Đến nội dung

Hình ảnh

CM: $$\sum_{k=0}^n 4^{n-k}C_{4n}^{\;2n+2k}C_{2n+2k}^{\;k}=C_{8n}^{\;2n}$$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Sử dụng khai triển nhị thức Newton (thông thường) để chứng minh đẳng thức sau:
$$\sum_{k=0}^n 4^{n-k}C_{4n}^{\;2n+2k}C_{2n+2k}^{\;k}=C_{8n}^{\;2n};\;n\in\mathbb{N}^*$$
hay:
$$\sum_{k=0}^n 4^{n-k}\binom{4n}{2n+2k}\binom{2n+2k}{k}=\binom{8n}{2n};\;n\in\mathbb{N}^*$$
____________________________________________________________________________
Lưu ý: Chỉ dùng công thức khai triển với hệ số tự nhiên thông thường thôi đấy! :P

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hxthanh: 19-12-2011 - 02:42

  • PSW yêu thích

#2
PSW

PSW

    Những bài toán trong tuần

  • Quản trị
  • 493 Bài viết
Em không rõ cách của thầy Thanh thế nào ; nhưng em rất thích bài Toán này vì nó không hề dùng bất kỳ không cụ nào mạnh cả ; nhưng ý tưởng rất hay và tự nhiên :

Hôm nay em bận dạo phố tí nên em sẽ ghi 1 ít ra đây trước ; tối về ghi nốt :

Phần 1 :

Ta xét khai triển $\mathcal{A}(x) = \left ( x^3 + \dfrac{1}{x} \right )^{8n}$

Rõ ràng : hệ số của $x^0$ trong khai triển nói trên bằng : $\binom{8n}{2n}$ ( cái này dễ thấy từ công thức khai triển nhị thức Newton)

Tuy nhiên ; nếu ta viết lại để khai triển $\mathcal{A}(x) $ theo 1 cách khác thì ta sẽ có :

$\mathcal{A}(x) = \left ( x^6 + 2x^2 + \dfrac{1}{x^2} \right )^{4n}$

$ = \left ( 2x^2 + \left ( x^6 + \dfrac{1}{x^2} \right ) \right )^{4n}$

$ = \sum_{l=0}^{4n}\binom{4n}{l}\left ( x^6+\dfrac{1}{x^2} \right )^{l} \left ( 2x^2 \right )^{4n-l} $

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PSW: 24-12-2011 - 21:07

1) Thể lệ
2) Danh sách các bài toán đã qua: 1-100, 101-200, 201-300, 301-400
Còn chờ gì nữa mà không tham gia! :luoi:

#3
PSW

PSW

    Những bài toán trong tuần

  • Quản trị
  • 493 Bài viết
Phần 2 :

Do ta cần xem xét hệ số của $x^0$ nên cũng chỉ cần xét các giá trị $ l \ge 2n$

Giả sử tồn tại giá trị $ t \in \mathbb{N} ; 0 \le t \le l$ sao cho :

$ 6t - 2(l-t) + 2(4n-l)=0$

$ \implies 8t - 2l + 8n - 2l=0 \implies l = 2n + 2t$

$ \implies 2 |l \implies l = 2n + 2k \ \ ( k \in \mathbb{N})$

Tức là để tìm hệ số $x^0$ trong khai triển $ \mathcal{A}(x)$ ; ta chỉ cần tìm hệ số $x^0$ trong khai triển $ \mathcal{B}(x) = \sum_{k=0}^{n}\binom{4n}{2n+2k}\left ( x^6 +\dfrac{1}{x^2} \right )^{2n+2k}\left ( 2x^2 \right )^{2n-2k}$

Bây giờ ; trong khai triển của $\left ( x^6 +\dfrac{1}{x^2} \right )^{2n+2k}\left ( 2x^2 \right )^{2n-2k}$ ; giả sử tồn tại giá trị không âm $t$ sao cho :

$ 6t -2 (2k+2n-t) + 2(2n-2k)=0 \iff t=k$

Tức là hệ số $x^0$ trong khia triển $ \mathcal{B}(x)$ bằng :

$\sum_{k=0}^{n}\binom{4n}{2n+2k}\binom{2n+2k}{k}\left ( 2 \right )^{2n-2k}$

$ = \sum_{k=0}^{n} 4^{n-k}\binom{4n}{2n+2k}\binom{2n+2k}{k}$

Từ đây suy ra : $ \sum_{k=0}^{n} 4^{n-k}\binom{4n}{2n+2k}\binom{2n+2k}{k} = \binom{8n}{2n}$

Đây là điều phải chứng minh :)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PSW: 24-12-2011 - 21:41

1) Thể lệ
2) Danh sách các bài toán đã qua: 1-100, 101-200, 201-300, 301-400
Còn chờ gì nữa mà không tham gia! :luoi:

#4
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Cảm ơn PSW đã cho 1 lời giải hay!
Còn sau đây là đáp án:

Xét khai triển $A(x)=\left(x+\dfrac{1}{x}\right)^{8n}$

Ta có: $A(x)=\sum\limits_{k=0}^{8n} C_{8n}^k x^{8n-k}.\dfrac{1}{x^k}=\sum\limits_{k=0}^{8n} C_{8n}^k x^{8n-2k}$
Từ đây suy ra hệ số của $x^{4n}$ là $C_{8n}^{2n}$

Mặt khác, ta có:

$A(x)=\left[\left(x^2+\dfrac{1}{x^2}\right)+2\right]^{4n}=\sum\limits_{i=0}^{4n} C_{4n}^i 2^i \left(x^2+\dfrac{1}{x^2}\right)^{4n-i}=\sum\limits_{i=0}^{4n} C_{4n}^i 2^i \sum\limits_{k=0}^{4n-i} C_{4n-i}^k x^{2(4n-i-k)}.\dfrac{1}{x^{2k}}$

$A(x)=\sum\limits_{i=0}^{4n} C_{4n}^i 2^i \sum\limits_{k=0}^{4n-i} C_{4n-i}^k x^{8n-2i-4k}$

Như vậy với $8n-2i-4k=4n\Leftrightarrow 0\le i=2n-2k \le 2n\Rightarrow 0 \le k \le n$
ta có hệ số của $x^{4n}$ là

$\sum\limits_{k=0}^n C_{4n}^{2n-2k}.2^{2n-2k}C_{4n-(2n-2k)}^k=\sum\limits_{k=0}^n C_{4n}^{2n+2k}.4^{n-k}C_{2n+2k}^k$
__________________
Đẳng thức được chứng minh

#5
PSW

PSW

    Những bài toán trong tuần

  • Quản trị
  • 493 Bài viết
Một khi con dân VMF đoàn kết thì không bài nào là không giải được :)
1) Thể lệ
2) Danh sách các bài toán đã qua: 1-100, 101-200, 201-300, 301-400
Còn chờ gì nữa mà không tham gia! :luoi:

#6
Peter Pan

Peter Pan

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 360 Bài viết

Sử dụng khai triển nhị thức Newton (thông thường) để chứng minh đẳng thức sau:
$$\sum_{k=0}^n 4^{n-k}C_{4n}^{\;2n+2k}C_{2n+2k}^{\;k}=C_{8n}^{\;2n};\;n\in\mathbb{N}^*$$
hay:
$$\sum_{k=0}^n 4^{n-k}\binom{4n}{2n+2k}\binom{2n+2k}{k}=\binom{8n}{2n};\;n\in\mathbb{N}^*$$
____________________________________________________________________________
Lưu ý: Chỉ dùng công thức khai triển với hệ số tự nhiên thông thường thôi đấy! :P

Lời giải bằng nhị thức đã có, vậy em xin đóng góp một lời giải về đếm bằng 2 cách :)
Xét $8n$ viên bị, ta sẽ đếm số cách chọn $2n$ viên bi từ $8n$ viên bi này khi đó có $C_{8n}^{2n}$ cách
Mặt khác, ta sẽ đếm theo cách sau: cho $8n$ viến bi này vào $4n$ hộp, mỗi hộp có 2 viên:
+ Đầu tiên chọn ra đúng $k$ hộp sao cho mỗi hộp có đúng 1 viên bi được lấy ra,
-số cách chọn $2n-2k$ hộp trong $4n$ hộp là $C_{4n}^{2n-2k}$
-Trong mỗi hộp trong $2n-2k$ hộp trên ta chọn ra đúng 1bi trong 2 viên bi có trong hộp -> số cách chọn là $2^{2n-2}=4^{n-k}$
-Chọn $2k$ viên bi còn lại trong $2n+2k$ hộp còn lại sao cho mỗi hộp sẽ có đúng 2 bi được chọn sẽ là $k$ hộp. nên có $C_{2n+2k}^{k}$ cách chọn
Từ đó suy ra số cách chọn $2n$ trong $8n$ viên bi theo cách đếm thứ 2 sẽ là $\sum_{k=0}^n 4^{n-k}C_{4n}^{\;2n+2k}C_{2n+2k}^{\;k}$
đpcm :)
P/s: Mary Christmas :P

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi winwave1995: 25-12-2011 - 00:57

\





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh