Đến nội dung

Hình ảnh

Cho $a_{1};a_{2}.... a_n\in Z^{+}$ thỏa $a_{1}a_{2} + a_{2}a_{3}+...+a_{n}a_{1}=0$ Chứng minh $n$ chia hết cho $4$

* * * * * 1 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 12 trả lời

#1
NTHMyDream

NTHMyDream

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 94 Bài viết
Câu 1: Cho $p$ là số nguyên tố lớn hơn 3.Chứng minh tổng bình phương của $p$ số nguyên liên tiếp luôn chia hết cho số nguyên tố $p$ ?

Câu 2: Hãy tìm $1$ cặp số nguyên dương $(a;b)$ thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
$(1): ab(a+b)$ không chia hết cho $7$
$(2): (a+b)^{7}-a^{7}-b^{7}$ chia hết cho $7^{7}$

Câu 3: Cho $a_{1};a_{2}.... a_n\in Z^{+}$ thỏa $a_{1}a_{2} + a_{2}a_{3}+...+a_{n}a_{1}=0$
Chứng minh $n$ chia hết cho $4$

Câu 4: Các số thực $a_{1} ; a_{2} ; ... ; a_n(n\in Z^{+})$ thỏa :
$a_{1} = 2$ và $a_{1}+a_{2}+...+ a_n=n^{2} a_n$
Tính $a_{n }$ theo $n$

Câu 5: Cho các số thực thỏa $x_{1 }=2012$ và $x_{n}=x_{n-1}+\frac{1}{3^{n-1}},
(n=2;3;4...)$
Tính $a_n$ theo $n$


AI CÓ CHUYÊN ĐỀ CHIA HẾT VÀ TRUY HỒI CHO MÌNH VỚI NHA

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi AnThuy: 14-05-2012 - 10:13


#2
tson1997

tson1997

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 56 Bài viết
Bài 1: Trời cho công thức : $(1+2+3+4+.....+p)^2=\frac{p^2(p+1)^2}{4}$
Đem bt trên chia p đc : $\frac{p(p+1)^2}{4}$
Do p lẻ (ng tố > 2) nên $(p+1)^2 \vdots 4$
Vậy ta có đpcm
Thi cử............

#3
NTHMyDream

NTHMyDream

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 94 Bài viết

Bài 1: Trời cho công thức : $(1+2+3+4+.....+p)^2=\frac{p^2(p+1)^2}{4}$
Đem bt trên chia p đc : $\frac{p(p+1)^2}{4}$
Do p lẻ (ng tố > 2) nên $(p+1)^2 \vdots 4$
Vậy ta có đpcm

tổng bình phương mà còn kia là bình phương tổng chứ

#4
tson1997

tson1997

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 56 Bài viết

tổng bình phương mà còn kia là bình phương tổng chứ


Tổng bình phương thì ko đúng:vì theo công thức:

$1^2+2^2+..........+p^2=\frac{p(2p+1)(4p+1)}{6}$

K đúng thì fải
Thi cử............

#5
NTHMyDream

NTHMyDream

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 94 Bài viết
nếu theo ý tưởng của bạn thì $1^{2}+2^{2}+...+p^{2}=\frac{p(p+1)(2p+1)}{6}$ chứng minh p(p+1)(2p+1) chia hết cho 6 với p lẻ

#6
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5015 Bài viết
Bài 1:
Ta cần cm
\[
S = x^2 + \left( {x + 1} \right)^2 + ... + \left( {x + p - 1} \right)^2 \vdots p,\forall x \in N
\]
Nếu $x \ge 1$
\[
\begin{array}{l}
S = \left[ {1^2 + 2^2 + ... + \left( {x + p - 1} \right)^2 } \right] - \left[ {1^2 + 2^2 + ... + \left( {x - 1} \right)^2 } \right] \\
= \frac{{\left( {x + p - 1} \right)\left( {x + p} \right)\left( {2x + 2p - 1} \right)}}{6} - \frac{{\left( {x - 1} \right)x\left( {2x - 1} \right)}}{6} \\
= \frac{{2p^3 + \left( {6x - 3} \right)p^2 + \left( {6x^2 - 6x + 1} \right)p}}{6} \vdots p \\
\end{array}
\]
Nếu $x=0$ thì
\[
S = 1^2 + 2^2 + ... + \left( {p - 1} \right)^2 = \frac{{\left( {p - 1} \right)p\left( {2p - 1} \right)}}{6} \vdots p
\]
Vậy ta có đpcm trong mọi th.

Bài 3: Sai đề.

Bài 4:
\[
\begin{array}{l}
n > 1:a_1 + a_2 + ... + a_n = n^2 a_n \Leftrightarrow a_1 + a_2 + ... + a_{n - 1} = \left( {n^2 - 1} \right)a_n \\
\Rightarrow a_1 + a_2 + ... + a_n = \left[ {\left( {n + 1} \right)^2 - 1} \right]a_{n + 1} \\
\Leftrightarrow n^2 a_n = n\left( {n + 2} \right)a_{n + 1} \Leftrightarrow a_{n + 1} = \frac{n}{{n + 2}}a_n \\
\end{array}
\]
Bằng quy nạp, ta cm được $a_n=\dfrac{4}{n(n+1)}$

Bài 5:
Dùng quy nạp, cm
\[
a_n = 2011 + \frac{{3^n - 1}}{{2.3^{n - 1} }}
\]

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 14-05-2012 - 16:32

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#7
NTHMyDream

NTHMyDream

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 94 Bài viết
BÀI 1 đáp án thế này $(a+1)^{2}+(a+2)^{2}+....+(a+p)^{2}$ = $2a(1+2+...+p)+(1^{2}+2^{2}+...+p^{2})$
=$pa^{2}+ ap(p+1)+\frac{p(p+1)(2p+1)}{6}$ $(a^{2}+ a(p+1)+\frac{(p+1)(2p+1)}{6})$$\vdots p$
nhưng mà mình còn thắc mắc là $(a^{2}+ a(p+1)+\frac{(p+1)(2p+1)}{6})$ đâu phải là số nguyên

BÀI 2: $(a+b)^{7}=a^{7}+b^{7}+7(a^{6}b+3a^{3}b^{2}+5a^{4}b^{3}+5a^{3}b^{4}+3a^{2}b^{5}+ab^{6})$
nên $(a+b)^{7}-a^{7}-b^{7}=7ab(a^{5}+3a^{4}b+5a^{3}b^{2}+5a^{2}b^{3}+3ab^{4}+b^{5})$$=7ab(a+b)(a^{2}+ab+b^{2})$ mà theo đề bài cho ......jj đó
suy ra $(a^{2}+ab+b^{2})^{2}\vdots (7^{3} )^{2}$
$(a^{2}+ab+b^{2})\vdots 7^{3}$
cho b=1 thì a=18

BÀI 3: đề thiếu $a_{1};a_{2};... \in \left \{ -1;1 \right \}$ :luoi :biggrin:

mà $a_{1}a_{2}+a_{2}a_{3}+...+a_{n}a_{1}=0$ nên 1 nửa nhận gtri -1 và 1 nửa là 1
ta có$a_{1}a_{2}a_{2}a_{3}...a_{n}a_{1}=$a_{1}^{2}a_{2}^{2}... n_{2}^{2}$=1$

$\frac{n}{2}\vdots 2$
==> dpcm

Bài 1:
Ta cần cm
\[
S = x^2 + \left( {x + 1} \right)^2 + ... + \left( {x + p - 1} \right)^2 \vdots p,\forall x \in N
\]
Nếu $x \ge 1$
\[
\begin{array}{l}
S = \left[ {1^2 + 2^2 + ... + \left( {x + p - 1} \right)^2 } \right] - \left[ {1^2 + 2^2 + ... + \left( {x - 1} \right)^2 } \right] \\
= \frac{{\left( {x + p - 1} \right)\left( {x + p} \right)\left( {2x + 2p - 1} \right)}}{6} - \frac{{\left( {x - 1} \right)x\left( {2x - 1} \right)}}{6} \\
= \frac{{2p^3 + \left( {6x - 3} \right)p^2 + \left( {6x^2 - 6x + 1} \right)p}}{6} \vdots p \\
\end{array}
\]
Nếu $x=0$ thì
\[
S = 1^2 + 2^2 + ... + \left( {p - 1} \right)^2 = \frac{{\left( {p - 1} \right)p\left( {2p - 1} \right)}}{6} \vdots p
\]
Vậy ta có đpcm trong mọi th.

Bài 3: Sai đề.

Bài 4:
\[
\begin{array}{l}
n > 1:a_1 + a_2 + ... + a_n = n^2 a_n \Leftrightarrow a_1 + a_2 + ... + a_{n - 1} = \left( {n^2 - 1} \right)a_n \\
\Rightarrow a_1 + a_2 + ... + a_n = \left[ {\left( {n + 1} \right)^2 - 1} \right]a_{n + 1} \\
\Leftrightarrow n^2 a_n = n\left( {n + 2} \right)a_{n + 1} \Leftrightarrow a_{n + 1} = \frac{n}{{n + 2}}a_n \\
\end{array}
\]
Bằng quy nạp, ta cm được $a_n=\dfrac{4}{n(n+1)}$

Bài 5:
Dùng quy nạp, cm
\[
a_n = 2011 + \frac{{3^n - 1}}{{2.3^{n - 1} }}
\]


cho em hỏi sao ta dự đoán dc công thức đó để cm = quy nạp :icon9: . a có thể nói cụ thể hơn ko ạ

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi AnThuy: 14-05-2012 - 20:11


#8
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Câu 3: Cho $a_{1};a_{2}.... a_n\in Z^{+}$ thỏa $a_{1}a_{2} + a_{2}a_{3}+...+a_{n}a_{1}=0$
Chứng minh $n$ chia hết cho $4$

Thực ra đề đúng phải là:

Câu 3: Cho $a_{1},a_{2},..., a_n\in \mathbb{Z}^*$ thỏa $a_{1}a_{2} + a_{2}a_{3}+...+a_{n}a_{1}=0$
Chứng minh $n$ chia hết cho $4$

#9
anh qua

anh qua

    Sĩ quan

  • Hiệp sỹ
  • 476 Bài viết

BÀI 1 đáp án thế này $(a+1)^{2}+(a+2)^{2}+....+(a+p)^{2}$ = $2a(1+2+...+p)+(1^{2}+2^{2}+...+p^{2})$
=$pa^{2}+ ap(p+1)+\frac{p(p+1)(2p+1)}{6}$ $(a^{2}+ a(p+1)+\frac{(p+1)(2p+1)}{6})$$\vdots p$
nhưng mà mình còn thắc mắc là $(a^{2}+ a(p+1)+\frac{(p+1)(2p+1)}{6})$ đâu phải là số nguyên

BÀI 2: $(a+b)^{7}=a^{7}+b^{7}+7(a^{6}b+3a^{3}b^{2}+5a^{4}b^{3}+5a^{3}b^{4}+3a^{2}b^{5}+ab^{6})$
nên $(a+b)^{7}-a^{7}-b^{7}=7ab(a^{5}+3a^{4}b+5a^{3}b^{2}+5a^{2}b^{3}+3ab^{4}+b^{5})$$=7ab(a+b)(a^{2}+ab+b^{2})$ mà theo đề bài cho ......jj đó
suy ra $(a^{2}+ab+b^{2})^{2}\vdots (7^{3} )^{2}$
$(a^{2}+ab+b^{2})\vdots 7^{3}$
cho b=1 thì a=18

BÀI 3: đề thiếu $a_{1};a_{2};... \in \left \{ -1;1 \right \}$ :luoi :biggrin:

mà $a_{1}a_{2}+a_{2}a_{3}+...+a_{n}a_{1}=0$ nên 1 nửa nhận gtri -1 và 1 nửa là 1
ta có$a_{1}a_{2}a_{2}a_{3}...a_{n}a_{1}=$a_{1}^{2}a_{2}^{2}... n_{2}^{2}$=1$

$\frac{n}{2}\vdots 2$
==> dpcm



cho em hỏi sao ta dự đoán dc công thức đó để cm = quy nạp :icon9: . a có thể nói cụ thể hơn ko ạ

Cái này chỉ có chúa mới đoán đk thôi em!
Có công thức cả!
Theo anh thì em nên đọc luôn từ năm lớp 9 cũng đk - đó là Công thức sai phân !
Em lên google search khác thấy! :D
Give me some sunshine
Give me some rain
Give me another chance
I wanna grow up once again

#10
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

...
Câu 5: Cho các số thực thỏa $x_{1 }=2012$ và $x_{n}=x_{n-1}+\frac{1}{3^{n-1}},
(n=2;3;4...)$
Tính $x_n$ theo $n$
...

Làm từ từ cho em hiểu nhé!
Ta có:
$x_n=x_{n-1}+\dfrac{1}{3^{n-1}}$
$x_{n-1}=x_{n-2}+\dfrac{1}{3^{n-2}}$
$\vdots$
$x_2=x_1+\dfrac{1}{3}$
Cộng các đẳng thức trên lại ta có:
$x_n+(x_{n-1}+...+x_2)=(x_{n-1}+...+x_2)+x_1+\left(\dfrac{1}{3}+\dfrac{1}{3^2}+...+\dfrac{1}{3^{n-1}}\right)$
$\Rightarrow x_n=x_1+\left(\dfrac{1}{3}+\dfrac{1}{3^2}+...+\dfrac{1}{3^{n-1}}\right)=2012+S$
Với
$S=\left(\dfrac{1}{3}+\dfrac{1}{3^2}+...+\dfrac{1}{3^{n-1}}\right)$
$\Rightarrow 3S=1+\left(\dfrac{1}{3}+\dfrac{1}{3^2}+...+\dfrac{1}{3^{n-1}}\right)-\dfrac{1}{3^{n-1}}=\dfrac{3^{n-1}-1}{3^{n-1}}+S$
$\Rightarrow S=\dfrac{3^{n-1}-1}{2.3^{n-1}}$

Từ đó ta có: $\boxed{x_n=2012+\dfrac{3^{n-1}-1}{2.3^{n-1}}}$

#11
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

...
Câu 4: Các số thực $a_{1} ; a_{2} ; ... ; a_n(n\in Z^{+})$ thỏa :
$a_{1} = 2$ và $a_{1}+a_{2}+...+ a_n=n^{2} a_n$
Tính $a_{n }$ theo $n$
...

Hân cứ mang "quy nạp" ra cho em nó sợ, nào từng bước ta làm nhé!
Ta có:
$a_1+a_2+...+a_n=n^2 a_n$
suy ra
$a_1+a_2+...+a_{n+1}=(n+1)^2 a_{n+1}$
Trừ cho đẳng thức trên theo vế ta có:
$a_{n+1}=(n+1)^2 a_{n+1}- n^2 a_n$
$\Rightarrow a_{n+1}=\dfrac{n}{n+2} a_n$

$\Rightarrow a_n=\dfrac{n-1}{n+1} a_{n-1}$
$\vdots$
$\Rightarrow a_2=\dfrac{1}{3} a_1$
Nhân các đẳng thức trên lại theo vế, ta được:
$a_n.a_{n-1}...a_2=\dfrac{1.2.3...(n-1)}{3...(n-1)n(n+1)}a_1.a_2...a_{n-1}$

$\Rightarrow \boxed{a_n=\dfrac{2}{n(n+1)}a_1=\dfrac{4}{n(n+1)}}$

#12
NTHMyDream

NTHMyDream

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 94 Bài viết

Hân cứ mang "quy nạp" ra cho em nó sợ, nào từng bước ta làm nhé!
Ta có:
$a_1+a_2+...+a_n=n^2 a_n$
suy ra
$a_1+a_2+...+a_{n+1}=(n+1)^2 a_{n+1}$
Trừ cho đẳng thức trên theo vế ta có:
$a_{n+1}=(n+1)^2 a_{n+1}- n^2 a_n$
$\Rightarrow a_{n+1}=\dfrac{n}{n+2} a_n$

$\Rightarrow a_n=\dfrac{n-1}{n+1} a_{n-1}$
$\vdots$
$\Rightarrow a_2=\dfrac{1}{3} a_1$
Nhân các đẳng thức trên lại theo vế, ta được:
$a_n.a_{n-1}...a_2=\dfrac{1.2.3...(n-1)}{3...(n-1)n(n+1)}a_1.a_2...a_{n-1}$

$\Rightarrow \boxed{a_n=\dfrac{2}{n(n+1)}a_1=\dfrac{4}{n(n+1)}}$



yes em hỉu rồi. thanks ...............s @};-

#13
khacduy

khacduy

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết
bài của em đâu rồi các anh :wacko: :angry: :closedeyes:




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh