Đến nội dung

Hình ảnh

CMR$\left( {\frac{{p - 1}}{2}} \right)\left( {\frac{{q - 1}}{2}} \right)=...$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
dactai10a1

dactai10a1

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 277 Bài viết
Cho p và q là 2 số lẻ nguyên tố cùng nhau .CMR
$\sum\limits_{i = 1}^{\frac{{p - 1}}{2}} {\left\lfloor {\frac{{iq}}{p}} \right\rfloor } + \sum\limits_{j = 1}^{\frac{{q - 1}}{2}} {\left\lfloor {\frac{{jp}}{q}} \right\rfloor } = \left( {\frac{{p - 1}}{2}} \right)\left( {\frac{{q - 1}}{2}} \right)$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dactai10a1: 08-08-2012 - 16:51


#2
The Gunner

The Gunner

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 93 Bài viết
xét mạng lưới điểm $p \times q$ thì sẽ có $(p-1)(q-1)$
gốc tọa độ $O$ và đặt $A=(p,q)$
do $(p,q)=1$ nên ko có điểm nguyên nào nằm trên OA và mặt khác ta có OA chia lưới điểm thành hai phần đối xứng nhau nên số điểm nguyên trong nửa phần bằng $\frac{(p-1)(q-1)}{2}$
xét phần nằm dưới OA thì ta có $\sum\limits_{i=1}^{\frac{p-1}{2}}\lfloor \frac{iq}{p} \rfloor$ chính là số điểm nguyên nằm trong nửa phần đầu của phần dưới OA, tức là nếu gọi $B(0,q);C(p,0)$ M là trung điểm OC thì tổng trên là các điểm nguyên nằm trong và trên biên tam giác OMN (MN là đường trung bình tam giác AOC,M thuôc OA)
Tương tự gọi K là trung điểm BA thì $\sum\limits_{i=1}^{\frac{q-1}{2}}\lfloor \frac{ip}{q} \rfloor$ chính là số điểm nguyên năm trong tam giác NKA
Do đó $\sum\limits_{i=1}^{\frac{p-1}{2}}\lfloor \frac{iq}{p} \rfloor+\sum\limits_{i=1}^{\frac{q-1}{2}}\lfloor \frac{ip}{q} \rfloor$ là số các điểm nguyên nằm trong tam giác ONM và ANK theo tính đối xứng và tính chất đường trung bình suy ra số điểm nguyên trong miền đó bằng $\frac{(p-1)(q-1)}{4}$
Ta được đpcm

Những ngày cuối cùng còn học toán

winwave1995

#3
Stranger411

Stranger411

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 85 Bài viết
Bài toán trên còn 1 cách phát biểu khác như sau:
Hình đã gửi

$P_{G}(\sigma_{1},\sigma_{2},\cdots,\sigma_{n})=\frac{1}{|G|}\sum_{\tau\in G}ind(\tau)$


#4
The Gunner

The Gunner

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 93 Bài viết
Cách giải khác dưới hình thức phân hoạch tập hợp
Đặt $S=\left\{(x,y):1\leq x \leq \frac{p-1}{2},1\leq y \leq \frac{q-1}{2}\right\}$
suy ra $|S|=\frac{(p-1)(q-1)}{4}$
vì $(p,q)=1$ nên ko tồn tại bộ $(x,y)$ thỏa mãn $xq=yp$
nên ta xét $S_1= \left\{(x,y): 1 \leq x \leq \frac{p-1}{2},yp<xq ,1\leq y \leq \frac{q-1}{2}\right\}=\left\{(x,y):1\leq x \leq \frac{p-1}{2},1\leq y \leq \lfloor{\frac{xq}{p}}\rfloor \right\}$
tương tự xét tập
$S_1= \left\{(x,y): 1 \leq x \leq \frac{p-1}{2},yp>xq ,1\leq y \leq \frac{q-1}{2}\right\}=\left\{(x,y):1\leq y \leq \frac{q-1}{2},1\leq x \leq \lfloor{\frac{yp}{q}}\rfloor \right\}$
ta có $|S_1|=\sum\limits_{i=1}^{\frac{p-1}{2}}\lfloor{\frac{iq}{p}}\rfloor$
$|S_2|=\sum\limits_{i=1}^{\frac{q-1}{2}}\lfloor{\frac{ip}{q}}\rfloor$
mà $S_1\cup S_2=S$ và $S_1 \cap S_2= (rong)$ ( ko bik Latex Rỗng là j` nhỉ)
suy ra đpcm

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi The Gunner: 09-08-2012 - 00:16

Những ngày cuối cùng còn học toán

winwave1995




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh