Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh $c$ là số chính phương lẻ

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 14 trả lời

#1
PSW

PSW

    Những bài toán trong tuần

  • Quản trị
  • 493 Bài viết
Cho $3$ số nguyên dương $ a ; b ; c $ thoả mãn đẳng thức:

$ c (ac+1)^2 = (5c+2b)(2c+b)$

Chứng minh rằng : $c$ là số chính phương lẻ
_____________________________________________________
hxthanh@: Bài này ngoại hình đẹp thế! Tối về ngâm cứu xem sao!

@PSW : thầy chỉ được cái nói đúng =)), mà làm gì có bài nào em gửi mà không đẹp :P

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PSW: 10-06-2012 - 13:17

1) Thể lệ
2) Danh sách các bài toán đã qua: 1-100, 101-200, 201-300, 301-400
Còn chờ gì nữa mà không tham gia! :luoi:

#2
nguyenta98

nguyenta98

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1259 Bài viết

Cho $3$ số nguyên dương $ a ; b ; c $ thoả mãn đẳng thức:
$ c (ac+1)^2 = (5c+2b)(2c+b)$
Chứng minh rằng : $c$ là số chính phương lẻ

Giải như sau:
Giả sử phản chứng rằng $c$ chẵn suy ra $c=2^k.l$ với $l$ lẻ và $k\geq 1$

Suy ra $(2^k.l)(a.2^k.l+1)^2=(5.2^k.l+2b)(2^{k+1}.l+b)$ và cũng suy ra $(a.2^k.l+1)^2$ lẻ

TH1: $b$ lẻ suy ra $(5.2^k.l+2b)(2^{k+1}.l+b)=2(5.2^{k-1}.l+b)(2^{k+1}.l+b)$

Nếu $k=1 \rightarrow 5.2^{k-1}.l+b=5.l+b$ là số chẵn do $l,b$ cùng lẻ

Như vậy $2(5.2^{k-1}.l+b)(2^{k+1}.l+b) \vdots 4$ tuy nhiên $(2^k.l)(a.2^k.l+1)^2=2.l(a.2^k.l+1)^2 \not \vdots 4$ suy ra $VT\neq VP$ loại

Nếu $k>1 \rightarrow (5.2^{k-1}.l+b)$ là lẻ suy ra $2(5.2^{k-1}.l+b)(2^{k+1}.l+b) \equiv 2 \pmod{4}$ trong khi đó $(2^k.l)(a.2^k.l+1)^2 \equiv 0 \pmod{4}$ (do $k>1$) nên
$VT\neq VP$ vô lý

TH2: $b$ chẵn nên $b=2^x.t$ và từ trên ta đã có $c=2^k.l$ với $l,t$ lẻ
Đặt $gcd(l,t)=d \rightarrow l=dm,t=dn, gcd(m,n)=1$ với $d,m,n$ lẻ (do $l,t$ lẻ)
Thay vào đẳng thức ban đầu ta có

$(2^k.dm)(a.2^k.d.m+1)^2=(5.2^k.d.m+2^{x+1}.d.n)(2^{k+1}.d.m+2^x.d.n)$

$\rightarrow 2^k.m.(a.2^k.d.m+1)^2=d(5.2^k.m+2^{x+1}.n)(2^{k+1}.m+2^x.n)$ $<1>$

Nhận thấy $d|2^k.m.(a.2^k.d.m+1)^2$ và do $d$ lẻ nên $gcd(d,2^k)=1$ và $gcd(d,a.2^k.d.m+1)=gcd(d,1)=1$
Suy ra $d|m$ $<2>$
Mặt khác từ $<1>$ cũng suy ra $m|d(5.2^k.m+2^{x+1}.n)(2^{k+1}.m+2^x.n)$
Vì $gcd(m,5.2^k.m+2^{x+1}.n)=gcd(m,2^{x+1}.n)=gcd(m,n)=1$ (do $m$ lẻ)
Và $gcd(m,2^{k+1}.m+2^x.n)=gcd(m,2^x.n)=gcd(m,n)=1$ (do $m$ lẻ)
Suy ra $m|d$ $<3>$
Từ $<2><3> \rightarrow d=m$
Suy ra viết lại $<1>$ sau khi đã triệt tiêu hai vế cho $d=m$
$2^k.(a.2^k.d^2+1)^2=(5.2^k.d+2^{x+1}.n)(2^{k+1}.d+2^x.n)$ $<4>$

Nếu $k=x \rightarrow (5.2^k.d+2^{x+1}.n)(2^{k+1}.d+2^x.n)=2^{2k}.(...)$ mâu thuẫn do $VT$ chỉ có thừa số $2$ là $2^k$

Nếu $k<x \rightarrow k+1\le x \rightarrow (5.2^k.d+2^{x+1}.n)(2^{k+1}.d+2^x.n)=2^{k+k+1}.(...)$ vô lý do $VT$ chỉ có thừa số $2$ là $2^k$

Nếu $k>x \rightarrow k\geq x+1$ khi đó $(5.2^k.d+2^{x+1}.n)(2^{k+1}.d+2^x.n)=2^{2x+1}.(...)$ suy ra $2^k=2^{2x+1} \rightarrow k=2x+1$

Như vậy ta viết lại $<4>$ và thay $k=2x+1$ thì ta thu được

$(a.2^{2x+1}.d^2+1)^2=(5.2^x.d+n)(2^{x+2}.d+n)=(10.2^{x-1}.d+n)(8.2^{x-1}.d+n)$

$\rightarrow (a.2^{2x+1}.d^2+1)^2=(9.2^{x-1}.d+n)^2-(2^{x-1}.d)^2$

$\rightarrow (a.2^{2x+1}.d^2+1)^2+(2^{x-1}.d)^2=(9.2^{x-1}.d+n)^2$

Do đó $<5>$ là phương trình pytago và $gcd(2^{x-1}.d,(a.2^{2x+1}.d^2+1)=1$ $<6>$
Nên suy ra ngay $(a.2^{2x+1}.d^2+1);(2^{x-1}.d);(9.2^{x-1}.d+n)$ nguyên tố cùng nhau đôi một do giả sử nếu trong ba số đó có hai số cùng chia hết cho một số nguyên tố $p$ nào đó suy ra số còn lại sẽ chia hết cho $p$ khi ấy mâu thuẫn với $<6>$
Nên theo bộ ba số pytago tổng quát ta có

$a.2^{2x+1}.d^2+1=m^2-n^2$ (do $(a.2^{2x+1}.d^2+1$ lẻ nên không thể bằng $2mn$)

$2^{x-1}.d=2mn$ $(7)$

$9.2^{x-1}.d+n=m^2+n^2$

Từ $(7)$ ta có $2^{x-2}.d=mn$

Khi ấy $m^2-n^2$ lớn nhất khi $m$ lớn nhất và $n$ nhỏ nhất, lúc đó ta chọn $m=2^{x-2}.d$ và $n=1$ suy ra $m^2-n^2=(2^{x-2}.d)^2-1=2^{2x-4}.d^2-1<a.2^{2x+1}.d^2+1$

Do đó $m^2-n^2<a.2^{2x+1}.d^2+1$ nên vô lý do $m^2-n^2=a.2^{2x+1}.d^2+1$
Nên trường hợp $c$ chẵn bị loại
Do đó $c$ lẻ
Trở lại bài toán $c(ac+1)^2=(5c+2b)(2c+b)$
Đặt $gcd(b,c)=d \rightarrow b=dn,c=dm, gcd(m,n)=1$ với $m$ lẻ
Suy ra $m(a.dm+1)^2=d(5m+2n)(2m+n)$ $<*>$
Vì $m|d(5m+2n)(2m+n)$ và do $gcd(m,n)=1$ và $m$ lẻ nên suy ra $gcd(m,5m+2n)=gcd(m,2n)=gcd(m,n)=1$
Và $gcd(m,2m+n)=gcd(m,n)=1$
Nên $m|d$ $(a)$
Mặt khác từ phương trình $<*>$ nên suy ra $d|m(a.dm+1)^2$
Nhưng $gcd(m,a.dm+1)=gcd(m,1)=1$
Do đó $d|m$ $(b)$
Từ $(a)(b) \rightarrow d=m \rightarrow c=dm=d^2$ và $c$ lẻ nên suy ra đpcm

P/S:Chú ý ở TH2 của $b$ chẵn ta nên xét thêm một vài trường hợp riêng là $x=1,2$ để cho chắc ăn :D
______________________
@hxthanh@ ĐHV này trình bày bài đọc mệt muốn chết đi được, đề nghị học thêm kỹ năng trình bày bài!
@nguyenta98@ thú thực với thầy là em làm xong bài này mệt muốn chết ý chứ :D chả còn tâm trí trình bày :( em biết em vốn trình bày kém :( do vậy nên có gì thầy giúp em với nhé :) Em xin cám ơn :)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyenta98: 08-07-2012 - 21:55


#3
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Trình bày lại bài của nguyenta98

Lời giải:

Giả sử phản chứng rằng $c$ chẵn suy ra $c=2^k.l$ với $l$ lẻ và $l\geq 1$
Suy ra $(2^k.l)(a.2^k.l+1)^2=(5.2^k.l+2b)(2^{k+1}.l+b)$
và cũng suy ra $(a.2^k.l+1)^2$ lẻ

TH1: $b$ lẻ
Suy ra $(5.2^k.l+2b)(2^{k+1}.l+b)=2(5.2^{k-1}.l+b)(2^{k+1}.l+b)$

Nếu $k=1$
$ \Rightarrow 5.2^{k-1}.l+b=5.l+b$ là số chẵn do $(l,b$ cùng lẻ $)$
Như vậy:
$2(5.2^{k-1}.l+b)(2^{k+1}.l+b) \vdots 4$
Tuy nhiên $(2^k.l)(a.2^k.l+1)^2=2.l(a.2^k.l+1)^2 \not \vdots 4$
Suy ra $VT\neq VP$ (loại)

Nếu $k>1$
$\Rightarrow (5.2^{k-1}.l+b)$ là lẻ
Suy ra $2(5.2^{k-1}.l+b)(2^{k+1}.l+b) \equiv 2 \pmod{4}$
Trong khi đó $(2^k.l)(a.2^k.l+1)^2 \equiv 0 \pmod{4}$ (do $k>1$)
nên $VT\neq VP$ (vô lý!)

TH2: $b$ chẵn
Nên $b=2^x.t$ và từ trên ta đã có $c=2^k.l$ với $l,t$ lẻ
Đặt $\text{gcd}(l,t)=d \Rightarrow l=dm,\;t=dn,\;\; \text{gcd}(m,n)=1$ với $d,m,n$ lẻ (do $l,t$ lẻ)
Thay vào đẳng thức ban đầu ta có:
$(2^k.dm)(a.2^k.d.m+1)^2=(5.2^k.d.m+2^{x+1}.d.n)(2^{k+1}.d.m+2^x.d.n)$
$\Rightarrow 2^k.m.(a.2^k.d.m+1)^2=d(5.2^k.m+2^{x+1}.n)(2^{k+1}.m+2^x.n)\quad(1)$

Nhận thấy $d|2^k.m.(a.2^k.d.m+1)^2$
Mặt khác do $d$ lẻ nên $\text{gcd}(d,2^k)=1$ và $\text{gcd}(d,a.2^k.d.m+1)=\text{gcd}(d,1)=1$
Suy ra $d|m\quad(2)$

Mặt khác từ $(1)$ cũng suy ra $m|d(5.2^k.m+2^{x+1}.n)(2^{k+1}.m+2^x.n)$
Vì $\text{gcd}\left(m,5.2^k.m+2^{x+1}.n\right)=\text{gcd}\left(m,2^{x+1}.n\right)=\text{gcd}(m,n)=1$ (do $m$ lẻ)
Và $\text{gcd}\left(m,2^{k+1}.m+2^x.n\right)=\text{gcd}\left(m,2^x.n\right)=\text{gcd}(m,n)=1$ (do $m$ lẻ)
Suy ra $m|d\quad(3)$

Từ $(2)\&(3) \Rightarrow d=m$

Suy ra viết lại $(1)$ sau khi đã triệt tiêu hai vế cho $d=m$
$2^k.(a.2^k.d^2+1)^2=\left(5.2^k.d+2^{x+1}.n\right)\left(2^{k+1}.d+2^x.n\right)\quad(4)$

Nếu $k=x \Rightarrow (5.2^k.d+2^{x+1}.n)(2^{k+1}.d+2^x.n)=2^{2k}.(...)$
Suy ra mâu thuẫn do $VT$ chỉ có thừa số $2$ là $2^k$

Nếu $k<x \Rightarrow k+1\le x \Rightarrow \left(5.2^k.d+2^{x+1}.n\right)\left(2^{k+1}.d+2^x.n\right)=2^{k+k+1}.(...)$
Suy ra vô lý do $VT$ chỉ có thừa số $2$ là $2^k$

Nếu $k>x \Rightarrow k\geq x+1$
Khi đó $\left(5.2^k.d+2^{x+1}.n\right)\left(2^{k+1}.d+2^x.n\right)=2^{2x+1}.(...)\;\;\Rightarrow 2^k=2^{2x+1} \Rightarrow k=2x+1$

Như vậy ta viết lại $(4)$ và thay $k=2x+1$ thì ta thu được:

$\left(a.2^{2x+1}.d^2+1\right)^2=\left(5.2^x.d+n\right)\left(2^{x+2}.d+n\right)=\left(10.2^{x-1}.d+n\right)\left(8.2^{x-1}.d+n\right)$

$\Rightarrow \left(a.2^{2x+1}.d^2+1\right)^2=\left(9.2^{x-1}.d+n\right)^2-\left(2^{x-1}.d\right)^2$

$\Rightarrow \left(a.2^{2x+1}.d^2+1\right)^2+\left(2^{x-1}.d\right)^2=\left(9.2^{x-1}.d+n\right)^2$

Do đó $(5)$ là phương trình Pythago và:

$\text{gcd}\left(2^{x-1}.d,(a.2^{2x+1}.d^2+1)\right)=1\quad(6)$

Nên suy ra ngay $\left(a.2^{2x+1}.d^2+1\right);\;\left(2^{x-1}.d\right)^2;\;\left(9.2^{x-1}.d+n\right)^2$
nguyên tố cùng nhau đôi một, do giả sử nếu trong ba số đó có hai số cùng chia hết cho một số nguyên tố
$p$ nào đó suy ra số còn lại sẽ chia hết cho $p$ khi ấy mâu thuẫn với $(6)$

Theo bộ ba số Pythago tổng quát ta có

$a.2^{2x+1}.d^2+1=m^2-n^2$ $($do $a.2^{2x+1}.d^2+1$ lẻ nên không thể bằng $2mn)$
$2^{x-1}.d=2mn\quad(7)$
$9.2^{x-1}.d+n=m^2+n^2$

Từ $(7)$ ta có $2^{x-2}.d=mn$

Nhận thấy $m,n$ không thể cùng tính chẵn lẻ do nếu không thì $m^2-n^2$ chẵn và suy ra $a.2^{2x+1}.d^2+1$ chẵn (mâu thuẫn)

Suy ra $(m,n)=(2^{x-2},d);(d,2^{x-2})$
Nhưng khi ấy $m^2-n^2=(2^{x-2})^2-d^2$ hoặc $d^2-(2^{x-2})^2$ và cả hai số này đều nhỏ hơn rất nhiều số $a.2^{2x+1}.d^2+1$ vô lý do $a.2^{2x+1}.d^2+1=m^2-n^2$

Vậy trường hợp $c$ chẵn loại

Do đó $c$ lẻ
Trở lại bài toán $c(ac+1)^2=(5c+2b)(2c+b)$

Đặt $\text{gcd}(b,c)=d \Rightarrow b=dn,\;\;c=dm,\;\; \text{gcd}(m,n)=1$ với $m$ lẻ
Suy ra $m(a.dm+1)^2=d(5m+2n)(2m+n)\quad(*)$
Vì $m|d(5m+2n)(2m+n)$ và do $\text{gcd}(m,n)=1$ và $m$ lẻ nên suy ra
$\text{gcd}(m,5m+2n)=\text{gcd}(m,2n)=\text{gcd}(m,n)=1$
Và $\text{gcd}(m,2m+n)=\text{gcd}(m,n)=1$
Nên $m|d$ $(a)$

Mặt khác từ phương trình $(*)$ nên suy ra $d|m(a.dm+1)^2$
Nhưng $\text{gcd}\left(m,(a.dm+1)\right)=\text{gcd}(m,1)=1$
Do đó $d|m\quad(b)$

Từ $(a)\&(b) \Rightarrow d=m \Rightarrow c=dm=d^2$ và $c$ lẻ nên suy ra đpcm

P/S:Chú ý ở TH2 của $b$ chẵn ta nên xét thêm một vài trường hợp riêng là $x=1,2$ để cho chắc ăn :D
______________________


Tôi sửa tạm thời như trên, em thấy thế nào? cho ý kiến, sai ở đâu để tôi chỉnh lại!

#4
PSW

PSW

    Những bài toán trong tuần

  • Quản trị
  • 493 Bài viết
Em quyết định gửi bài này cho báo THTT >:). Mọi người thấy sao; tất nhiên cách giải em đề xuất ngắn hơn 1 chút :) ; nhưng cái đó cũng không quan trọng lắm ;)

@ Thầy Thanh: em không có nhiều time lắm để kiểm tra lời giải trong các topic em gửi bài ; do vậy từ giờ thầy xem giúp những lời giải cho đề em gửi nhé ;)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PSW: 11-06-2012 - 22:58

1) Thể lệ
2) Danh sách các bài toán đã qua: 1-100, 101-200, 201-300, 301-400
Còn chờ gì nữa mà không tham gia! :luoi:

#5
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5018 Bài viết
Spam chút:
Em đồng ý cho bài này vào mục Olympiad của Đề ra kì này THTT :D Hy vọng nó sẽ có mặt trong số 420 hoặc 421 :)
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#6
nguyenta98

nguyenta98

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1259 Bài viết

Nên theo bộ ba số pytago tổng quát ta có
$a.2^{2x+1}.d^2+1=m^2-n^2$ (do $(a.2^{2x+1}.d^2+1$ lẻ nên không thể bằng $2mn$)
$2^{x-1}.d=2mn$ $<7>$
$9.2^{x-1}.d+n=m^2+n^2$
Từ $<7>$ ta có $2^{x-2}.d=mn$
Nhận thấy $m,n$ không thể cùng tính chẵn lẻ do nếu không thì $m^2-n^2$ chẵn và suy ra $a.2^{2x+1}.d^2+1$ chẵn mâu thuẫn
Suy ra $(m,n)=(2^{x-2},d);(d,2^{x-2})$
Nhưng khi ấy $m^2-n^2=(2^{x-2})^2-d^2$ hoặc $d^2-(2^{x-2})^2$ và cả hai số này đều nhỏ hơn rất nhiều số $a.2^{2x+1}.d^2+1$ vô lý do $a.2^{2x+1}.d^2+1=m^2-n^2$

Xin thành thật xin lỗi mọi người, chỗ này em bị nhầm, sau đây em sẽ sửa ngay :D
Nên theo bộ ba số pytago tổng quát ta có

$a.2^{2x+1}.d^2+1=m^2-n^2$ (do $(a.2^{2x+1}.d^2+1$ lẻ nên không thể bằng $2mn$)

$2^{x-1}.d=2mn$ $(7)$

$9.2^{x-1}.d+n=m^2+n^2$

Từ $(7)$ ta có $2^{x-2}.d=mn$

Khi ấy $m^2-n^2$ lớn nhất khi $m$ lớn nhất và $n$ nhỏ nhất, lúc đó ta chọn $m=2^{x-2}.d$ và $n=1$ suy ra $m^2-n^2=(2^{x-2}.d)^2-1=2^{2x-4}.d^2-1<a.2^{2x+1}.d^2+1$

Do đó $m^2-n^2<a.2^{2x+1}.d^2+1$ nên vô lý do $m^2-n^2=a.2^{2x+1}.d^2+1$
Nên trường hợp $c$ chẵn bị loại


Giờ thì yên tâm về bài này rồi :)

Spam tí, em đã kiểm tra cẩn thận lời giải, có lẽ ko còn lỗi nào

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyenta98: 12-06-2012 - 12:17


#7
nguyenta98

nguyenta98

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1259 Bài viết

Nếu $k=x \rightarrow (5.2^k.d+2^{x+1}.n)(2^{k+1}.d+2^x.n)=2^{2k}.(...)$ mâu thuẫn do $VT$ chỉ có thừa số $2$ là $2^k$
Nếu $k<x \rightarrow k+1\le x \rightarrow (5.2^k.d+2^{x+1}.n)(2^{k+1}.d+2^x.n)=2^{k+k+1}.(...)$ vô lý do $VT$ chỉ có thừa số $2$ là $2^k$
Nếu $k>x \rightarrow k\geq x+1$ khi đó $(5.2^k.d+2^{x+1}.n)(2^{k+1}.d+2^x.n)=2^{2x+1}.(...)$ suy ra $2^k=2^{2x+1} \rightarrow k=2x+1$

Thấy phần này mọi người vẫn mập mờ, em nói ý tưởng luôn
$k=x$ thì dễ hiểu rồi
$k<x$ khi đó $k+1\le x$ như vậy $(5.2^k+2^{x+1}.n)=5.2^k+2^{x+1-k}.2^k.n=2^k(5.2^k+2^{x+1-k}.n)$
Và $2^{k+1}.d+2^x.n=2^{k+1}.d+2^{k+1}.2^{x-k-1}.n=2^{k+1}(d+2^{x-k-1}.n)$
Nên thừa số 2 ở bên VT có tới $2^k.2^{k+1}=2^{2k+1}$ nên có nhiều hơn $2k+1$ thừa số 2 $(a)$
Còn VP $2^k.(a.2^k.d^2+1)^2$ chỉ có thừa số 2 là $2^k$ hay có $k$ số 2 (do $a.2^k.d^2+1$ lẻ ) $(b)$
Như vậy $(a)$ và $(b)$ suy ra mâu thuẫn
$k>x$ thì mình trình bày kĩ rồi, cũng với ý tưởng như vậy

#8
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5018 Bài viết
Tìm kiếm 1 lời giải khác :D
Lời giải 2:
\[
c\left( {ac + 1} \right)^2 = \left( {5c + 2b} \right)\left( {2c + b} \right),\left( 1 \right)
\]
Đặt $d = \left( {b;c} \right) \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} c = dm \\ b = dn \\ \end{array} \right.\left( \begin{array}{l} m;n \in N^* \\ \left( {m;n} \right) = 1 \\ \end{array} \right)$
Khi đó
\[
\begin{array}{l}
\left( 1 \right) \Leftrightarrow m\left( {dam + 1} \right)^2 = d\left( {5m + 2n} \right)\left( {2m + n} \right) \\
\left. \begin{array}{l}
\Rightarrow d|m\left( {dam + 1} \right)^2 \\
\left( {d;dam + 1} \right) = 1 \\
\end{array} \right\} \Rightarrow d|m \Rightarrow m = dp \Rightarrow \left( {p;n} \right) = \left( {d;n} \right) = 1 \\
\left( 1 \right) \Leftrightarrow p\left( {d^2 ap + 1} \right)^2 = \left( {5dp + 2n} \right)\left( {2dp + n} \right) \\
\left. \begin{array}{l}
\Rightarrow p|\left( {5dp + 2n} \right)\left( {2dp + n} \right) \\
\left( {p;2dp + n} \right) = 1 \\
\end{array} \right\} \Rightarrow p|5dp + 2n \Rightarrow p|2n \\
\left( {p;n} \right) = 1 \Rightarrow p|2 \Rightarrow p \in \left\{ {1;2} \right\} \\
\end{array}
\]
TH1: $\fbox{p=2}$
\[
\begin{array}{l}
\Rightarrow 2\left( {2ad^2 + 1} \right)^2 = \left( {10d + 2n} \right)\left( {4d + n} \right) \\
\left. \begin{array}{l}
\Leftrightarrow \left( {2ad^2 + 1} \right)^2 = \left( {5d + n} \right)\left( {4d + n} \right) \\
\left( {5d + n;4d + n} \right) = \left( {d;4d + n} \right) = \left( {d;n} \right) = 1 \\
\end{array} \right\} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
5d + n = x^2 \\
4d + n = y^2 \\
\end{array} \right.\left( \begin{array}{l}
x;y \in \mathbb{N}^* \\
\left( {x;y} \right) = 1 \\
\end{array} \right) \\
\Rightarrow d = x^2 - y^2 \\
2ad^2 + 1 = xy \Leftrightarrow a = \frac{{xy - 1}}{{2d^2 }} = \frac{{xy - 1}}{{2\left( {x^2 - y^2 } \right)^2 }} \\
\end{array}
\]
Ta chứng minh $2\left( {x^2 - y^2 } \right)^2 > \left( {x + y} \right)^2 > xy - 1,(*)$
Thật vậy
\[
\begin{array}{l}
\left( {x + y} \right)^2 \ge 4xy > xy - 1 \\
2\left( {x^2 - y^2 } \right)^2 - \left( {x + y} \right)^2 = \left( {x + y} \right)^2 \left( {2\left( {x - y} \right)^2 - 1} \right) > 0 \\
\Rightarrow 2\left( {x^2 - y^2 } \right)^2 > xy - 1 \Rightarrow a < 1:False \\
\end{array}
\]
Vậy th $p=2$ bị loại.
TH2: $\fbox{p=1}$
\[
\begin{array}{l}
\Rightarrow d = m \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
c = d^2 , (i)\\
b = dn \\
\end{array} \right. \\
\left( 1 \right) \Leftrightarrow d^2 \left( {ad^2 + 1} \right)^2 = \left( {5d^2 + 2dn} \right)\left( {2d^2 + dn} \right) \\
\Leftrightarrow \left( {ad^2 + 1} \right)^2 = \left( {5d + 2n} \right)\left( {2d + n} \right),\left( 2 \right) \\
\left( {5d + 2n;2d + n} \right) = \left( {d;2d + n} \right) = \left( {d;n} \right) = 1 \\
\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
5d + 2n = x^2 \\
2d + n = y^2 \\
\end{array} \right.\left( \begin{array}{l}
x;y \in N^* \\
\left( {x;y} \right) = 1 \\
\end{array} \right) \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
d = x^2 - 2y^2 \\
n = 5y^2 - 2x^2 \\
\end{array} \right. \\
\end{array}
\]
Nếu $x=2z$ với $z \in \mathbb{N}^*$ thì
\[
\begin{array}{l}
\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
d = 4z^2 - 2y^2 \\
n = 5y^2 - 8z^2 \\
\end{array} \right. \\
\left( 2 \right) \Leftrightarrow \left( {ad^2 + 1} \right)^2 = 4z^2 y^2 \Leftrightarrow a\left( {4z^2 - 2y^2 } \right)^2 + 1 = 2zy:False \\
\end{array}
\]
Suy ra, $x$ lẻ $\Rightarrow d$ lẻ $\Rightarrow c$ lẻ. $(ii)$
Kết luận: $(i),(ii) \Rightarrow c$ là số chính phương lẻ.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 15-06-2012 - 11:29

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#9
anh qua

anh qua

    Sĩ quan

  • Hiệp sỹ
  • 476 Bài viết

Em quyết định gửi bài này cho báo THTT >:). Mọi người thấy sao; tất nhiên cách giải em đề xuất ngắn hơn 1 chút :) ; nhưng cái đó cũng không quan trọng lắm ;)

@ Thầy Thanh: em không có nhiều time lắm để kiểm tra lời giải trong các topic em gửi bài ; do vậy từ giờ thầy xem giúp những lời giải cho đề em gửi nhé ;)

Bài này có trong tài liệu bồi dưỡng đội tuyển VN thi IMO năm 2009 - của thầy Đặng HÙng Thắng - Boss Số học.
:)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi anh qua: 15-06-2012 - 12:17

Give me some sunshine
Give me some rain
Give me another chance
I wanna grow up once again

#10
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5018 Bài viết

Bài này có trong tài liệu bồi dưỡng đội tuyển VN thi IMO năm 2009 - của thầy Đặng HÙng Thắng - Boss Số học.
:)

Quả gửi lời giải của thầy ấy lên được không :D
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#11
PSW

PSW

    Những bài toán trong tuần

  • Quản trị
  • 493 Bài viết
Wow ; PSW không biết điều này nên đừng ném đá PSW tội cố ý ăn cướp bản quyền nhé >:). Mà Quả có biết lời giải của thầy Thắng cho bài này không ; nếu có thì gửi lên cho mọi người tham khảo :) . Bài này thì chủ yếu là chỉ ra điều mâu thuẫn nên cũng có nhiều cách giải :)
1) Thể lệ
2) Danh sách các bài toán đã qua: 1-100, 101-200, 201-300, 301-400
Còn chờ gì nữa mà không tham gia! :luoi:

#12
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5018 Bài viết

Wow ; PSW không biết điều này nên đừng ném đá PSW tội cố ý ăn cướp bản quyền nhé >:). Mà Quả có biết lời giải của thầy Thắng cho bài này không ; nếu có thì gửi lên cho mọi người tham khảo :) . Bài này thì chủ yếu là chỉ ra điều mâu thuẫn nên cũng có nhiều cách giải :)

Nếu thế thì sao ta không tập hợp những lời giải khác nhau này tạo thành 1 file nho nhỏ nhỉ :D Thế là có bài viết cho trang chủ rồi :)
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#13
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5018 Bài viết
Một lời giải khác (của con bạn em :D )
Lời giải 3:
\[
\begin{array}{l}
c\left( {ac + 1} \right)^2 = \left( {5c + 2b} \right)\left( {2c + b} \right),\left( 1 \right) \\
\Leftrightarrow 2b^2 + 9bc + 10c^2 - c\left( {ac + 1} \right)^2 = 0 \\
\Delta _b = 81c^2 - 4.2.\left( {10c^2 - c\left( {ac + 1} \right)^2 } \right) = c^2 + 8c\left( {ac + 1} \right)^2 \\
\Rightarrow \Delta _b = c\left[ {c + 8\left( {ac + 1} \right)^2 } \right] = x^2 ,\left( {x \in N^* } \right) \\
\end{array}
\]
Đặt $d=GCD(c;c+8(ac+1)^2)$
\[
\left. \begin{array}{l}
\Rightarrow d|8\left( {ac + 1} \right)^2 \\
d|c \Rightarrow \left( {\left( {ac + 1} \right)^2 ;d} \right) = 1 \\
\end{array} \right\} \Rightarrow d|8
\]
TH1: $\fbox{d=8}$
\[
\begin{array}{l}
\Rightarrow \left( {\frac{c}{8};\frac{c}{8} + \left( {ac + 1} \right)^2 } \right) = 1 \\
c\left[ {c + 8\left( {ac + 1} \right)^2 } \right] = x^2 \Leftrightarrow \frac{c}{8}.\left( {\frac{c}{8} + \left( {ac + 1} \right)^2 } \right) = \left( {\frac{x}{8}} \right)^2 \Rightarrow 8|x \Rightarrow x = 8x_2 \left( {x_2 \in N^* } \right) \\
\Rightarrow \frac{c}{8}.\left( {\frac{c}{8} + \left( {ac + 1} \right)^2 } \right) = x_2^2 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\frac{c}{8} = t^2 \\
\frac{c}{8} + \left( {ac + 1} \right)^2 = p^2 \\
\end{array} \right.\left( \begin{array}{l}
t;p \in N^* \\
\left( {t;p} \right) = 1 \\
\end{array} \right) \\
\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
c = 8t^2 \\
t^2 + \left( {8t^2 a + 1} \right)^2 = p^2 \\
\end{array} \right. \\
\end{array}
\]

\[
\left( {8t^2 a + 1} \right)^2 < t^2 + \left( {8t^2 a + 1} \right)^2 < \left( {8t^2 a + 2} \right)^2 \Rightarrow \left( {8t^2 a + 1} \right)^2 < p^2 < \left( {8t^2 a + 2} \right)^2 :False
\]
Do đó, $d=8$ bị loại.
TH2: $\fbox{d=4}$
\[
\Rightarrow \left( {\frac{c}{4};\frac{c}{4} + 2\left( {ac + 1} \right)^2 } \right) = 1
\]
$ \Rightarrow \frac{c}{4};\frac{c}{4} + 2\left( {ac + 1} \right)^2$ là những số chính phương (*)
Nếu $\dfrac{c}{4}$ là số chẵn $\Rightarrow \frac{c}{4} + 2\left( {ac + 1} \right)^2 \vdots 2 \Rightarrow \left( {\frac{c}{4};\frac{c}{4} + 2\left( {ac + 1} \right)^2 } \right) = 2$: mâu thuẫn.
Do đó, $\dfrac{c}{4}$ là số lẻ. Mà $\dfrac{c}{4}$ là số chính phương $\Rightarrow \dfrac{c}{4} \equiv 1 \pmod 4$
Mặt khác, do $c$ chẵn nên $ac+1$ là số lẻ $\Rightarrow (ac+1)^2 \equiv 1 \pmod 4$
$\Rightarrow \frac{c}{4} + 2\left( {ac + 1} \right)^2 \equiv 1+2.1 \equiv 3 \pmod 4$: vô lý do (*).
Do dó, $d=4$ bị loại.
TH3: $\fbox{d=2}$. Tương tự TH2, ta có $\dfrac{c}{2}$ lẻ $\Rightarrow \dfrac{c}{2} \equiv 1 \pmod 8$
$c$ chẵn nên $ac+1$ lẻ $\Rightarrow (ac+1)^2 \equiv 1 \pmod 8$
$\Rightarrow \dfrac{c}{2}+4(ac+1)^2 \equiv 1+4.1 \equiv 5 \pmod 8$: vô lý.
Do đó, $d=2$ bị loại.
TH4: $d=1$
Tương tự TH2, ta có ngay $c$ lẻ và do $(c;c+8(ac+1)^2)=1$ nên $c$ là số chính phương. Vậy ta có đpcm.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 16-06-2012 - 20:20

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#14
Karl Heinrich Marx

Karl Heinrich Marx

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 321 Bài viết
Một lời giải khác. Giả sử $c$ chẵn khi đó ta có:
$v_2(c )=v_2(5c+2b)+v_2(2c+b)$
Nếu $b$ lẻ thì ta có $v_2(c )=v_2(5c+2b)=v_2(5c) \Rightarrow v_2(5c)<v_2(2b)=1$. Điều này vô lí.
Do đó $c$ lẻ. Xét $p|c$ là một ước nguyên tố của $c$.
Ta có $v_p(c )=v_p(5c+2b)+v_p(2c+b)$ ta phải thấy rằng $v_p(c )>v_p(5c+2b),v_p(2c+b)>0$ do đó $v_p(5c+2b)=min[v_p(c );v_p(4c+2b)] \Rightarrow v_p(5c+2b)=v_p(4c+2b)=v_p(2c+b)$ suy ra $c$ là scp

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Karl Heinrich Marx: 16-06-2012 - 23:30


#15
anh qua

anh qua

    Sĩ quan

  • Hiệp sỹ
  • 476 Bài viết

Wow ; PSW không biết điều này nên đừng ném đá PSW tội cố ý ăn cướp bản quyền nhé >:). Mà Quả có biết lời giải của thầy Thắng cho bài này không ; nếu có thì gửi lên cho mọi người tham khảo :) . Bài này thì chủ yếu là chỉ ra điều mâu thuẫn nên cũng có nhiều cách giải :)

Lời giải - mà em biết - gần giống với lời giải của Hân, anh PSW à! :D

Một lời giải khác. Giả sử $c$ chẵn khi đó ta có:
$v_2(c )=v_2(5c+2b)+v_2(2c+b)$
Nếu $b$ lẻ thì ta có $v_2(c )=v_2(5c+2b)=v_2(5c) \Rightarrow v_2(5c)<v_2(2b)=1$. Điều này vô lí.
Do đó $c$ lẻ. Xét $p|c$ là một ước nguyên tố của $c$.
Ta có $v_p(c )=v_p(5c+2b)+v_p(2c+b)$ ta phải thấy rằng $v_p(c )>v_p(5c+2b),v_p(2c+b)>0$ do đó $v_p(5c+2b)=min[v_p(c );v_p(4c+2b)] \Rightarrow v_p(5c+2b)=v_p(4c+2b)=v_p(2c+b)$ suy ra $c$ là scp

Nhìn thấy lời gải bằng LTE mà hổ thẹn với ông anh quá! Anh C - Karl Henrich Marx quá bá đạo! :) Tình hình đại ca C tu luyện thế nào rồi ?? :)
@ Ban biên tập: Mấy bạn trong ban biển tập tổng hợp lại đi! Cái này hay đấy!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi anh qua: 17-06-2012 - 01:13

Give me some sunshine
Give me some rain
Give me another chance
I wanna grow up once again




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh