Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh $n^{7}-n$ chia hết cho 7 với $n\epsilon Z$


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
DarkBlood

DarkBlood

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 619 Bài viết
Chứng minh $n^{7}-n$ chia hết cho 7 với $n\epsilon Z$

#2
25 minutes

25 minutes

    Thành viên nổi bật 2015

  • Hiệp sỹ
  • 2795 Bài viết

Xét đồng dư của n cho 7 thôi bạn à?


Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.



Thảo luận BĐT ôn thi Đại học tại đây


#3
nthoangcute

nthoangcute

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2003 Bài viết

Chứng minh $n^{7}-n$ chia hết cho 7 với $n\epsilon Z$

Ta có: $n^{7}-n=(n-3)(n-2)(n-1)n(n+1)(n+2)(n+3)+7n(n-1)(n+1)(2n^2-5)$
Nên ta có đpcm

BÙI THẾ VIỆT - Chuyên gia Thủ Thuật CASIO

 

Facebook : facebook.com/viet.alexander.7


Youtube : youtube.com/nthoangcute


Gmail : [email protected]


SÐT : 0965734893


#4
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Chứng minh $n^{7}-n$ chia hết cho 7 với $n\epsilon Z$


Bài toán này được giải quyết nhanh chóng khi các bạn biết đến định lí Fermat nhỏ.

Phát biểu định lí: Với mọi $n \in \mathbb{N},p \ge 2$ là số nguyên tố. Ta luôn có: ${n^p} - n\,\, \vdots \,\,p$.

Ở bài toán trên, $p=7$ là số nguyên tố nên luôn đúng.

#5
nthoangcute

nthoangcute

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2003 Bài viết

Bài toán này được giải quyết nhanh chóng khi các bạn biết đến định lí Fermat nhỏ.

Phát biểu định lí: Với mọi $n \in \mathbb{N},p \ge 2$ là số nguyên tố. Ta luôn có: ${n^p} - n\,\, \vdots \,\,p$.

Ở bài toán trên, $p=7$ là số nguyên tố nên luôn đúng.

Định lý Fermat nhỏ có thể giải quyết nhanh chóng khi mọi người biết đến định lý Euler.

Phát biểu định lí: Với mọi $n \in \mathbb{N}$ và $m=p_1^{k_1}p_2^{k_2}...p_t^{k_k} $ (với $p_1,p_2,...,p_k$ là các số nguyên tố phân biệt) thỏa mãn $(n,m)=1$. Ta luôn có: $n^{m\left(1-\dfrac{1}{p_1}\right)\left(1-\dfrac{1}{p_2}\right)...\left(1-\dfrac{1}{p_k}\right)}-1 \vdots m$

Ở định lý Fermat trên, $p$ là số nguyên tố nên luôn đúng.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nthoangcute: 18-09-2012 - 16:27

BÙI THẾ VIỆT - Chuyên gia Thủ Thuật CASIO

 

Facebook : facebook.com/viet.alexander.7


Youtube : youtube.com/nthoangcute


Gmail : [email protected]


SÐT : 0965734893


#6
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết
Định lí Fermat nhỏ có thể được chứng minh với việc sử dụng Nhị thức Newton. Do đây là box THCS nên không tiện gửi lên. Nếu các bạn muốn tham khảo, mình sẽ gửi.

#7
nthoangcute

nthoangcute

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2003 Bài viết

Định lí Fermat nhỏ có thể được chứng minh với việc sử dụng Nhị thức Newton. Do đây là box THCS nên không tiện gửi lên. Nếu các bạn muốn tham khảo, mình sẽ gửi.

Định lý Euler có thể được chứng minh với việc sử dụng Hoán vị mô-đun. Do đây là box THCS nên không tiện gửi lên. Nếu các bạn muốn tham khảo, mình trình bày sơ qua về lời giải:

Đặt $\varphi(m)=m\left(1-\dfrac{1}{p_1}\right)\left(1-\dfrac{1}{p_2}\right)...\left(1-\dfrac{1}{p_k}\right)$
Ta sẽ chứng minh $n^{\varphi(m)}\equiv 1\;(\mod m)$
Gọi $n_1,n_2,...,n_{\varphi(n)}$ là các số nguyên dương nhỏ hơn $n$ và nguyên tố cùng nhau với $n$. Với mọi 2 số phân biệt $i, j \in \{1,2,...,\varphi(n)\}$:
$(a_i,m)=(a_j,m)=1\Rightarrow (aa_i,m)=(aa_j,m)=1;aa_i\not\equiv aa_j \;(\mod n)$
Do vậy $aa_1,aa_2,...,aa_{\varphi(n)}$ à một hoán vị theo mô-đun $n$ của $a_1,a_2,...,a_{\varphi(n)}$
Suy ra $a_1a_2,...,a_{\varphi(n)}\equiv (aa_1)(aa_2)...(aa_{\varphi(n)}) \equiv a^{\varphi(n)}a_1a_2...a_{\varphi(n)}\;(\mod m)$
Suy ra $n^{\varphi(m)}\equiv 1\;(\mod m)$

BÙI THẾ VIỆT - Chuyên gia Thủ Thuật CASIO

 

Facebook : facebook.com/viet.alexander.7


Youtube : youtube.com/nthoangcute


Gmail : [email protected]


SÐT : 0965734893


#8
DarkBlood

DarkBlood

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 619 Bài viết

Ta có: $n^{7}-n=(n-3)(n-2)(n-1)n(n+1)(n+2)(n+3)+7n(n-1)(n+1)(2n^2-5)$
Nên ta có đpcm

Bạn giải kĩ ra giùm mình nhé

#9
25 minutes

25 minutes

    Thành viên nổi bật 2015

  • Hiệp sỹ
  • 2795 Bài viết
Lớp 8 hay cấp 2 là có thể dùng đồng dư thức để chứng minh các bài toán chia hết rồi mà bạn,còn cách phân tách của bạn nthoangcute chỉ là phân tách thành tích của 7 số nguyên liên tiếp cộng hoặc trừ 1 lượng chia hết cho 7 là ok?
Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.



Thảo luận BĐT ôn thi Đại học tại đây





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh