1} \equiv 1 (mod p)$

- Dùng tính chất:
$a_i \equiv m_i (mod m) i = 1 , 2 , ... , n$
$\Rightarrow \sum\limits_{i=1}^{n} a_i \equiv \sum\limits_{i=1}^{n} m_i (mod m)$

Để khi nào anh post thêm các bài tập ví dụ để luyện.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Pirates: 02-01-2010 - 12:52

"God made the integers, all else is the work of men"


#4
maths_lovely

maths_lovely

    Princess of math

  • Thành viên
  • 750 Bài viết
Thanks anh nhìu . À . Mà cái cuối dấu tổng đó , em hok hỉu dấu đó nghĩa là j`
Anh ui ! Em muốn hỏi là trong những dạng toán tương ứng với các pp để vận dụng cho thik hợp í

#5
Pirates

Pirates

    Mathematics...

  • Thành viên
  • 642 Bài viết

Anh ui ! Em muốn hỏi là trong những dạng toán tương ứng với các pp để vận dụng cho thik hợp í

Cái này em phải tự nghĩ ra trong quá trình làm bài, thế mới nhớ lâu và hiểu kĩ được...

- Dùng tính chất: trong $n (n \geq 1)$ số nguyên liên tiếp có một và chỉ một số chia hết cho $n$

Ví dụ: Cmr tổng lập phương của 3 số nguyên liên tiếp chia hết cho 9
Ta có: $(n - 1)^{3} + n^{3} + (n + 1)^{3} = 3(n^{3} + 2n)$
$= 3(n^{3} - n + 3n) = 3(n - 1)n(n + 1) + 9n \vdots 9$

Luyện tập: Cm với mọi $n$ nguyên
a) $3n^{4} - 4n^{3} + 21n^{2} - 10n \vdots 24$
b) $n^{5} - 5n^{3} + 4n \vdots 120$

- Dùng các công thức khai triển:
$a^{n} - b^{n} \vdots a - b (a \neq b) \forall n \in N$
$a^{n} + b^{n} \vdots a + b$ nếu $n$ lẻ.
$a^{n} - b^{n} \vdots a + b$ nếu $n$ chẵn $(a \neq -b)$
$(a + b)^{n} \equiv b^{n} (mod a)$

Ví dụ: Cm với $n$ là số tự nhiên: $5^{n + 2} + 26.5^{n} + 8^{2n + 1} \vdots 59$
$5^{n + 2} + 26.5^{n} + 8^{2n + 1} = 5^{n}(25 + 26) + 8.64^{n}$
$= 5^{n}(59 - 8) + 8.64^{n}$
$= 59.5^{n} + 8(64^{n} - 5^{n}) \vdots 59$

Luyện tập: Cmr
a) $16^{n} - 15^{n} - 1 \vdots 225$
b) $10^{6n - 4} + 10^{6n - 5} + 1 \vdots 111$

"God made the integers, all else is the work of men"


#6
Pirates

Pirates

    Mathematics...

  • Thành viên
  • 642 Bài viết

- Áp dụng nguyên lí Dirichlet

Ví dụ: Cmr trong $n + 1$ số nguyên bất kỳ có 2 số có hiệu chia hết cho $n$
Lấy $n + 1$ số nguyên đã cho chia $n$ thì được $n + 1$ số dư nhận một trong các số $0 , 1 , ... , n - 1$ nên phải có hai số dư bằng nhau, khi đó có hai số có hiệu chia hết cho $n$

Luyện tập:
a) Cm trong $m$ số nguyên bất kỳ, bao giờ cũng có một số chia hết cho $m$ hoặc tổng của một số chia hết cho $m$
b) Cmr có thể tìm được một số có dạng $19911991...19910...0$ và chia hết cho $1992$

- Dùng định lý Fermat: Với $p$ là số nguyên tố: ta có: $a^{p} \equiv a (mod p)$
Nếu $(a, p) = 1$ thì $a^{p - 1} \equiv 1 (mod p)$

Ví dụ: Cmr $1^{1991} + 2^{1991} + ... + 1991^{1991} \vdots 11$
Theo đl Fermat $a^{11} \equiv a$ (mod 11) $\Rightarrow a^{1991} \equiv a$ (mod 11)
Vậy: $1^{1991} + 2^{1991} + ... + 1991^{1991} \equiv 1 + 2 + ... + 1991 = 1991.996 \equiv 0$ (mod 11)

Luyện tập:
a) Cho $p > 7$ là số nguyên tố. Cmr: $3^{p} - 2^{p} - 1 \vdots 42p$
b) Cmr nếu $(a , 240) = 1$ thì $a^{4} - 1 \vdots 240$

"God made the integers, all else is the work of men"


#7
maths_lovely

maths_lovely

    Princess of math

  • Thành viên
  • 750 Bài viết
Thanks anh . Mây cái nay trong sách 351 bài toán số học của ông Tấn có hết rồi :vdots
Số nguyên tô có những dạng nào hả anh

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi maths_lovely: 03-01-2010 - 08:58


#8
maths_lovely

maths_lovely

    Princess of math

  • Thành viên
  • 750 Bài viết
Vậy: $1^{1991} + 2^{1991} + ... + 1991^{1991} \equiv 1 + 2 + ... + 1991 = 1991.996 \equiv 0$ (mod 11)

Là sao anh




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh