Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh rằng tồn tại k nguyên sao cho P(k)...

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
bachhammer

bachhammer

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 659 Bài viết

Cho đa thức: $P(x)=x^{2}+ax+b$, với a,b là số nguyên.

Chứng minh rằng luôn tồn tại k nguyên sao cho $P(k)=P(2013)P(2014)$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bachhammer: 10-05-2013 - 20:58

:ukliam2: TOPIC SỐ HỌC - Bachhammer :ukliam2: 

Topic số học, các bài toán về số học

:namtay  :namtay  :namtay  :lol:  :lol:  :lol:  :lol:  :excl:  :excl:  :excl:  :lol:  :lol:  :lol: :icon6:  :namtay  :namtay  :namtay  


#2
Idie9xx

Idie9xx

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 319 Bài viết

Cho đa thức: $P(x)=x^{2}+ax+b$, với a,b là số nguyên.

Chứng minh rằng luôn tồn tại k nguyên sao cho $P(k)=P(2013)P(2014)$.

Bài này khá giống bài toán này :))

http://diendantoanho...1-fkf2008f2009/

Hình như $k=2013 \cdot 2014+2013 \cdot a+b$ và $k=-2013 \cdot 2014-2014 \cdot a-b$ :)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Idie9xx: 11-05-2013 - 12:49

$\large \circ \ast R_f\cdot Q_r\cdot 1080\ast \circ$

#3
bachhammer

bachhammer

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 659 Bài viết

Còn cách giải nào khác nữa ko hả bạn? Giả sử chúng ta ko mò ra được kết quả ấy!!!


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bachhammer: 11-05-2013 - 17:44

:ukliam2: TOPIC SỐ HỌC - Bachhammer :ukliam2: 

Topic số học, các bài toán về số học

:namtay  :namtay  :namtay  :lol:  :lol:  :lol:  :lol:  :excl:  :excl:  :excl:  :lol:  :lol:  :lol: :icon6:  :namtay  :namtay  :namtay  


#4
Idie9xx

Idie9xx

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 319 Bài viết


Còn cách giải nào khác nữa ko hả bạn? Giả sử chúng ta ko mò ra được kết quả ấy!!!

Ở #4 mình cũng đưa ra hướng làm rồi, thôi giải luôn bài vậy :D

Giả sử $x_1,x_2$ là nghiệm của $P(x)$ (tính cả nghiệm phức)

Khi đó đặt $P(x)=(x-x_1)(x-x_2)$

Ta có $P(2013)P(2014)=(2013-x_1)(2013-x_2)(2014-x_1)(2014-x_2)$

$=[(2013-x_1)(2014-x_2)][(2013-x_2)(2014-x_1)]$

$=[2013 \cdot 2014-2013 \cdot( x_1+x_2)+x_1 \cdot x_2 -x_1][2013 \cdot 2014-2013 \cdot( x_1+x_2)+x_1 \cdot x_2 -x_2]$

$=(2013 \cdot 2014+2013 \cdot a+b -x_1)(2013 \cdot 2014+2013 \cdot a+b -x_2)=P(2013 \cdot 2014+2013 \cdot a+b)$

Tìm được $k=2013 \cdot 2014+2013 \cdot a+b$ ( là số nguyên) và kết quả còn lại ta chỉ cần áp dụng định lý Viète là xong :)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Idie9xx: 11-05-2013 - 20:41

$\large \circ \ast R_f\cdot Q_r\cdot 1080\ast \circ$

#5
bachhammer

bachhammer

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 659 Bài viết

Tớ thấy vẫn còn một cách nữa!!! Đại khái là như vầy: Ta có:

$P(P(x)+x)=[P(x)+x]^{2}+a[P(x)+x]+b=P^{2}(x)+2xP(x)+x^{2}+aP(x)+ax+b=P(x)[P(x)+2x+a]+x^{2}+ax+b=P(x)[P(x)+2x+a+1]=P(x)[x^{2}+ax+b+2x+a+1]=P(x)[(x+1)^{2}+a(x+1)+b]=P(x)P(x+1)$.

Như vậy ta chỉ cần chọn $k=P(2013)+2013$(Trong đó k là số nguyên) là sẽ thoả mãn đề bài. Suy ra đpcm.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bachhammer: 12-05-2013 - 08:37

:ukliam2: TOPIC SỐ HỌC - Bachhammer :ukliam2: 

Topic số học, các bài toán về số học

:namtay  :namtay  :namtay  :lol:  :lol:  :lol:  :lol:  :excl:  :excl:  :excl:  :lol:  :lol:  :lol: :icon6:  :namtay  :namtay  :namtay  


#6
barcavodich

barcavodich

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 449 Bài viết

Tổng quát hoá

Cho tam thức bậc $2$ $f(x)=x^2+px+q$ trong đó $p,q$ là các số nguyên thì sẽ tồn tại số nguyên $k$ thỏa $f(k)=f(n)f(n+1)$ với $n$ bất kì

Lời giải tương tự như trên


[topic2=''][/topic2]Music makes life more meaningful





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh