Đến nội dung

Hình ảnh

$\lim_{x\rightarrow 0 }\frac{x^3}{sinx-x}$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
terenceTAO

terenceTAO

    mathematics...

  • Thành viên
  • 197 Bài viết
Tính $\lim_{x\rightarrow 0 }\frac{x^3}{sinx-x}$
khá thú vị ,mọi nguoi thử xem

Stay hungry,stay foolish


#2
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Áp dụng quy tắc L'Hospital ta có:


$$\lim_{x\rightarrow 0 }\frac{x^3}{sinx-x}=\lim_{x\rightarrow 0 }\frac{3x^2}{\cos x}=\lim_{x\rightarrow 0 }\frac{6x}{-\sin x}=\lim_{x\rightarrow 0 }\frac{6}{-\cos x}=-6$$

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#3
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Tính $\lim_{x\rightarrow 0 }\frac{x^3}{sinx-x}$
khá thú vị ,mọi nguoi thử xem


Nếu bạn đã biết đến khai triển Maclaurin của hàm số $y=sinx$ thì có thể giải quyết bài toán trên dựa vào khai triển này.

Ta chỉ cần khai triển Maclaurin cho $sinx$ đến bậc $3$ đối với $x$.

----

#4
terenceTAO

terenceTAO

    mathematics...

  • Thành viên
  • 197 Bài viết

Áp dụng quy tắc L'Hospital ta có:


$$\lim_{x\rightarrow 0 }\frac{x^3}{sinx-x}=\lim_{x\rightarrow 0 }\frac{3x^2}{\cos x}=\lim_{x\rightarrow 0 }\frac{6x}{-\sin x}=\lim_{x\rightarrow 0 }\frac{6}{-\cos x}=-6$$

Cảm ơn thầy nhưng thầy có thể giải thich thêm cho em về quy tắc này được không ạ.Em mới học lớp 11 và cũng kém giưới hạn nên không biết nó

Stay hungry,stay foolish


#5
vietfrog

vietfrog

    Trung úy

  • Hiệp sỹ
  • 947 Bài viết
1)Quy tắc 1:
Giả sử $y = f(x);y = g(x)$ có đạo hàm ở lân cận $x_0 ; f(x_0)=g(x_0)$ và$g'(x_0 ) \ne 0$ ở lân cận của $x_0$.
Khi đó nếu $\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0 } \dfrac{{f'(x)}}{{g'(x)}} = A$
thì $$ \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0 } \dfrac{{f(x)}}{{g(x)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0 } \dfrac{{f'(x)}}{{g'(x)}} = A$$
Quy tắc 2:
Giả sử $y = f(x);y = g(x)$ có đạo hàm ở lân cận $x_0$ ;$ \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0 } f(x) = \infty $ và $\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0 } g(x) = \infty$và $g'(x_0 ) \ne 0$ ở lân cận của $x_0$.
Khi đó nếu:$\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0 } \dfrac{{f'(x)}}{{g'(x)}} = A$
thì $$ \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0 } \dfrac{{f(x)}}{{g(x)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0 } \dfrac{{f'(x)}}{{g'(x)}} = A$$

Trích '' Hàm số_ Trần Phương''


Sống trên đời

Cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không?

Để gió cuốn đi...

Chủ đề:BĐT phụ

HOT: CÁCH VẼ HÌNH


#6
break

break

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết

Nếu bạn đã biết đến khai triển Maclaurin của hàm số $y=sinx$ thì có thể giải quyết bài toán trên dựa vào khai triển này.

Ta chỉ cần khai triển Maclaurin cho $sinx$ đến bậc $3$ đối với $x$.

----


Thầy giải thích luôn giúp em khai triển Maclaurin với ạ, mấy cái này em không được học.

Ngốc nghếch


#7
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết
Cái này được học ở chương trình Đại học bạn à. Mình sẽ nói sơ qua cho bạn.

Công thức Maclaurin của $f(x)$ có dạng
\[f\left( x \right) = f\left( 0 \right) + \frac{{f'\left( 0 \right)}}{{1!}}x + \frac{{f''\left( 0 \right)}}{{2!}}{x^2} + ... + \frac{{{f^{\left( n \right)}}\left( 0 \right)}}{{n!}}{x^n} + \frac{{{f^{\left( {n + 1} \right)}}\left( \theta \right)}}{{\left( {n + 1} \right)!}}{x^{n + 1}},\,\,\theta \in \left( {0;x} \right)\]
Đối với hàm $y = f\left( x \right) = \sin x$

Ta có: \[{f^{\left( n \right)}}\left( x \right) = {\left( {\sin x} \right)^{\left( n \right)}} = \sin \left( {x + \frac{{n\pi }}{2}} \right),\,\,\forall n \geqslant 1\]

\[ \Rightarrow {f^{\left( n \right)}}\left( 0 \right) = \sin \frac{{n\pi }}{2} = \left\{ \begin{array}{l}
0\,\,\,\,\,\,\text{nếu}\,\,\,\,\,\,n = 2k\\
{\left( { - 1} \right)^k}\,\,\,\text{nếu}\,\,\,\,\,\,n = 2k + 1
\end{array} \right.\]
Từ đó ta có được khai triển Maclaurin của hàm $f\left( x \right) = \sin x$:
\[\sin x = x - \frac{{{x^3}}}{{3!}} + \frac{{{x^5}}}{{5!}} - \frac{{{x^7}}}{{7!}} + ... + {\left( { - 1} \right)^k}\frac{{{x^{2k + 1}}}}{{\left( {2k + 1} \right)!}} + {\left( { - 1} \right)^{\left( {k + 1} \right)}}\sin \theta \frac{{{x^{2k + 3}}}}{{\left( {2k + 3} \right)!}},\,\,\theta \in \left( {0;x} \right)\]
------------
Với bài toán trên, ta khai triển $sinx$ đến bậc 3 đối với $x$ nên $\sin x = x - \frac{{{x^3}}}{{3!}} + 0\left( {{x^5}} \right)$

Do đó: \[\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{{x^3}}}{{\sin x - x}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{{x^3}}}{{x - \dfrac{{{x^3}}}{{3!}} + 0\left( {{x^5}} \right) - x}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{{x^3}}}{{ - \dfrac{{{x^3}}}{6}}} = - 6\]

#8
Sunflower2

Sunflower2

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết
Nếu hàm số $y=f(x)$ có đạo hàm đến cấp n và liên tục tại điểm $x_0$ và có đạo hàm $f^{n+1}(x)$ trong lân cận $x_0$ thì tại lân cận đó , ta có khai triển :

$f(x)=f(x_0)+\frac{f'(x_0)}{1}(x-x_0)+. . . .+ \frac{f^{(n)}(x_0)}{n!}(x-x_0)^n + \frac{f^{(n+1)}c}{n!}(x-x_0)^{n+1}$

(c nằm giữa $x_0$ và $x$ , $c=x_0+a(x-x_0) , 0<a<1$)

Số hạng cuối cùng gọi là số hạng dư của nó . Đặc biệt

$x_0=0$

, công thức Taylor trở thành công thức Maclaurin:

$f(x)=f(0)+\frac{f'(0)}{1}(x)+. . . .+ \frac{f^{n}(0)}{n!}x^n + \frac{f^{n+1}(\Theta x)}{n!}x^{n+1} , 0<\Theta x<1$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Sunflower2: 15-04-2012 - 17:25


#9
Sunflower2

Sunflower2

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết
À , quên , một số công thức khai triển quan trọng mà ta cần nhớ :

1.$e^x=\sum_{k=0}^{n}\frac{x^k}{k!}+o(x^n)$

2.$sinx=x-\frac{x^3}{3!}+\frac{x^5}{5!}-. . . .+(-1)^{m-1}\frac{x^{2m-1}}{(2m-1)!}+o(x^{2m-1})$

3.$cosx=1-\frac{x^2}{2!}+\frac{x^4}{4!}+. . . .+(-1)^m\frac{x^{2m}}{(2m)!}+o(x^{2m})$

4.$ln(1+x)=x-\frac{x^2}{2}+\frac{x^3}{3}-\frac{x^4}{4}+. . . +(-1)^{n-1}\frac{x^n}{n}+o(x^n)$

5.$(1+x)^\alpha =1+\alpha x+\frac{\alpha (\alpha -1)}{2}x^2+. . . .+\frac{\alpha (\alpha -1)(\alpha -2). . .(\alpha -n+1)}{n!}x^n+o(x^n)$

Trong chương trình phổ thông , chỉ cần nhớ các công thức này ta đã có thể xử lí được nhiều bài rùi . . .^^~




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh