Đến nội dung

Hình ảnh

Bài số này


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 20 trả lời

#1
maths_lovely

maths_lovely

    Princess of math

  • Thành viên
  • 750 Bài viết
Tìm sô nguyên N sao cho 8N có nhiều hơn 18 ước

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi maths_lovely: 23-01-2010 - 14:10


#2
Nguyễn Thái Vũ

Nguyễn Thái Vũ

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 684 Bài viết
biết cái này là xong:
Nếu số $A=p_{1}^{t_{1}}.p_{2}^{t_{2}}.p_{3}^{t_{3}}......p_{n}^{t_{n}}$ ( phân tích ra thừa số nguyên tố theo dạng chuẩn ) thì số ước tự nhiên của A là: $ (t_{1}+1)(t_{2}+1)...(t_{n}+1)$ , số ước nguyên của A là : $ 2(t_{1}+1)(t_{2}+1)...(t_{n}+1)$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nguyen Thai Vu: 24-01-2010 - 08:11


#3
maths_lovely

maths_lovely

    Princess of math

  • Thành viên
  • 750 Bài viết
Vậy trong bài này xét A = 8N hả
để mình giải thử

#4
Janienguyen

Janienguyen

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 352 Bài viết

Vậy trong bài này xét A = 8N hả
để mình giải thử

Đề hồn nhiên thế e?
Nếu thế thì cứ cho 1 hợp số khổng lồ vô đấy thì ..........:)!
Bài này phải sửa là 8N có 18 ước hoặc cho giới hạn của N (nhưng đừng to quá k thì thử mệt!)
Life is a highway!

#5
maths_lovely

maths_lovely

    Princess of math

  • Thành viên
  • 750 Bài viết
Thôi thì cứ cho là 18 ước đi

#6
Đỗ Quang Duy

Đỗ Quang Duy

  • Thành viên
  • 264 Bài viết
Có vẻ bạn chưa hiểu, mình sẽ nói kĩ hơn. :)
Đặt $N = x^t$, với $x,t \in Z+$ và $t \neq 0;1$
Khi đó $8N = 2^3.x^t$
Số ước của 8N là: (3+1)(t+1) = 4(t+1)
Ta cần 8N có nhiều hơn 18 ước, hay : $4(t+1) > 18 \Leftrightarrow t > 3,5 \Rightarrow t \geq 4$ Vì $t \in Z+$
Từ đây có thể suy ra rất nhiều giá trị của N, chẳng hạn khi x = 2, t = 4 thì N = 16
Hình đã gửi

#7
Janienguyen

Janienguyen

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 352 Bài viết

Có vẻ bạn chưa hiểu, mình sẽ nói kĩ hơn. :)
Đặt $N = x^t$, với $x,t \in Z+$ và $t \neq 0;1$
Khi đó $8N = 2^3.x^t$
Số ước của 8N là: (3+1)(t+1) = 4(t+1)
Ta cần 8N có nhiều hơn 18 ước, hay : $4(t+1) > 18 \Leftrightarrow t > 3,5 \Rightarrow t \geq 4$ Vì $t \in Z+$
Từ đây có thể suy ra rất nhiều giá trị của N, chẳng hạn khi x = 2, t = 4 thì N = 16

Có vẻ e chưa hiểu bài toán này :D!dẫn tới sai ngay từ cách đặt
Phải đặt $A=p_{1}^{t_{1}}.p_{2}^{t_{2}}.p_{3}^{t_{3}}......p_{n}^{t_{n}}$
To maths_love:vừa rồi chị nhầm!hai yếu tố giới hạn và =18 đều tồn tại trong bài toán này thì mới giải đc e ạ! Vì theo cái CT tính số ước số e có thể chọn
$t_{1};t_{2};t_{3}}....t_{n}/(t_{1}+1)(t_{2}+1)(t_{3}+1)....(t_{n}+1)=18 $ rồi chọn p là các số nguyên tố!
Check lại đề 1 lần cho kĩ vào nhé!lần sau post đề cẩn thận chút e nhé!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Janienguyen: 22-01-2010 - 22:57

Life is a highway!

#8
bapwin

bapwin

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 209 Bài viết
Ừ đúng rồi, công thức Vũ là tính ước tự nhiên còn ước nguyên thì phải nhân với 2
Không có gì để nói

#9
Nguyễn Thái Vũ

Nguyễn Thái Vũ

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 684 Bài viết
của mình là tính số ước tự nhiên thôi còn số ước nguyên phải nhân với 2

#10
maths_lovely

maths_lovely

    Princess of math

  • Thành viên
  • 750 Bài viết
Ủa . Mình thấy cách bạn Duy cũng đúng đấy chứ. Nếu sai thì ai hãy phân tích rồi pots bài lên thử

#11
Đỗ Quang Duy

Đỗ Quang Duy

  • Thành viên
  • 264 Bài viết
Cách mình gặp lỗi không to chẳng nhỏ. :D
Cảm ơn chị Janienguyen đã nhắc nhở.
Hình đã gửi

#12
maths_lovely

maths_lovely

    Princess of math

  • Thành viên
  • 750 Bài viết
Bạn giải thử xem

#13
triều

triều

    VMF's Joker

  • Thành viên
  • 417 Bài viết
nguyên văn bài này là : tìm N sao cho 8N nhiều hơn N 18 ước
mọi ngươì cùng giải nào ^^

TÔI KHÔNG THÔNG MINH, TÔI CHỈ THÍCH ĐƯỢC KHÁM PHÁ


#14
Nguyễn Thái Vũ

Nguyễn Thái Vũ

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 684 Bài viết
biết công thức tính số ước số thì bài này trở nên quá đơn giản rồi còn gì nữa.

#15
dlt95

dlt95

    [F][ï][G][¶-¶][†][ï][Ñ][G]

  • Thành viên
  • 304 Bài viết

Tìm sô nguyên N sao cho 8N có nhiều hơn 18 ước

post sai đề rồi mày wư, hèn chi sao thấy cách làm của mọi người là lạ
đề nguyên văn như bạn triều đã post, ai giải giúp nha
--thks trước--

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dlt95: 24-01-2010 - 07:57




Vực dậy từ trong màn đêm tối tăm, ánh dương kia dường như dẫn lối

Những hi vọng nhỏ nhoi trong ta thắp sáng lên

Cùng những giấc mơ này, sẽ thăng hoa mây trời

Bay, bay cao đến muôn ngàn.



Cần một niềm tin từ trong trái tim, chắp cánh bay cùng bao ước muốn

Những giai điệu nhịp đập trong ta đang hát vang

Listen to my heart, I’m flying to the sky

Và niềm khao khát sẽ chẳng phai mờ.


#16
Đỗ Quang Duy

Đỗ Quang Duy

  • Thành viên
  • 264 Bài viết
Đầu tiên là đặt :
$N=p_{1}^{t_{1}}.p_{2}^{t_{2}}.p_{3}^{t_{3}}......p_{n}^{t_{n}}$
Số ước nguyên của N là :
$2(t_1+1)(t_2+1)(t_3+1)...(t_n+1)$ ($t_1, t_2, t_3,..., t_n$ là các số nguyên dương)
Số ước nguyên của 8N là :
$2(3+1)(t_1+1)(t_2+1)(t_3+1)...(t_n+1)$
Ta cần : $2(3+1)(t_1+1)(t_2+1)(t_3+1)...(t_n+1) - 2(t_1+1)(t_2+1)(t_3+1)...(t_n+1) = 18$
$ \Leftrightarrow (t_1+1)(t_2+1)(t_3+1)...(t_n+1) = 3$
Suy ra : $t_1+1=3$
$t_1=2$, $p_1$ chọn bất kì
Có gì sai thì sửa giúp nhé !

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Đỗ Quang Duy: 25-01-2010 - 16:05

Hình đã gửi

#17
maths_lovely

maths_lovely

    Princess of math

  • Thành viên
  • 750 Bài viết
Hỏi xí !!! Cái chỗ $ (t1 + 1)(t2+1)=3$ đó
sao bạn suy ra dc từ cái trên vậy ???:s

#18
Đỗ Quang Duy

Đỗ Quang Duy

  • Thành viên
  • 264 Bài viết
Mình nhầm, sửa lại rồi đấy.
Xét mấy cái " t " là nguyên dương.
Giả sử xảy ra : $(t_1+1)(t_2+1) = 3$ thì trong 2 nhân tử của vế trái, phải có một nhân tử bằng 1. Khi đó, có một cái " t " bằng 0. Mà $p^t=p^0=1$... :D. Hai nhân tử đã thế thì huống hồ gì 3, 4... nhân tử ?
Hình đã gửi

#19
triều

triều

    VMF's Joker

  • Thành viên
  • 417 Bài viết
tưởng có cái công thức của bạn Vũ là xong rồi chứ ...

này bạn duy : cái bước bạn thêm vào
$ 8N= 2(3+1)... $
là không đúng đâu nhé
làm như vậy nghĩa là bạn công nhận N không có ước nguyên tố 2 đấy ^^

nếu N là lẻ thì bạn đã giải được trường hợp N là bình phương của một số nguyên tố
nếu N chẵn ..
ta xét 2 trường hợp
N chỉ có ước nguyên tố 2 với số mũ k
vậy thì 2(k+4)-2(k+1)=18 . phương trình này vô nghiệm
như vậy số N không có dạng $ N=2^k$

trường hợp thứ 2
$ N=2^k. p_1^{m_1} ... p_n^{m_n} $
có số ước $S_1= 2(k+1)(m_1+1)...(m_n+1) = 2(k+1)A $
$ 8N= 2^{k+4}.p_1^{m_1}...p_n^{m_n}$
có số ước $ S_2 = 2(k+4)(m_1+1)...(m_n+1) = 2(k+4)A $
cần $ S_2 -S_1 = 18 \rightarrow A=6 $
ta biết rằng các nhân tử trong A đều dương và ta không tính đến các ước nguyên tố có số mũ 0 nên có thể phân tích
6=6
6=2.3

cuối cùng N có 1 trong 3 dạng (với p,p1,p2 khác 2)
$N=p^2 $
$N=2^k.p^6 $
$N=2^k.p_1^2.p_2^3$
thì 8N có nhiều hơn N 18 ước

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi triều: 25-01-2010 - 15:45

TÔI KHÔNG THÔNG MINH, TÔI CHỈ THÍCH ĐƯỢC KHÁM PHÁ


#20
Đỗ Quang Duy

Đỗ Quang Duy

  • Thành viên
  • 264 Bài viết
Cách của mình không cần xét trường hợp là chẵn hay lẻ vì " p " là tùy ý mà !
Còn sở dĩ mình viết có số 2 đứng trước là 8N có cả ước âm. (xem cái công thức của bạn Cường).
Hình đã gửi




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh