Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh rằng Phương trình $$x^n+(x+1)^n=(x+2)^n$$ Không có nghiệm tự nhiên

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
yeutoan11

yeutoan11

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 307 Bài viết
Chứng minh rằng Phương trình
$$x^n+(x+1)^n=(x+2)^n$$
$n>2$
Không có nghiệm tự nhiên

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi yeutoan11: 26-07-2012 - 18:38

Dựng nước lấy việc học làm đầu. Muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc.
NGUYỄN HUỆ
Nguyễn Trần Huy
Tự hào là thành viên VMF

#2
chrome98

chrome98

    Mãi Mãi Việt Nam

  • Thành viên
  • 258 Bài viết
Giải: Giả sử phương trình trên có nghiệm tự nhiên.
Ta có: $x$ lẻ, do điều ngược lại sai, thay $x=2k+1, k\in \mathbb{N^{*}}$, ta có:
$(2k+1)^n+(2k+2)^n=(2k+3)^n$, ta có $(2k+2)^n\vdots 4$, nên $(2k+3)^n-(2k+1)^n\vdots 4$
hay $2((2k+3)^{n-1}+(2k+3)^{n-2}(2k+1)+...+(2k+3)(2k+1)^{n-2}+(2k+1)^{n-1})\vdots 4\Rightarrow$ $n$ lẻ do có $n$ số lẻ trong dấu ngoặc.
Ta lại có: $x^n+(x+1)^n=(2x+1)(x^{n-1}-x^{n-2}(x+1)+...-x(x+1)^{n-2}+(x+1)^{n-1})=(x+2)^n$ là số lẻ, nên $n=4a+3, a\in \mathbb{N}$, bởi nếu $n=4a+1$ thì vế phải chẵn.
Xét với $x=4m+1, n=4m+3$, ta có:
TH1: $x=4m+1$ thì $(x+2)^n=x^n+(x+1)^n\equiv 1 (mod 4)\Leftrightarrow (4m+3)^n\equiv 1 (mod 4)\Leftrightarrow 3^n-1\vdots 4\Rightarrow n=2s, s\in \mathbb{N^{*}}$, vô lý
TH2: $x=4m+3$ thì $(x+2)^n=x^n+(x+1)^n\equiv 3^n (mod 4)\Leftrightarrow 1\equiv 3^n (mod 4)\Leftrightarrow 3^n-1\vdots 4\Rightarrow n=2z, z\in \mathbb{N^{*}}$, vô lý.
Vậy điều giả sử là sai, hay ta có điều phải chứng minh.

p/s: em không biết sai ở đâu, nhờ các anh chị chỉ giùm :icon6:

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi chrome98: 26-07-2012 - 19:36


#3
daovuquang

daovuquang

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 194 Bài viết

Giải: Giả sử phương trình trên có nghiệm tự nhiên.
Ta có: $x$ lẻ, do điều ngược lại sai, thay $x=2k+1, k\in \mathbb{N^{*}}$, ta có:
$(2k+1)^n+(2k+2)^n=(2k+3)^n$, ta có $(2k+2)^n\vdots 4$, nên $(2k+3)^n-(2k+1)^n\vdots 4$
hay $2((2k+3)^{n-1}+(2k+3)^{n-2}(2k+1)+...+(2k+3)(2k+1)^{n-2}+(2k+1)^{n-1})\vdots 4\Rightarrow$ n lẻ do có n số lẻ trong dấu ngoặc.
Ta lại có: $x^n+(x+1)^n=(2x+1)(x^{n-1}-x^{n-2}(x+1)+...-x(x+1)^{n-2}+(x+1)^{n-1})=(x+2)^n$ là số lẻ mà biểu thức trong ngoặc lại là chẵn.
Vậy điều giả sử là sai, hay ta có điều phải chứng minh.

p/s: em không biết sai ở đâu, nhờ các anh chị chỉ giùm :icon6:


Có lẽ bạn sai chỗ này.:D

#4
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết
Tham khảo bài toán này tại đây.

#5
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5016 Bài viết

Tham khảo bài toán này tại đây.

Bài anh Thành nói là TH đặc biệt. Còn bài trên tổng quát hơn :D

Chứng minh rằng Phương trình
$$x^n+(x+1)^n=(x+2)^n$$
với $n>2$ không có nghiệm tự nhiên

Lời giải thì để em post sau ạ :D
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#6
The Gunner

The Gunner

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 93 Bài viết
xét $v_2((x+2)^n-x^n)=1+v_2(n)$
$v_2((x+1)^n)=kn$ với $k=v_2(x+1)$. Rõ ràng ta chỉ cần xét với k>0. Khi đó do n>2 nên ta có bđt $n>1+v_2(n)$ nên pt ko có nghiêm tự nhiên :)

Những ngày cuối cùng còn học toán

winwave1995

#7
yeutoan11

yeutoan11

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 307 Bài viết
Có thể giải bài này đơn giản bằng đồng dư và nhị thức Newton
Giả sử tồn tại các số tự nhiên $x,n$ , $n>2$ thỏa mãn giả thiết
Đặt $y=x+1 \geq 2$
Ta viết lại PT
$(y-1)^n+y^n=(y+1)^n$. Việc đặt$y=x+1$ là để tận dụng các hệ số $1$ và $-1$ trong đồng dư . Cụ thể ta viết lại PT như sau
$0=(y+1)^n-y^n-(y-1)^n\equiv 1-(-1)^n$ ( mod y)
Do đó có n là số chẵn , Vì nếu n là số lẻ $n>2$ thì $0\equiv 2$ ( mod y)
$\Rightarrow y=2$$\Rightarrow 0=3^n-1-2^n>0$ ( vô lí)
Sử dụng khai triển nhị thức Newton với n chẵn sau đó áp dụng đồng dư với $y^3$ Ta được
$(y+1)^n\equiv \frac{n(n-1)}{2}y^2 +ny+1$(mod $y^3$)
$(y-1)^n\equiv \frac{n(n-1)}{2}y^2 -ny+1$(mod $y^3$)
Do đó
$0=(y+1)^n - y^n - (y-1)^n \equiv 2ny$ (mod $y^3$)
$\Rightarrow 2n\equiv 0$ ( mod $y^2$) $\Rightarrow 2n\geq y^2$
Chia 2 vế PT ban đầu cho $y^n$
$(1+\frac{1}{y})^n=1+(1-\frac{1}{y})^n<2$
Lại theo Bernouli
$(1+\frac{1}{y})^n > 1+\frac{n}{y}\geq 1+\frac{y^2}{2y}=1+\frac{y}{2}\geq 2$
Vậy PT vô nghiệm tự nhiên
Dựng nước lấy việc học làm đầu. Muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc.
NGUYỄN HUỆ
Nguyễn Trần Huy
Tự hào là thành viên VMF




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh