Đến nội dung

Hình ảnh

Chuyên đề: Phương pháp tọa độ trong hình học phẳng.

* * * * * 3 Bình chọn tọa độ

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
namcpnh

namcpnh

    Red Devil

  • Hiệp sỹ
  • 1153 Bài viết
Mình thấy 1 thực trạng là phần hình học thuần túy ở diễn đàn mình rất kém sôi nồi vì phần lớn các bạn thích đại số và ngán vẽ hình gữi lên diễn đàn. Chính vì thế mình lập topic này để mọi người có thể tiếp cần và trao đổi kinh nghiệm với nhau về phương pháp tọa độ trong HHP ( phần nay chủ yếu là đại số và không cần vẽ hình :D).

Mở đầu bằng bài trong đề VMO:

Bài 1: (Câu 3, VMO 2007)

Cho tam giác ABC có hai đỉnh B,C cố định và đỉnh A thay đổi. Gọi H,G lần luợt là trọng tâm và trực tâm của tam giác ABC. Tìm quỹ tích điểm A, biết rằng trung điểm K của HG thuộc BC.

Bài làm: Chon hệ trục tọa độ Oxy với O là trung điểm BC và trục Ox là đường thẳng BC.

Đặt $BC=2a>0$. Khi đó các đỉnh B,C có tọa độ là B(-a;0); C(a;0). Giả sử $A(x_0;y_0)$ $y_0\neq 0$. Khi đó tọa độ trực tâm H là $H(x_0;\frac{a^2-b^2}{y_0})$.

Tọa độ trọng tâm là $G(\frac{x_0}{3};\frac{y_0}{3})$.

=>$K(\frac{2x_0}{3};\frac{3a^2-3x_0^2+y_0^2}{6y_0})$

K thuộc BC khi và chỉ khi :$3a^2-3x_0^2+y_0^2=0 <=>\frac{x_0^2}{a^2}-\frac{y_0^2}{3a^2}=1$

Vậy A có quỹ tích là hypebol $\frac{x^2}{a^2}-\frac{y^2}{3a^2}=1$ , trừ hai điểm B,C.

Bài 2:Trong mp (P) cho tam giác đều ABC.Tìm quỹ tích I và hằng số $k$ sao cho với mọi đường thẳng (d) đi qua I thì tổng bình phương N các khoảng cách từ A ,B,C đến (d) bằng k.

Bài giải:

Chọn hệ trục Oxy sao cho : B(-1;0), C(1;0) => $A(0;\sqrt{3})$.

Giả sử $I(x_0;y_0)$ => $(d):a(x-x_0)+b(y-y_0)=0$

Ta có $N=\frac{[-ax_0+b(\sqrt{3}-y_0)]^2+[a(-1-x_0)-by_0]^2+[a(1-x_0)-by_0]^2}{a^2+b^2}=k$

<=>$a^2[x_0^2+(x_0+1)^2+(x_0-1)^2-k]+2ab[x_0(y_0-\sqrt{3})+(x_0+1)y_0+y_0(x_0-1)]+b^2[(y_0-\sqrt{3})^2+2y_0^2-k]=0$ (1)

Để (1) đúng với mọi $a,b$ thì :$\left\{\begin{matrix} x_0^2+(x_0+1)^2+(x_0-1)^2=k\\ (y_0-\sqrt{3})^2+2y_0^2=k\\ x_0(y_0-\sqrt{3})+y_0(x_0+1)+y_0(x_0-1)=0 (2)\end{matrix}\right.$

Từ (2) <=>$\begin{bmatrix} x_0 => y_0=\frac{\sqrt{3}}{3}\\ y_0=\frac{\sqrt{3}}{3}=>x_0=0 \end{bmatrix}$


Vậy điểm I cần tìm là $I(0; y_0=\frac{\sqrt{3}}{3})$ hay là tâm của ta giác ABC, và k=2

Vài bài tập khác dành cho các bạn:

Bài 3:(VMO 2008)

Cho tam giác ABC, trung tuyến AD. Cho đt (d) vuông góc với AD.Xét M trên (d). Gọi E, F lần lượt là trung điểm của MB và MC. Đt đi qua E , vuông góc với d cắt đt AB tại P, Đt đi qua F , vuông góc với d cắt đt AC tại Q.CMR đt đi qua M vuông góc với với PQ luôn đi qua 1 điểm cố định khi điểm M di đọng trên đt d.

Bài 4: Cho tam giác ABC cân tạ A. Gọi O,I lấn lượt là tâm đường tròn ngoại và nội tiếp của tam giác ABC. Gọi D thuộc AC sao cho ID song song với AB. CM: CI vuông góc với OD.

Bài 5: ( Anh, 19..)

Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi M là trung điểm của AB, G là trọng tâm của tam giác ACM. Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Chứng minh rằng GI vuông góc với CM.

Cùng chung sức làm chuyên đề hay cho diễn đàn tại :

Dãy số-giới hạn, Đa thức , Hình học , Phương trình hàm , PT-HPT-BPT , Số học.

Wolframalpha đây


#2
hoangtrunghieu22101997

hoangtrunghieu22101997

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 206 Bài viết
Bài 6: Cho $\Delta ABC$. $AD \perp BC$ tại $D$. EF là đường thẳng qua d bất kì qua D $AE \perp BE ; AF \perp CF (E;F \in d)$
Gọi $M;N $ lần lượt là trung điểm $BC;EF$
Chứng minh: $AN \perp MN$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangtrunghieu22101997: 12-02-2013 - 13:05

Sự im lặng du dương hơn bất kỳ bản nhạc nào.


#3
luuxuan9x

luuxuan9x

    Sát thủ có khuôn mặt trẻ thơ

  • Thành viên
  • 78 Bài viết

Bài 6: Cho $\Delta ABC$. $AD \perp BC$ tại $D$. E;F là đường thẳng qua d bất kì qua D $AE \perp BE ; AF \perp CF (E;F \in d)$
Gọi $M;N $ lần lượt là trung điểm $BC;EF$
Chứng minh: $AN \perp MN$


Theo anh bài này khó có thể chuyển về tọa độ.

Mà phần anh tô đậm là sao vậy?Anh đọc không hiểu.



Bài 5: ( Anh, 19..)

Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi M là trung điểm của AB, G là trọng tâm của tam giác ACM. Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Chứng minh rằng GI vuông góc với CM.


Biến đổi hoài được bài này.

Chọn hệ trục Oxy sao cho O là trung điểm của BC, B(-1;0) , C(1;0), A(0;a).

Khi đó $D(\frac{-1}{2};\frac{a}{2})$, AB: ax-y+a=0

=>$\overrightarrow{CD}=(\frac{-3}{2};\frac{a}{2})$

IA:$x-ay+\frac{a^2}{2}+\frac{1}{2}=0$

=>$I(0;\frac{a}{2}+\frac{1}{2a})$

Lại có $E(\frac{1}{6};\frac{a}{2})$

=>$\overrightarrow{IE}=(\frac{1}{6};\frac{1}{2a})$

=>$\overrightarrow{CD}.\overrightarrow{IE}=\frac{1}{6}(\frac{-3}{2})+\frac{1}{2a}.\frac{a}{2}=0$

=> CD vuông góc với IE

=>ĐPCM

#4
luuxuan9x

luuxuan9x

    Sát thủ có khuôn mặt trẻ thơ

  • Thành viên
  • 78 Bài viết
Đóng góp thêm 1 bài:

Bài 7:Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi H là trung điểm của BC , D là hình chiếu của H lên AC, M là trung điểm của HD. Chứng minh rằng AM vuông góc với BD.

#5
vuminhhoang

vuminhhoang

    Không Đối Thủ

  • Thành viên
  • 167 Bài viết

Đóng góp thêm 1 bài:

Bài 7:Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi H là trung điểm của BC , D là hình chiếu của H lên AC, M là trung điểm của HD. Chứng minh rằng AM vuông góc với BD.

 

3) (Cách vecto đây 4.gif)
vAM . vBD 
= (1/2)(vAH + vAD) . (vBH + vHD)
= vAH . vHD + vAD . vBH (vì vAH . vBH = 0 và vAD . vHD = 0)
= (vAD + vDH)vHD + vAD . vHC
= vDH . vHD + vAD(vHD + vDC) (vì vAD . vHD = 0)
= - HD^2 + vAD . vDC (vì vAD . vHD = 0) 
= - HD^2 + AD . DC . cos(vAD,vDC)
= - HD^2 + HD^2 = 0(vì AD.DC = HD^2 - hệ thức lượng trong tg vuông và cos(vAD,vDC) = cos0 độ = 1)
Vậy vAM . vBD = 0 => dpcm

Mời các mem tham gia

 

100 bài hàm số sưu tầm


#6
vuminhhoang

vuminhhoang

    Không Đối Thủ

  • Thành viên
  • 167 Bài viết

mình ngại gõ tex nhưng vẫn nhìn đc nên các mod đừng cho là mình gây rối nhé


Mời các mem tham gia

 

100 bài hàm số sưu tầm






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: tọa độ

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh