Đến nội dung

Hình ảnh

hãy nghĩ lại về một bài toán

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
eragon_158

eragon_158

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
chứng minh phương trình sau không có nghiệm nguyên dương :
x^{n} + y^{n} = z^{n} với mọi n :geq 3

#2
emvaanh

emvaanh

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 206 Bài viết
+ Bài toán để rẩt dễ hiểu, thoạt nhìn có vẻ "dể xơi"
+ Tuy nhiên nếu ai đã từng thử sức với nó thì mới biết tại sao loài người đã phải mất tới hơn 300 năm để giải nó...
+ Trong toán học những bài toán thuộc dạng CM tồn tại hay không tồn tại một đối tương gì đó thường là những bài toán rất lớn và chúng ta bắt gặp chúng ở mọi lĩnh vực của toán học. Tuy nhiên về mặc ứng dụng thì người ta thườn quan tâm về lớp bài toán CM tồn tại đối tượng A thỏa tính chất T nhiều hơn...
Everything having a start has an end.

#3
Mr Stoke

Mr Stoke

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 582 Bài viết
híc bác emvaanh nói gì nghe trừu tượng thế ? :D . Về các bài toán được đặt ra trong khi nghiên cứu các phương trình Diophantine cũng giống như một số lĩnh vực khác chẳng hạn như phương trình Đạo hàm riêng, đối với việc nghiên cứu các phương trình Diophantine người ta chia ra thành ba bài toán cơ bản sau đây:

Bài toán 1: Sự tồn tại nghiệm.
Bài toán 2: Có bao nhiêm nghiệm.
Bài toán 3: Tìm tất cả các nghiệm.

Dĩ nhiên đối với từng lớp phương trình mà người ta hài lòng ở mức độ nào của bài toán. Dĩ nhiên là bài toán 3 có vẻ mạnh nhất, nhưng đôi khi người ta cũng chỉ quan tâm đến sự tồn tại (chẳng hạn nguyên lý Dirichlet, định lý Trung Hoa, ....), đôi khi người ta lại quan tâm đến số lượng nghiệm. Thực tế bài toán cuối cùng chỉ có ý nghĩa nhiều về mặt lý thuyết bởi trong khi làm ngừơi ta cũng sẵn sàng với nhiều pp đối với hàm ẩn. Thực tế bài 3 chỉ có ý nghĩa nhiều hơn khi số nghiệm là hữu hạn, và thậm chí yêu cầu chặt chẽ hơn, có duy nhất nghiệm.

Do đó việc đặt ra một phương trình Diophantine là rất dễ, bạn chỉ cần bịa ra một biểu thức nào đấy và đặt nó vô bài toán 3. Ngoài ra các bài toán trong LTS thường được phát biểu rất dễ hiểu mà không cần nhiều đến những hiểu biết sâu về Toán do đó nó hay hấp dẫn người đọc. Đó cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến những tiếng tăm lẫy lừng của phương trình http://dientuvietnam...gi?X^n Y^n=Z^n.

Cũng bởi lý do đó, có thể Fermat là người đặt ra bài toán này, nhưng công lao lớn đóng ghóp cho Toán lại thuộc về những thế hệ đi sau. eragon_158 cố lên nhé, biết đâu chú sẽ lại là một Andrew Wiles mới của nhân loại :D .

Mr Stoke 


#4
eragon_158

eragon_158

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
hình như tôi đã tìm ra lời giải thứ hai cho bài toán này

#5
Mr Stoke

Mr Stoke

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 582 Bài viết

hình như tôi đã tìm ra lời giải thứ hai cho bài toán này


và cũng hình như mới có một A. Wiles mới ra đời, đang cất tiếng oe oe kìa, cả diễn đàn mình vỗ tay hoan hô bạn nào :Leftrightarrow

Mr Stoke 


#6
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Hoan hô hoan hô, thêm 1 chú nữa post kiểu thế này. Anh em mình liên hoan cái rồi để em còn movis cái topic này vào thùng rác nào (dĩ nhiên là trừ bài của anh Hưng sẽ tách ra 1 chủ đề mới nhỉ :Leftrightarrow)




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh