Đến nội dung

Hình ảnh

Topic bất đẳng thức THCS (2)


  • Chủ đề bị khóa Chủ đề bị khóa
Chủ đề này có 1115 trả lời

#281
Tham Lang

Tham Lang

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1149 Bài viết
Nếu quy nạp thì cũng giống như cm AM-GM rồi :) (cái này không khó lắm)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi huymit_95: 21-01-2012 - 12:45

Off vĩnh viễn ! Không ngày trở lại.......


#282
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết

Nếu quy nạp thì cũng giống như cm AM-GM rồi :)

Bài này có 2 cách cách 1 dùng Cauchy, cách còn lại dùng quy nạp mọi người thử nghĩ cách dùng quy nạp nhé

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#283
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết
Bài 138: (Khó nhưng hay)
Dùng làm trội.
Chứng minh rằng với với mọi số nguyên dương n ta có
$\frac{1}{2\sqrt{2}+1\sqrt{1}}+\frac{1}{3\sqrt{3}+2\sqrt{2}}+...+\frac{1}{(n+1)\sqrt{n+1}+n\sqrt{n}}<1-\frac{1}{\sqrt{n+1}}$

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#284
Mai Duc Khai

Mai Duc Khai

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 617 Bài viết

Máy không có mathtype khó gõ $\LaTeX$ quá

Ta có bđt tương đương:

$$(a^2+b^2+c^2)(a+b+c) \ge 8abc$$

Áp dụng bđt AM-GM ta có:

$$(a^2+b^2+c^2)(a+b+c) \ge 3.\sqrt[3]{a^2b^2c^2}.3.\sqrt[3]{abc}=9abc \ge 8abc$$

Vậy ta có ĐPCM.


Cũng cách giải tương tự ta chứng minh được 2 bài tổng quát

Dấu "=" xảy ra khi $a=b=c=0$

Mà $a,b,c >0$ nên dấu "=" không xảy ra.

ZzzzzzZ

Lời giải bài này rất hay---Nhưng đề bài là yêu cầu CM bằng nhiều cách mà...Ở đây mới có 1 cách---Mọi người nghĩ đi :D :)

Tra cứu công thức toán trên diễn đàn


Học gõ Latex $\to$ Cách vẽ hình trên VMF


Điều mà mọi thành viên VMF cần phải biết và tuân thủ

______________________________________________________________________________________________

‎- Luật đời dạy em cách Giả Tạo
- Đời xô ... Em ngã
- Đời nham ... Em hiểm

- Đời chuyển ... Em xoay

Đời cay ... Em đắng


#285
Tham Lang

Tham Lang

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1149 Bài viết

Bài 138: (Khó nhưng hay)
Dùng làm trội.
Chứng minh rằng với với mọi số nguyên dương n ta có
$\frac{1}{2\sqrt{2}+1\sqrt{1}}+\frac{1}{3\sqrt{3}+2\sqrt{2}}+...+\frac{1}{(n+1)\sqrt{n+1}+n\sqrt{n}}<1-\frac{1}{\sqrt{n+1}}$

Ta có : $$a^3 + b^3 \ge ab(a + b) (1)$$ Áp dụng (1), ta có $\dfrac{1}{n\sqrt{n} + (n + 1)\sqrt{n + 1}} < \dfrac{1}{\sqrt{n(n + 1)}.(\sqrt{n + 1} + \sqrt{n}} = \dfrac{\sqrt{n + 1} - \sqrt{n}}{\sqrt{n.(n + 1})} = \dfrac{1}{\sqrt{n}} - \dfrac{1}{\sqrt{n + 1}} (2)$. Áp dụng (2) với các số trong vế trái ,suy ra đpcm,

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi huymit_95: 21-01-2012 - 13:54

Off vĩnh viễn ! Không ngày trở lại.......


#286
minhtuyb

minhtuyb

    Giả ngu chuyên nghiệp

  • Thành viên
  • 470 Bài viết

Bài 137: (không biết dễ hay khó :lol: Zz )
Quy nạp nhé ;)
Cho n số thực dương $x_1;x_2;...x_n$ có tích bằng 1. Chứng minh rằng
$x_1+x_2+...+x_n\geq n$

*Với $n=1$, BĐT đúng
*Giả sử BĐT đúng với $n=k$, tức là ta có:
$x_1+x_2+...+x_k\geq k(1)$ với $x_1.x_2.....x_k=1$ (giả thiết quy nạp)
-Cần c/m: $x_1+x_2+...+x_k+x_{k+1}\geq k$ với $x_1.x_2.....x_k.x_{k+1}=1$. Thật vậy, cộng 2 vế của (1) với $x_{k+1}$, ta có:
$x_1+x_2+...+x_k+x_{k+1}\geq k+x_{k+1}$
Mà $x_1.x_2.....x_k=1$ và $x_1.x_2.....x_k.x_{k+1}=1\rightarrow x_{k+1}=1$. Suy ra:
$x_1+x_2+...+x_k+x_{k+1}\geq k+x_{k+1}=k+1(Q.E.D)$
Vậy BĐT đúng với $n=k+1$. Theo giả thiết quy nạp thì BĐT đã cho đúng với $\forall n\in N*$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi minhtuyb: 21-01-2012 - 13:46

Phấn đấu vì tương lai con em chúng ta!

#287
Tham Lang

Tham Lang

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1149 Bài viết

*Với $n=1$, BĐT đúng
*Giả sử BĐT đúng với $n=k$, tức là ta có:
$x_1+x_2+...+x_k\geq k(1)$ với $x_1.x_2.....x_k=1$ (giả thiết quy nạp)
-Cần c/m: $x_1+x_2+...+x_k+x_{k+1}\geq k$ với $x_1.x_2.....x_k.x_{k+1}=1$. Thật vậy, cộng 2 vế của (1) với $x_{k+1}$, ta có:
$x_1+x_2+...+x_k+x_{k+1}\geq k+x_{k+1}$
Mà $x_1.x_2.....x_k=1$ và $x_1.x_2.....x_k.x_{k+1}=1\rightarrow x_{k+1}=1$. Suy ra:
$x_1+x_2+...+x_k+x_{k+1}\geq k+x_{k+1}=k+1(Q.E.D)$
Vậy BĐT đúng với $n=k+1$. Theo giả thiết quy nạp thì BĐT đã cho đúng với $\forall n\in N*$

Quy nạp theo cách này mình thấy vẫn chưa ổn lắm. Không biết ý kiến các bạn như thế nào ?

Off vĩnh viễn ! Không ngày trở lại.......


#288
Dung Dang Do

Dung Dang Do

    Dũng Dang Dở

  • Thành viên
  • 524 Bài viết
Thấy mọi người sôi nổi quá góp thêm bài:(lâu ko onl):
Bài 139: Tìm $min$ của biểu thức:
$\frac{a^{6}}{b^{3}+c^{3}}+\frac{b^{6}}{a^{3}+c^{3}}+\frac{c^{6}}{b^{3}+a^{3}}$.
Trong đó $a,b,c$ là các số thực dương thỏa mãn điều kiện $a+b+c=1$
zzZZzzZZzzZZzzZZzzZZzzZZzzZZzzZZzzZZ.zZmanZz

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Cao Xuân Huy: 21-01-2012 - 15:21
Đánh số thứ tự zz

@@@@@@@@@@@@

#289
Tham Lang

Tham Lang

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1149 Bài viết

Thấy mọi người sôi nổi quá góp thêm bài:(lâu ko onl):
Bài 139: Tìm $min$ của biểu thức:
$\frac{a^{6}}{b^{3}+c^{3}}+\frac{b^{6}}{a^{3}+c^{3}}+\frac{c^{6}}{b^{3}+a^{3}}$.
Trong đó $a,b,c$ là các số thực dương thỏa mãn điều kiện $a+b+c=1$
zzZZzzZZzzZZzzZZzzZZzzZZzzZZzzZZzzZZ.zZmanZz

mình tạm thời trình bày bài này
ta có $$\dfrac{a^6}{b^3 + c^3} + \dfrac{b^6}{c^3 + a^3} + \dfrac{c^6}{a^3 + b^3} \ge \dfrac{(a^3 + b^3 + c^3)^2}{2(a^3 + b^3 + c^3)} $$ $$= \dfrac{a^3 + b^3 + c^3}{2} \ge \dfrac{(a + b + c)^3}{2.9} = \dfrac{1}{18}$$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Cao Xuân Huy: 21-01-2012 - 15:22

Off vĩnh viễn ! Không ngày trở lại.......


#290
le_hoang1995

le_hoang1995

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 314 Bài viết

Quy nạp theo cách này mình thấy vẫn chưa ổn lắm. Không biết ý kiến các bạn như thế nào ?

Theo mình thì B2 của bạn mới chỉ giả sử BĐT đúng với k số, chứng minh BĐT cũng đúng với k+1 số, nhưng bạn đã nhầm lẫn khi dùng chung kí hiệu nên mới suy ra $x_{k+1}=1$.
Nếu mình nhớ không lầm thì đây là bài tập trong SBT toán 11 có thì phải

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi le_hoang1995: 21-01-2012 - 14:46


#291
Dung Dang Do

Dung Dang Do

    Dũng Dang Dở

  • Thành viên
  • 524 Bài viết

mình tạm thời trình bày bài này
ta có $$\dfrac{a^6}{b^3 + c^3} + \dfrac{b^6}{c^3 + a^3} + \dfrac{c^6}{a^3 + b^3} \ge \dfrac{(a^3 + b^3 + c^3)^2}{2(a^3 + b^3 + c^3)} $$ $$= \dfrac{a^3 + b^3 + c^3}{2} \ge \dfrac{(a + b + c)^3}{2.9} = \dfrac{1}{18}$$

Dấu bằng xảy ra khi nào bạn.Để tớ trình bày cụ thể luôn.

Áp dụng BĐT "Bu nhi vác sơ cây" biến dạng ta có:
$\dfrac{a^6}{b^3 + c^3} + \dfrac{b^6}{c^3 + a^3} + \dfrac{c^6}{a^3 + b^3} \ge \dfrac{(a^3 + b^3 + c^3)^2}{2(a^3 + b^3 + c^3)}=\frac{a^{3}+b^{3}+c^{3}}{2}$.
Cũng theo BĐT Bu nhi a vác sờ cây ZZzzZZ:
$9(a+b+c)(a^{3}+b^{3}+c^{3})\ge $$\left [ 3(a^{2}+b^{2}+c^{2}) \right ]^{2}\geq (a+b+c)^{4}$$
Suy ra zZzZz: $a^{3}+b^{3}+c^{3}\geq\frac{1}{9} \iff \frac{1}{18}$.Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c=\frac{1}{3}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyenta98ka: 21-01-2012 - 15:36

@@@@@@@@@@@@

#292
Tham Lang

Tham Lang

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1149 Bài viết

$9(a+b+c)(a^{3}+b^{3}+c^{3})\ge $$\left [ 3(a^{2}+b^{2}+c^{2}) \right ]^{2}\geq (a+b+c)^{4}$$

cái này dùng Holder cũng rất nhanh : $(a^3 + b^3 + c^3).(1 + 1 + 1)(1 + 1 + 1) \ge (a + b + c)^3$

Off vĩnh viễn ! Không ngày trở lại.......


#293
le_hoang1995

le_hoang1995

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 314 Bài viết

Bài 130: Tìm $min$ của biểu thức:
$\frac{a^{6}}{b^{3}+c^{3}}+\frac{b^{6}}{a^{3}+c^{3}}+\frac{c^{6}}{b^{3}+a^{3}}$.
Trong đó $a,b,c$ là các số thực dương thỏa mãn điều kiện $a+b+c=1$
zzZZzzZZzzZZzzZZzzZZzzZZzzZZzzZZzzZZ.zZmanZz


Một cách nữa cho bài này, sử dụng chê-bư-sép
$\frac{a^{6}}{b^{3}+c^{3}}+\frac{b^{6}}{a^{3}+c^{3}}+\frac{c^{6}}{b^{3}+a^{3}}\geq \frac{1}{3}(a^{3}+b^{3}+c^{3})(\frac{a^{3}}{b^3+c^3}+\frac{b^{3}}{c^{3}+a^{3}}+\frac{c^{3}}{a^{3}+b^{3}})$

$\geq \frac{1}{3}*\frac{(a+b+c)^{3}}{9}*\frac{3}{2}= \frac{1}{18}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi le_hoang1995: 21-01-2012 - 14:56


#294
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết

*Với $n=1$, BĐT đúng
*Giả sử BĐT đúng với $n=k$, tức là ta có:
$x_1+x_2+...+x_k\geq k(1)$ với $x_1.x_2.....x_k=1$ (giả thiết quy nạp)
-Cần c/m: $x_1+x_2+...+x_k+x_{k+1}\geq k$ với $x_1.x_2.....x_k.x_{k+1}=1$. Thật vậy, cộng 2 vế của (1) với $x_{k+1}$, ta có:
$x_1+x_2+...+x_k+x_{k+1}\geq k+x_{k+1}$
Mà $x_1.x_2.....x_k=1$ và $x_1.x_2.....x_k.x_{k+1}=1\rightarrow x_{k+1}=1$. Suy ra:
$x_1+x_2+...+x_k+x_{k+1}\geq k+x_{k+1}=k+1(Q.E.D)$
Vậy BĐT đúng với $n=k+1$. Theo giả thiết quy nạp thì BĐT đã cho đúng với $\forall n\in N*$


Bài trên mình đã del lý do: Trùng
Nhầm tên @@
Với n=1 thì $x_1=1\geq 1$ (đúng)
Giả sử BĐT đúng với n=k $(k\in N*;k\geq 1)$ hay ta cm với mọi $y_1;y_2;...y_k>0$ thỏa $y_1y_2...y_k\geq k$
(Chỗ này giả thiết quy nạp chỉ dùng được khi k có tích là 1)
Ta phải cm BĐT đúng với $n=k+1$ nghĩa là với mọi $x_1;x_2;...x_k;x_{k+1}>0$ thỏa $x_1x_2...x_k.x_{k+1}=1$ thì
$x_1+x_2+...+x_k+x_{k+1}\geq k+1$
Do $x_1.x_2...x_k.x_{k+1}=1$ và vai trò các biến số như nhau nên ta có thể giả sử
$x_k\leq 1\leq x_{k+1}\Rightarrow (1-x_k)(1-x_{k+1})\leq 0$ hay $x_k+x_{k+1}\geq 1+x_k.x_{k+1}$ (1)
Đặt $x_{k}^{'}=x_k.x_{k+1}$. Thế thì $x_1;...x_k'$ là k số dương thỏa $x_1.x_2...x_k'=1$. Do vậy theo giả thiết quy nạp ta có
$x_1+x_2+...+x_k'\geq k$ (2)
Từ (1)(2) suy ra $x_1+x_2+...+x_k+x_{k+1}\geq (x_1+x_2+...+x_k')+1\geq k+1$
Điều này chứng tỏ BĐT cũng đúng với n=k+1. Theo nguyên lý quy nạp ta có BĐT đúng với mọi số nguyên dương n ;)
Zz
___
Bài này hồi trước do thằng bạn nó đố nên vẫn còn nhớ cách giải :P

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ispectorgadget: 21-01-2012 - 15:28

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#295
Secrets In Inequalities VP

Secrets In Inequalities VP

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 309 Bài viết
Bài 140: ( Bài này khá hay ) .Cho a,b,c>0 và abc=1 . CMR:
$1+\frac{3}{a+b+c}\geq \frac{6}{ab+bc+ca}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Secrets In Inequalities VP: 21-01-2012 - 15:31


#296
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết

Bài 140: ( Bài này khá hay ) .Cho a,b,c>0 và abc=1 . CMR:
$1+\frac{3}{a+b+c}\geq \frac{6}{ab+bc+ca}$


Nãy làm nhầm :P
Ta có: $(ab+bc+ac)^2\geq 3abc(a+b+c)$
$VT\geq 1+\frac{9}{(ab+bc+ac)^2}\geq 2\sqrt{\frac{9}{(ab+bc+ca)^2}}=\frac{6}{ab+bc+ac}$

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#297
Tham Lang

Tham Lang

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1149 Bài viết
Bài 141. Chứng minh rằng :
$$\sqrt{1 + \sqrt{3 + \sqrt{5 + \sqrt{... + \sqrt{2n - 1}}}}} < 2$$

Off vĩnh viễn ! Không ngày trở lại.......


#298
Dung Dang Do

Dung Dang Do

    Dũng Dang Dở

  • Thành viên
  • 524 Bài viết
Bài 142: Cho $\bigtriangleup DEF$ lấy điểm $I$ di động trên cạnh $DF$. Kẻ $IK//DE,IP//EF$.Gọi $S_{1},S_{2},S_{3}$ thứ tự là diện tích của $ \bigtriangleup IKD$, $\bigtriangleup IPF$, hình bình hành $KIPE$.Chứng minh rằng:$$S_{1},+S_{2}\geq S_{3}$$.Dấu "=" xảy ra khi nào??
Bài 143:
Cho $a,b$ là các số thực dương thỏa mãn$2(a^{2}+b^{2})+ab=(a+b)(ab+2)$.
Tìm $MiN$ zzzZZZzzz:
$A=4(\frac{a^{3}}{b^{3}}+\frac{b^{3}}{a^{3}})-9(\frac{a^{2}}{b^{2}}+\frac{b^{2}}{a^{2}})$
zzZZzz Đề thi Đại học khối B năm $2011$

________
Còn hai ngày nựa là tết chúc các Mod vui vẻ quản lý diễn đàn chúng em ăn tết:D:D

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyenta98ka: 21-01-2012 - 16:23

@@@@@@@@@@@@

#299
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết

Bài này có 2 cách cách 1 dùng Cauchy, cách còn lại dùng quy nạp mọi người thử nghĩ cách dùng quy nạp nhé

Bài này có gì mà phải xoắn nhau thế ;) Cứ sử dụng cách quy nạp kiểu Cauchy là xử được thôi :) Quy nạp BĐT đúng với $n=2k$(hay $2^{k}$ cũng được) rồi quy nạp tiếp $n=k-1$.
"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#300
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết

Bài 142: Cho $\bigtriangleup DEF$ lấy điểm $I$ di động trên cạnh $DF$. Kẻ $IK//DE,IP//EF$.Gọi $S_{1},S_{2},S_{3}$ thứ tự là diện tích của $ \bigtriangleup IKD$, $\bigtriangleup IPF$, hình bình hành $KIPE$.Chứng minh rằng:$$S_{1},+S_{2}\geq S_{3}$$.Dấu "=" xảy ra khi nào??
Bài 143:
Cho $a,b$ là các số thực dương thỏa mãn$2(a^{2}+b^{2})+ab=(a+b)(ab+2)$.
Tìm $MiN$ zzzZZZzzz:
$A=4(\frac{a^{3}}{b^{3}}+\frac{b^{3}}{a^{3}})-9(\frac{a^{2}}{b^{2}}+\frac{b^{2}}{a^{2}})$
zzZZzz Đề thi Đại học khối B năm $2011$

Cho đề gì xoắn thế :| hầu hết các lời giải bài toán này đều dùng KSHS ;) nếu có cách phù hợp cấp 2 nhờ chỉ giáo.

Bài này có gì mà phải xoắn nhau thế ;) Cứ sử dụng cách quy nạp kiểu Cauchy là xử được thôi :) Quy nạp BĐT đúng với $n=2k$(hay $2^{k}$ cũng được) rồi quy nạp tiếp $n=k-1$.

n=k-1 em không quen cho lắm :P

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh